Các Loại Lí Lẽ Trong Các Lượt Lời (Qua Phiên Chất Vấn)

Các kiểu lí lẽ (thực tế) được sử dụng qua phiên chất vấn trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam có thể được khảo sát như bảng thống kê dưới đây:

Bảng 2.7. Các loại lí lẽ trong các lượt lời (qua phiên chất vấn)


STT

Lí lẽ

Số lượng

(lượt)

Tỉ lệ

(%)

1

Lí lẽ theo giá trị

Lí lẽ (/ theo) (căn cứ) pháp luật

16

6.6

Lí lẽ (/ theo) thực tế tồn tại

29

12.0

Lí lẽ (/ theo) số liệu/ con số

4

1.7

Lí lẽ (/theo) quyền uy

Lí lẽ (/ theo) quyền uy

cá nhân người nói

21

8.7

Lí lẽ (/ theo) quyền uy

cá nhân, tổ chức khác

9

3.7

2

Lí lẽ theo quan hệ nhân quả (/ lí lẽ nhân quả)

151

62.4

3

Lí lẽ so sánh theo thang độ

1

0.4

4

Lí lẽ theo phương pháp chất vấn

11

4.5

Tổng

242

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 9

b. Miêu tả hệ thống lí lẽ trong các lượt lời (qua phiên chất vấn)

Kết quả khảo sát 83 ĐLL (206 TLL) cho thấy, trong cùng một lập luận có thể sử dụng nhiều hơn một lí lẽ và chúng tạo thành chuỗi các lí lẽ. Số lượng các lí lẽ sử dụng tương đồng với mức độ phức tạp của các khía cạnh vấn đề mà luận cứ nêu ra. Loại lí lẽ được sử dụng nhiều nhất là lí lẽ nhân quả (62.4%). Lí lẽ quyền uy chiếm 12.4% (trong đó lí lẽ theo quyền uy cá nhân người nói chiếm 8.7%). Lí lẽ uy tín cá nhân người nói thường liên quan đến các TTTT diễn tả cảm xúc, suy nghĩ cá nhân khi nhìn nhận, đánh giá vấn đề. Lí lẽ thực tế tồn tại được sử dụng chủ yếu trong trường hợp chứng minh, giải thích về một thực tế đã xảy ra cho ĐLL.

Sự đa dạng của các loại lí lẽ không chỉ thấy tại các phiên CV đã khảo sát mà có ở các phiên họp khác. Tuy nhiên, về mức độ sử dụng các tiểu loại này có khác nhau và phụ thuộc vào một số yếu tố, như: nội dung CV, năng lực lập luận của các đại biểu… Xem xét thêm một số phiên họp khác, cũng thu được những kết quả tương tự. Tuy nhiên, có sự xuất hiện của các lí lẽ sai. Điều này được thể hiện cụ thể như bảng 2p6- PL15.

(i) Phân tích lí lẽ qua các trường hợp: Trường hợp 1:

(2.26) Câu hỏi thứ hai, khi thảo luận dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, chúng tôi rất băn khoăn về Khoản 2, Điều 114 quy định khi thực hành quyền công tố

và kiểm sát hoạt động tư pháp, kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân. Xin hỏi Viện trưởng điều này có vi phạm nguyên tắc thượng tôn pháp luật hay không và nếu kiểm sát viên chấp hành chỉ đạo của Viện trưởng trong thực hiện nhiệm vụ trái với ý muốn chủ quan của họ và trái pháp luật thì xử lí như thế nào, điều này tôi thấy cũng khác với Điều 108 quy định đối với tòa án nhân dân. Khi xét xử thì thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nghiêm cấm các cá nhân can thiệp vào việc xét xử của hội thẩm và thẩm phán. Như vậy, rò ràng cùng là cơ quan bảo vệ pháp luật nhưng tòa án thì được độc lập xét xử tuân theo pháp luật, thượng tôn pháp luật còn Viện kiểm sát thì phải theo sự chỉ đạo của Viện trưởng, điều đó gì mâu thuẫn với nguyên tắc hay không?

