Đề Xuất Các Biện Pháp Bảo Vệ Vườn Chim Lập Điền:


nghiệp vụ cơ bản và hiểu biết về những nguyên tắc của du lịch sinh thái, am hiểu về tự nhiên và văn hóa bản địa của khu vực…Điều này đòi hỏi cần phải tổ chức các lớp tập huấn, đào tào chuyên sâu với sự giảng dạy của các chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm về du lịch sinh thái trước khi khu du lịch đi vào hoạt động.

Bên cạnh đó, Ban quản lý khu du lịch vườn chim Lập Điền cần duy trì những nét hoang dã vốn có của vườn. Có như vậy, vườn chim mới có thể tạo nên những đặc thù và sức hút riêng cho mình. Từ những tiềm năng sẵn có, cùng với sự quan tâm và đầu tư đúng hướng của các cấp chính quyền địa phương, chắc chắn vườn chim Lập Điền sẽ trở thành một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Cũng từ đó, thúc đẩy ngành du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái của xã Long Điền Tây nói riêng và tỉnh Bạc Liêu nói chung phát triển theo hướng bền vững.

14.5.Tổ chức cảnh quan khu du lịch sinh thái vườn chim Lập Điền:


Du lịch sinh thái thường được hình thành và phát triển tại những khu vực có 1

Du lịch sinh thái thường được hình thành và phát triển tại những khu vực có hệ sinh thái điển hình. Vì thế, tổ chức không gian KTCQ là công việc rất phức tạp bởi tính nhạy cảm về môi trường sinh thái, vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững, … của khu vực. Tổ chức không gian KTCQ vùng du lịch sinh thái bị chi phối bởi các nhân tố như:

- Tài nguyên du lịch. - Khách du lịch.


- Ngành du lịch. - Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội.

- Đặc điển dân cư. - Hạ tầng kỹ thuật.

- Cơ chế chính sách. - Mối liên hệ vùng.

- Các quy luật tổ chức không gian KTCQ.

- Nguyên tắc phân vùng hoạt động du lịch sinh thái.

14.5.1.Giải pháp tổ chức thực hiện:

- Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái.

- Sức chứa của điểm du lịch.

Phương án 1: Nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư hạ tầng du lịch: đầu tư về hạ tấng, kêu gọi đầu tư và có các quy định chế tài, ưu đãi đầu tư tại khu du lịch vườn chim Lập Điền

Phương án 2: Thành lập Công ty Du lịch sinh thái Vườn chim Lập Điền

14. Kế hoạch phát triển khu du lịch Vườn chim Lập Điền:

+ Từ năm 2007 tiến hành công tác quy hoạch và mở rộng diện tích, xây dựng các công trình phục vụ du lịch, trồng cây tạo vùng sinh thái đến năm 2010 hoàn thành 100% các công trình.

+ Trong năm 2007 hoàn thành thu hút đầu tư vào khu du lịch (Bằng ngân sách Nhà nước, hoặc chủ vườn tự đầu tư, hoặc đầu tư kết hợp) và phê duyệt các phương án đầu tư. Đến năm 2008 nhà đầu tư thực hiện đầu tư tối thiểu 60% khối lượng đầu tư và bắt đầu hoạt động kinh doanh du lịch.

+ Đến năm 2010 các nhà đầu tư hoàn thành phương án được duyệt.

+ Giai đoạn 2010 – 2015: Tiếp tục quan tâm đầu tư và chăm sóc khu vực vùng đệm (vùng mở rộng sau 2007) nhằm tạo sinh cảnh và phát triển khu vực lưu trú, sinh sống của chim từ khu vực vùng lõi ra vùng đệm.

+ Giai đoạn 2015 – 2020: Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng du lịch và khai thác du lịch ở khu vực vùng đệm.

Xây dựng bản đồ quy hoạch phát triển vườn chim Lập Điền thành khu du lịch sinh thái

Tham khảo ảnh Landsat, định vị tọa độ và bám sát vào những điều kiện thực tiễn, tiến hành xây dựng bản đồ quy hoạch nhằm thỏa mãn nhất những yếu tố để phát triển vườn chim Lập Điền thành một khu du lịch sinh thái có hiệu quả nhưng vẫn bảo tồn được nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá được tạo hóa ban tặng cho người dân xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải nói riêng và người dân toàn tỉnh Bạc Liêu nói chung. Bản đồ vị trí vườn chim lập Điền - Long Điền Tây - Đông Hải - Bạc Liêu

Bản đồ quy hoạch vườn chim Lập Điền - Long Điền Tây - Đông Hải - Bạc Liêu.


