+ Trình độ học vấn:
Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, nó thể hiện sự hiểu biết của người lao động thông qua những kiến thức tự nhiên và xã hội. Trình độ học vấn được cung cấp thông qua hệ thống giáo dục đào tạo ở nhiều hình thức khác nhau như: Giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình tự học suốt đời của người lao động. Nói đến trình độ học vấn của nguồn nhân lực là nói đến trình độ dân trí của một quốc gia và các chỉ tiêu đó được xác định trên số lượng người biết chữ và số lượng người mù chữ; Tỉ lệ đi học chung theo các bậc học; Tỉ lệ đi học đúng tuổi, số người tốt nghiệp bậc học... Trình độ dân trí của một quốc gia phản ánh trình độ học vấn của lực lượng lao động cao hay thấp và nó là tiêu chí quan trọng khi đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
Kinh nghiệm phát triển của thế giới cho thấy quốc gia nào có trình độ dân trí học vấn cao thì sẽ có điều kiện tiếp thu và vận dụng nhanh chóng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý sản xuất kinh doanh, sáng tạo ra những sản phẩm mới, góp phần rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước.
Tính đến năm 2010, lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam đã đạt đến 40%. Các số liệu cụ thể và dự báo về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam được thể hiện thông qua bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Dự báo tỷ lệ lao động qua đào tạo [79, tr.12].
Đơn vị tính: %
Tỷ lệ lao động được đào tạo | Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề | |
2000 | 20 | 13,4 |
2005 | 30 | 19 |
2010 | 40 | 30 |
2015 | 55 | 40 |
2020 | 70 | 55 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Công Trình Khoa Học Có Liên Quan Đến Đề Tài Ở Lào
- Đánh Giá Kết Quả Công Trình Khoa Học Đã Nghiên Cứu Và Vấn Đề Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Nguồn Nhân Lực Cho Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
- Đầu Tư Cho Giáo Dục Từ Gdp Và Ngân Sách Nhà Nước [91].
- Vai Trò Của Nguồn Nhân Lực Trong Quá Trình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
- Kinh Nghiệm Quốc Tế Về Đảm Bảo Nguồn Nhân Lực Cho Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Thủ Đô Viêng Chăn
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Lao động chuyên môn kỹ thuật bao gồm những người công nhân kỹ thuật từ bậc 3 trở lên cho đến những người có trình độ trên đại học. Đó là những người được đào tạo một chuyên môn hoặc một ngành, nghề nào đó để tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực là kiến thức, sử hiểu biết và kỹ năng cần thiết để đảm đương chức vụ trong quản lý, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động thường dùng để chỉ những người được đào tạo ở các trường kỹ thuật, được trang bị kỹ năng thực hành về một công việc nào đó.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật thông thường được biểu hiện thông qua
thông số so sánh như:
Thứ nhất: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, là lao động từ sơ cấp, công nhân kỹ thuật cho đến sau đại học so với lực lượng lao động đang làm việc. Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá khái quát trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực.
Thứ hai: Tỷ lệ lao động được đào tạo theo cấp bậc so với tổng số tổng số lao động đang làm việc của cả nước. Chỉ tiêu này đánh giá mặt cụ thể nhất về trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực.
Thứ ba: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thể hiện ở cơ cấu công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Ở Việt Nam tính đến năm 2010, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật cao so với lực lượng lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 25,7% và tỷ lệ lao động theo cấp bậc so với tổng số lao động đang làm việc của cả nước là 14,6%.
Tuỳ theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ từng năm phát triển, công tác đào tạo của từng quốc gia cần hướng tới một nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo. Các nghiên cứu cần đây chỉ ra rằng, các nước công nghiệp phát triển có cơ cấu công nhân kỹ thuật/ trung học
chuyên nghiệp/ cao đẳng, đại học là 10/4/1.
Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở Việt Nam [66, tr.238].
Đơn vị tính: %
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2010 | |
Tổng số lao động (100) | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 |
Số không có chuyên môn kỹ thuật (%) | 74,67 | 68,45 | 75,93 | 75,04 | 75,32 |
Số có chuyên môn kỹ thuật (%) | 25,33 | 31,55 | 24,18 | 24,96 | 24,68 |
Qua bảng trên cho thấy lao động chuyên môn kỹ thuật Việt Nam có xu hướng tăng lên là do sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với phát triển nền giáo dục đào tạo.
+ Năng lực sáng tạo:
Các nhà khoa học Việt Nam chỉ ra:
Sáng tạo bao gồm một số thành tố như: 1). Khả năng đặt ra vấn đề cần giải quyết; khả năng này phần lớn yếu tố tri thức, vốn hiểu biết, trí thông minh, phương pháp tư duy tốt,...; 2). Giải quyết vấn đề, cần có ý chí, quyết tâm, lòng dũng cảm, lòng kiên trì, cần mẫn, một tinh thần triệt để đi đến mục đích [64, tr.598].
Năng lực sáng tạo của nguồn nhân lực là trí lực và năng lực hoạt động được thể hiện bằng trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tầm hiểu biết, phổ biến kiến thức, kỹ năng quản lý, tính năng động, năng lực thích nghi... Trí lực được biểu hiện ở sự sáng tạo, tính linh hoạt, sắc bén trong phát hiện thông tin mới và khả năng thích ứng nhanh để học tập, áp dụng, tính làm chủ khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại cũng như năng lực hoạch định và thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế.
Hiện nay, ngoài những kiến thức cơ bản và những kỹ năng nghề
nghiệp thì chưa đủ, cần phải tạo lập người lao động có tư duy năng động, sáng
tạo, thành thạo chuyên môn, nghề nghiệp, có năng lực tiếp thu chọn lọc và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học cộng nghệ hiện đại vào thực tiễn đất nước; có năng lực sáng tạo cả về lý thuyết và thực hành, khả năng thích ứng với môi trường, với những biến động và cạnh tranh quốc tế.
- Phẩm chất đạo đức và trình độ văn hoá của nguồn nhân lực
Trong quan hệ đức - tài của nguồn nhân lực, phẩm chất đạo đức được coi là một yếu tố xã hội quan trọng. Đạo đức gồm những tình cảm, tập quán phong cách, thói quen, quan niệm, truyền thống, các hình thái tư tưởng đạo đức và nghệ thuật thẩm mỹ, ứng xử gắn trong xã hội. Đức là chuẩn mực, là quy phạm của xã hội, cộng đồng để điều chỉnh quan hệ và hành vi của cá nhân và tập thể. Đạo đức giúp ta phân biệt được cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác, cái tốt, cái xấu... đạo đức xã hội tốt thì xã hội sẽ phát triển.
Đức và tài là hai yêu cầu hàng đầu của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó, có tài mà không có đức thì làm việc gì cũng hỏng. Trong bối cảnh hội nhập thế giới, tình hình diễn biến phức tạp, nhất là khi các thế lực thù địch mưu toan "diễn biến hoà bình"… đòi hỏi nguồn nhân lực phải có đạo đức cách mạng. Đó là có lòng trung thành với lợi ích quốc gia và dân tộc, lòng tự hào dân tộc, phẩm chất chính trị kiên định, tinh thần cảnh giác cao trong hợp tác với quốc tế...
Trình độ văn hoá là khả năng về tri thức và kĩ năng tiếp thu những kiến thức cơ bản. Do dân số Lào còn ít, trình độ phát triển kinh tế chưa theo kịp khu vực, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, trình độ dân trí thấp, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu về nâng cao văn hoá đối với nguồn nhân lực của CHDCND Lào đặt ra rất cấp bách.
