Các Thị Trường Chính Của Người Giao Nhận Việt Nam

Việt Nam đa phần có số lượng nhân viên ít, chất lượng của đội ngũ cán bộ nhân viên còn thấp, hoạt động không chuyên nghiệp.

Chi phí giao nhận tại Việt Nam:

Tùy thuộc vào các thời điểm khác nhau cùng với cung cầu trên thị trường mà mức phí của dịch vụ giao nhận cũng có những thay đổi. Bên cạnh đó, các quy định, chính sách của Nhà nước đối với một số hoạt động như lệ phí hải quan, lệ phí cầu đường, phí cấp C/O, phí D/O, phí giám định… cũng ảnh hưởng tới chi phí giao nhận. Khi người giao nhận cung cấp các loại dịch vụ khác nhau thì mức phí đưa ra cũng rất khác nhau. Ví dụ: mức phí cho dịch vụ trọn gói từ cửa tới cửa (Door to door) hay chỉ từ kho tới cảng (Door to Port), từ cảng tới kho (Port to Door), phí đã bao gồm phí làm thủ tục hải quan, phí bốc xếp, phí vận đơn hay chưa…

Thông thường, phí giao nhận bao gồm các loại sau:

+ Phí bốc xếp: là chi phí mà công ty giao nhận phải trả cho cảng hoặc các đơn vị kinh doanh kho bãi tại cảng.

+ Phí chứng từ: phí vận đơn hoặc phí D/O, C/O

+ Lệ phí Hải quan: chi phí phải trả khi đăng kí tờ khai hải quan, mức phí được ghi trong quy định số 73/2006/QĐ – BTC về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lí và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan.

+ Phí giám định: là chi phí mà công ty giao nhận phải trả cho các công ty giám định hàng hóa.

+ Các chi phí khác: lệ phí văn hóa, phí kiểm tra, kiểm dịch, lệ phí cầu đường, bến bãi…

+ Phí dịch vụ giao nhận: do lượng hàng hóa giao nhận không lớn, số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận của ta lại nhiều nên giá cả thường thấp.

Nhìn chung, mức giá dịch vụ giao nhận của Việt Nam vào thời điểm hiện tại vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân là do hiện nay

số lượng doanh nghiệp, đại lý thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực giao nhận là khá lớn và biện pháp chủ yếu mà họ sử dụng để cạnh tranh là giảm giá. Sự giảm giá này chỉ mang lại lợi ích cho phía nước ngoài. Cũng vì sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp để được chọn làm đại lý mà một số hãng giao nhận dù trả phí rẻ mạt cho đại lý nhưng vẫn ký được hợp đồng. Thêm vào đó, hiện tại nước ta vẫn chưa đưa ra khung giá thống nhất cho các đơn vị đại lý. Các công ty giao nhận nước ngoài đã lợi dụng điều này để gây sức ép với các công ty giao nhận trong nước, nếu công ty này không chịu nhận phí đại lý thấp thì đã có công ty khác. Điều này vô hình chung đã đẩy các doanh nghiệp, đại lý giao nhận của Việt Nam phải chịu thua thiệt về mình và bị công ty nước ngoài khống chế.

2.3. Các thị trường chính của người giao nhận Việt nam

2.3.1. Thị trường các nước ASEAN

Các nước này có vị trí địa lý gần với Việt nam, đặc điểm về văn hóa, xã hội cũng có nhiều nét tương đồng là điều kiện thuận lợi để chúng ta phát triển giao lưu buôn bán. Cùng với xu thế hội nhập, hàng rào thuế quan dần được bãi bỏ, dự kiến tới năm 2010 sẽ hình thành khối kinh tế ASEAN với hàng hóa và vốn được di chuyển và lưu thông tự do như mô hình của EU. Điều này tạo điều kiện cho việc phát triển buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các nước ASEAN với nhau, do đó có thể coi đây là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận của

2.3.2. Thị trường các nước châu Á

Việt Nam trao đổi buôn bán với nhiều nước thuộc khu vực này, đặc biệt là Trung Quốc, Đài loan, Nhật bản… Đây là một thị trường có vai trò quan trọng đối với Việt Nam với các mặt hàng xuất khẩu chính là: thủy sản, thủ công mỹ nghệ, hàng dệt may… Còn ta nhập khẩu chủ yếu từ thị trường này các loại máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ ngành may.

2.3.4. Thị trường các nước Châu Âu

Mặc dù khoảng cách địa lý giữa Việt nam và các nước Châu Âu khá lớn, tuy nhiên đây lại là thị trường Việt Nam xuất khẩu sang thuộc loại nhiều nhất, đặc biệt là hàng may mặc và giày dép. Hàng xuất khẩu thường được chuyển tải qua Singapore, Hongkong hoặc Kaohsiung rồi được vận chuyển tiếp sang các nước này. Tuy nhiên, thị trường Châu Âu với nhiều quy chế, luật lệ phức tạp đã gây không ít khó khăn cho người giao nhận Việt Nam.

2.3.5. Thị trường Mỹ

Mỹ là một trong những thị trường lớn nhất của Việt Nam nhưng cũng giống như Châu Âu, Mỹ có những luật lệ hết sức cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết, những quy định khắt khe và phức tạp. Chúng ta đã có nhiều bài học quý báu từ các vụ kiện khi xuất khẩu vào nước này. Do đó các nhà giao nhận Việt Nam phải tìm hiểu, thận trọng khi xuất khẩu hàng hóa sang đây.

2.3.6. Thị trường Châu Phi và Trung Đông

Mặc dù đây vẫn là thị trường mới đối với Việt Nam, nhưng các nước thuộc khu vực Châu Phi, Trung Đông có rất nhiều tiềm năng để tăng cường giao thương phát triển kinh tế. Nhà nước cần có những chính sách hướng các doanh nghiệp khai thác, chú trọng phát triển để mở rộng việc xuất khẩu hàng hóa sang Châu Phi và Trung Đông trong các năm tới đây.

2.4. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chính

Số lượng hàng hóa được người giao nhận Việt Nam tiến hành vận chuyển được thể hiện một phần qua các con số về lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Do vẫn là một nước nông nghiệp, Việt nam chủ yếu xuất khẩu những mặt hàng nông sản, cùng với đó là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, thủy sản, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, hàng dệt may, ngoài ra ta cũng xuất khẩu những sản phẩm khai thác, khoáng chất như dầu thô, than đá… Ở khu vực phía Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng như thủy sản, gạo, cà phê,

cao su, hạt tiêu, hạt điều… và tiến hành nhập khẩu các thiết bị máy móc, nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động gia công, các linh kiện máy móc, sắt thép, phôi thép, các loại phân bón, xăng dầu, tân dược… Còn ở khu vực phía Bắc chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm như lạc nhân, quế, hồi, chè và hàng gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, than đá, sơn mài và nhập khẩu các loại máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu để gia công.

Bảng 8:Khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo khu vực vận tải (*)



Tổng số

( Nghìn tấn)

Chia ra

Trong nước

Ngoài nước

2000

223823,0

214831,5

8991,5

2004

403002,2

380278,4

22723,8

2005

460146,3

426060,6

34085,7

2006

513575,1

459639,7

53935,4

2007

642525,1

579391,5

63133,6

2008

801342,2

735321,1

66021,1

(*) Gồm số liệu của ngành vận tải và các đơn vị khác có hoạt động kinh doanh vận tải.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Người giao nhận và vai trò của người giao nhận trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế - 8

Nguồn : Tổng cục thống kê http://www.gso.gov.vn

3. Đánh giá hoạt động của người giao nhận tại Việt Nam

3.1. Những thuận lợi

3.1.1. Vị trí địa lý thuận lợi

Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3200 km với hệ thống cảng biển dải đều từ Bắc đến Nam. Nước ta nằm ở khu vực địa lí trọng yếu, trên tuyến đường hàng hải quốc tế. Sự ưu đãi này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tiến hành trao đổi, buôn bán hàng hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới mà còn có thể đưa Việt Nam trở thành nơi trung chuyển hàng hóa của khu vực. Ngoài lợi thế về hệ thống đường biển, nước ta còn có một hệ thống sông ngòi dày đặc, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng Nam Bộ, đây là điều kiện tốt để phát triển giao thông đường thủy nội địa. Hàng hóa sau khi

được dỡ tại cảng biển sẽ tiếp tục được đưa lên các phương tiện vận tải nội thủy, theo các đường sông đi sâu vào trong đất liền để giao hàng.

Hai vùng đồng bằng châu thổ bằng phẳng ở miền Bắc và miền Nam được kết nối bởi dải đất miền Trung cũng là yếu tố thuận lợi cho phát triển giao thông đường sắt và đường ô tô, mắt xích quan trọng trong vận tải đa phương thức. Ngoài ra, do sự đa dạng về điều kiện địa lí, khí hậu nên mỗi miền đều có những sản phẩm đặc trưng của mình để có mặt trên thị trường thế giới. Hệ thống cảng biển của nước ta lại phân bố đều trên cả ba miền của đất nước tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển và lưu thông hàng hóa. Nhờ đó hoạt động giao nhận cũng diễn ra sôi động trong cả nước.

Có thể nói rằng thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam một điều kiện rất lý tưởng để có thể phát triển kinh tế nói chung, lĩnh vực giao nhận vận tải nói riêng.

3.1.2. Tình hình an ninh, chính trị ổn định

Sau khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu lớn lao, để có được những kết quả như hôm nay, việc giữ vững ổn định tình hình chính trị trong nước, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển là một điều hết sức quan trọng. Chỉ có một xã hội ổn định, chính trị, an ninh được giữ vững thì chúng ta mới có thể chuyên tâm vào phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, mới thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi ở nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực đang có những bất ổn về chính trị, khủng bố gia tăng, xung đột ngày càng nhiều thì trong suốt các năm qua, chúng ta luôn giữ vững được hình ảnh một đất nước có an ninh, chính trị ổn định. Đây chính là điểm sáng của Việt Nam đã được thế giới thừa nhận và chúng ta phải luôn cố gắng giữ gìn, bảo vệ.

3.1.3. Kinh tế phát triển, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng

Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh trong khu vực và trên thế giới. GDP bình quân luôn tăng trưởng ở mức

6 -8 %, bộ mặt đất nước từng bước được cải thiện, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang được tiến hành và cũng đã gặt hái được những thành công nhất định. Từ một nước nghèo đói, lạc hậu, với chủ trương mở cửa kinh tế, nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Chính sách kinh tế mở cửa, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, thu hút được đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến… Cùng với sự phát triển của kinh tế, cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin liên lạc, cơ chế chính sách… cũng được cải thiện. Tất cả những điều này đều góp phần tạo nên những bước tiến, thành công cho hoạt động của người giao nhận ở Việt Nam.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của nước ta đã gia tăng nhanh chóng trong những năm qua. Trước đổi mới, Việt Nam chủ yếu có quan hệ buôn bán với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ và một số nước bạn bè có cảm tình với Việt Nam. Từ sau đổi mới, đặc biệt là từ sau khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, số nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam cũng như nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Từ năm 1995, sau khi Mỹ bỏ cấm vận, giữa Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ bình thường, Việt Nam gia nhập Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ được ký kết năm 2000 và khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tiến hành trao đổi hàng hoá với Việt Nam. Vì dịch vụ giao nhận chịu ảnh hưởng lớn từ hoạt động xuất nhập khẩu nên hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động đã tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành giao nhận nước ta.

Bảng 9: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm

Đơn vị: Tỷ USD



2005

2006

2007

2008

Xuất khẩu

32,233

39,7

48

63

Nhập khẩu

36,9

44,41

60,83

80

Tổng

69,133

84,11

108,83

143


3.2. Những thành tựu đã đạt được

Nguồn: Bộ Thương Mại www.vietrade.gov.vn

Số lượng doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận: nhờ có chính sách đổi mới kinh tế, tình trạng bao cấp, độc quyền trong kinh doanh dịch vụ giao nhận đã bị xóa bỏ. Từ một doanh nghiệp duy nhất thì hiện nay tại Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận đã lên đến 1000 công ty. Các loại hình công ty cũng rất đa dạng từ các công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty liên doanh, và hiện nay đã xuất hiện cả các công ty 100 % vốn nước ngoài.

Chất lượng, các loại hình dịch vụ ngày một gia tăng: người kinh doanh vận tải giao nhận ngày nay không còn làm những công việc đơn thuần của người giao nhận trước đây nữa mà còn đảm nhận thêm rất nhiều công việc khác nữa phục vụ nhu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung, hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Họ có thể thực hiện các công việc do khách hàng yêu cầu như gom hàng, làm thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu… đồng thời kết hợp với các công việc liên quan tạo thành chuỗi hoàn chỉnh dịch vụ cung cấp trong hoạt động giao nhận vận tải. Do tiếp thu được những công nghệ, phương thức làm việc mới, tiến tiến hiện đại hơn mà chất lượng dịch vụ của người giao nhận Việt Nam cũng ngày càng được cải thiện hơn.

Cơ sở vật chất kỹ thuật có những cải thiện đáng kể: nhờ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bộ mặt đất nước đang được đổi mới từng ngày. Cùng với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của cả nền kinh tế nói chung,

của ngành giao nhận nói riêng đã có những cải thiện đáng kể. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho lưu thông hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và đường hàng không đều đã được xây mới, sửa chữa, nâng cấp. Số lượng km đường bộ tăng đều qua các năm trải dài khắp các vùng miền trên tổ quốc phục vụ cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Các nhà ga, sân bay, cảng biển, kho bãi… đều được mở rộng về quy mô, nâng cấp về chất lượng, cùng với đó là việc xây mới thêm nhiều cơ sở nữa ở các vị trí trọng yếu nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng. Bên cạnh đó là các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giao nhận cũng có những cải thiện đáng kể. Các phương tiện vận chuyển như ô tô, máy bay, tàu hỏa, tàu thủy… đều được nâng lên cả về chất lượng và số lượng. Các công cụ khác phục vụ cho hoạt động của công nhân viên ngành giao nhận như hệ thống thông tin liên lạc, công cụ bốc xếp tại các kho bãi… cũng được đổi mới theo hướng hiện đại hóa.

Nhà nước đã có sự quan tâm đến sự phát triển của người giao nhận Việt Nam: nhận thức được vai trò quan trọng của người giao nhận đối với sự phát triển chung của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm thích đáng đối với lĩnh vực này. Nhà nước liên tục có những sửa đổi, bổ sung, ban hành những luật, quy định mới tạo điều kiện cho sự phát triển của người giao nhận. Sự hoàn thiện cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu với định hướng khuyến khích hoạt động xuất khẩu như chính sách liên quan đến tỷ giá, thuế quan, tín dụng… cùng với những cải tiến trong thủ tục hải quan đã tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành giao nhận, tạo môi trường thuận lợi cho người giao nhận hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh đó, với chính sách mở cửa, luật đầu tư nước ngoài sửa đổi, ký kết các văn bản, nghị định để phát triển giao lưu buôn bán với nước ngoài đã thu hút các hãng giao nhận lớn đến Việt Nam. Sự có mặt của các hãng này làm phong phú, sôi động thêm thị trường giao nhận Việt Nam đồng thời mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 11/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí