Đầu Tư Cho Giáo Dục Từ Gdp Và Ngân Sách Nhà Nước [91].


thuận lợi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Kinh tế phát triển có điều kiện đầu tư cho giáo dục và đào tạo phát triển; khi giáo dục và đào tạo phát triển tạo ra nhiều nguồn nhân lực có chất lượng lại tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội.

GDP bình quân đầu người là một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trong so sánh giữa các nước thấy, nhóm nước có GDP bình quân đầu người cao thì thường có các chỉ số về chất lượng nhân lực cao và cao hơn nhiều những nước có GDP bình quân đầu người thấp. nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định để tăng trưởng kinh tế và có tính độc lập, tác động trở lại để đạt được trình độ phát triển cao. Các nước Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Malaixia… cho thấy nhờ chăm lo phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nên đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thì ở đó nguồn nhân lực có chất lượng cao, kể cả trình độ học vấn, sức khoẻ, tuổi thọ. Có thể thấy điều đó qua các số liệu sau:

Bảng 2.4: Quan hệ giữa GDP với HDI [97].



Tên nước

Tuổi thọ (Năm)

Tỷ lệ người lớn biết chữ

Tỷ lệ đi học 6 - 23 tuổi

GDP đầu người (USD)


HDI

Singapore

77,3

91,8

91,8

24.210

24

Malaixia

72,2

86,4

65

8.137

61

Thái Lan

68,9

95

61

5.456

76

Trung Quốc

70,1

82,8

72

3.105

99

Việt Nam

67,8

92,9

63

1.689

108

Lào

53,7

46,1

57

1.734

140

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn - 7

Số liệu trên cho thấy, trình độ phát triển kinh tế - xã hội góp phần quan

trọng vào việc nâng cao mức sống, có điều kiện chăm sóc sức khoẻ, nâng cao


thể lực, trí lực, nâng cao tuổi thọ của người lao động. Trình độ kinh tế - xã hội càng phát triển, càng có điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực có chất lượng càng cao.

Do trình độ nền kinh tế - xã hội còn ở mức thấp nên chất lượng nguồn nhân lực ở Lào chưa cao so với các nước trong khu vực. Do đó, tập trung cho phát triển kinh tế - xã hội và nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế là khâu đột phá, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX mà Đảng nhân dân cách mạng Lào đề ra.

2.1.2.2. Giáo dục và đào tạo

Uỷ ban giáo dục của UNESCO khẳng định "Giáo dục là của cải nội sinh". Kết quả của giáo dục là nội lực của con người ấy và khả năng tạo ra của cải vật chất, tạo ra phúc lợi cho toàn xã hội. Ngày nay, khoa học - công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định sự tăng trưởng của nền kinh tế và phát triển xã hội. Trí tuệ và năng lực sáng tạo là yếu tố chủ yếu của chất lượng nguồn nhân lực. Giáo dục - đào tạo có vai trò trực tiếp, quyết định trong việc nâng cao chất lượng, cung cấp nguồn nhân lực chính cho mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư cho tái sản xuất con người.

Trình độ phát triển của hệ thống giáo dục quốc gia tác động mạnh mẽ và là động lực thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại. Trình độ phát triển của hệ thống giáo dục quốc gia càng cao, đẳng cấp quốc tế thì nguồn nhân lực được đào tạo sẽ có chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế.

Thực tế các nước công nghiệp phát triển rất quan tâm đến công tác giáo dục; Ngược lại, họ rất chú trọng và đầu tư rất nhiều cho nền giáo dục nước nhà, giải phóng, nâng cao trình độ dân trí và đội ngũ cán bộ khoa học.


Bảng 2.5: Đầu tư cho giáo dục từ GDP và ngân sách Nhà nước [91].


Tên nước

STT

GDP/người/năm

Đầu tư cho giáo dục

Thực tế

(USD)

Theo sức

mua (PPP$)

Từ ngân sách

nhà nước (%)

Từ GDP

(%)

1. Singapore

20.866

24.040

-

3,7

2. Hàn Quốc

10.106

16.950

17,4

3,6

3. Malaixia

3.905

9.120

20

7,9

4. Thái Lan

2.060

7.010

31

5,0

5. Việt Nam

1200

2.300

17 (2010)

4,6 (2010)

6. Indonesia

817

3.230

9,8

1,3

7. Mianma

-

1.027

18,1

1,3

Đối với CHDCND Lào, để thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, thực hiện quá trình CNH, HĐH rút ngắn tiếp cận kinh tế tri thức đưa đất nước đuổi kịp các nước trong khu vực, đòi hỏi cải cách căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đang đặt ra là một yêu cầu cấp bách.

2.1.2.3. Dân số

Sự phát triển kinh tế nói chung và phát triển đào tạo nguồn nhân lực nói riêng liên quan chặt chẽ với vấn đề dân số. Dân số là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng lao động của mỗi quốc gia. Số lượng lao động phụ thuộc vào quy mô dân số, tốc độ gia tăng dân số. Song tốc độ gia tăng dân số lại phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Đời sống kinh tế, sinh thái, môi trường tự nhiên; trình độ dân trí và nhận thức của mọi thành viên xã hội; sự phát triển khoa học - công nghệ, tập quán, tôn giáo, chính sách kinh tế, chính sách chăm sóc sức khoẻ nhân dân của mỗi quốc gia.