- Kinh nghiệm sống, phong cách làm việc và tác phong lao động công nghiệp của nguồn nhân lực
Khi nói tới nguồn nhân lực, ngoài thể lực, trí lực của con người cần phải nói tới kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn, đạo đức nhân
cách và khả năng nắm bắt nhu cầu phát triển của con người. Đây cũng là nhân tố tinh thần có vai trò ảnh hưởng đến chất lượng của con người, thúc đẩy tính tích cực và làm gia tăng năng lực hoạt động của con người.
Phong cách, tác phong lao động là chỉ tiêu phản ánh mặt định tính, được hình thành từ truyền thống văn hoá văn minh dân tộc, tâm lý, phong tục tập quán, lối sống… tồn tại khá lâu trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt của dân cư ở từng vùng, từng dân tộc và từng ngành sản xuất có tác động mạnh đến chất lượng nguồn lao động.
Phong cách, tác phong lao động công nghiệp của nguồn nhân lực được thể hiện ở thái độ làm việc, tốc độ thao tác, tính nghiêm túc chấp hành giờ giấc lao động, ý thức tổ chức kỷ luật, mức độ đoàn kết gắn bó giữa các cá nhân, các đoàn thể, tinh thần trách nghiệm đối với công việc…. Đây là những chỉ tiêu không kém phần quan trọng đóng góp vào kết quả sản xuất kinh doanh; là tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
- Về chỉ số phát triển nhân lực HDI (Human Development Index)
Chỉ số phát triển con người (HDI) được Liên hợp quốc đưa ra vào năm 1990, nhằm đánh giá và so sánh chất lượng cuộc sống được xây dựng trên cơ sở 3 tiêu chí: Về mức độ phát triển kinh tế, xác định bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người hàng năm; Về chỉ tiêu phát triển giáo dục, xác định bởi tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ đi học của các cấp giáo dục; Về chỉ tiêu y tế được tính bằng tuổi thọ bình quân của người dân. Chỉ số HDI phản ánh trình độ phát triển về kinh tế, y tế và giáo dục của các quốc gia trên cơ sở sự phát triển toàn diện của con người.
Theo quy ước quốc tế, giá trị HDI của các nước và lãnh thổ trên thế giới nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Nước nào có giá trị HDI càng gần đến 1 thì mức độ phát triển nguồn nhân lực rất cao và ngược lại nước nào có giá trị HDI dưới 0,4 thì mức độ phát triển nguồn nhân lực của nước đó là rất thấp. Năm 2011, Ngân hàng thế giới xếp Lào vào nhóm nước có thu nhập thấp và
GDP bình quân đầu người đứng thứ 128 trên tổng số 168 nước.
Do các chỉ tiêu về sức khoẻ, giáo dục và kinh tế thấp, mặc dù chỉ số phát triển con người của Lào tăng lên không ngừng, nhưng đến năm 2010 cũng mới chỉ đạt 0,497, xếp thứ 122/169 nước. Sau đây là chỉ số HDI của Lào so với thế giới.
Bảng 2.3: Chỉ số HDI của Lào và thế giới [33, tr.322].
Chỉ số phát triển con người (HDI) | ||
Lào | Thế giới | |
2000 | 0,354 | 0,526 |
2005 | 0,460 | 0,598 |
2006 | 0,467 | 0,604 |
2007 | 0,475 | 0,611 |
2008 | 0,483 | 0,615 |
2009 | 0,409 | 0,619 |
2010 | 0,497 | 0,624 |
Ba là, tiêu chí về kết quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
Đây là một nhân tố có ý nghĩa quan trọng đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực, nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển của các tố chất phản ánh mặt chất lượng. Hệ thống giáo dục đào tạo, nếu được tổ chức, đổi mới hợp lý không ngừng, nâng cao chất lượng thì sẽ tạo sự phát triển mạnh mẽ chất lượng nguồn nhân lực.