14.5.2.Đề xuất các biện pháp bảo vệ Vườn chim Lập Điền:

- Cần có những biện pháp bảo vệ tích cực như tăng cường công tác tuần tra

quanh vườn chim. Ngoài ra, các cơ quan chức năng địa phương cần cần đề ra điều luật cấm săn bắn chim. Đồng thời đưa ra các mức thưởng và phạt, giúp người dân tích cực tham gia công tác bảo tồn chim t ại Vườn chim Lập Điền.

- Cần có những nghiên cứu kỹ hơn về thành phần loài thực vật mà các loài chim

hay làm tổ. Từ đó có những biện pháp bảo vệ hay có thể trồng thêm nhưng cây này, nhằm tạo điều kiện thu hút được nhiều loài chim tới đây. Các loài thực vật trồng thêm như: Tra bồ đề (Thespesia populnea), Chà là (Phoenix sp),...

- Cần có những giám sát thành phần, số lượng các loài chim sinh sống tại đây,

để tạo cơ sở dữ liệu nhằm tạo điều kiện cho việc quản lý vườn chim tốt hơn.

- Nghiên cứu, quy hoạch để phát triển nơi đây thành khu du lịch sinh thái, nhằm

tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Đồng thời nên tổ chức các chương trình bảo tồn, nhắm nâng cao ý thức người dân về vấn đề bảo tồn chim.

Để vườn chim Lập Điền có thể qui họach và phát triển thành một khu du lịch sinh thái đem lại lợi nhuận cho nền kinh tế tỉnh nhà và tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương quanh khu vực, thì cần phải bảo đảm:

Bảo vệ chim là công việc cần được thực hiện ngay lập tức nhằm hạn chế tình trạng săn bắn chim hiện nay. Công tác bảo vệ chim chỉ có hiệu quả khi có sự tham gia của người dân theo hình thức tự quản.

Trong quá trình quy họach vườn chim Lập Điền, cần hướng tới biện pháp quản lý và quy họach tổng hợp mang tính chiến lược, tổng thể, chi tiết;

Thành lập một ban chuyên trách về du lịch vững mạnh tại huyện Đông Hải hoặc các xã quanh vùng để có thể giải quyết những nhanh chóng các vấn đề thường nhật.

Can thiệp vào thị trường du lịch – thu phí tại vườn chim, hạn chế khai thác tài nguyên, thiết lập các qui định, chuẩn mực đối với ngành du lịch xây dựng để đảm bảo không xâm hại đến cảnh quan sinh thái tự nhiên của vườn chim Lập Điền.

Hình thành các mối cộng tác giữa cá bên liên đới (các xã lân cận) và hướng tới việc khai thác triệt để các họat động tư vấn ở địa phương cũng như: khuyến khích đa dạng kinh tế, xã hội bằng cách lồng ghép du lịch vào các hoạt động của cộng đồng địa phương có sự tham gia đầy đủ của họ.

Thường xuyên thực hiện việc đánh giá tác động môi trường toàn diện có sự tham gia của người dân địa phương và tất cả các cấp chính quyền liên quan nhằm giảm thiểu các tổn hại về môi trường, xã hội và văn hóa đối với các cộng đồng người dân.


Chịu trách nhiệm duy trì và cải thiện môi trường vì môi trường là nơi tiếp nhận trực tiếp các nguồn thải và cũng là nơi để du lịch được phát triển. Đảm bảo các phí về môi trường được tính trong dự án du lịch của vườn chim Lập Điền.

Đảm bảo việc xử lý rác thải do du lịch thải ra một cách an toàn. Sử dụng các thiết bị xử lý rác thải, bao gồm cả việc hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng địa phương ở khu vực xung quanh vườn chim Lập Điền.

Vùng lõi và vùng đệm của vườn chim cần có được khung chính sách, rõ ràng về du lịch; Phát triển và thực thi các chính sách môi trường hợp lý trong tất cả khâu của khu du lịch sinh thái vườn chim Lập Điền.

Ngăn ngừa sự phá hủy đa dạng sinh thái thiên nhiên bằng cách tôn trọng sức chứa của mỗi vùng, có những biện pháp xây dựng sức chứa và áp dụng Nguyên tắc Phòng ngừa. Tăng cường công tác giáo dục.

