Kết Luận Trong Các Lượt Lời (Qua Phiên Chất Vấn)

Những sơ đồ lí lẽ đã trình bày cũng thể hiện những trường hợp hạn định khi sử dụng các kiểu lí lẽ đó. Nếu vượt ra ngoài những hạn định này, LL sẽ trở thành yếu, sai. Tuy nhiên, có những trường hợp xét trong cấu trúc nội tại của diễn ngôn là sai nhưng xét trong ngữ cảnh hội thoại tranh luận, chúng lại hoàn toàn hợp lí (2.59- PL36). Vì vậy, để có sự đánh giá đúng, toàn diện, các kiểu lí lẽ yếu/ sai này cần được nghiên cứu cùng với các lỗi chưa thuyết phục khi xem xét trong tranh luận (chương 3).

(iv) Ngôn ngữ mạch lạc trong các lượt lời (qua phiên chất vấn)

Sử dụng ngôn ngữ mạch lạc là cách tạo nên những lí lẽ rò ràng, thuyết phục. Tuy nhiên, theo khảo sát, trong các phiên CV, vẫn tồn tại một số lỗi về ngữ pháp, ngữ nghĩa cản trở quá trình tiếp nhận nội dung thông tin đối với người nghe. Dù rằng, ngôn ngữ nói cũng có những đặc thù riêng nhưng vẫn cần phải được trình bày một cách mạch lạc để tạo hiệu ứng tiếp nhận tốt. Lỗi về câu không phải là lập luận sai nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng lập luận (đặc biệt ảnh hưởng đến nghệ thuật thuyết phục).

Những lỗi này không có kết quả đồng đều giữa các khóa, phiên họp. Chẳng hạn, trong 83 ĐLL là đối tượng nghiên cứu chính của chương này chỉ có 22 lỗi (5 lỗi dùng từ, 17 lỗi về câu). Trong đó, có nhiều câu trả lời được chuẩn bị bằng các văn bản (S.14.06.2013). Những lỗi này có xu hướng xuất hiện nhiều hơn tại các phiên chất vấn không có sự chuẩn bị nội dung trước. Điều đó cũng có thể nhận thấy qua số liệu khảo sát tại bảng 2p7- PL15.

Kết quả nghiên cứu phiên họp tại Khóa XI cho thấy, có sự đa dạng về lỗi các câu sai. Có thể quy về hai dạng cơ bản là: những lỗi ngữ pháp (34.6 %) và lỗi về ngữ nghĩa (65.4 %). Lỗi ngữ pháp trong câu không những làm ảnh hưởng đến cấu trúc hoàn chỉnh của câu mà còn làm giảm tính rò ràng, mạch lạc của câu. Nói cách khác, chúng đã làm ảnh hưởng đến tính trọn vẹn, logic ngữ nghĩa của câu. Dưới đây là những kiểu câu sai đã được khảo sát cụ thể.

+ Những kiểu câu sai về cấu trúc ngữ pháp

Câu thiếu vị ngữ:

(2.37) Nên đó là vấn đề tồn tại lâu dài. Việc thay thế để làm giảm sức ép của sự tự phát và các vấn đề về mặt quy hoạch. Tuy nhiên hiện nay không để chỗ nào cũng nuôi và nuôi một cách tự phát.

(XI, 4, C.12.11.2003, L2)

Cụm từ việc thay thế nối với làm giảm… gắn kết với nhau bởi quan hệ từ để đã khiến phát ngôn này mới chỉ là danh ngữ, thiếu vị ngữ chỉ nội dung thông báo chính của câu hoặc thiếu chủ ngữ và động từ quan hệ.

Câu thiếu chủ ngữ:

(2.38) Chính vì vậy, trong quy trình đã liên quan đến vấn đề các chất cấm, đã đưa vào đây rồi.

(XI, 4, C.12.11.2003, L2)

Câu này mới chỉ có trạng ngữ (trong quy trình) và vị ngữ (đã liên quan đến…), chưa có chủ ngữ.

Câu dùng sai cấu trúc thành phần phụ:

(2.39) Như vậy, chúng tôi nghĩ rằng ba vấn đề lớn này kết hợp với việc kiểm dịch tăng cường hơn nữa. Hiện nay nuôi tôm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến từng làng, từng xã, từng hộ gia đình nếu ở cơ sở không làm tốt thì việc này cũng chịu.