Dân số và lao động có mối quan hệ, tác động qua lại với phát triển kinh

tế - xã hội, nó được thể hiện dưới các điểm sau đây:


Thứ nhất, quy mô, cơ cấu dân số và lao động thích hợp, chất lượng tốt sẽ tác động tích cực, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Ngược lại, sẽ trở thành lực cản của quá trình này.

Thứ hai, kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện vật chất cho phát triển giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ con người, nâng cao trí lực và thể lực của người lao động. Kinh tế phát triển, việc ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật, sử dụng công nghệ hiện đại thúc đẩy người lao động có nhu cầu đào tạo, nâng cao trình độ và tay nghề ngày càng tăng.

Do vậy, Nhà nước cần phải để cao phúc lợi xã hội, tăng mức bảo hiểm, bảo trợ xã hội, đầu tư cho chăm sóc sức khoẻ, nâng cao trí lực, thể lực con người, có chính sách dân số hợp lý, phát triển giáo dục đào tạo đồng thời giảm bớt những bất hợp lý trong quan hệ cung - cầu nguồn nhân lực…

2.1.2.4. Trình độ khoa học - công nghệ

Trong sự nghiệp CNH, HĐH, không chỉ là mở rộng quy mô mà quan trọng hơn là phải nâng cao chất lượng, hiệu quả, vị thế và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Một trong những nhân tố trung tâm, quyết định khả năng cạnh tranh đó là trình độ khoa học - công nghệ, mà trọng tâm là đội ngũ trí thức, lực lượng nòng cốt của nguồn nhân lực chất lượng cao. Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết luận: "Khoa học - kỹ thuật là một động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến thế giới", khoa học - công nghệ là "công cụ chủ yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của mọi hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng nền văn hoá mới, con người mới, thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện đất nước" [10].

Khoa học - công nghệ là nhân tố rất quan trọng, là động lực có hiệu quả to lớn phát triển kinh tế xã hội. Theo nghiên cứu của Paul Kruman, sự tăng trưởng kinh tế của các nước Châu Âu, Mỹ trong những năm 1850 đến


đầu thế kỳ 20, có sự đóng góp của khoa học - công nghệ 49,8%. của khoa

học - công nghệ.

Cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức, tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực, làm thay đổi trình độ tổ chức, chuyên môn; là động lực sức ép quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cần đào tạo, bồi dưỡng, thu hút các tài năng trẻ để tạo nên một thế hệ đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học giỏi và những cán bộ có năng lực công nghệ giỏi cho đất nước.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu cao trong phát triển kinh tế chủ yếu bằng giáo dục đào tạo, họ coi giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ được ưu tiên như một quốc sách hàng đầu.

2.1.2.5. Y tế và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ

Trình độ y tế và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, là yếu tố cấu thành trong phát triển thể chất, tinh thần; có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dân số và chất lượng nguồn nhân lực. Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không đơn thuần là không có bệnh tật, sức khoẻ là nhân tố tác động trực tiếp đến thể chất của dân cư và nguồn nhân lực, là yếu tố tác động trực tiếp đến số lượng và chất lượng nguồn lao động.

Bản thân sức khoẻ và dinh dưỡng không chỉ là tiền đề và điều kiện để hình thành và phát triển trí tuệ, tài năng, đạo đức... của con người, mà còn là phương tiện vật chất hoá sức mạnh của trí tuệ, đạo đức, năng lực... trong quá trình hoạt động thực tiễn [29, tr.19]. Cải thiện sức khoẻ cho tầng lớp trẻ sẽ dẫn tới một thế hệ khoẻ mạnh, có lực lượng lao động tăng năng suất lao động.

Thực tế cho thấy, nước nào có trình độ y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thì có nhiều điều kiện để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ….

Ở các nước kinh tế phát triển, thu nhập (GDP) bình quân đầu người và tuổi thọ cao, tham khảo qua bảng dưới đây:


Bảng 2.6: Bình quân thu nhập đầu người và tuổi thọ của dân số các nước



Tên nước

GDP danh nghĩa/ người (USD) 1991


Năm

Tuổi thọ

Nam

Nữ

Nhật Bản

27.005

1991

76,11

82,11

Mỹ

22.468

1990

72,00

78,80

Đức

24.553

1989

72,39

78,88

Pháp

20.961

1990

72,75

80,94

Thái Lan

1.430

1986

63,82

68,85

Trung Quốc

323

1990

67,78

70,94

Nguồn: Bộ Y tế và phúc lợi Nhật Bản.