Phân bổ trở lại lợi nhuận trong du lịch vào các chương trình giáo dục nhằm khích lê sự hiểu biết đối với các di sản và môi trường và vào việc bảo tồn đa dạng sinh học của vườn chim Lập Điền.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích các điều kiện thuận lợi về tự nhiên – kinh tế xã hội của Lập Điền để có thể phát triển du lịch sinh thái?

2. Nêu các loại hình phát triển du lịch sinh thái tại vườn chim Lập Điền?

3. Nêu mô hình và quy mô phát triển của mô hình phát triển du lịch sinh thái vườn chim Lập Điền?

4. Phân tích các tác động của hoạt động du lịch có thể ảnh hưởng lên môi trường sinh thái, xã hôi và nhân văn của khu vực?Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động đó?

5. Đề xuất của anh (chị) trong “nghiên cứu quy hoạch phát triển vườn chim Lập Điền thành khu du lịch sinh thái đến năm 2010”?

6. Ý nghĩa của các biện pháp được đề xuất để bảo vệ vườn chim Lập Điền?


CHƯƠNG 15

NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH BẾN TRE


15.1. TỔNG QUAN 15.1.1.Mục tiêu của dự án:

Nhằm nâng cao năng lực hoạt động và quản lý của các điểm du lịch, tạo lợi thế cạnh tranh trên thương trường, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến Châu Thành.

15.1.2.Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Châu Thành trước khi triển khai dự án

a. Vị trí địa lý: Châu Thành là một trong 8 huyện – thị xã của Tỉnh Bến Tre, nằm trên Cù Lao Bảo được xem như là “cửa ngõ” của Tỉnh. Với tổng diện tích tự nhiên là 22.754,72ha chiếm 10,05% diện tích tự nhiên toàn Tỉnh, Châu Thành nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Bến Tre.

Trung tâm huyện là thị trấn Châu Thành cách thị xã Bến Tre khoảng 8km và cách bến phà Rạch Miễu hiện nay khoảng hơn 3km, nằm cạnh sông Ba Lai, là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội của huyện.

Đây là vị trí rất thuận lợi cho việc khai thác tuyến tour du lịch của huyện Châu Thành so với các huyện khác của tỉnh Bến Tre.

b. Điều kiện tự nhiên:

Địa hình của Châu Thành có đặc điểm gần giống địa hình tỉnh Bến Tre. Địa hình bằng phẳng, không có đồi núi, đặc biệt đây là vùng sông ngòi chằng chịt tạo điều kiện rất thuận lợi trong giao thông đường thủy và có thể khai thác phát triển loại hình du lịch cảnh quan ven sông rạch. Lượng phù sa các kênh rạch bồi tụ thuận lợi cho việc phát triển những vườn cây ăn quả.

Địa hình tỉnh Bến Tre mang tính động do tốc độ bồi lắng hàng năm nhanh, vùng đất ven biển cao dần và trở thành rừng.

Đất đai trên địa bàn huyện Châu Thành phần lớn có độ phì cao, phổ biến và thích nghi với nhiều loại cây trồng và nhiều hình thức canh tác. Nhiều loài cây ăn trái phát triển tốt và có khả năng mở rộng nhằm hỗ trợ phát triển du lịch.

Là một phần lãnh thổ của tỉnh Bến Tre nên huyện Châu Thành có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và chịu ảnh hưởng của biển. Nhìn chung, thời tiết của Châu Thành thuận lợi, ít thiên tai, không có diễn biến đột ngột thất thường thích hợp với


nhiều loại cây trồng. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự quang hợp và phát dục của cây trồng, vật nuôi. Những ưu đãi đó sẽ làm phong phú nguồn tài nguyên thiên nhiên nên rất thích hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái nơi đây .

Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc sinh hoạt, vui chơi và nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước, tạo tâm lý thoải mái và mát mẻ khi lưu trú và tham gia các mô hình du lịch làng quê, du lịch sông nước.

Với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt đã tạo nên một mạng lưới giao thông đường thủy liên hoàn, rất thuận lợi cho việc đi lại giữa các địa phương trong huyện, làm tươi đẹp cảnh quan, điều hoà khí hậu của một vùng đất cù lao ba bề sông nước, trù phú và thơ mộng. Mặt khác, đây cũng chính là nguồn cung cấp các loại thủy hải sản khá phong phú cho địa phương, góp phần làm tăng thêm các sản phẩm du lịch. Và đặc biệt với lượng phù sa do các sông này bồi đắp hàng năm làm đất màu mỡ, đem lại nguồn nước phục vụ trồng cây. Bên cạnh đó, các cồn nổi (Cồn Phụng, Cồn Qui, Cồn Thới Sơn …) trên các sông lớn rất hấp dẫn, có thể khai thác, phát triển loại hình du lịch sinh thái.

