đối tác và khách hàng) và (Lãnh đạo công ty tôi luôn quan tâm và có trách nhiệm với những ảnh hưởng tiêu cực mà công ty có thể gây ra cho cộng đồng) được nhân viên đánh giá cao nhất với cùng số điểm trung bình là 4,4000. Con số này cho biết hầu hết nhân viên đều nhận thấy họ có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác về các sản phẩm, dịch vụ và công ty trong đó đặc biệt là ban lãnh đạo rất quan tâm đến môi trường và muốn góp phần làm cho môi trường ngày càng trong sạch hơn. Dù biến DD1 (Các hoạt động của công ty tôi luôn tuân theo chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh) và DD5 (Công ty tham gia vào các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường tự nhiên) có giá trị thấp nhất là 4,2960 nhưng nó vẫn ở trên mức đồng ý.
Bảng 2.17: Bảng thống kê mô tả nhận thức trách nhiệm từ thiện
Biến quan sát | Giá trị nhỏ nhất | Giá trị lớn nhất | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | |
Nhận thức trách nhiệm từ thiện | |||||
TT1 | Công ty tôi luôn quan tâm hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội và phát triển cộng đồng địa phương. | 2 | 5 | 4,1600 | 0,65123 |
TT2 | Công ty tôi luôn có ý thức mạnh mẽ về việc thực hiện trách nhiệm xã hội. | 2 | 5 | 4,2640 | 0,56886 |
TT3 | Công ty tôi luôn nổ lực đóng góp cho xã hội chứ không chỉ đơn thuần là kinh doanh vì lợi nhuận. | 2 | 5 | 4,3720 | 0,58221 |
TT4 | Công ty tôi luôn trích/phân chia một số nguồn kinh phí của mình cho các hoạt động từ thiện. | 2 | 5 | 4,2960 | 0,54550 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Apec Group
- Kinh Phí Thực Hiện Các Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Năm 2019,
- Thang Đo Hành Vi Trách Nhiệm Xã Hội Của Nhân Viên Vào Tổ Chức
- Kết Quả Phân Tích Mô Hình Cấu Trúc Tuyến Tính Sem
- Việc Thực Hiện Trách Nhiệm Pháp Lý Của Công Ty
- Nhận thức trách nhiệm xã hội doanh nghiệp CSR, niềm tin, cam kết gắn bó và hành vi trách nhiệm xã hội của nhân viên Công ty Cổ phần đầu tư Châu Á Thái Bình Dương - Apec Group - 14
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
(Nguồn: xử lý số liệu SPSS)
Trong nhóm biến quan sát trách nhiệm từ thiện có giá trị trung bình biến thiên từ 4,1600 đến 4,3720. Các biến quan sát có giá trị trung bình gần nhau không có sự chênh lệch quá lớn về giá trị trung bình. Trong đó biến quan sát TT3 (Công ty tôi luôn nổ lực đóng góp cho xã hội chứ không chỉ đơn thuần là kinh doanh vì lợi nhuận) có giá trị cao nhất là 4,3720. Nhân viên đánh giá rất cao việc công ty luôn
nổ lực trong các hoạt động đóng góp cộng đồng và xã hội. Điều đó cũng phản ánh đúng thực tế là hằng năm công ty luôn có rất nhiều đóng góp cho giáo dục, y tế và an sinh xã hội.
