Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 10

vấn của một đại biểu chứa lí lẽ thực tế tồn tại: vào dịp lễ, Tết; công an cơ sở đi thu tiền của bà con buôn bán. Lí lẽ này không được hỗ trợ của các kiểu lí lẽ khác và sau đó bị bác bỏ.

+ Lí lẽ nhân quả là loại lí lẽ được sử dụng nhiều nhất cả ở phiên CV và dự thảo luật. Lí lẽ nhân quả có thể là mối quan hệ nhân quả thuộc về các quy luật tất yếu khách quan, mối quan hệ tự nhiên hay kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, mối quan hệ nhân quả này cũng có thể là mối quan hệ về các lẽ thường (không có tính tất yếu) gắn liền với các đặc điểm cộng đồng, xã hội, cá nhân hoặc đặc điểm đặc thù dân tộc… Có thể kể ra các loại lí lẽ nhân quả:

Lí lẽ nhân quả điều kiện cần:

Chẳng hạn: Giáo dục là con đường thay đổi nhận thức (lấy giáo dục làm cơ sở, nền tảng để thay đổi nhận thức), Cần lấy “vật chất” giải quyết “vật chất” (cần phải hành động để thay đổi)… Hay, lí lẽ nhân quả là quy luật kinh tế tất yếu:

(2.31) Thứ nhất, giải pháp về kết nối để tăng cường thông tin giữa doanh nghiệp với các trường đại học. Bởi vì các trường đại học khi có thông tin về thị trường lao động thì họ sẽ có định hướng ngành, đặc biệt là chỉ tiêu đào tạo phù hợp với thị trường lao động.

(XIV, 2, C.16.11.2016, L2)

Diễn ngôn trên đã sử dụng lí lẽ nhân quả: mối quan hệ qua lại giữa cung- cầu trong nền kinh tế thị trường (cầu quy định cung). Từ đó, đòi hỏi cần phải cung ứng nhân lực theo nhu cầu thị trường lao động hay cần phải có giải pháp đào tạo gắn kết theo định hướng nhu cầu xã hội.

SĐ. Lí lẽ nhân quả điều kiện cần

d => c (d là điều kiện cần của c)

- d => - c Muốn c, cần d

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Lí lẽ nhân quả theo lẽ thường/ quan điểm cộng đồng, xã hội:

Lí lẽ nhân quả là quan niệm phẩm chất cần có của một con người toàn diện: (2.32) Thứ tư, trong ngành y đòi hỏi cả y lí, y thuật và y đức, có nghĩa rằng anh

Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 10

thái độ tốt nhưng anh phải giỏi chuyên môn thì việc này có những cán bộ y tế về y lí, y thuật cũng phải học tập liên tục rèn luyện bởi vì ngành y là ngành học suốt đời cho đến chết, nhưng cũng là ngành bất lực, đau đớn đến tột độ vì không cứu được cái chết của bệnh nhân vì mặc dù có thể tốt về đạo đức nhưng yếu kém chuyên môn cũng ảnh hưởng đến chất lượng, như vậy nó bao gồm cả y lí và y thuật chứ không chỉ y đức. Đó là hiện tượng cơ bản.

(XIII, 4, S.14.11.2012, L2)

Lập luận trên có sử dụng các lí lẽ của sự tác động hai chiều của phạm trù tài- đức. Điều này được đúc kết trong các câu tục ngữ: có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà ko có tài làm việc gì cũng khó.

Lí lẽ nhân quả là quy luật tâm lí mang tính phổ quát theo quan điểm cộng đồng:

Có một quy luật tâm lí mang tính phổ quát “không ai muốn nghèo” và vì thế quyết tâm thoát nghèo. Vậy mà có trường hợp sau:

(2.33) Từ đó nảy sinh một thực tế là người dân phấn đấu nghèo hơn để vào danh sách hộ nghèo để được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi của Nhà nước chứ không phải phấn đấu thoát nghèo, vô hình chung đã tạo ra sự ỷ lại của người dân vào Nhà nước.

(XII, 9, C.26.03.2011, L8)

LL trên chứa một nghịch lí rằng: “người dân phấn đấu nghèo”. Lí do xuất hiện nghịch lí này là: hộ nghèo sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi (lí lẽ về chính sách pháp luật). Vì thế, bản chất của vấn đề vẫn đảm bảo lí lẽ theo quy luật tâm lí phổ quát ở trên.

SĐ. Lí lẽ nhân quả theo lẽ thường, quan điểm cộng đồng/ xã hội:


d => c (w: lẽ thường, quan điểm của cộng đồng/ xã hội X, q: thường, chỉ xét ở cộng đồng X)

Có một dạng điển hình của lí lẽ nhân quả là viện đến hậu quả “đúng, thuyết phục hơn, hợp lí hơn thì nên làm/ theo” và “không đúng, không hợp lí thì không nên làm/ theo”. Trường hợp đại biểu đưa ra các đề xuất, giải pháp thường sử dụng kiểu lí lẽ này (ví dụ 2.28- PL29).

SĐ. Lí lẽ nhân quả viện đến hậu quả:


Nếu d => c

Thì - c => - d (quy tắc MT)

+ Lí lẽ đặc thù dân tộc: Đảng phải gần dân, trọng dân, Nhà nước là của dân, do dân và vì nhân dân phục vụ. Điều này còn thấy ở rất nhiều trường hợp khác và đã thành nếp cảm, nếp nghĩ sâu sắc và có sức mạnh lập luận tốt:

(2.34) Vấn đề thứ nhất liên quan đến sinh mạng của dân là cao nhất, đặc biệt những lúc hiểm nghèo vớ phải phao không đủ chất lượng chúng ta sẽ tính sao đây. Chính vì vậy, đối với 8000 phao này xử lí sao cho nó không còn rủi ro với dân nữa. Đó là ưu tiên số một của chúng tôi.

(XI, 6, S.1.12.2004, L3)

LL trên xuất hiện các từ ngữ phản ánh thang độ so sánh: cao nhất, ưu tiên số một. Đây là diễn ngôn của NTL trước câu hỏi về thực trạng: ngư dân đang phải dùng phao cứu sinh kém chất lượng do doanh nghiệp sản xuất không đúng với ngành nghề đăng kí kinh doanh. Qua đó khẳng định: coi trọng sinh mạng của người dân hơn các mối quan tâm khác.

SĐ. Lí lẽ theo đặc thù dân tộc:

d => c (w- nếu A -> B): là một đặc tính, quan điểm riêng của một dân tộc, d: thuộc về dân tộc đó, q: chỉ cho dân tộc đó)

+ Lí lẽ theo thang độ:

Mọi sự vật, sự việc của hiện thực khách quan đều có những thuộc tính nhất định. Có thể có phép so sánh cùng một đặc điểm giữa các đối tượng đồng loại, hoặc có phép so sánh các mức độ khác nhau khi nói đến các thuộc tính của một sự vật, sự việc. Những thuộc tính này lại được phân loại và nhìn nhận, đánh giá theo những thang độ tiêu chuẩn. Có những thang độ đánh giá theo lẽ thường gắn với tư duy phổ quát (2.31- PL32, 2.33- PL32) nhưng cũng có thể là những lẽ thường gắn liền với đặc thù tư duy dân tộc (ví dụ 2.34- PL33), hoặc chỉ là điểm nhìn của một nhóm người, một cá thể (ví dụ 2.35- PL33). Trường hợp lí lẽ theo thang độ là của nhóm người, hay cá thể chủ yếu được sử dụng để biện minh cho hành động nào đó chưa phù hợp/ bị đánh giá chưa phù hợp. Đó là sự không phù hợp về quan niệm giữa hình thức và nội dung, chất lượng và thành tích “hình thức”, như ví dụ sau:

(2.35) Hai là trong quá trình thực tế chúng tôi phát hiện ra rất nhiều em ngồi nhầm lớp rơi vào trường hợp bị khuyết tật. Có những em không đảm bảo được điều kiện tham gia, nhưng vì có một thí điểm giáo dục hòa nhập, tránh tình trạng các cháu không hội nhập được.