Với vị thế hết sức thuận lợi là “cửa ngõ” của tỉnh cả về đường sông lẫn đường bộ, với những đặc điểm thuận lợi về địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, khí hậu ... huyện Châu Thành có điều kiện phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt là phát triển du lịch xanh, du lịch sinh thái. Rồi đây, khi Cầu Rạch Miễu dài hơn 3km vượt sông Tiền hoàn thành sẽ mở ra tương lai phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của vùng đất này. Đây cũng chính là nền tảng tạo đà phát triển và giao lưu kinh tế – văn hóa – xã hội giữa huyện Châu Thành nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung với các Tỉnh bạn, gây hiệu ứng thúc đẩy ngành du lịch Bến Tre phát triển.

c. Dân số: Có sự phân bố lao động không đồng đều giữa các ngành nghề kinh tế, nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao trong khi đó công nghiệp và dịch vụ lại chiếm một tỷ lệ khá thấp. Đây là một trong những hạn chế và ít nhiều đã ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của khu vực dự án.

d. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Châu Thành: Sản xuất nông nghiệp của huyện tập trung cho mũi nhọn kinh tế vườn, chủ yếu là trồng cây ăn trái có giá trị cao như: Sầu riêng (9 Hóa, Ri 6, Mong thon), Nhãn xuồng cơm vàng, Măng cụt, Xoài cát Hòa Lộc, Bưởi da xanh, Sapo Mêhêcô, ổi... vừa có giá trị kinh tế cao, vừa có khả năng hấp dẫn du khách. Đây là một lợi thế khá phát triển du lịch sinh thái, du lịch vườn trên địa bàn huyện. Ngoài ra, ở đây còn trồng rất nhiều dừa, đây là nguồn thu nhập khá lớn của các nhà vườn.


Mặt khác, địa phương còn có nhiều vườn cây kiểng, bon sai tạo nên một cảnh quan đẹp, mát mẻ sẽ giúp du khách cảm nhận được phong cảnh hữu tình nơi miền quê êm ả, tận hưởng không khí trong lành và bình yên nơi thôn xóm, đồng thời giúp cho cuộc sống con người gần gũi với thiên nhiên hơn.

e. Thương mại - dịch vụ - du lịch của huyện Châu Thành tương đối phát triển do điều kiện vị trí địa lý giáp với tỉnh Tiền Giang và là cầu nối với trung tâm thị xã Bến Tre. Đặc biệt dịch vụ du lịch rất phát triển nhờ có các Cồn bãi (Cồn Quy, cồn Phụng, Cồn Tiên), sông rạch rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, thu hút rất nhiều du khách nước ngoài đến tham quan. Đến nay đã phát triển 21 cơ sở du lịch sinh thái cập sông Tiền, tăng doanh thu hàng năm 5,4 tỷ đồng, thu hút trên 200 ngàn lượt khách mỗi năm.

f. Tài nguyên cảnh quan: huyện Châu Thành được ưu đãi cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những bờ sông hữu tình, những hàng dừa thăm thẳm, sau những phút thú vị lênh đênh trên dòng sông Tiền, du khách lại được đắm mình tại những cồn Qui, cồn Phụng… hay những khu du lịch nép mình trong bờ sông bát ngát màu xanh… Châu Thành còn lại làm cho du khách thêm ngỡ ngàng với những tặng vật của thiên nhiên là trái cây thơm ngon, mật ong do những người dân hiền lành, hiếu khách của Bến Tre làm ra… Với tất cả các yếu tố đó, chỉ cần nhắc đến Quê Dừa là mọi người ai cũng náo nức muốn đi xem cho biết…