(XI, 4, C.12.11.2003, L2)

Cấu trúc đúng của câu trần thuật là sau rằng phải là một mệnh đề. Nhưng, cấu trúc đó không được sử dụng đúng trong trường hợp này. Sau rằng là cụm từ đẳng lập được kết nối thông qua quan hệ từ , . Thậm chí, có điều bất hợp lí nữa là, đáng lẽ trong cụm đẳng lập (……) phải là các từ loại hoặc cụm từ cùng loại thì trong khi ba vấn đề lớn là danh ngữ; kết hợp với việc kiểm dịch tăng cường hơn nữa lại là cụm động từ.

Sử dụng hiện tượng chập cấu trúc gây ra mơ hồ ngữ nghĩa

(2.41) Mặt khác, điều này thể hiện tính nghiêm túc của Bộ Văn hóa- Thông tin và Bộ Giáo dục- Đào tạo xem xét các tiêu chuẩn cần phải có.

(XI, 4, C.12.11.2003, L11)

Câu trên có hai động từ chính là trung tâm cụm động từ làm thành phần nòng cốt (thể hiện xem xét). Bộ Văn hóa- Thông tin và Bộ Giáo dục- Đào tạo vừa là định ngữ cho danh ngữ (là bổ ngữ cho xem xét) lại vừa là chủ thể của hành động xem xét. Vì vậy, khiến câu bị chồng chập về phương diện cấu trúc.

Sử dụng kết hợp sai các cặp quan hệ từ hô ứng:

(2.42) Cho nên, vấn đề quản lí không những chỉ Bộ chuyên ngành mà cũng là vấn đề quản lí thị trường.

(XI, 4, C.12.11.2003, L2)

Tiếng Việt có các cặp quan hệ từ thể hiện ý nghĩa quan hệ bổ sung: không những A- mà còn B, không chỉ A… mà còn B. Câu (2.38- PL33) đã sử dụng gộp các quan hệ từ thành không những chỉ khiến câu mất đi tính mạch lạc. Ngoài ra, sau không những/ không chỉ (A, B) phải là tính từ hoặc kết cấu là/của + danh từ, cụm chủ vị. Nhưng, trong trường hợp này vế A lại là: không những chỉ + danh ngữ, A và B thiếu tính thống nhất về logic ngữ nghĩa.

Sử dụng kết hợp sai chức năng ngữ pháp của từ:

(2.43) Trong chưa đồng bộ này chúng tôi muốn nói thêm không phải tất cả các con tàu chúng ta giao cho dân được vay bằng vốn ưu đãi.

(XI, 4, C.12.11.2003, L2)

Tất nhiên, trong khi nói, chúng ta có thể tỉnh lược một số thành phần mà ngữ cảnh có thể cho phép. Tuy nhiên, tỉnh lược mà lại tạo thành sự kết hợp như trên thì là một loại lỗi (sự kết hợp giữa trong chưa đồng bộ). Trong giới từ chỉ vị trí phải đứng trước danh từ/ danh ngữ. Nhưng, chưa đồng bộ lại là một động ngữ.

+ Những kiểu câu sai về logic ngữ nghĩa

Câu sai về logic ngữ nghĩa có nghĩa là không đảm bảo tính chính xác về nội dung, trình tự diễn biến sự tình hoặc khả năng dung hợp các hành vi ngôn ngữ. Dựa trên nguyên nhân ảnh hưởng đến sự mạch lạc, logic ngữ nghĩa của câu, các kiểu câu sai về logic ngữ nghĩa gồm:

Sử dụng các quán ngữ, quan hệ từ phản ánh sai logic ngữ nghĩa giữa các vế câu: (2.44) Chúng ta bảo quản các di tích lịch sử và các cổ vật của chúng ta cũng

như bảo vệ như thế nào.