Người ta thường dựa vào tiêu chí qua hệ thống giáo dục đào tạo quốc dân trong dân số của đất nước. Đó là dân số nhóm tuổi 6 - 23 tuổi đang đi học; Dân số nhóm tuổi 18 - 23 tuổi đang đi học (trên tỷ lệ (%) tổng dân số trong nhóm tuổi); Số người được đào tạo nghề hàng năm với mức độ tăng, giảm (1.000 lượt người đối với đào tạo nghề từ sơ cấp trở xuống);
Số học sinh tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp; Số sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học hàng năm; Số học viên tốt nghiệp Thạc sĩ hàng năm; Số
nghiên cứu sinh bảo vệ luận án Tiến sĩ hàng năm;
Số học sinh các trường trung cấp nghề; Số học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề hàng năm; Số sinh viên cao đẳng; Số sinh viên đại học, cao học, nghiên cứu sinh hàng năm;
Bốn là, tiêu chí đánh giá kết quả thu hút, sử dụng và trọng dụng nguồn nhân lực
Việc bồi dưỡng và đào tạo nhân tài phải đi liền với việc sử dụng và trọng dụng nhân tài, coi sử dụng và trọng dụng nhân tài chính là đích cuối cùng, phản ánh hiệu quả của bồi dưỡng và đào tạo nhân tài.
Đây là tiêu chí phản ánh thực chất quá trình phát triển nguồn nhân lực. Chỉ khi nào có cơ chế, chính sách mang tính đột phá, chiến lược và hiệu quả thì mới có nguồn nhân lực chất lượng cao. Do vậy, nó đề cập đến việc hoàn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách nhằm thu hút, sử dụng và trọng dụng nguồn nhân lực.
Tiêu chí đánh giá việc thu hút, sử dụng và trọng dụng nguồn nhân lực chủ yếu là: Lao động làm việc trong nền kinh tế (số lượng tuyệt đối - % lực lượng lao động). Chỉ số về tốc độ tăng bình quân hàng năm; Mức tăng (giảm) hàng năm; Cơ cấu theo ngành kinh tế; Số người thất nghiệp; Năng suất lao động (tính theo giá trị GDP hoặc giá trị gia tăng trên 1 lao động làm việc)…
Tóm lại, trong sự phát triển sản xuất, dưới tác động của khoa học - công nghệ đều có những tiêu chí cụ thể đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Theo sự phát triển của sản xuất, chất lượng nhân lực không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên chất lượng nhân lực không thể được nâng lên một cách đồng đều, ngay tức khắc cùng với một lúc trên toàn xã hội. Nó phải được tiến hành dần dần, qua từng bước, kết hợp giáo dục đào tạo với hoạt động thực tiễn, giữa học với hành, giữa nâng cao đời sống kinh tế, phát triển thể lực với tiến hành hàng loạt các chính sách xã hội chăm lo, bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người.
Như vậy, phát triển nguồn nhân lực sẽ mang lại lợi ích lớn hơn so với các nguồn lực vật chất khác như vốn, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên… và hiện nay nó trở thành vấn đề được quan tâm đặc biệt của mọi quốc gia trên thế giới.
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội
Nguồn nhân lực là bộ phận chủ yếu của nguồn lao động nằm trong dân số của một quốc gia. Xét về tầm vĩ mô, phát triển nguồn nhân lực là hoạt động nhằm tạo ra nguồn lực lao động có trình độ, khả năng áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực luôn gắn bó với nhau và tác động qua lại với nhau. Phát triển nguồn nhân lực chính là giải quyết mối quan hệ giữa chất và lượng. Chất là tính quy định, nó gắn chủ yếu với các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá giáo dục y tế, các chính sách xã hội, dân chủ hoá xã hội và cơ chế quản lý; môi trường, điều kiện sống...Có nhiều yếu tố có quan hệ gắn bó, liên hệ mật thiết, tác động, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực như:
2.1.2.1. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội là phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực, phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mức độ văn minh của một quốc gia.
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội góp phần quan trọng nâng cao mức sống, sức khoẻ, thể lực, trí lực, tuổi thọ, trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp… của người lao động. Kinh tế tăng trưởng ở trình độ cao, đời sống nhân dân ổn định ở mức cao sẽ có nhiều điều kiện