Kinh Phí Thực Hiện Các Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Năm 2019,


Siêu thị hạnh phúc 0 Đồng tại Hội sở Hà Nội Siêu thị hạnh phúc 0 Đồng 1


Siêu thị hạnh phúc 0 Đồng tại Hội sở Hà Nội


Siêu thị hạnh phúc 0 Đồng tại văn phòng Huế Giọt máu tình người Ngay khi 2

Siêu thị hạnh phúc 0 Đồng tại văn phòng Huế

Giọt máu tình người

Ngay khi lời kêu gọi của Viện huyết học và truyền máu Trung ương về tình trạng khan hiếm nhóm máu O được phát động, người Apec với tinh thần phụng sự vì hạnh phúc cộng đồng đã tổ chức hiến máu tình nguyện trên phạm vi toàn Công ty. Một lần nữa ý nghĩa “Hiến máu cứu người - một nghĩa cử cao đẹp” tiếp tục được

phát huy như một truyền thống tốt đẹp tại Apec. Vào ngày 06/01/2018, 60 thành viên ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên Apec đã tình nguyện tham gia hiến máu tại Hội sở chính Công ty nhằm giải quyết tình trạng thiếu máu tại các cơ sở y tế hiện nay. Người Apec luôn giữ trong mình nhiệt huyết tuổi trẻ để sẵn sàng lăn xả khi làm tình nguyện. Và cũng vì vậy mà những câu chuyện cảm động trong hoạt động vì cộng đồng của Apec. Có người mặc thêm quần áo để đủ cân nặng, có người chạy bộ cầu thang chỉ để đủ huyết áp hay hình ảnh khóc vì sợ kim tiêm đâm nhưng vẫn tham gia hiến máu. Và những ngày nhận kết quả, không gì vui hơn bằng một tin nhắn xác nhận từ Viện Huyết học và truyển máu Trung ương xác nhận về nhóm máu O. Tất cả đều là một gam màu mực trong bức tranh đẹp về tình người Apec.

Apec Nhân viên Apec hiến máu tại công ty Hoạt động môi trường và các con số 3



Apec

Nhân viên Apec hiến máu tại công ty


Hoạt động môi trường và các con số trong quá trình bảo vệ môi trường của


Sự phát triển kinh tế đi kèm với việc gia tăng dân số đang khiến rác thải sinh

hoạt rắn tại những thành phố lớn ở Việt Nam tăng nhanh hơn cả các nước khác trên thế giới. Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động

sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và công cuộc công nghiệp hoá ngày càng phát triển sâu rộng, rác thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng phức tạp và đa dạng. Xử lý rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Từ Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 002/12/2003 về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và hướng đến năm 2020. Đến năm 2015, Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014. Chính phủ và các tổ chức quốc tế đang tập trung hơn nhiều hơn quan tâm về những vấn đề môi trường vì các sự hiểu biết chung về quản lý và xử lý rác thải của các công ty và người dân Việt Nam còn ở mức thấp. Apec nhận định được nguy cơ và sự cấp bách trong việc quản lý rác thải để đảm bảo sự phát triển. Với trách nhiệm của một tế bào tham gia vào xã hội, Apec tin mình phải là người đầu tiên đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt.

Nhìn lại chặng đường mà Apec đã đi qua 14 năm qua, Apec luôn tự hào rằng sự phát triển của công ty luôn đi theo khải niệm phát triển bền vững. Đặc biệt năm 2017 là năm ghi dấu mốc chuyển mình của Apec khi những việc bảo vệ môi trường đã trở thành một lĩnh vực đầu tư chính của tập đoàn.

Bảng 2.3: Kinh phí thực hiện các hoạt động công tác xã hội trong năm 2019,

2020


(Đơn vị tính: VN đồng)


Các hoạt động công tác xã hội

Năm 2019

Năm 2020

Tài trợ y tế

0

30.000.000

Tài trợ giáo dục

50.000.000

30.000.000

Tài trợ an sinh xã hội

1.000.000.000

500.000.000

TỔNG

1.050.000.000

560.000.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính)

2.2. Kết quả khảo sát về Nhận thức trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), niềm tin, cam kết gắn bó và hành vi trách nhiệm xã hội của nhân viên Apec Group

2.2.1. Thống kê mô tả mẫu điều tra


Số phiếu đã phát ra: 260 phiếu Số phiếu thu lại: 260 phiếu

Số phiếu hợp lệ: 250 phiếu

Bảng 2.4. Đặc điểm mẫu nghiên cứu


Tiêu chí phân

loại

Phân loại

Tần số

Tỷ lệ

Giới tính

Nam

113

45,2

Nữ

137

54,8


Độ tuổi

Dưới 23

32

12,8

Từ 23 - 30

124

49,6

Từ 31 - 35

73

29,2

Trên 35

21

8,4


Thu nhập trung bình mỗi tháng

Dưới 10 triệu

81

32,4

Từ 10 – dưới 20 triệu

116

46,4

Từ 20 – dưới 30 triệu

36

14,4

Từ 30 triệu trở lên

17

6,8


Thời gian công tác

Dưới 1 năm

63

25,2

Từ 1 – dưới 5 năm

120

48,0

Từ 5 – dưới 10 năm

55

22,0

Từ 10 năm trở lên

12

4,8

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)


Về giới tính, mẫu khảo sát cho thấy giới tính của nhân viên tại CTCP đầu tư Châu Á-Thái Bình Dương-Apec Group không có sự chênh lệch quá nhiều giữa nam với nữ. Điều đó phản ảnh đúng với tình hình lao động của Apec hiện tại. Số đối tượng khảo sát nam chiếm 45,2% tương ứng với 113 người, trong khi đó số đối tượng khảo sát nữ chiếm 54,8% ứng với 137 người. Nhìn chung điều này cũng khá hợp lý vì nó

phản ánh đúng thực trạng hiện nay. Đó là vì đặc thù ngành nghề của công ty là bất động sản, đầu tư tài chính, khách sạn, ngành nghề cần có sự khéo léo, tỉ mỉ của nữ cũng như sự chắc chắc, mạnh mẽ của nam nên tỉ lệ nam giới tương đương với tỉ lệ nữ là hoàn toàn hợp lý. Đây sẽ là một yếu tố mà công ty cần nắm bắt để có thể thực hiện và đưa ra các chính sách, các đãi ngộ phù hợp nhất với đời sống và tâm sinh lý của nhân viên hiện đang và sẽ làm việc trong công ty trong thời gian tới.

Về độ tuổi, độ tuổi từ 23-30 tuổi chiếm đa số nhân viên trong mẫu khảo sát, chiếm 49,6%. Tiếp theo chiếm tỉ lệ thứ 2 trong công ty là độ tuổi từ 31-35 tuổi, chiếm 29,2%. Các độ tuổi còn lại có tỉ lệ khá thấp, trên 35 tuổi, có 8,4% và dưới 23 tuổi chiếm 12,8%. Cơ cấu lao động không có sự chênh lệch nhiều. Công ty có nguồn nhân lực ổn định, nguồn lao động trẻ trung, nhanh nhẹn nhưng cũng có những người có đầy kinh nghiệm. Điều này chính là điểm mạnh, là lợi thế cạnh tranh của công ty với các công ty khác cùng lĩnh vực.

Về thu nhập bình quân mỗi tháng, có thể thấy đại đa số đối tượng khảo sát có mức lương từ 10 – dưới 20 triệu đồng một tháng, chiếm 46,4%, 32,4% có mức lương dưới 10 triệu đồng, 14,4% có mức lương từ 20 đến dưới 30 triệu và 6,8% từ 30 triệu trở lên, điều này phản ánh khá chính xác bảng lương và quy định về chế độ lương mà công ty Apec dành cho công nhân viên, thực tế cho thấy mức lương mà nhân viên nhận được thường không cố định mà dao động trong một khoảng, phụ thuộc vào năng suất làm việc cũng như hiệu quả công việc mà họ làm được trong tháng, điểm cộng trừ trong KPI hay số buổi tăng ca trong tháng. Công ty áp dụng chính sách trả lương cố định vào ngày 15 mỗi tháng, không quan tâm đến việc tròn tháng hay không, kể cả đối với các nhân viên mới vào làm việc.

Về thời gian công tác, trong mẫu khảo sát cho thấy số lượng nhân viên có thâm niêm làm việc tại công ty từ 1 đến dưới 5 năm chiếm lượng lớn trong tổng thể mẫu điều tra với tỷ lệ 48%, nếu gộp chung thành một nhóm với thời gian công tác trên 5 năm thì con số này lên đến 74,8%, một con số khá tốt cho việc điều tra, bởi vì có thể thấy một điều rằng khi làm việc trong một tổ chức càng lâu thì càng có những cảm nhận chính xác hơn về những giá trị mà tổ chức hướng đến.

2.2.2Kiểm định độ tin cậy của thang đo


Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đo lường độ tin cậy của thang đo. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Thông thường, thang đo có Cronbach alpha từ 0,7 đến 0,8 là thang đo tốt. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường rất tốt.

2.2.2.1. Thang đo Nhận thức trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR)


Trong mô hình nghiên cứu, nhận thức trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được xác định và đo lường thông qua 4 thành phần: Nhận thức trách nhiệm kinh tế, nhận thức trách nhiệm pháp lý, nhận thức trách nhiệm đạo đức và môi trường, nhận thức trách nhiệm từ thiện.

Bảng 2.5: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo nhận thức CSR (N=250)



Biến quan sát

Giá trị trung

bình

Độ lệch chuẩn

Tương quan

biến tổng

Giá trị alpha

nếu loại biến

Thang đo “nhận thức trách nhiệm kinh tế”, giá trị alpha = 0,843

KT1

3,9920

0,69993

0,640

0,813

KT2

4,0000

0,79152

0,526

0,847

KT3

3,9480

0,72346

0,691

0,799

KT4

3,9520

0,73201

0,693

0,799

KT5

3,8240

0,70071

0,709

0,795

Thang đo “nhận thức trách nhiệm pháp lý”, giá trị alpha = 0,877

PL1

4,0120

0,52627

0,570

0,885

PL2

4,1480

0,49708

0,662

0,862

PL3

4,1280

0,46528

0,828

0,826

PL4

4,0760

0,50522

0,876

0,810

PL5

3,9960

0,54881

0,642

0,869


Thang đo “nhận thức trách nhiệm đạo đức và môi trường”, giá trị alpha =

0,891

DD1

4,2960

0,66495

0,648

0,885

DD2

4,3720

0,66588

0,764

0,861

DD3

4,4000

0,73904

0,770

0,858

DD4

4,4000

0,73359

0,761

0,860

DD5

4,2960

0,75009

0,729

0,868

Thang đo “nhận thức trách nhiệm từ thiện”, giá trị alpha = 0,783

TT1

4,1600

0,65123

0,594

0,730

TT2

4,2640

0,56886

0,653

0,711

TT3

4,3720

0,58221

0,595

0,730

TT4

4,2960

0,54550

0,496

0,761

TT5

4,3000

0,60287

0,463

0,773

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)


Thang đo nhận thức trách nhiệm kinh tế gồm 5 biến quan sát là KT1, KT2, KT3, KT4, KT5. Cả 5 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0,3) nên được chấp nhận. Ngoài ra hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0,843 (lớn hơn 0,6). Do vậy, thang đo này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

Thang đo nhận thức trách nhiệm pháp lý gồm 5 biến quan sát là PL1, PL2, PL3, PL4, PL5 có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0,877 đạt yêu cầu và các biến đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Do vậy, thang đo này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

Thang đo nhận thức trách nhiệm đạo đức và môi trường gồm 6 biến quan sát có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0,857 đạt yêu cầu và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của biến DD6 = 0,255

>0,3 (phụ lục 2), đồng thời nếu loại biến này sẽ làm cho hệ số Cronbach’s alpha của thành phần này tăng lên là 0,891. Hệ số tương quan biến tổng của các biến còn lại đều > 0,3. Do vậy biến DD6 bị loại, 5 biến còn lại được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

Thang đo nhận thức trách nhiệm từ thiện gồm 6 biến quan sát là TT1, TT2, TT3, TT4, TT5, TT6 có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0,783 (lớn hơn 0,6). Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0,3). Do vậy, thang này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

2.2.2.2. Thang đo niềm tin vào tổ chức

Bảng 2.6: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo niềm tin tổ chức (N=250)


Biến quan sát

Trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Tương quan

biến tổng

Giá trị alpha

nếu loại biến

Thang đo “niềm tin vào tổ chức”, giá trị alpha = 0,890

NT1

4,0280

0,62992

0,730

0,869

NT2

4,0160

0,63983

0,733

0,868

NT3

3,9480

0,72346

0,795

0,845

NT4

3,9960

0,66766

0,779

0,850

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)


Thang đo niềm tin vào tổ chức gồm 4 biến quan sát là NT1, NT2, NT3, NT4. Cả 4 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0,3) nên được chấp nhận. Ngoài ra hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0,890 (lớn hơn 0,6). Do vậy, thang đo này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

2.2.2.3. Thang đo cam kết gắn bó

Bảng 2.7: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo cam kết gắn bó (N=250)


Biến quan sát

Trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Tương quan

biến tổng

Giá trị alpha

nếu loại biến

Thang đo “cam kết gắn bó”, giá trị alpha = 0,928

CG1

4,0800

0,53922

0,864

0,896

CG2

4,0440

0,61610

0,839

0,906

CG3

4,1000

0,56148

0,873

0,892

CG4

4,0880

0,50723

0,764

0,928

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2022