(XIII, 5, S.14.06.2013, L.12)

Lập luận trên có các lí lẽ như sau:

- W1: lí lẽ theo văn bản pháp luật:

+ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp quy định: kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân.

+ Điều 108 quy định đối với tòa án nhân dân quy định: thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

- W2: lí lẽ theo quan điểm cộng đồng, xã hội: thượng tôn pháp luật. Chất vấn rằng có vi phạm nguyên tắc thượng tôn pháp luật hay không chứa hàm ý về lí lẽ: cần phải thực thi theo quy định của pháp luật.

- W3: lí lẽ theo phương pháp chất vấn, lí lẽ theo luật suy diễn: chất vấn về sự quy định vi phạm luật pháp “cấm mâu thuẫn” trong suy luận [mâu thuẫn giữa quy định trong dự thảo luật và quy tắc thượng tôn pháp luật (chấp hành sự chỉ đạo của Viện trưởng hay là tuân theo pháp luật xét xử độc lập)]. Có thể phân tích lí lẽ này như sau:

Quy ước sử dụng kí hiệu: D1 = tuân theo pháp luật

D2 = chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng

x: hành động theo D1 (lí lẽ thượng tôn pháp luật) D1 -> phải x

D2 = - D1 (giả thiết- tiền giả định trong lời NH)

D2 = - D1 => - x (NH đã chuyển điều kiện cần D1 để có x thành điều kiện đủ, duy nhất để có x). Vì vậy, NH chất vấn D2 có vi phạm lí lẽ thượng tôn pháp luật hay không?. Tuy nhiên, việc chuyển D1 thành điều kiện đủ, duy nhất để x là một sự thiếu sót trong suy luận dẫn đến trường hợp phản bác của NTL. NH chỉ dựa vào trường hợp

duy nhất và cho rằng nó là đủ để khẳng định “trái với pháp luật”: quyết định của Viện trưởng ngược với kết quả xét xử theo pháp luật. Tuy nhiên, cụm từ “chấp hành chỉ đạo của Viện trưởng trong thực hiện nhiệm vụ” chỉ có nghĩa là sự phân công quá trình thực hiện chứ không phải sự can thiệp về kết quả xét xử. Vì vậy, lập luận trên đã bị bác bỏ bởi sự đính chính cách hiểu đúng về trường hợp áp dụng.

Ta có chuỗi lí lẽ (thực tế) như sau:


W1 - W2 - W3

Trường hợp 2:

(2.27) Khi người dân phản ứng với chủ trương, chính sách, hành động của chính quyền, cán bộ công chức trước hết phải tự vấn, phải tự kiểm: vì sao lòng dân không ủng hộ mình, đừng vội quy kết họ là thế lực thù địch để đối phó. làm như vậy, chính là làm cho Đảng xa dân, đẩy dân về phía thế lực thù địch và cách làm đó trái với di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tôn chỉ mục đích của Đảng. T ất nhiên là ta phải tìm cho ra, cho đúng thế lực thù địch để phòng chống, để nghiêm trị nhưng mà không mượn bóng ma của chúng để công kích và quy chụp những người góp ý phê bình. đó là dân thường, là doanh nghiệp, là trí thức, hay là đại biểu dân cử. Trong hội nghị Diên hồng này, nếu có thế lực thù địch thì nó chỉ ngự trị trong suy nghĩ của những người quy chụp.

(XIV, 9, S.15.6.2020)

Lập luận trên có sử dụng các lí lẽ sau:

- W1: lí lẽ theo quan điểm xã hội: tiên trách kỉ, hậu trách nhân (trước hết phải tự vấn, phải tự kiểm).

- W2: lí lẽ theo quan điểm dân tộc: phải gần dân, trọng dân (tôn chỉ, mục đích của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh).

- W3: lí lẽ theo căn cứ pháp luật: phạt tội đúng người.

- W4: lí lẽ theo quan điểm xã hội: tôn trọng chân lí thực tế; không được phép “mượn gió bẻ măng”, quy chụp.

- W5: lí lẽ theo pháp luật: mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

- W6: lí lẽ theo quan điểm xã hội (trong trường hợp này sẽ thuộc về lí lẽ niềm tin vì đích lập luận không hướng đến tiêu chuẩn là đại biểu mà là đề cập đến sự khẳng định có hay không có thế lực thù địch trong đội ngũ đại biểu): Đại biểu Quốc hội không ai là/ theo thế lực thù địch. Đây là một lí lẽ yếu (vì niềm tin này phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh).

Chuỗi lí lẽ (thực tế) của LL này có thể được sơ đồ hóa như sau:


W1 - W2 - W3 - W4 - W5 - W6

Trường hợp 3: (ví dụ 2.28- PL29)

Đại lập luận (2.28) có các lí lẽ như sau:

- W1 (lí lẽ thực tế tồn tại): các đại biểu khẳng định là Chính phủ đã chỉ đạo hiệu quả việc che phủ rừng.

- W2 (lí lẽ thực tế tồn tại): số liệu trên thực tế cho thấy rừng tự nhiên ngày càng bị xâm hại.

- W3 (lí lẽ dựa trên căn cứ thực tế trải nghiệm của cá nhân): “mắt thấy tai nghe” (trở về từ miền Trung…).

- W4 (lí lẽ nhân quả- viện đến hậu quả): muốn ngăn chặn y (- y) thì phải - x, (x: không thay đổi, y: thảm họa).

Lí lẽ này dựa trên quy tắc suy luận viện dẫn hậu quả (Modus Tollens): không

(x) -> (y); muốn - y thì phải - x.

- W5 (lí lẽ nhân quả): thực hiện x (x => y) để có/ sẽ có y (x và y có mối quan hệ nhân quả. Trồng rừng để tránh thảm họa thiên tai (A). Tiếp tục chấp nhận sự tồn tại của những dự án khởi công trong lòi rừng hoặc thủy điện cóc là sẽ tạo điều kiện xảy ra các thảm họa thiên tai (B).

- W6 (lí lẽ theo thang độ): A nhưng B có hàm ý thang độ: coi trọng B hơn. Vậy, tiểu lập luận với cấu trúc nghịch nhân quả này tạo ra ý nghĩa phản ánh sự không hợp lí trong việc xây dựng các dự án ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường.

- W7 (lí lẽ nhân quả, lí lẽ theo thang độ): sự việc (là nguyên nhân) có xu hướng tăng về mức độ của tính chất; điều đó sẽ dẫn đến mức độ, tính chất của hậu quả cũng tăng. Dự án ảnh hưởng đến môi trường được cấp giấy phép mới (thậm chí) thì sẽ nhiều cột mốc về những trận lụt (hơn nữa).

- W8 (lí lẽ nhân quả- viện đến hậu quả): để tránh hậu quả, cần tác động đến nguyên nhân (Chúng ta phải thay đổi…).

- W9 (lí lẽ theo thang độ): thay đổi trên văn bản chỉ đạo, nghị quyết (A) -> đã làm được nhưng thay đổi trong tư duy (B) ->không dễ. Suy ra: nhận thức, hành động có sự chuyển biến chậm hơn lời nói (nói dễ hơn làm).

- W10 (lí lẽ thực tế tồn tại): tồn tại tư duy (đồ tự nhiên tốt hơn đồ nhân tạo) (dùng gỗ tự nhiên tốt hơn gỗ công nghiệp).

- W11 (lí lẽ thực tế tồn tại): có những trường hợp có ý thức giữ gìn rừng già và hiệu quả trong phòng tránh thiên tai (Philipin).

- W12 (lí lẽ nhân quả): bảo vệ môi trường phải bắt đầu từ tư duy, tư duy có được là nhờ giáo dục (quy luật: từ nhận thức đến hành động, quy luật: giáo dục là con đường dẫn đến sự điều chỉnh thay đổi nhận thức).

- W13 (lí lẽ niềm tin cá nhân): theo tôi, tôi tin.

- W14 (lí lẽ thực tế tồn tại): tình hình cải cách giáo dục như hiện nay (còn loay hoay, triết lí giáo dục chưa có định hướng rò ràng).