(XIV, 2, C.16.11.2016, L2)

Diễn ngôn trên là lời phát biểu của Bộ trưởng Y khi được hỏi về hiện tượng “ngồi nhầm lớp”. Diễn ngôn này có câu: “Có những em không đảm bảo… nhưng vì có một thí điểm giáo dục hòa nhập, tránh tình trạng các cháu không hội nhập được”. Cấu trúc A nhưng B luôn có một nghĩa hàm ẩn là nhấn mạnh và coi trọng vế B. Bộ trưởng thừa nhận một thực tế rằng có hiện tượng “nhầm lớp” như đại biểu đã phản ánh nhưng lại giải trình với lí lẽ coi trọng dự án thí điểm giáo dục hòa nhập hơn là chất lượng đào tạo. Từ đó, phản ánh một thực tế là vì chạy theo các dự án, thí điểm giáo dục mà xem nhẹ thực tế chất lượng. Đây chính là một biểu hiện của bệnh thành tích (suy rộng ra là sự coi trọng số lượng hơn chất lượng). Trong khi đó, truyền thống cha ông ta luôn coi trọng thực chất hơn là hình thức, chất lượng hơn số lượng.

SĐ. Lí lẽ theo thang độ:


d1, d2 đều x X

d2 (x) > d1 (x) (thang độ d1,d2 có thể dựa trên tiêu chí khách quan hoặc lẽ thường)

d2 (x) => M, d1 (x) => N

=> (c) M [q: thường (nếu thang độ d1,d2 là lẽ thường, không phải bản chất tất yếu)]

+ Lí lẽ theo số đông (số đông là đúng).

Đây là loại lí lẽ mà kết luận chính là ý kiến của đa số.

SĐ. Lí lẽ (/theo) số đông:


Có x1, x2, x3, x4…xn X (người) x1 cho rằng M

x2 cho rằng M

….

xn cho rằng M

=> (c) M đúng (q: thường/ có thể)

+ Lí lẽ theo căn cứ pháp luật: thượng tôn pháp luật, phạt tội đúng người, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật…

SĐ. Lí lẽ (/theo) pháp luật:


x quy định/ điều luật của nước X A x

c: A => (phải/ sẽ) X (q: chỉ xét ở nước X)

+ Lí lẽ quyền uy:

Lí lẽ quyền uy có thể là lí lẽ dựa trên quyền lực (Đảng, Trung ương, …), uy tín (báo chí, người có uy tín trong những lĩnh vực cụ thể đã được xã hội công nhận (ví dụ 2.27- PL29, 2.28- PL29).

SĐ. Lí lẽ theo thẩm quyền:


A có thẩm quyền trong lĩnh vực X A nói rằng x

c = x (q: chỉ x thuộc thẩm quyền A đồng thời x X)

SĐ. Lí lẽ (/theo) uy tín chuyên gia:

A có uy tín, là chuyên gia trong lĩnh vực X A nói rằng: x

c = x (q: chỉ x X chỉ x là kết quả A đã nghiên cứu (bằng phương pháp tin cậy hoặc được đánh giá tốt) thuộc X

+ Lí lẽ theo phương pháp chất vấn:

Về lí thuyết, lí lẽ theo phương pháp chất vấn tốt thường có sự kết hợp với lí lẽ khách quan (từ những văn bản pháp luật, số liệu thực tế) và lí lẽ nhân quả (/nghịch nhân quả) trong lập luận. Các câu hỏi chất vấn sử dụng lí lẽ theo phương pháp chất vấn (dựa trên nguyên tắc “cấm mâu thuẫn” trong suy luận để chất vấn về những vấn đề tồn tại sự bất hợp lí) sẽ có sức mạnh phản biện tốt. Điều này là cần thiết đối với việc trình bày ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Từ những góc nhìn khác nhau, ý kiến của các đại biểu sẽ giúp những người đứng đầu Chính phủ, Bộ, ngành… có thể khái quát vấn đề một cách đa chiều, khách quan để đưa ra những kế sách có tầm chiến lược cho sự phát triển bền vững của đất nước. Nội dung chất vấn gồm: chất vấn sự mâu thuẫn giữa thực tế và lí thuyết, giữa chính sách và thực thi chính sách, giữa quy luật kinh tế- xã hội với chính sách, chiến lược và hành động, lời nói và hành động…

(2.36) Vì sao có chuyện xả lũ đúng quy trình mà người dân hạ du vẫn bị bất ngờ, gây thiệt hại tài sản, mùa màng của người dân? Vấn đề này rất cần có câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường trước cử tri và Quốc hội.

(XIV, 10, S.3.11.2020)

Theo quy định về quy trình xả lũ, trước khi vận hành mở cửa xả lũ, chủ đập phải thông báo đến các cơ quan chức năng để các cơ quan này thông báo cho nhân dân vùng hạ du biết và có biện pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do xả lũ (lí lẽ thực tế căn cứ pháp luật). Vậy mà, có một nghịch lí xảy ra được một đại biểu trình bày: dù xả lũ đúng quy trình (theo thực tế câu trả lời của chủ đầu tư và cơ quan chức năng) nhưng người dân “bất ngờ” và thực tế đã chịu thiệt hại (lí lẽ thực tế tồn tại). Vì vậy, cần phải chất vấn, kết luận cho ra lẽ: “đúng quy trình” này phải chăng chỉ là ở lời nói mà chưa phải là thực tế hành động.

SĐ. Lí lẽ theo phương pháp chất vấn:

d: x = - y

-> y = - x (MT)

w: x = y (tiền giả định)

-> x = - x (HS) (vô lí)

Do đó c: tại sao/ có đúng d không?

(iii) Nói tóm lại, mặc dù các lí lẽ được sử dụng qua phiên chất vấn rất đa dạng gắn liền với các ngữ cảnh khác nhau, nhưng chúng đều có thể xác định, quy về các sơ đồ lập luận đặc thù. Các sơ đồ LL này vừa là công cụ phân tích, đánh giá; vừa là công cụ để tạo lập các LL trên các căn cứ về mối quan hệ xác định.

Qua các ví dụ đã phân tích trong mục 2.2.2.2, có thể nhận thấy, lí lẽ trong diễn ngôn qua phiên chất vấn có thể được trình bày dưới dạng tường minh hoặc hàm ẩn. Đối với dạng hàm ẩn, xác định các lí lẽ hàm ẩn chính là xác định các tiền giả định thuộc về cơ sở suy luận cho diễn ngôn lập luận. Tiền giả định này phải quan yếu đến cả tiền đề, kết luận và thể hiện được mối quan hệ giữa chúng. Nên, về hình thức, nó sẽ được đánh dấu với yếu tố nào đó trong luận cứ và kết luận.

Chẳng hạn, ví dụ 2.27 chứa lập luận là: “Trong hội nghị Diên hồng này, nếu có thế lực thù địch thì chỉ ngự trị trong suy nghĩ của những người quy chụp”.

Đây là một tiểu lập luận trong cấu trúc đại lập luận. Lập luận này được đánh dấu bằng các chỉ dẫn nếu…thì thể hiện mối quan hệ điều kiện- kết quả; tác tử chỉ phản ánh sự tồn tại duy nhất. Lập luận trên có tiền giả định tồn tại: thế lực thù địch, những người quy chụp. Quy chụp có nghĩa là quy lỗi cho người khác theo kiểu chụp mũ, không phản ánh đúng bản chất của sự việc. Vì vậy, sự tồn tại thế lực thù địch duy nhất tồn tại trong suy nghĩ kia cũng là sự không tồn tại trong thực tế. Ngữ huống là sự phán xét về các ý kiến phát biểu của các đại biểu Quốc hội. Vì vậy, đây là một lập luận có hàm ý bác bỏ về sự tồn tại thế lực thù địch trong thực tế: không ai trong số các đại biểu Quốc hội là thuộc về thế lực thù địch. Nên lí lẽ của lập luận này sẽ là: Đại biểu Quốc hội thì sẽ không theo/ thuộc về các thế lực thù địch. Đây là loại lí lẽ thuộc về niềm tin cá nhân, lẽ thường hoặc kiểu lí lẽ trách nhiệm.

*.Quy trình xác định lí lẽ và phân tích lí lẽ

Đối với lí lẽ ở dạng tường minh, chỉ cần xác định các cụm, câu có mối quan hệ suy luận; khi đó sẽ có lí lẽ của lập luận (có thể là lí lẽ bộ phận hoặc lí lẽ khái quát cho ĐLL).

Đối với lí lẽ hàm ẩn, để xác định lí lẽ, cần thực hiện theo quy trình gợi ý sau:

- Bước 1:

Xác định các tiền đề (/luận cứ), kết luận (có thể dựa trên các dấu hiệu chỉ dẫn LL, ngữ cảnh; kết luận có thể ở dạng tường minh hoặc ngầm ẩn).

+ Xác định kiểu quan hệ giữa tiền đề và kết luận.

- Bước 2: Khái quát hóa các trường biểu vật liên quan đến các yếu tố then chốt của tiền đề (/luận cứ) và kết luận.

- Bước 3: Diễn đạt lí lẽ bằng cách đặt các từ ngữ mang nghĩa biểu vật khái quát của tiền đề và kết luận trong mối quan hệ đã xác định.

Lưu ý: Có thể nhận biết nhanh qua dấu hiệu trong các kiểu sơ đồ lí lẽ (đơn) thường gặp.

* Quy trình tạo lập lập luận từ cơ sở lí lẽ

Đối với quá trình tạo lập lập luận, cần phải lấy lí lẽ làm tiền đề cơ sở (tương đồng với quan điểm của tác giả Nguyễn Đức Dân [14, tr.39]). Khi đó, quy trình xây dựng LL cần thực hiện là:

- Bước 1: Xác định được lí lẽ, lựa chọn kiểu lí lẽ (Bước 3- trong quy trình tiếp nhận).

- Bước 2: Cụ thể hóa các thành tố trong lí lẽ thành các từ ngữ cụ thể (thuộc các lớp khái quát trong lí lẽ) là luận cứ, kết luận gắn liền với ngữ cảnh (Bước 2- trong quy trình tiếp nhận).

- Bước 3: Xây dựng mối liên hệ gắn kết giữa tiền đề và kết luận từ mối quan hệ trong lí lẽ (Bước 2, Bước 1- trong quy trình tiếp nhận). Chú ý việc sử dụng các chỉ dẫn lập luận phù hợp. Có thể đánh giá, so sánh vai trò, chức năng khác nhau của chúng để lựa chọn với mục đích lập luận. Có thể lược một số thành phần trong sơ đồ lập luận:

+ Các dữ kiện là tiền giả định có thể được nhận biết dễ dàng (trừ trường hợp mơ hồ, dễ gây hiểu lầm).

+ Một số quá trình suy ý hình thức để tạo ra sức mạnh của những lí lẽ hàm ẩn.

Quá trình tạo lập này sẽ là cơ sở xây dựng các lập luận phản biện trong tranh luận. Khi đánh giá một sự vật, sự việc có thể có nhiều kiểu lí lẽ khác nhau, thậm chí trái ngược nhau và dẫn đến các kết luận khác nhau. Khi đó, hoàn toàn có thể xác định được người nói trước đó đã vận dụng lí lẽ nào là căn cứ cho lập luận của mình. Người phản biện thấy lí lẽ đó chưa hợp lí thì cần phải chọn một lí lẽ phù hợp hơn để bác bỏ. Khi đó, người phản biện sẽ xây dựng lập luận từ chính lí lẽ vừa xác định.

Lưu ý: Trong quá trình xác định này, luôn luôn phải đặt lập luận trong mối quan hệ với ngữ cảnh, bối cảnh lập luận.

* Ví dụ

Dưới đây là một trường hợp phân tích và tạo lập lập luận từ sơ đồ lí lẽ theo phương pháp chất vấn:

Xét trường hợp lí lẽ theo phương pháp chất vấn về vụ việc xả lũ “đúng quy trình” ở trên (ví dụ 2.36- PL33). Vận dụng sơ đồ lí lẽ theo phương pháp chất vấn, có thể phân tích và tạo lập lí lẽ của lập luận này như sau:

- Xác định, phân tích

+ Bước 1:

Xác định các tiền đề và các kí hiệu quy ước tương ứng với kiểu SĐ lí lẽ:

xả lũ đúng quy trình: x

xả lũ không đúng quy trình: - x

dân được báo, sẽ biết: y

dân bất ngờ: - y

Xác định kiểu quan hệ:

Ta có d: x -> - y

-> y = - x (quy tắc MT) w: x -> y (tiền giả định)

=> x = - x (quy tắc HS) (vô lí)

=> c: tại sao d? (Tại sao x lại – y?).

+ Bước 2: (Khái quát hóa các trường biểu vật)

xả lũ đúng quy trình (x: lời nói của cơ quan chức năng)

dân lại bất ngờ (- y: thực tiễn)

+ Bước 3: (Diễn đạt lại)

Tại sao xả lũ đúng quy trình mà dân lại bất ngờ?

Lí lẽ trong LL này là lí lẽ theo phương pháp chất vấn về sự mâu thuẫn giữa lời nói và thực tiễn.

- Tạo lập:

Việc tạo lập LL trên với lí lẽ theo phương pháp chất vấn, cần thực hiện lại các bước ngược lại quá trình suy luận, phân tích ở trên.

+ Bước 1: Xác định mối quan hệ mâu thuẫn là cơ sở cho lí lẽ theo phương pháp chất vấn (mâu thuẫn giữa lời nói và thực tiễn).

+ Bước 2: Cụ thể hóa các thành tố trong lí lẽ gắn với ngữ cảnh: lời nói = xả lũ đúng quy trình (ngữ cảnh cho biết cơ quan chức năng đã trả lời như vậy), thực tiễn = người dân bất ngờ.

+ Bước 3: Xây dựng mối liên hệ gắn kết tiền đề và kết luận. Đây là dạng lập luận đặc biệt với tiền đề là sự mâu thuẫn và kết luận là câu hỏi chất vấn về sự mâu thuẫn đó. Thực chất, để hướng đến một lập luận mạnh đòi hỏi câu hỏi chất vấn ở dạng khẳng định tu từ. Ta có thể xây dựng theo SĐ lí lẽ theo phương pháp chất vấn:

d: x = - y

=> y = - x (quy tắc MT) w: x = y (tiền giả định)

=> x = - x (HS) (vô lí)

Do đó c: tại sao/ có đúng d không?

Xác định các quy ước trình bày tương ứng với sơ đồ:

xả lũ đúng quy trình: x người dân bất ngờ: y dữ kiện/ tiền đề: d tuyên bố/ kết luận: c

Vậy, ta có lập luận: Nếu xả lũ đúng quy trình thì người dân không/ đâu có/ nào có bất ngờ. Thực tế cho thấy người dân bất ngờ, thiệt hại tài sản, mùa màng. Vậy, tại sao lại đúng quy trình mà vẫn vậy? / Có đúng là xả lũ đúng quy trình hay không?...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022