15.1.3. Hiện trạng DLST Châu Thành:

Từ năm 2004, loại hình du lịch sinh thái phát triển mạnh ở Châu Thành. Nhiều cơ sở kinh doanh du lịch của huyện Châu Thành được đầu tư mới với qui mô khá, dịch vụ đặc sắc (Hảo Ái, Rạch Xếp… ), một số cơ sở hiện có tiếp tục đầu tư nâng cấp phát triển cơ sở kinh doanh (Tân Phú, Phong Phú, Quê Dừa, Thảo Nhi, Diễm Phượng… ). Nhiều dịch vụ mới được đưa vào phục vụ như: tham quan mô hình sản xuất lúa nước, đò chèo, xe ngựa, xe đạp, câu cá, bắt đom đóm,… ngày càng được du khách quan tâm. Nhìn chung hoạt động du lịch có chuyển biến tích cực về cơ sở vật chất kỹ thuật, doanh thu, lượng khách, lao động, nộp ngân sách Nhà Nước đều tăng lên.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, các điểm du lịch phát triển hầu như theo tính tự phát, thiếu sự quản lý cũng như hỗ trợ từ phía Nhà Nước. Từ đó đã tạo nên tính cạnh tranh không lành mạnh, các mô hình du lịch thiếu đổi mới, gây trùng lắp, còn phụ thuộc nhiều vào các công ty du lịch Tiền Giang.

Cơ sở hạ tầng phục vụ vùng phát triển du lịch vẫn chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng dược yêu cầu phát triển du lịch. Hệ thống đường bộ nối liền các xã trong vùng có đầu tư nhưng chưa đảm bảo vận chuyển khách du lịch tham quan trong vùng, còn phải sử


dụng đò du lịch quá nhiều vừa làm mất nhiều thời giờ vừa gây nhàm chán cho du khách. Nhiều điểm du lịch chưa có nước sạch phục vụ nhu cầu khách.

Các dịch vụ bưu chính viễn thông tại nhiều vùng du lịch vẫn hạn chế, mạng điện thoại di động còn yếu, nhiều vùng vẫn chưa phủ sóng (Phú Túc, An Khánh, Tân Phú).

Châu Thành có các điểm du lịch chính như: Cồn Phụng, Cồn Quy, điểm du lịch sinh thái thiên nhiên Cồn Tiên, các di tích lịch sử (chùa Hội Tôn Cổ,… ) với các loại hình du lịch chính: miệt vườn, tham quan giải trí, tour tuyến du lịch trong vùng dự án…

Các sản phẩm du lịch sinh thái của dự án gồm có: thủ công mỹ nghệ, các món ăn Nam bộ (cơm dừa Bến Tre, Bánh tráng Mỹ Lồng,… )

a. Hiện trạng chất lượng môi trường vùng dự án:

Nước mưa nhìn chung sạch, có thể sử dụng cho sinh hoạt. Còn theo một số chỉ tiêu phân tích hoá lý cho thấy nguồn nước mặt bị ô nhiễm hoá lý, chất hữu cơ ở mức độ nhẹ. Nước ngầm có trữ lượng và chất lượng tốt.

Đất đai của vùng có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến nặng, hàm lượng mùn lớn hơn 2%, đạm lân trung bình (N>0,15%; P2O5>0,08%), giàu Kali (K2O>1,5%), chỉ số pH tương đối thấp (4,6 – 6,2). Đất đai hầu như đều bị ô nhiễm truốc trừ sâu, phân bón từ nhẹ đến nặng.

Các khu vực ven trục lộ giao thông và các trung tâm chợ như Tân Thạch, Thị trấn Tam Phước… mức độ ô nhiễm môi trường về không khí tương đối cao. Ngược lại, tại các vùng nông thôn môi trường không khí còn rất trong lành.

b. Đánh giá tính bền vững DLST Châu Thành

Hoạt động du lịch còn mang tính thời vụ, chưa đồng đều và không chuyên nghiệp. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái nói riêng và du lịch nói chung vẫn còn nhiều hạn chế, số lượng khách lưu trú không đáng kể trong khi khách du lịch không ít.

Việc giáo dục ý thức công dân nói chung, văn hóa, pháp luật và đạo đức kinh doanh nói riêng của người dân cần được coi trọng hơn nữa.

Hiệu quả xã hội của hoạt động du lịch sinh thái ở Châu Thành còn chưa cao, mức đóng góp cho phúc lợi xã hội của địa phương chưa đáng kể.

Sau đây là bảng thống kê các chỉ tiêu bền vững của dự án: Bảng : Thống kê các chỉ tiêu bền vững của dự án

Tiêu chí/ Khái niệm

Chỉ tiêu chung

Chỉ tiêu cụ thể và giá trị tương ứng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 415 trang tài liệu này.

Xem tất cả 415 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí