còn tồn tại trong xã hội. Vì thế, âm hưởng của nó chủ yếu là châm biếm, phê phán, lên án.
Không gian nghệ thuật phổ biến và xuất hiện dày đặc nhất trong ca dao là không gian con đường. Khác với ca dao từ 1945 đến 1975, không gian con đường trong ca dao giai đoạn sau là nơi đầy bất ổn, nhiều bất cập với những thiếu sót, những tồn tại trong xã hội đương đại vẫn đang diễn ra từng ngày, từng giờ. Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện của những không gian mới lạ như vũ trường, quán nét, chung cư, quán đèn mờ, trạm xăng…
Thời gian nghệ thuật trong ca dao giai đoạn này có nhiều điểm tương đồng với thời gian nghệ thuật trong ca dao 1945 đến 1975, đó cơ bản vẫn là thời gian ước lệ nhằm biểu đạt trạng thái tâm lý con người, thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng.
Phương thức nghệ thuật của ca dao từ 1975 đến nay chủ yếu là phương thức tạo hình “với ưu thế của sự tạo hình trực tiếp, giúp người tiếp nhận tri giác sự vật được phản ánh miêu tả một cách trực quan sinh động. [32. 238]. Phương thức tạo hình đã tỏ ra khá phù hợp với nhu cầu phản ánh trực tiếp, cụ thể, miêu tả bức tranh cuộc sống gần với những gì đã và đang diễn ra trong hiện thực của tác giả dân gian trong thời kì hiện đại. Tuy nhiên, do việc lựa chọn, tổ chức các tín hiệu ngôn ngữ chưa thật tốt nên hiệu quả nghệ thuật của phương thức này phần nào bị hạn chế, vẻ đẹp, chất thơ của nhiều bài ca dao ít nhiều đã bị mất đi.
4. Qua nghiên cứu ca dao người Việt từ 1945 đến nay cùng với việc tìm hiểu, tham khảo các công trình nghiên cứu về ca dao cổ truyền, chúng tôi đã tìm ra được một số điểm tương đồng và dị biệt giữa hai bộ phận ca dao này:
Đề tài của ca dao từ 1945 đến nay có sự thay đổi và mở rộng phạm vi so với trước đó. Nếu ca dao truyền thống tập trung vào các đề tài tình yêu và gia đình thì ca dao từ 1945 đến nay lại tập trung vào các đề tài mang tính xã hội. Trong ca dao từ 1945 đến 1975, đề tài xã hội là đấu tranh cách mạng, ca ngợi
lãnh tụ, xây dựng sản xuất còn đề tài xã hội trong ca dao từ 1975 đến nay lại chủ yếu đề cập tới cuộc sống khó khăn của nhân dân, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội…
Cảm hứng chủ đạo ở ca dao cổ truyền và ca dao từ 1945 đến nay cũng có nét khác biệt. Nếu cảm hứng chủ đạo trong ca dao cổ truyền là cảm hứng trữ tình đời tư thì cảm hứng chủ đạo của ca dao từ 1945 đến nay là cảm hứng trữ tình lịch sử dân tộc. Ca dao từ 1945 đến 1975 mang cảm hứng chủ đạo trữ tình lịch sử dân tộc với âm hưởng chủ yếu là ngợi ca. Ca dao từ 1975 đến nay mang âm hưởng chủ yếu là châm biếm, phê phán.
Ca dao cổ truyền và ca dao người Việt từ 1945 đến nay đều có những điểm giống và khác nhau về thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật ở cả hai bộ phận ca dao là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng, thời gian mang tính chất ước lệ để thể hiện những cung bậc tình cảm của con người. Không gian nghệ thuật ở ca dao cổ truyền và ca dao từ 1945 đến nay đều là những kiểu không gian mang tính phiếm chỉ, không gian bình dị, gần gũi, thân thuộc, không gian khoáng đạt, hùng vĩ. Không gian nghệ thuật trong ca dao từ 1945 đến nay cũng có một số điểm khác với ca dao cổ truyền: nếu như không gian khoáng đạt, hùng vĩ trong ca dao truyền thống được dùng để so sánh với công lao của cha mẹ, với lời thề ước thủy chung của tình yêu thì không gian ấy được sử dụng để so sánh với công ơn của Đảng, Bác Hồ, với sự đoàn kết và quyết tâm chiến đấu của toàn dân tộc trong ca dao từ 1945 đến nay. Bên cạnh đó, trong ca dao từ 1945 đến nay còn xuất hiện thêm kiểu không gian mới lạ, không gian mang tính xã hội hóa cao mà trước đây chưa hoặc ít xuất hiện trong ca dao cổ truyền như: không gian trường học, không gian bệnh viện, không gian công trường, không gian đường phố, …
5. Từ thực tế nghiên cứu đề tài, chúng tôi đưa ra những khuyến nghị sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 11
- Những Điểm Dị Biệt Giữa Ca Dao Cổ Truyền Và Ca Dao Từ 1945 Đến Nay
- Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 13
- Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 15
- Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 16
- Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 17
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
Thứ nhất: Cần phải có kế hoạch sưu tầm, nghiên cứu, xuất bản ca dao, đặc biệt là ca dao đương đại đang tồn tại trong đời sống dân gian.
Thứ hai: Việc hoàn thiện hệ thống tư liệu ca dao, đặc biệt là ca dao từ sau 1975 đến nay phải được tiến hành dựa vào các nguyên tắc và tiêu chí của khoa học chuyên ngành.
Thứ ba: Cần tạo môi trường để văn hóa, văn học dân gian hiện đại, ca dao hiện đại nảy sinh, vận động và phát triển. Thí dụ: đưa văn học, văn hóa dân gian hiện đại, ca dao hiện đại vào trong các chương trình ngoại khóa, các buổi học tự chọn, các cuộc thi ở các trường phổ thông, chuyên nghiệp…
Nhiều vấn đề liên quan đến ca dao từ 1945 đến 1975 còn bỏ ngỏ, chúng tôi sẽ tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề đó khi có điều kiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị An (1990), “Về một phương diện nghệ thuật của ca dao tình yêu”,
Tạp chí văn học, (6), Hà Nội, tr. 54-59.
2. Bakhtin M. M. (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, (Phạm Vĩnh Cư dịch), Trường Viết văn Nguyễn Du xuất bản, Hà Nội.
3. Trần Đức Các (1975), “Về những hình thức sinh hoạt ca dao của bộ đội trong cuộc sống mới”, Tạp chí văn học, (4), Hà Nội, tr. 51-63.
4. Trần Đức Các (1973), “Tục ngữ với câu thơ lục bát trong ca dao, dân ca”,
Tạp chí văn học, (1), Hà Nội, tr. 91-102. Hà Nội.
5. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
6. Ca dao do tác giả luận văn sưu tầm
7. Ca dao chống Mỹ - Tập I (1970), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
8. Ca dao chống Mỹ - Tập II (1971), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
9. Ca dao chống Mỹ cứu nước - Tập III (1972), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
10. Ca dao chống Mỹ cứu nước- Tập IV (1974), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
11. Ca dao chiến sĩ - Tập V (1970), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
12. Ca dao sưu tầm từ 1945 đến nay (1962), Nxb Văn học, Hà Nội.
13. Ca dao miền Nam chống Mỹ - Tập I (1971), Nxb Giải phóng, Hà Nội.
14. Nguyễn Tài Cẩn, Võ Bình (1985), “Thử bàn thêm về thơ lục bát”, Văn hóa dân gian (3+4), Hà Nội, tr. 9-18.
15. Mai Ngọc Chừ (1989), “Vần, nhịp, thanh điệu và sức mạnh biểu hiện ý nghĩa của thơ lục bát biến thể”, Văn hóa dân gian, Hà Nội, (2), tr. 16-18.
16. Mai Ngọc Chừ (1991), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
17. Mai Ngọc Chừ (1991), “Ngôn ngữ ca dao Việt Nam”, Tạp chí Văn học (2), Hà Nội, tr. 24-28.
18. Chung sức chung lòng (1960), Tập ca dao sản xuất mùa vụ, Nxb Phổ thông, Hà Nội.
19. Của chung (1962), Ca dao chống tham ô lãng phí, Nxb Phổ thông, Hà Nội.
20. Nguyễn Nghĩa Dân (1997), Ca dao Việt Nam (1945-1975), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
21. Chu Xuân Diên (1981), “Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian”,
Tạp chí Văn học (5), Hà Nội, tr. 19-26.
22. Chu Xuân Diên (1969), “Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian hiện đại”,
Tạp chí văn học (4), Hà Nội, tr. 34-53.
23. Chu Xuân Diên (1997), “Về phương pháp so sánh trong nghiên cứu văn hóa dân gian”, Tạp chí văn học, Hà Nội, (9), tr. 22-30
24. Lê Tiến Dũng, Trần Hoàng, (2000), Cụ Hồ ở giữa lòng dân, Nxb Thuận Hóa, Huế.
25. Đẩy lùi sóng gió (1961), Ca dao phòng chống lụt bão, Nxb Phổ thông, Hà Nội.
26. Hà Minh Đức chủ biên, Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long, Phạm Thành Hưng, Nguyễn Văn Nam, Đoàn Đức Phương, Trần Khánh Thành, Lý Hoài Thu (2003), Lý luận văn học (tái bản lần thứ 9), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
27. Nguyễn Xuân Đức (2002), “Về thể thơ lục bát trong ca dao”, Tạp chí Văn học( 2), Hà Nội, tr. 78-84.
28. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
29. Đinh Gia Khánh (1962), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục Hà Nội.
30. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia (in lần thứ 3), Hà Nội.
31. Đinh Trọng Lạc (1994), 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội
32. Nguyễn Hằng Phương (2009), Sự chuyển đổi thi pháp từ ca dao cổ truyền đến ca dao hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
33. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
34. Nguyễn Thị Huế (1978), “Qua việc tìm hiểu diễn xướng một số dân ca vùng trung châu Bắc bộ”, Tạp chí văn học, (1), Hà Nội, tr.61-67
35. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (chủ biên), Phan Đăng Tài, Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang (1995) – Kho tàng ca dao người Việt, 4 tập, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
37. Trần Gia Linh (1991), “Văn học dân gian hôm nay”, Tạp chí văn học, (2), Hà Nội, tr.44-49.
38. Đặng Văn Lung (1968), “Điểm qua ý kiến của một số tác giả về văn học dân gian hiện đại.” Tạp chí Văn học (6), Hà Nội, tr. 57-60.
39. Đặng Văn Lung (1966), “Những người sáng tác ca dao ở nông thôn hiện nay”, Tạp chí văn học (9), Hà Nội.
40. Trần Đức Ngôn (2000), “Những đặc trưng của văn bản văn học dân gian” in trong Góp phần nâng cao chất lượng sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr. 21-37.
41. Ngàn xanh (1962), Ca dao về lâm nghiệp, Nxb Phổ thông, Hà Nội.
42. Ngày thêm no ấm (1961), Ca dao phục vụ chính sách lương thực, Nxb Phổ thông, Hà Nội.
43. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1971), Thơ ca Việt Nam – Hình thức và thể loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
44. Trần Quang Nhật (2003), Ca dao kháng chiến chống Pháp chọn lọc, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
45. Trần Quang Nhật (2003), Ca dao về Bác Hồ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
46. Vũ Ngọc Phan (2007), Tục ngữ, ca dao Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội.
47. Bùi Mạnh Nhị (1998), “Thời gian nghệ thuật trong ca dao, dân ca trữ tình”,
Tạp chí văn học, (4), Hà Nội, tr. 30-36.
48. Nụ tầm xuân (1961), Ca dao bộ đội, Nxb Phổ thông, Hà Nội.
49. Lê Trường Phát (2001), Thi pháp văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
50. Trần Đình Sử, Lí luận văn học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999.
51. Cù Đình Tú, Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1982.
52. Trần Tiến (1970), “Một số suy nghĩ về văn học dân gian hiện đại”, Tạp chí văn học, (4), Hà Nội, tr.46-54
53. Hoàng Tiến Tựu, Văn học dân gian Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1990.
54. Hoài Thanh (1951), Nói chuyện thơ kháng chiến, Nxb Hội văn nghệ Việt Nam, Hà Nội.
55. Trần Quốc Vượng (1990), “Phôncơlo Việt Nam: trữ lượng và viễn cảnh”,
Tạp chí nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật (5), Hà Nội.
56. Xidennhicop, Thi pháp thơ ca trữ tình dân gian Nga, M., 1959.
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC
MỘT SỐ BÀI CA DAO HIỆN ĐẠI DO TÁC GIẢ LUẬN VĂN SƯU TẦM
1. Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ em mảnh đất giá ba tỉ đồng.
2. Hôm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên di động chỗ mình... mất ngay.
3. Ba đồng một mớ trầu cay, Không bằng tình nghĩa một cây vàng mười.
4. Yêu nhau cởi áo cho nhau, Hôm sau: Em đã có bầu, anh ơi!
5. Không ham nhà cửa, bạc tiền Chỉ ham anh có bố quyền chức to.
6. Nghèo nhân, nghèo nghĩa chẳng lo, Nghèo tiền, nghèo bạc mới cho là nghèo.
7. Chồng người áo gấm xông hương, Chồng em áo rách, em thương... chồng người.
8. Nhớ ai như nhớ láng giềng, Chỉ mong tắt lửa tối đèn... có nhau.