(XI, 4, C.12.11.2003, L13)

Ngoài lỗi lặp từ, phát ngôn trên sử dụng sai liên từ cũng như. Liên từ này vốn được dùng để nối các từ, ngữ có kết cấu đồng đẳng. Sự đồng đẳng này thể hiện cả trên phương diện đặc điểm từ loại và ý nghĩa. Cụm từ bảo vệ như thế nào đồng nghĩa với cách thức bảo vệ. Khi đó, chúng là cụm danh từ. Tuy nhiên, cùng cấp liên kết với cụm này ở phía trước- bảo quản các di tích lịch sử và các cổ vật của chúng ta lại là cụm động từ. Vì vậy, chúng không thể kết nối thông qua liên từ cũng như. Hoặc, nhìn ở một khía cạnh khác, nếu hiểu cũng như là liên từ chỉ sự so sánh mà trọng tâm ngữ nghĩa so sánh là A và B trong các cụm (bảo quản A và bảo vệ B). Khi đó, cũng cần phải có sự tương đồng giữa A và B. Nhưng các di tích lịch sử và các cổ vật (danh ngữ) không cùng loại với như thế nào (tính ngữ). Vì vậy, vẫn là bất hợp lí.

Về cách dùng từ còn có trường hợp sử dụng sai ý nghĩa, chức năng của từ dẫn đến logic ngữ nghĩa của câu bị ảnh hưởng, sử dụng các quan hệ từ phản ánh sai logic ngữ nghĩa cũng có nghĩa là đã dùng sai chức năng của từ (2.45, PL34).

Ngoài ra, trong các lập luận còn tồn tại lỗi phản ánh sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu (2.46, PL34), sai logic trong các dữ kiện nội dung các mệnh đề, các câu (2.47, PL34), sai trật tự từ (2.48, PL34). Mở rộng các thành phần giải thích không trọng tâm trong câu khiến câu trở nên lòng vòng, tối nghĩa (2.49, PL34).

Lập luận trong các lượt lời còn tồn tại các dạng lí lẽ sai, chẳng hạn lí lẽ sai liên quan đến mối quan hệ nhân quả (2.50, PL34). Lập luận 2.50 (PL34) thể hiện lí lẽ ngộ biện dựa trên xác xuất: càng nhiều về lượng thì xác xuất càng cao. Tuy nhiên, chỉ là

xác xuất chứ không thể là có quan hệ tất yếu (chắc chắn). Số lượng tôm cao không có nghĩa tất yếu là mang bệnh cao. Trong trường hợp này, nên sử dụng kết luận có yếu tố hạn định bằng cách sử dụng từ tình thái nhận thức có thể…. Tương tự như vậy, câu sau cũng là câu sai lí lẽ: “Đây là vấn đề đại biểu Quốc hội nêu nên tôi thấy đúng”.

Sử dụng lạm dụng nhiều đại từ thay thế có thế tố liên kết nội hướng hay liên kết ngoại hướng trong cùng một diễn ngôn gây khó hiểu hoặc nhầm lẫn (2.51, PL34). Để hiểu được chúng, đòi hỏi phải có sự hiểu biết về các tiền giả định về nội dung được quy chiếu: ấy, đó, này… Nhưng, ngữ cảnh có thể quy chiếu với ít nhất hai nghĩa chiếu vật. Vì vậy, khiến người nghe mơ hồ quy chiếu (đặc biệt khó theo dòi đối với khán/thính giả- người nghe thứ ba là các cử tri). Điều đó ảnh hưởng lớn đến tính rò ràng, mạch lạc của lập luận.

2.2.3. Kết luận trong các lượt lời (qua phiên chất vấn)

2.2.3.1. Vị trí thành phần kết luận trong các lượt lời (qua phiên chất vấn)

Bảng 2.8. Vị trí của kết luận trong lập luận (qua phiên chất vấn)



STT

KL đứng sau LC/ DL

KL đứng trước LC/ DL

NH

NTL

NĐH

NH

NTL

NĐH

20 (D-C)

20 [D-C-

(D)]

5

(D-C)

2 (C-D-C)

21(C-D)

0

Tổng

45

23

68

Tỉ lệ

66.2 %

33.2 %

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 11

Mô hình lập luận có kết luận đứng sau luận cứ, đối với lời dẫn dắt của người điều hành thường bắt đầu bằng các KTDNLC như qua, theo, như để trình bày căn cứ nêu ra nội dung, quy thức, phạm vi chất vấn. Luận cứ khi đó là luận cứ khách quan (các văn bản pháp luật, các số liệu, thực tế các hoạt động trước đó của Quốc hội).

Kết luận trong mô hình lập luận trong các lượt lời của NTL có vị trí linh hoạt (có thể đứng đầu hoặc cuối). Thông thường, nếu kết luận ở cuối, NTL thường sử dụng thành phần đề ngữ để nhắc lại câu hỏi của người hỏi trong phần đầu của lập luận (trong trường hợp có sự đan xen các câu hỏi khác và câu trả lời). Khi đó, câu trả lời thường bắt đầu với các từ ngữ đánh dấu sự xuất hiện thành phần đề ngữ: về, đối với… Đối với câu hỏi chất vấn, thường các đại biểu sẽ đưa ra luận cứ trước khi trình bày kết luận (hành vi hỏi).

2.2.3.2. Tính chất của thành phần kết luận trong các lượt lời (qua phiên chất vấn)

a. Tính chất của kết luận về phương diện hình thức

Kết luận trong cấu trúc lập luận qua diễn ngôn chất vấn/ trả lời tại diễn đàn Quốc hội Việt Nam qua các phiên khảo sát có ba hình thức tồn tại như sau:

- Kết luận là câu hỏi:

Câu hỏi là một kiểu lập luận rất đặc thù của lời CV tại diễn đàn Quốc hội Việt Nam. Đây là một hình thức đặc biệt của kết luận trong lập luận. Hình thức tồn tại dạng này thường gắn liền với kiểu lí lẽ theo phương pháp chất vấn. Chất vấn để khẳng định, bác bỏ, tìm kiếm giải pháp (ví dụ 2.24- PL28, 2.26- PL28), yêu cầu cam kết (3.32- PL45).

- Kết luận là câu đề nghị:

Hình thức câu đề nghị thường được dùng để yêu cầu về một sự giải trình trách nhiệm, giải pháp cho tương lai mà NH dành cho NTL (ví dụ 2.53- PL35).

- Kết luận là câu trần thuật (khẳng định hoặc cam kết):

Hình thức tồn tại này của lập luận xuất hiện trong các câu trả lời. Chúng thể hiện lời khẳng định sau khi giải trình, tiếp thu ý kiến xác đáng:

Câu trả lời còn có thể là sự bác bỏ ý kiến chất vấn (ví dụ 2.55- PL35, 2.36- PL33).

Ngoài ra, đó còn là các câu cam kết thực hiện hành động trong tương lai đối với những vấn đề đặt ra (ví dụ 2.23- PL27).

b. Tính chất của kết luận dựa trên đặc điểm tường minh/ hàm ẩn

83 ĐLL được khảo sát chủ yếu có kết luận tường minh (68/83). Kết luận đó có thể nhắc đi nhắc lại tạo thành chủ đề chung của lập luận, tạo tính mạch lạc giữa các lượt lời chất vấn và trả lời. Các lập luận tường minh này là cần thiết để có cách hiểu rò ràng, tránh sự hiểu lầm không đáng có trong tranh luận. Tuy nhiên, có những trường hợp kết luận được trình bày dưới dạng câu hỏi chất vấn tu từ (ví dụ 2.29- PL30).

c. Tính chất của kết luận dựa trên đặc điểm hành vi ở lời

Dựa trên đặc điểm hành vi ở lời, kết luận trong các lượt lời lập luận qua phiên chất vấn có thể là: hành vi trần thuật- giải trình (ví dụ 2.32- PL32, 2.35- PL33), hành vi khuyến lệnh (ví dụ 2.16- PL27), hành vi chất vấn (ví dụ 2.1- PL23 2.24- PL28), hành vi hứa (ví dụ 3.64- PL55), cam kết (ví dụ 3.68- PL56). Ngoài ra, còn có hành vi bác bỏ:

(2.55) Nếu đại biểu lắng nghe thì đại biểu sẽ thấy tôi không khẳng định thủy điện là nguyên nhân hay thủy điện không là nguyên nhân, tôi muốn nói con người là nguyên nhân.

(XIV, 10, C.6.11.2020)

2.3. Mô hình lập luận trong các lượt lời trên diễn đàn Quốc hội (qua phiên chất vấn)

2.3.1. Mô hình lập luận dựa vào mối tương quan vị trí giữa luận cứ và kết luận

Mô hình lập luận này có thể được phân loại dựa vào sự có mặt hay không có mặt của các thành phần trong cấu trúc lập luận. Có mô hình không có luận cứ (luận cứ ngầm ẩn), chỉ có kết luận (C). Mô hình lập luận trong phiên chất vấn thường ở dạng đầy đủ, tường minh (bảng 2.8).

2.3.2. Mô hình lập luận dựa vào mức độ phức tạp của cấu trúc lập luận

Bảng 2.9. Phân loại lập luận dựa vào mức độ phức tạp trong cấu trúc



STT


Lập luận đơn

Lập luận phức

2-3 suy luận

> 3 suy luận

30

29

24

59

Tổng

83

Tỉ lệ

28.9 %

71.1 %


2.3.2.1. Mô hình lập luận đơn trong các lượt lời (qua phiên chất vấn)

Mô hình lập luận đơn thường được sử dụng trong những trường hợp dưới đây:

- Những câu hỏi chất vấn, câu hỏi thẳng thắn, trực diện vấn đề (ví dụ 2.19- PL27, 2.21- PL27).

- Những câu trả lời giải thích ngắn chủ yếu liệt kê, kể về các sự việc đã diễn ra (ví dụ 3.25- PL44).

- Lập luận trong các lượt lời của người điều hành.

(2.56) NTL: Tôi nghĩ rằng với những biện pháp chúng ta đã làm vừa qua chưa đủ (C). Bởi vì trong tổng kết hàng năm về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại thì Ban chỉ đạo 127 Trung ương vẫn thừa nhận rằng ở chỗ này, chỗ kia phối hợp giữa các lực lượng chức năng chưa đồng bộ (D).

(XIII, 4, S.12.11.2012, L25)

Lập luận trên có hình thức tường minh: D -> C. Chúng có thể được bổ sung thêm yếu tố lí lẽ/ biện minh W (hàm ẩn): còn thừa nhận yếu kém là còn tồn tại hạn chế (không có lửa làm sao có khói- nếu x -> y, có y -> có x; x là điều kiện cần và đủ để có y hay x là điều kiện tất yếu để dẫn đến y), D1 (hàm ẩn): các biện pháp đã làm vẫn không có sự đột phá, khác biệt về sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng. Ngoài ra, LL trên còn có thêm yếu tố lí lẽ W1: lí lẽ niềm tin cá nhân (tôi nghĩ). Tôi nghĩ cũng sẽ tạo ra sự hạn định (Q) cho kết luận C (khi đó chỉ tương đương với yếu tố

tình thái có thể do chỉ là sự suy luận cá nhân). Vậy, sơ đồ lập luận có thể được trình bày ở dạng đầy đủ hơn như sau:

D1 + D2 + W1 + W2 -> C (chứa Q)

2.3.2.2. Mô hình lập luận phức trong các lượt lời (qua phiên chất vấn)

a. Mô hình lập luận có 2-3 lần suy luận

- Ví dụ:

(2.57) Vấn đề thứ hai, nước ta là một nước được xác định là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới (D1). Tuy nhiên, sản phẩm gạo Việt Nam giá rất thấp so với thị trường khu vực và trên thế giới (D2-c2). Nguyên nhân ở đây là do hạt gạo Việt Nam chưa có thương hiệu (d2). Xin hỏi, Bộ trưởng cho biết thời gian qua, ngành công thương đã làm gì cho vấn đề này (C)?

(XIII, 4, S.12.11.2012, L.8)

- Phân tích:

w (ngầm ẩn- lẽ thường về quy luật giá cả thị trường): không có thương hiệu thì giá sẽ thấp, có thương hiệu thì giá sẽ cao (giá cả phụ thuộc vào thương hiệu). Lí lẽ chung (W) cho ĐLL trên là: số lượng phải gắn liền với chất lượng mới đảm bảo sự phát triển bền vững. Cần phải xây dựng thương hiệu gạo cho Việt Nam- quốc gia xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới.

Ta có sơ đồ của LL trên:

D1 tuy nhiên D2 [d2 + w (ngầm ẩn) -> c2] + W => C

Các luận cứ xuất hiện trong lập luận trên đều là thực tế tồn tại. Ai cũng biết xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới (ít nhất là tính đến thời điểm nói), giá gạo thấp (là thực tế tồn tại được suy ra từ bối cảnh phát ngôn). Luận cứ: hạt gạo Việt Nam chưa có thương hiệu (luận cứ vừa có tính thực tiễn vừa là sự nhận định của NH).

b. Mô hình lập luận có hơn 3 lần suy luận

Xem xét lập luận phức sau đây:

(2.58) Trước đây, nếu nói doanh nghiệp nhà nước và các dự án kinh tế đầu tư từ nguồn đầu tư công là nắm đấm thép (D1) thì nay, sự đắp chiếu của các dự án này và nợ công tăng cao đã trở thành nắm đấm thép hướng tới sự lo lắng, bất an của người dân (C1= D2). Một đứa trẻ vừa mới sinh ra cũng không tránh khỏi lo lắng này (D2’). Công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ và lợi ích nhóm ngày càng có xu hướng tương đồng về đặc tính, đảm bảo quy trình theo pháp luật (D3) nhưng yếu tố "người nhà", "giọt máu đào hơn ao nước lã" là yếu tố quyết định (D3’). Tiến độ thực hiện thì phải hết sức thần tốc (D4). Pháp luật nghiêm minh, chính sách công khai, thông tin quy trình minh bạch (D5) nhưng con đường tìm đến công lí của người dân vẫn còn một khoảng cách khá xa (D5’). biết những hạn chế sai phạm tồn tại từ trước

kéo dài đến nay (D6) nhưng tinh thần của một Chính phủ kiến tạo và sự chỉ đạo của một bộ máy hành pháp là xuyên suốt (D6’). Vậy thì, với trách nhiệm của một Chính phủ kiến tạo, hành động vì dân (C6= D7), xin hỏi Chính phủ đặt tâm thế của mình vào đâu để hành động (C), vào lợi ích của người dân (D8= C7’) hay vào ai mà cho đến nay những tiêu cực, sai phạm về kỷ cương phép nước, thực trạng khó khăn đời sống của người dân vẫn không giảm có dấu hiệu phức tạp hơn, gây mệt mỏi cho nhân dân (D8’= C7’’). Chính phủ có cần đến niềm tin của người dân nữa hay không (C8)? Nếu còn cần đến niềm tin của người dân (D9) thì trừ việc ban hành những văn bản chỉ đạo hỏa tốc (R9) thì Chính phủ cần phải có những giải pháp căn cơ để làm chìa khóa mở những từ khóa như "đúng quy trình bổ nhiệm, phân cấp, giải cứu" đang dần khép lại niềm tin của người dân (C9).

(XIV, 3, C.15.06.2017, L20)

Đây là một lập luận phức với chuỗi lí lẽ được thể hiện qua ý nghĩa hàm ẩn của các từ ngữ giàu tính biểu cảm và sự kết hợp của các yếu tố ngôn ngữ chỉ dẫn. Tiếp nhận lập luận trên cần tái cấu trúc dựa trên các bước suy luận như sau:

+ Bước 1 (LL1): Trước đây, nếu nói doanh nghiệp nhà nước và các dự án kinh tế đầu tư từ nguồn đầu tư công là nắm đấm thép (D1) thì nay, sự đắp chiếu của các dự án này và nợ công tăng cao đã trở thành nắm đấm thép hướng tới sự lo lắng, bất an của người dân (C1).

Cấu trúc nếuthì trong phát ngôn trên là cấu trúc thể hiện quan hệ so sánh, đối chiếu; không phải trỏ mối quan hệ nhân quả. Bằng lí lẽ (W) suy luận tương tự (anology reasoning) dựa trên kết quả chung là “nắm đấm thép”], LL1 nhấn mạnh thực tế tồn tại sự bất an lớn trong lòng người dân đối với các dự án công dang dở do nợ công.

+ Bước 2 (LL2): một đứa trẻ vừa mới sinh ra cũng không tránh khỏi nỗi bất an này (D2).

Cụm từ không tránh khỏi y là dạng phủ định của phủ định y [- (-y) = y]. Vậy, LL2 có dạng sơ đồ là: A vừa x cũng y.

Cặp tác tử vừa… cũng không đã tạo nghĩa nhấn mạnh cho phát ngôn trên rằng: A với đặc điểm x là sớm, không đáng để có y nhưng kết quả lại (chịu) y.

Có tiền giả định rằng: một đứa trẻ mới sinh ra chưa thể có bất kì sự hiểu biết nào, vô can với mọi sự việc đã xảy ra trước thời điểm ra đời. Tác tử cũng đã nhấn mạnh sự khẳng định: không ngoại lệ. Có một lí lẽ theo thang độ ngầm ẩn W2: trẻ con (trẻ sơ sinh) không thể hiểu chuyện và không có được những suy nghĩ sâu sắc như người lớn. Vậy nên, phát ngôn này có hàm ý nhấn mạnh mức độ bất an hiện hữu, bao phủ lên toàn xã hội (C2) (cả người liên quan hoặc không liên quan trực tiếp).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022