Bảng 2.18: Bảng thống kê mô tả niềm tin tổ chức
Biến quan sát | Giá trị nhỏ nhất | Giá trị lớn nhất | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | |
Niềm tin tổ chức | |||||
NT1 | Tôi tin tưởng rằng tôi được đối xử công bằng và đúng mực tại công ty. | 2 | 5 | 4,0280 | 0,62992 |
NT2 | Tôi tin rằng tôi được đảm bảo đầy đủ các quyền lợi, chế độ tại công ty. | 2 | 5 | 4,0160 | 0,63983 |
NT3 | Tôi tin rằng lãnh đạo công ty tôi luôn quan tâm đến những ý kiến của tôi. | 2 | 5 | 3,9480 | 0,72346 |
NT4 | Tôi tin rằng tôi có thể phát huy được năng lực và phát triển bản thân tại công ty. | 2 | 5 | 3,9960 | 0,66766 |
(Nguồn: xử lý số liệu SPSS) Nhóm biến quan sát về niềm tin tổ chức có giá trị trung bình biến thiên từ 3,9480 đến 4,0280. Kết quả cho thấy các biến quan sát phần lớn không có sự chênh lệch quá lớn về giá trị trung bình. Trong đó biến quan sát NT1 (Tôi tin tưởng rằng tôi được đối xử công bằng và đúng mực tại công ty) có giá trị cao nhất. Qua đó cho thấy khi công ty đảm bảo sự công bằng thì nhân viên sẽ có niềm tin vào tổ chức
nhiều hơn.
Bảng 2.19: Bảng thống kê mô tả cam kết gắn bó
Biến quan sát | Giá trị nhỏ nhất | Giá trị lớn nhất | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | |
Cam kết gắn bó | |||||
CG1 | Tôi cảm thấy tình cảm của tôi gắn kết với công ty tôi. | 2 | 5 | 4,0800 | 0,53922 |
CG2 | Tôi cảm nhận một ý thức mạnh mẽ | 2 | 5 | 4,0440 | 0,61610 |
rằng tôi là người thuộc về công ty tôi. | |||||
CG3 | Ở lại với công ty tôi bây giờ là cần thiết đối với tôi. | 2 | 5 | 4,1000 | 0,56148 |
CG4 | Nếu rời công ty, tôi sẽ khó kiếm được việc làm khác như ở công ty tôi đang làm. | 2 | 5 | 4,0880 | 0,50723 |
(Nguồn: xử lý số liệu SPSS) Nhóm biến quan sát về cam kết gắn bó có giá trị trung bình biến thiên từ 4,0800 đến 4,1000. Kết quả cho thấy các biến quan sát phần lớn không có sự chênh lệch quá lớn về giá trị trung bình. Trong nhóm biến quan sát cam kết tình cảm thì biến CG1 (Ở lại với công ty tôi bây giờ là cần thiết đối với tôi) có giá trị cao nhất là 4,1000. Đa số nhân viên cho rằng duy trì công việc hiện tại là cần thiết về mặt vật chất lẫn tình cảm và nếu họ rời bỏ công ty đi tìm công việc khác thì họ sẽ không có
nhiều sự lựa chọn.
Bảng 2.20: Bảng thống kê mô tả hành vi trách nhiệm xã hội của nhân viên
Biến quan sát | Giá trị nhỏ nhất | Giá trị lớn nhất | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | |
Hành vi trách nhiệm xã hội của nhân viên | |||||
HV1 | Tôi tích cực tham gia các sự kiện môi trường được tổ chức tại công ty. | 2 | 5 | 4,0600 | 0,58803 |
HV2 | Tôi thực hiện các hoạt động môi trường để đóng góp tích cực hình ảnh của công ty. | 2 | 5 | 4,1400 | 0,65889 |
HV3 | Tôi tình nguyện tham gia các dự án, sự kiện, nỗ lực để giải quyết các vấn đề môi trường tại công ty. | 2 | 5 | 3,9840 | 0,73341 |
HV4 | Tôi tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng. | 2 | 5 | 4,0760 | 0,72132 |
HV5 | Tôi khuyến khích đồng nghiệp ủng hộ các hành vi vì môi trường và cộng đồng. | 2 | 5 | 4,0120 | 0,70842 |
(Nguồn: xử lý số liệu SPSS)
Trong nhóm biến quan sát về hành vi trách nhiệm xã hội thì biến HV2 (Tôi thực hiện các hoạt động môi trường để đóng góp tích cực hình ảnh của công ty) có giá trị cao nhất là 4,1400. Đa số nhân viên cho rằng họ cần thực hiện các hoạt động môi trường để đóng góp tích cực hình ảnh của công ty. Biến có giá trị thấp nhất là HV3 (Tôi tình nguyện tham gia các dự án, sự kiện, nỗ lực để giải quyết các vấn đề môi trường tại công ty) có giá trị là 3,9840. Điều đó cho thấy, chưa phải tất cả nhân viên đều sẵn sàng tham gia các dự án giải quyết vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường. Lý do có thể là vì họ chưa có nhiều thời gian, sức khỏe không được tốt hoặc là còn vướng bận gia đình,…
2.2.5. Phân tích nhân tố khẳng định CFA
Có rất nhiều nghiên cứu lựa chọn phương pháp truyền thống như phương pháp hệ số tương quan, phương pháp sử dụng mô hình hồi quy đa biến. Tuy nhiên phương pháp CFA trong phân tích cấu trúc tuyến tính SEM có nhiều ưu điểm phù hợp với đề tài nghiên cứu hơn về đánh giá các nhân tố trong mô hình nên đã được tác giả đề xuất. CFA giúp kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo với các khái niệm khác mà không bị chệch do sai số đo lường và kiểm định giá trị hội tụ, giá trị phân biệt của thang đo.
Mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thực tế khi kiểm định Chi bình phương có P-value > 0,05. Nếu một mô hình nhận được các giá trị GFI, TLI, CFI >= 0,9 CMIN/df (chỉ số Chi bình phương có hiệu chỉnh bậc tự do) <= 3 RMSEA <= 0,08); thì mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thực tế hay tương thích với dữ liệu thực tế.
Kết quả phân tích EFA ở trên ta có 7 nhân tố với các thang đo tương ứng tạo
thành mô hình đo lường các khái niệm bao gồm:
- “Trách nhiệm kinh tế” được đo lường bởi các biến quan sát thuộc nhân tố KT
- “Trách nhiệm pháp lý” được đo lường bởi các biến quan sát thuộc nhân tố PL
- “Trách nhiệm đạo đức” được đo lường bởi các biến quan sát thuộc nhân tố DD
- “Trách nhiệm từ thiện” được đo lường bởi các biến quan sát thuộc nhân tố TT
- “Niềm tin” được đo lường bởi các biến quan sát thuộc nhân tố NT
- “Cam kết gắn bó” được đo lường bởi các biến quan sát thuộc nhân tố CG
- “Hành vi trách nhiệm xã hội” được đo lường bởi các biến quan sát thuộc
nhân tố HV
Tiến hành phân tích nhân tố khẳng định CFA có sử dụng chỉ số MI, được kết
quả sau:
Bảng 2.21: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường
Giá trị | |
CMIN/df | 1,823 |
TLI | 0,922 |
CFI | 0,931 |
GFI | 0,834 |
SRMR | 0,023 |
RMSEA | 0,057 |
(Nguồn: Xử lý số liệu dữ liệu trên AMOS)
Kết quả CFA cho thấy Chi-Square điều chỉnh bậc tự do (CMIN/df) = 1,823
<3; chỉ số Tucker & Lewis (TLI) = 0,922 > 0,9; chỉ số tích hợp so sánh (CFI) =
0,931> 0,9; chỉ số so sánh phương sai (GFI) = 0,834 > 0,8; chỉ số SRMR = 0,023
<0,05 và chỉ số RMSEA = 0,057< 0,08 và các hệ số đã chuẩn hóa đều lớn hơn 0,5 (phụ lục 2). Các chỉ số này đều thỏa mãn các điều kiện tương thích với dữ liệu thị trường.