- W15 (lí lẽ theo thang độ): coi trọng giá trị tinh thần hơn giá trị vật chất (coi trọng tấm lòng tử tế hơn tiền bạc, bằng cấp, danh dự).

- W16 (lí lẽ uy tín chuyên gia): lập luận dựa trên lời của giáo sư Richard Feynman.

- W17 (lí lẽ logic nhân quả tương phản): A nhưng B có nghĩa A B thuộc về hai cực đối lập.

Việt Nam sẽ có rất nhiều những người trẻ tuổi thông minh, tài giỏi, đầy khát vọng, nhưng cũng ngập tràn lòng trắc ẩn… hàm ẩn lí lẽ rằng: những người trẻ tuổi, thông minh, tài giỏi, đầy khát vọng thường không tràn ngập lòng trắc ẩn. Đây chỉ là lí lẽ dưới dạng niềm tin cá nhân- “tôi tin”.

- W18 (lí lẽ về truyền thống xã hội): bác ái là tình cảm truyền thống của dân tộc Việt Nam và cần phải gìn giữ, nối tiếp qua các thế hệ.

- W19 (lí lẽ thực tế tồn tại- hàm ẩn): còn tồn tại việc thiện nguyện không đúng người dẫn đến lãng phí.

- W20 (lí lẽ quy luật nhân quả): để giải quyết vấn đề triệt để, chỉ “vật chất mới thắng được vật chất” (không thể dùng lòng tốt để khắc phục hậu quả bão lụt năm này sang năm khác…).

Sơ đồ chuỗi lí lẽ (suy luận trực tiếp qua ngôn ngữ) của LL này là:

W1 - W2 - W3 - W4 - W5 - W6 - W7 - W8 - W9 - W10 - W11 - W12 - W13 - W14 - W15 - W16 - W17 - W18 - W19- W20

Trường hợp 4: (ví dụ 2.29- PL30)

Ví dụ 2.29 là một lời chất vấn có sử dụng kết hợp chuỗi các lí lẽ. Các lí lẽ này có thể được xác định như sau:

- W1 (lí lẽ dựa vào thực tế lịch sử): sự cố Formosa đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chưa được xử lí triệt để.

- W2 (lí lẽ căn cứ pháp luật: quy định về các chính sách): phải được xét duyệt quy hoạch, mới được quy hoạch.

- W3 (lí lẽ theo số đông): đa số thắng thiểu số, làm theo ý kiến số đông.

- W4 (lí lẽ nhân quả viện đến cảm xúc): thực hiện A tạo ra hệ quả cảm xúc x.

Không nên để x xảy ra (- x) thì đừng A (quy tắc Modus Tollens).

- W5 (lí lẽ uy tín các chuyên gia): chuyên gia lĩnh vực X nói không nên làm X thì là không nên.

Cấu trúc làm A không chỉ dẫn đến m … mà còn n (m, n có tính chất tiêu cực) có logic suy luận là: ở mức độ m đã không nên A, n > m; đồng thời [n, m] thì càng không nên A. Lí lẽ này có thể được trình bày bằng sơ đồ như sau:

Nếu A -> m => nên - A (bỏ A- theo lẽ thường/ số đông/ ý kiến chuyên gia) (1) Có A -> [m / n] và n > m => (A -> m) / (A -> n) (2)

Từ (1) và (2), suy ra, càng nên - A (bỏ A: bỏ quy hoạch dự án thép Cà Ná).

Cấu trúc đó đã tạo ra giá trị nhấn mạnh lí lẽ chung về sự ảnh hưởng, tác động đối với môi trường ở quy mô rộng hơn.

- W6 (lí lẽ cho kết luận là câu hỏi chất vấn thứ nhất) lí lẽ là các quy tắc: Hypothetical Syllogism (HS), Disjunctive Syllogism (DS), Modus Tollens (MT).