2.1.2.6. Hệ thống các chính sách vĩ mô của Nhà nước

Chính sách vĩ mô của Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển giáo dục, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là các chính sách kinh tế - xã hội:

Một là, chính sách giáo dục và đào tạo

Chính sách phát triển giáo dục cơ bản tạo nền móng ban đầu, là tiền đề cần thiết cho phát triển đào tạo nguồn nhân lực là nhân tố cơ bản của phát triển nguồn nhân lực. Việc đánh giá phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia, trước hết là phải dựa vào trình độ phát triển giáo dục phổ thông (tỷ lệ người biết chữ, trình độ phổ cập giáo dục - số năm giáo dục bắt buộc, tỷ lệ đi học của trẻ em trong các nhóm tuổi của mỗi cấp lớp…).

Chính sách phát triển đào tạo nguồn nhân lực bao gồm chính sách về quy mô đào tạo, cơ cấu đào tạo và chính sách tài chính trong phát triển nguồn nhân lực (gồm cả giáo dục phổ thông, đại học, đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề tại các trường, cơ sở dạy nghề, địa chỉ và trong sản xuất..). Đây là hệ thống chính sách mang tính chiến lược dài hạn có tác động lớn trên tầm vĩ mô đến chất lượng, trình độ nguồn nhân lực của một quốc gia, vùng lãnh thổ.


Hai là, chính sách phân bổ, sử dụng và thu hút nguồn nhân lực

Đây là nhóm chính sách tác động trực tiếp đến quá trình quản lý nguồn nhân lực, nếu chính sách và phương pháp hợp lý, khách quan, chính xác thì việc phân bổ và sử dụng sẽ có hiệu quả cao. Nguồn nhân lực sẽ phát huy được thế mạnh của mình ở những vị trí phù hợp với trình độ chuyên môn nghề nghiệp của họ. Việc bố trí, phân công công việc hợp lý dựa trên cơ sở năng lực và phân tích công việc sẽ có tác động lực phấn đấu, cống hiến và vươn lên trong quá trình làm việc. Khi cơ hội thăng tiến rộng mở đối với cả đội ngũ thì đội ngũ sẽ có động lực để sáng tạo và bứt phá nhằm khẳng định khả năng của mình trong công việc được giao.

Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là một mặt, vấn đề là phải thu hút và trọng dụng được nhân tài mới là động cơ và mục đích. Phải có chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài phù hợp.

Ba là, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội

Chính sách về bảo hiểm xã hội, các điều kiện về lao động và đào tạo, luân chuyển lao động, quy định mức lương tối thiểu… là môi trường pháp lý để xử lý các mối quan hệ lao động xã hội. Chính vì vậy, chính sách tiền lương là một động lực rất lớn tác động tới ý thức và trách nghiệm của đội ngũ lao động. Nếu tiền lương và thu nhập hợp lý với năng lực của người lao động thì người lao động sẽ gắn bó và cống hiến tối đa khả năng của họ với công việc.

Bốn là, chính sách đãi ngộ khác

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự tồn tại và phát triển đất nước. Nhà nước cần phải chú trọng đến việc xây dựng hệ thống lương, thưởng, phúc lợi, đãi ngộ cho người lao động phù hợp với từng thời kỳ và từng giai đoạn phát triển, đảm bảo tính linh hoạt, công bằng, tương xứng với mức độ cống hiến của họ.

Có thể nói, ngoài tiền lương ra, những đãi ngộ cũng có tác động lớn

đến sự gắn bó và cống hiến tài năng của nguồn nhân lực cho công việc; để


đảm bảo ở mức tốt nhất và tinh thần của đội ngũ này so với mức sống chung của xã hội. Đây là một nhân tố quan trọng để thu hút nhân tài ở tất cả các quốc gia.

Tóm lại, các chính sách này đã tạo ra môi trường pháp lý cho quá trình hình thành và phát triển nguồn nhân lực. Suy cho cùng, khi chính sách vĩ mô của Nhà nước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thì nó thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực; Ngược lại, nếu không phù hợp sẽ kìm hãm hoặc lãng phí nguồn nhân lực và rất khó khăn trong việc phát triển nguồn nhân lực.

2.1.2.7. Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá

Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá kinh tế đang tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, đẩy nhanh quá trình giao lưu kinh tế, tri thức, văn hoá …, giữa các quốc gia, dân tộc góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế thế giới, làm thay đổi tư duy, tập quán, tăng sức cạnh tranh của các nền kinh tế toàn cầu. Từ đó làm cho thị trường lao động không chỉ phát triển ở phạm vi một quốc gia mà nó mang tính quốc tế hoá rất cao, chuyên môn của người lao động cũng được nâng lên, mức độ cạnh tranh của thị trường lao động ngày càng gay gắt hơn, sự cạnh tranh mang tính toàn cầu tác động đến chất lượng nguồn nhân lực, buộc chất lượng nguồn nhân lực phải được nâng lên thì các quốc gia mới có thể phát triển.

CHDCND Lào cũng như các nước phải hoạt động theo quy chế chung của các tổ chức kinh tế mà mình hội nhập, phải đối mặt với những cơ hội và thách thức mà hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá đem lại. Đó chính là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có những yếu tố thuận lợi mới tác động tích cực đến việc thu hút đầu tư, đồng thời cũng xuất hiện một số khó khăn, thách thức đối với Nhà nước Lào. Điều này, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao mới đảm bảo hiệu quả của quá trình hội nhập quốc tế của Lào.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2022