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên Amos)
Hình 2.1: Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA
Ngoài ra khi phân tích nhân tố khẳng định CFA, nên thực hiện các đánh giá khác như:
Đánh giá độ tin cậy thang đo: thông qua hệ số độ tin cậy tổng hợp
(Composite Reliability) và phương sai trích (Average Variance Extracted).
Độ tin cậy tổng hợp CR (Joreskog) ρcvà tổng phương sai trích AVE
(Fornell&Larcker 1981) ρvc được tính theo công thức:
Trong đó:
λi Là trọng số chuẩn hóa biến thứ I
2
1-λi Là phương sai sai số đo lường biến quan sát thứ i P Là số quan sát thang đo
Theo Hair và cộng sự (2006), chỉ tiêu AVE nên đạt từ 0,5 trở lên và chỉ tiêu CR đạt 0,7 trở lên thì là tốt. Nó phản ánh lượng biến thiên chung của các biến quan sát được bởi các biến tiềm ẩn.
Bảng 2.22: Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích
Nhân tố | Độ tin cậy tổng hợp CR | Tổng phương sai trích AVE | |
KT | Trách nhiệm kinh tế | 0,8480 | 0,5304 |
PL | Trách nhiệm pháp lý | 0,8902 | 0,6241 |
DD | Trách nhiệm đạo đức | 0,8919 | 0,6236 |
TT | Trách nhiệm từ thiện | 0,7770 | 0,4682 |
NT | Niềm tin | 0,8896 | 0,6692 |
CG | Cam kết gắn bó | 0,9301 | 0,7695 |
HV | Hành vi trách nhiệm xã hội của nhân viên | 0,9328 | 0,7375 |
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên AMOS)
Kết quả bảng 2.22 cho thấy, chỉ tiêu CR đạt 0,7 trở lên và chỉ tiêu AVE của các nhân tố đều đạt từ 0,5 trở lên chỉ có nhân tố Trách nhiệm từ thiện có AVE=0,4682 >0,5. Vậy có thể kết luận là thang đo có độ tin cậy tốt.
Kiểm định giá trị hội tụ
Kết quả xử lý số liệu cho thấy các trọng số đã chuẩn hóa ở cột Estimate đều lớn hơn 0,5 (phụ lục 2) tức là có ý nghĩa thống kê vì vậy các giá trị đạt được giá trị hội tụ (Gerbring & Anderson, 1988; Hair & ctg, 1992).
Tính đơn nguyên
Tính đơn nguyên hay còn gọi là tính đơn hướng. Mức độ phù hợp với mô hình với dữ liệu thị trường cho chúng ta điều kiện cần và đủ để cho tập biến quan sát đạt được tính đơn nguyên trừ trường hợp sai số của các biến quan sát có tương quan với nhau. Từ kết quả thu được, mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường và không có tương quan giữa các sai số đo lường nên có thể kết luận nó đạt tính đơn nguyên.
Giá trị phân biệt
Là mức độ mà các yếu tố khác biệt với nhau và không tương quan với nhau. Nguyên tắc là các biến phải liên quan nhiều hơn đến yếu tố của chúng so với các yếu tố khác. Nếu giá trị phân biệt không thỏa, do biến quan sát có tương quan cao với biến quan sát khác nằm ở nhân tố khác, nghĩa là biến tiềm ẩn được giải thích tốt hơn bởi những biến quan sát (của nhân tố khác) hơn là những biến quan sát của chính nó. Mối tương quan giữa các yếu tố không được vượt quá 0,7. Bởi vì tương quan lớn hơn 0,7 cho thấy shared variance lớn hơn 50% (0,7 * 0,7 = 49% shared variance).
Hàm tính P-value trong Excel ở trên là TDIST(|CR|, n-2, 2)
Ta có P-value đều <0,05 (phụ lục 2) nên hệ số tương quan của từng cặp khái niệm khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95% (Mà là hệ số tương quan thì có thể suy ra tiếp rằng nó < 1). Do đó, các khái niệm đạt được giá trị phân biệt.