Để phân tích cụ thể các lí lẽ của LL trên, cần thực hiện các bước sau: Bước 1: ta có quy ước kí hiệu các mệnh đề như sau

+ quy hoạch dự án thép Cà Ná: A

+ môi trường bị tác động: B

+ lợi ích nhóm: C

Bước 2: Phân tích quá trình suy luận 1

C -> A (tiền giả định trong câu hỏi chất vấn) A -> B (theo các lí lẽ W1, W2, W3, W4, W5) Nên: C => B (quy tắc HS)

Mà muốn - B => - C (quy tắc MT). Nên phải chất vấn để loại trừ C. Bước 3: Phân tích quá trình suy luận 2

Theo tiền giả định tồn tại của diễn ngôn cho biết:

- B (môi trường không bị tác động) hoặc C (lợi ích nhóm), - (- B) (đánh đổi môi trường) => C (quy tắc DS).

Thoạt nhìn, đây là một suy luận yếu vì tiền đề (-B) hoặc C không là điều kiện duy nhất để có A. Lập luận này đã chuyển sự lựa chọn (-B) và C là tiền đề ưu tiên và duy nhất, nhưng thực chất còn có thể có sự lựa chọn tiền đề D- vì sự phát triển kinh tế (Vì vậy, ở câu trả lời, NTL có phủ định mục đích này, khẳng định mục đích: A là để phát triển kinh tế bền vững). Nhưng, nếu để phát triển kinh tế mà bất chấp đến môi trường, lại tạo hàm ý: coi thường yếu tố môi trường- yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Quá trình suy ý này có thể khái quát thành sơ đồ như sau:

(- B) / C / D; D => - [(-B) / C] <=> [B / - C]. (*)

Như vậy, theo sơ đồ lập luận này, nếu chấp nhận giả thiết D (vì phát triển kinh tế bền vững) thì đồng nghĩa với việc không tồn tại lợi ích nhóm (- C) nhưng đồng thời lại tồn tại môi trường bị tác động (B).

Mặt khác, sự phát triển kinh tế (D) muốn bền vững phải lấy cơ sở môi trường là điều kiện nền tảng (không chấp nhận B) [môi trường là yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế- xã hội bền vững (theo quy luật phát triển kinh tế, quan điểm này sau đó đã được khẳng định tại văn bản kết luận số 56-KL/TW ngày 23/08/2019)]. Vậy nên, trường hợp này, D => - B. (**)

Từ (*) và (**), ta có: [D / B] / [D / - B] (vi phạm quy tắc cấm mâu thuẫn) =>

- D (không chấp nhận được giả thiết vì sự phát triển kinh tế bền vững).

Do đó, kết luận là câu hỏi chất vấn có hay không việc xuất hiện lợi ích nhóm trong việc bổ sung quy hoạch dự án? là một lời chất vấn chặt chẽ, đanh thép.

- W7 (lí lẽ cho câu hỏi chất vấn thứ hai):

Câu hỏi CV thứ hai có hình thức trình bày diễn dịch. Ta có quy ước về các kí hiệu như sau:

+ đầu tư theo quy hoạch: a

+ quy hoạch theo đầu tư: - a

+ cảnh báo của các chuyên gia kinh tế, môi trường: m

+ hậu quả của người dân vừa qua: n

+ khẳng định vấn đề phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường của Bộ trưởng: g

+ bất chấp, đánh đổi môi trường: h

+ tội ác: i

Ta có: m => - h, vậy - m => h (quy tắc Modus Ponens) (1) n => - h

g => - h

mà h => i (tiền giả định tồn tại- là một lí lẽ theo quan điểm xã hội) (2) Vậy, có hay không: - m => i (câu hỏi chất vấn)

Câu chất vấn đã dựa trên suy luận có tính chất bắc cầu từ các tiền đề (1) và (2). Theo quy tắc HS, - m => i là tất yếu, hiển nhiên. Như vậy, chất vấn về một sự thật hiển nhiên sẽ là một lời khẳng định tu từ đanh thép, hùng hồn: bất chấp lại những phản biện khoa học, tâm huyết để bổ sung quy hoạch dự án này là/ dẫn đến tội ác [tồn tại tội ác (3)].

Lí lẽ cho câu chất vấn: Hai, có hay không việc Bộ đang chạy theo doanh nghiệp để làm dự án. Đầu tư quy hoạch hay quy hoạch theo đầu tư? có thể được phân tích như sau: a => - i (lí lẽ là lẽ thường gắn với ngữ cảnh: nếu đầu tư đúng theo quy hoạch có

tính toán cân nhắc sự phát triển kinh tế sẽ không là/ dẫn đến/ gây ra tội ác).

Nên - a => i (a là điều kiện cần để không i)

Ta có (a => - i) / (- a => i) (tiền giả định tồn tại theo câu chất vấn: đầu tư theo quy hoạch hay quy hoạch theo đầu tư) (4).

Từ (3) và (4), suy ra: - a (quy hoạch theo đầu tư). Thêm một lần chất vấn về một kết quả hiển nhiên của chuỗi suy luận logic sẽ là lời khẳng định tu từ xác đáng: tồn tại hiện tượng quy hoạch theo đầu tư. Điều này cũng có nghĩa là Bộ đang chạy theo doanh nghiệp để làm dự án. Chất vấn về một hệ quả tất yếu cũng là một kiểu lập luận khẳng định tu từ có sức thuyết phục mạnh mẽ.

(ii) Nhận xét:

- Các lí lẽ trong các lượt lời qua phiên chất vấn thường kết hợp với nhau thành chuỗi lí lẽ, tạo nên tính chắc chắn của một lập luận thuyết phục. Chuỗi lí lẽ này là tập hợp của những kiểu lĩ lẽ khác nhau.

- Các lí lẽ trong các lượt lời qua phiên chất vấn có thể tuân theo các quy tắc suy diễn hoặc không. Đối với những trường hợp kết hợp được các lí lẽ suy luận hình thức, càng đảm bảo được sự chặt chẽ, thuyết phục.

- Các lí lẽ trong các lượt lời qua phiên chất vấn có thể sử dụng nhiều kiểu lí lẽ nhưng lí lẽ then chốt, khái quát cho kết luận (câu hỏi chất vấn) là lí lẽ theo phương pháp chất vấn.

- Mỗi một sự việc được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh. Tương ứng với mỗi khía cạnh lại có những lí lẽ đánh giá nhất định. Có những vấn đề, nếu sử dụng lí lẽ, phương pháp đánh giá khác nhau, có thể tạo ra những kết luận khác nhau, thậm chí trái ngược. Chẳng hạn ví dụ 2.30- PL31, cả hai đại biểu đều không sai trong phương pháp suy luận. Thậm chí hai đại biểu đều dùng kiểu lí lẽ giá trị là dựa theo tỉ lệ so sánh các con số, chỉ là vận dụng dưới những góc nhìn khác nhau. Lập luận của đại biểu thứ hai phạm phải lỗi khái quát hóa vội vã, kết luận ẩu; có thể chỉ là thói quen trong khẩu ngữ. Đây cũng là bài học cho việc cần hết sức cẩn trọng, cân nhắc sử dụng ngôn từ cho phù hợp.

- Các lí lẽ sử dụng trong thực tế ngôn ngữ tự nhiên rất đa dạng. Chúng phụ thuộc vào các ngữ cảnh chất vấn và trả lời. Có thể kể ra một số các lí lẽ sau:

+ Lí lẽ thực tế tồn tại:

Đây là loại lí lẽ có tính linh hoạt nhất. Chúng có thể là bất cứ hiện thực khách quan nào đó được đặt làm cơ sở cho một kết luận khẳng định. Loại lí lẽ này có kết luận chính là dữ kiện. Chúng có dạng sơ đồ như sau:

SĐ. Lí lẽ thực tế tồn tại:

Thực tế d => c (chính là d)

Loại lí lẽ thực tế tồn tại này, nếu không được sử dụng kết hợp với các kiểu lí lẽ khác đảm bảo sự tin cậy chắc chắn (số liệu, căn cứ pháp luật…) thì sẽ thành loại lí lẽ yếu hoặc sai kiểu “niềm tin cá nhân”. Chẳng hạn, tại [XIV, 10], trong câu hỏi chất

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí