Quan Điểm Tích Hợp Các Hướng Nghiên Cứu Để Đánh Giá Lập Luận

Quy tắc 9 (Quy tắc đóng): Việc bảo vệ không thành công quan điểm phải dẫn đến nhân vật chính rút lại quan điểm, và bảo vệ thành công một quan điểm phải dẫn đến việc nhân vật phản diện rút lại những nghi ngờ của mình.

Quy tắc 10 (Quy tắc sử dụng): Các bên không được sử dụng bất kì công thức lập luận nào không đủ rò ràng hoặc mơ hồ khó hiểu, và họ phải diễn giải các công thức của bên kia một cách cẩn thận và chính xác nhất có thể.

- Bước chuyển hợp lí trong tranh luận:

Trong hội thoại tranh luận, có thể diễn ra sự chuyển hướng từ dạng hội thoại này sang dạng hội thoại khác. Điều này không tất yếu dẫn đến lập luận sai. Chúng chỉ là sai khi liên quan đến sự hiểu nhầm hoặc cố tình ngụy biện, tạo ra sự bịp bợm đối với đối phương. Ví dụ:

(1.11) Sp1: Chúng ta nên dạy học online hay trực tiếp cho học sinh?

Sp2: Học trực tiếp thì rất nguy hiểm vì nguy cơ lây nhiễm covid trong tình hình này.

Sp1: Nhưng học online thì kết quả đánh giá còn nhiều hạn chế.

Sp2: Vẫn nên học online vì sự an toàn của cộng đồng là trên hết. Tập trung thì chỉ mất một thời gian ngắn để đẩy lùi bệnh tật rồi sẽ dành thời gian tăng cường bù lại kiến thức cho học sinh.

Hội thoại trên có sự chuyển hóa từ hội thoại cân nhắc đưa ra những lí lẽ cho hai mặt của vấn đề: nên học online hay học trực tiếp. Để có sự cân nhắc và lựa chọn tốt, cần phải có sự thuyết phục so sánh để có sự lựa chọn tối ưu.

Đoạn hội thoại trên cũng có thể vận động theo chiều hướng dưới đây: Sp1: Chúng ta nên dạy học online hay trực tiếp cho học sinh?

Sp2: Học trực tiếp thì rất nguy hiểm vì nguy cơ lây nhiễm Covid trong tình hình này.

Sp1: Nhưng học online thì kết quả đánh giá còn nhiều hạn chế, đặc biệt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến học sinh cuối cấp.

Sp2. Nếu tổ chức học trực tiếp, có vấn đề gì, cậu có dám chịu trách nhiệm không?

Sp1: Cậu thấy tôi sợ trách nhiệm bao giờ à?...

Hội thoại trên đã có sự chuyển dịch từ hội thoại cân nhắc sang hội thoại tranh cãi cá nhân. Sự tranh cãi cá nhân ấy là bước chuyển không phù hợp vì đã vi phạm quy tắc tranh luận hợp lí. Thay vì đưa ra những luận cứ thuyết phục, xác đáng, Sp2 lại chuyển sang đe dọa về trách nhiệm cá nhân.

1.2.1.6. Lập luận sai

a. Khái niệm

Lập luận sai (fallacy) là những lập luận vi phạm tiêu chuẩn của một lập luận tốt.

Chúng mắc lỗi trong quá trình suy luận, lỗi trong sự tương tác hội thoại.

Một lập luận sai có thể vẫn là một lập luận đúng trên bề mặt hình thức. Lập luận sai có thể do vô tình (ngộ biện) hoặc do cố ý (ngụy biện). Tính đúng đắn, hợp lí của lập luận phụ thuộc vào ngữ cảnh mà lập luận được tạo ra. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi không xét đến khía cạnh tâm lí học để xác định động cơ sử dụng lập luận. Luận án tạm chấp nhận sử dụng thuật ngữ “fallacy/ fallacies” là lập luận sai (có thể là ngộ biện hoặc ngụy biện).

b. Danh sách lập luận sai

Trong tranh luận, lập luận sai được xem là sự không hợp lí về mặt logic và làm suy yếu tính thuyết phục của lập luận. Do đó, kết luận đưa ra sẽ một là không có căn cứ xác đáng; hai là, kết luận có thể đúng thì các từ ngữ và cách nói/ lối nói vẫn có thể thể hiện sự sai lầm.

Những lập luận sai có sự đa dạng về cấu trúc và sự vận dụng trong thực tế. Các lập luận sai có thể được phân loại theo cấu trúc hoặc nội dung. Theo đó, những lập luận sai được chia thành: lập luận sai hình thức và lập luận sai phi hình thức. Việc phân loại các lập luận sai phi hình thức có thể được xem xét trên các khía cạnh: về ngôn ngữ, sự vi phạm liên quan đến các yếu tố là tiền giả định. Mặt khác, các lập luận sai có thể được phân loại theo quá trình mà chúng xảy ra, chẳng hạn: lập luận sai về nội dung, lập luận sai về ngôn từ, và lập luận sai hình thức logic (lỗi trong suy luận). Trong đó, lập luận sai về nội dung lại có thể được xếp là loại lập luận sai phi hình thức, lập luận sai hình thức là lập luận sai logic diễn dịch. Lập luận sai về ngôn từ có thể được phân loại vào cả lập luận sai phi hình thức và lập luận sai diễn dịch. Ví dụ: lập luận sai dựa vào sự mơ hồ (equivocation). Đó là trường hợp một từ hoặc cụm từ sử dụng trong lập luận dựa trên sự mơ hồ. Ví dụ: Anh ấy điên. Điều này có thể ám chỉ anh ta tức giận hay lâm vào tình trạng điên rồ. Lập luận sai dựa trên sự mơ hồ cũng có thể là lập luận sai về cấu trúc. Đó là những lập luận dựa trên sự mơ hồ về mối liên hệ giữa tiền đề và kết luận. Ví dụ: Đây phải là một đội bóng rổ giỏi vì mỗi thành viên của đội bóng là một cầu thủ xuất sắc.

Về cơ bản, danh sách các lập luận sai có thể được phân chia khái quát thành các dạng dựa trên các thành tố và quan hệ của một lập luận: lập luận sử dụng sai các mệnh đề (vi phạm tính đúng đắn/ chính xác hoặc tính chắc chắn, tính đầy đủ, khả năng được chấp nhận), lập luận sai trong cách luận chứng (vi phạm tính hợp lí, hiệu lực; khả năng được chấp nhận), lập luận sai liên quan đến sự nhập nhằng trong ngôn

từ (vi phạm tiêu chí rò ràng, tiêu chí về khả năng được chấp nhận). Ngoài ra, cũng cần tính đến các dạng ngụy biện vi phạm tính quan yếu trong hội thoại (vi phạm tiêu chí quan yếu). Lập luận sai mệnh đề và sai trong cách luận chứng có thể ghép thành nhóm lập luận suy luận sai. Vì vậy, lập luận sai có thể khái quát thành các nhóm với những kiểu lập luận sai điển hình, thường gặp như sau:

Bảng 1.2. Phân loại một số lập luận sai


Lập luận sai

Tiểu loại

LLS do

không quan yếu/ vi phạm tính quan yếu

LLS do thay đổi chủ

đề/ làm lạc hướng vấn đề

LLS tấn công cá nhân, LLS “cá trích”, LLS

đảo nghĩa vụ chứng minh, LLS “anh cũng vậy”, LLS “hai sai thành một đúng”...

LLS viện dẫn

LLS viện đến uy tín, LLS viện đến quyền lực, LLS viện đến sự bạo lực, LLS nặc danh, LLS viện đến lòng thương, LLS gièm pha, LLS gây cảm giác tội lỗi, LLS viện đến niềm tin, LLS viện đến sự ngờ nghệch, LLS viện đến

đám đông

LLS dựa vào lí lẽ/ dẫn chứng không

quan yếu

LLS mối quan hệ nhân quả sai, LLS lí lẽ không phù hợp ngữ cảnh, LLS dẫn chứng

không quan yếu.

LLS do quá trình suy luận sai

LLS do quy nạp sai

LLS khái quát hóa vội vã, LLS “vòng”, LLS nghịch đảo điều kiện, LLS bằng chứng vụn

vặt, LLS “người rơm”.

LLS do nhầm lẫn

trong tam đoạn luận

LLS do suy luận tương tự sai, LLS do thống kê

sai, LLS “đống”/ “bộ râu”, LLS kết luận ẩu.

LLS bằng cách làm

lạc hướng bởi lí lẽ

LLS lí lẽ chẻ đôi, LLS dốc trượt, LLS lợi

dụng hậu quả.

LLS do suy luận từ mệnh đề sai hoặc mệnh đề không đầy

đủ, thiếu căn cứ

LLS nguyên nhân giả (LLS “post hoc”, LLS nguyên nhân sai), LLS thiên lệch.

LLS do sử dụng ngôn ngữ

LLS do thay đổi các

yếu tố ngôn ngữ

LLS do thêm/ bớt, tăng/ giảm các yếu tố ngôn

ngữ.

LLS mơ hồ về ngôn

ngữ

LLS do từ ngữ mơ hồ, LLS do đề tài/ chủ đề

mơ hồ, LLS ngữ điệu mơ hồ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 6

Lưu ý:

Sự phân loại ở trên có tính chất tương đối khi nghiên cứu các lập luận đời thường. Thực tế, một lập luận có thể xảy ra đồng thời nhiều lỗi lập luận, mắc phải lỗi lập luận này cũn sẽ vi phạm lỗi lập luận khác. Sử dụng loại ngụy biện/ ngộ biện “anh cũng vậy” cũng đồng thời là phạm phải ngụy biện/ ngộ biện “tấn công cá nhân”, “dốc trượt”. Các kết luận trong chuỗi suy luận có tính hệ quả, tác động đến trạng thái cảm xúc thì lập luận đó đồng thời cũng là viện tới cảm xúc và viện đến hậu quả… Khi xem xét đến các lỗi trong lập luận, luận án này sẽ tính đến cả những trường hợp phạm nhiều lỗi trong cùng một lập luận. Nội dung khái niệm, phân tích ví dụ cụ thể về các loại LLS được trình bày cụ thể tại (mục 1, PL1- 12).

1.2.1.7. Quan điểm tích hợp các hướng nghiên cứu để đánh giá lập luận

Lập luận có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong các cuộc hội thoại tranh biện. Nói đến hội thoại, cần phải xét đến bối cảnh hội thoại. Cùng là một lập luận, nhưng đặt trong các bối cảnh khác nhau có thể dẫn đến các kết luận khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Bên cạnh đó, nhóm tác giả F.H. van Eemeren [54] và D. Walton [83], đã đặc biệt đề cao vai trò quan trọng của việc xem xét lập luận đặt trong ngữ cảnh hội thoại. Thực hiện điều đó sẽ góp phần giải quyết các hạn chế của việc nghiên cứu lập luận ngoài ngữ cảnh như trong trường hợp sau. Có một ví dụ điển hình của D. Walton khi xem xét đến “lập luận sai dùng câu hỏi vượt cấp tiền giả định” (loaded question fallacy) là: Anh đã ngừng đánh vợ mình chưa?. Câu hỏi này đã chấp nhận tiền giả định rằng: đã đánh vợ. Người trả lời dễ rơi vào bẫy tiền giả định của những câu hỏi dạng này. Nhưng, nhận định trên sẽ không phạm lỗi trong trường hợp hỏi cung, khi người được hỏi đã thừa nhận tiền giả định đó.

Vì thế, để nghiên cứu các lập luận trong ngôn ngữ tự nhiên, chúng ta cần xác định các thao tác tiếp nhận cụ thể. Cấu trúc lập luận đời thường thường khó tiếp nhận hơn bởi lớp nghĩa hàm ẩn của ngôn từ. Khi đó, cần phải xem xét cả cấu trúc bề mặt và cấu trúc bề sâu. Điều này đã được khẳng định bởi F.H. van Eemeren & R. Grootendorst trong công trình [55] và Yoshimi trong công trình Mapping structure of a debate [97]. Trước hết, chúng ta cần miêu tả cụ thể ngôn từ để tách bạch các thành phần trong cấu trúc lập luận (dựa trên quan điểm tiếp cận của O. Ducrot). Sau đó, lập luận được xác định và có thể viết lại tường minh dưới dạng mô hình của S. Toulmin (từ các tiền đề đi đến kết luận). Để đánh giá tính hiệu quả, chất lượng của lập luận, cần đặt chúng vào trong bối cảnh của cuộc hội thoại (tiếp cận từ quan điểm dụng học biện chứng). Như vậy, các lập luận tại Nghị trường Quốc hội được chúng tôi đánh giá theo quy trình như sau:

Bước 1: Phân tích, miêu tả các từ ngữ quan trọng là cơ sở để tường minh hóa lập luận.

Bước 2: Tường minh hóa các yếu tố trong cấu trúc lập luận theo mô hình lập luận của S. Toulmin.

Bước 3: Đánh giá lập luận trong bối cảnh của cuộc hội thoại, coi lập luận là các hành vi ngôn ngữ (để hiểu về tính mục đích, tính hợp lí, tính quan yếu, tính chắc chắn, tính thuyết phục của lập luận). Đồng thời xem xét, đánh giá thêm lược đồ tranh luận được sử dụng tại nghị trường Quốc hội.

1.2.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2.1. Khái quát về Quốc hội Việt Nam

Theo luật tổ chức Quốc hội, số 57/ 2014/ Quốc hội 13, ban hành ngày 20/11/2014 có qui định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội:

a. Vị trí, chức năng của Quốc hội (điều 1)

+ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

b Nguyên tắc và hiệu quả hoạt động của Quốc hội (điều 3)

+ Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

+ Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kì họp của Quốc hội, hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và hiệu quả của sự phối hợp hoạt động với Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức khác.

c Nhiệm vụ của Quốc hội: làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp (điều 4); làm luật và sửa đổi luật (điều 5), giám sát tối cao (điều 6), quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế- xã hội (điều 7), bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước (điều 8).

Trong đó, đáng chú ý là vai trò giám sát tối cao của Quốc hội đã được khẳng định: “Hiến pháp 1946 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định thẩm quyền giám sát tối cao của Quốc hội. Trên cơ sở kế thừa và phát triển quy định về quyền giám sát tối cao của Quốc hội trong các bản Hiến pháp trước, Điều 69 Hiến pháp 2013 quy định:“Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội

đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập (khoản 2, điều 70, hiến pháp 2013; điều 6 luật tổ chức Quốc hội 2014)” [131].

1.2.2.2. Khái quát về hoạt động chất vấn trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam

Chất vấn là hoạt động giám sát trực tiếp và quan trọng của Quốc hội, đồng thời là quyền quan trọng của đại biểu Quốc hội được hiến pháp quy định. Theo bài viết của tác giả Nguyễn Sỹ Dũng- nguyên Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, chất vấn tại diễn đàn Quốc hội Việt Nam được hiểu là:

“Về lí luận cũng như thực tiễn, cùng một sự việc là hỏi và trả lời, nhưng căn cứ vào tính chất, mục đích và thủ tục nên có tên gọi rất khác nhau: hỏi- đáp, thẩm vấn, chất vấn... Suy xét một cách chung nhất, chúng ta có thể thấy rằng hỏi đáp là để thu nhận thông tin; thẩm vấn là để làm rò sự thật; chất vấn là để làm rò trách nhiệm.

Chất vấn, với tư cách là một hình thức giám sát của Quốc hội, được phân biệt với các hình thức khác, tạm gọi là hỏi và trả lời, chủ yếu ở bản chất, mục đích, thủ tục và hậu quả của nó.

Về bản chất: Chất vấn là một thủ tục (hình thức) được Quốc hội áp dụng để giám sát hoạt động của các cơ quan và các quan chức Nhà nước được giao quyền (các hình thức giám sát khác là nghe báo cáo, nghe điều trần, tổ chức, điều tra, tổ chức đi nghiên cứu, xem xét tình hình.... Trong số này có một vài hình thức chưa được áp dụng trong thực tiễn hoạt động của Quốc hội nước ta). Đây là một hoạt động bình thường mà cơ quan lập pháp của các nước trên thế giới đều tiến hành.

Về mục đích: Mục đích chính của chất vấn là để làm rò trách nhiệm. Khi các vị đại biểu Quốc hội hỏi một quan chức nào đó theo thủ tục chất vấn thì thông tin, số liệu không phải là vấn đề chính. Vấn đề chính ở đây, có thể là: Người bị chất vấn có biết về việc đó không? Tại sao lại để nó xảy ra? Hướng xử lí như thế nào? Cần phải rút kinh nghiệm ở đâu? Chế độ trách nhiệm ra sao?

Như vậy, các vị đại biểu Quốc hội có thể chất vấn nhiều lần về một vấn đề, cho đến khi vấn đề đó được xử lí mới chấm dứt. Một vài quan chức có thể không hài lòng và cho rằng sự việc nào đó đã được “hỏi” và đã được “trả lời”, nên không cần phải hỏi lại.” [131].

Về thành phần: Đại biểu tham gia chất vấn gồm các đại biểu chuyên trách và các đại biểu không chuyên trách.

Về thời lượng: Nhiệm kì mỗi khóa Quốc hội kéo dài 5 năm. Mỗi năm chỉ có hai kì họp. Mỗi kì họp Quốc hội thường dành 2-3 ngày cho người đứng đầu các bộ trả lời chất vấn của các đại biểu.

Về hình thức chất vấn: Có hai hình thức chất vấn là chất vấn trực tiếp, chất vấn bằng văn bản.

Về cách thức tổ chức:

Tại Quốc hội hoạt động thường xuyên ở các nước, chất vấn diễn ra với tần suất lớn, các chủ đề và người được chất vấn cũng không được xác định trước. Ở Việt Nam, “Quốc hội tiến hành chất vấn theo nhóm vấn đề tại mỗi kì họp, đồng thời, tại kì họp của năm giữa và năm cuối mỗi khóa, Quốc hội tiến hành chất vấn tổng hợp, không theo chủ đề định trước. Trên thực tế, chất vấn theo nhóm vấn đề cho phép Quốc hội tập trung vào những vấn đề, những lĩnh vực bức thiết và bảo đảm cân đối giữa lĩnh vực hoạt động trong điều kiện thời gian chất vấn hạn chế, chất vấn tổng hợp lại cho phép Quốc hội giám sát ở tầm cao, bao quát hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, đồng thời giám sát lại việc thực hiện các cam kết từ các lần chất vấn trước.

Từ tầm quan trọng và vấn đề nan giải trong lựa chọn chủ đề chất vấn tại kì họp cho nên một trong những yếu tố then chốt làm nên hiệu quả của hoạt động này là vai trò của người điều hành. Người điều hành phải tuân thủ theo quy trình thủ tục được quy định trong nội quy kì họp, nhưng lại phải biết dẫn dắt hoạt động chất vấn đi đúng quỹ đạo theo những nhóm vấn đề đã được Quốc hội lựa chọn, cân bằng thời gian hỏi và trả lời để bảo đảm đúng trọng tâm lại có thể tạo không khí tranh luận, đi đến cùng vấn đề. Luật hoạt động giám sát cũng có quy định để người điều hành có thể quyết định những nội dung chất vấn nào được trả lời bằng văn bản” (theo [132]).

Đầu phiên họp, người điều hành sẽ công bố quy trình, thủ tục chất vấn, nội quy kì họp, các nhóm vấn đề và người chịu trách nhiệm trả lời chất vấn. Các đại biểu đặt câu hỏi chất vấn bằng cách đặt câu hỏi trực tiếp hoặc bằng văn bản. Tùy vào tình hình, người điều hành sẽ quyết định để đại biểu trả lời ngay sau mỗi câu hỏi hoặc trả lời theo nhóm các câu hỏi. Đến lượt tranh luận, đại biểu giơ biển tranh luận (về sau là bấm nút tranh luận).

“Cuối mỗi phiên chất vấn sẽ có một nghị quyết được Quốc hội thông qua. Ðây chính là một hình thức pháp lý xác thực hiệu lực thật sự của hoạt động chất vấn.” (theo [132]).

1.3. Tiểu kết

Chương một đã trình bày khái quát về lập luận (tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lí luận, thực tiễn). Trước hết, một bức tranh khái lược các xu hướng nghiên cứu về lập luận trên thế giới được nêu ra. Qua đó cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của các nghiên cứu về lập luận trên cả phương diện về lượng và chất. Đặc biệt giai đoạn từ cuối thế kỉ XX, lập luận được quan tâm bởi nhiều xu hướng và nhiều tổ chức nghiên cứu đến từ nhiều ngành khác nhau: từ logic học, ngôn ngữ học, triết học. Mỗi ngành,

mỗi phương pháp, quan điểm tiếp cận lại có những ưu thế riêng và đạt được những kết quả nhất định. Định hướng nghiên cứu miêu tả sẽ giúp việc xác định các yếu tố của lập luận tốt hơn bởi những phân tích xác đáng trên bề mặt ngôn từ. Định hướng nghiên cứu logic phi hình thức giúp dễ dàng khái quát hóa, sơ đồ hóa để nhìn nhận được mối quan hệ logic giữa các thành tố trong cấu trúc lập luận. Tuy nhiên, lập luận không tồn tại tách rời khỏi ngữ cảnh. Chúng luôn tồn tại trong chức năng là thành tố quan trọng tạo nên “linh hồn” của cuộc hội thoại tranh luận. Để xác định tính hiệu quả của hội thoại tranh luận cần xem xét nghiên cứu lập luận từ ngữ dụng học (gắn liền với lí thuyết hội thoại). Vì vậy, luận án xem xét lập luận với tư cách là một diễn ngôn có cấu trúc logic nội tại và là một hành vi ngôn ngữ đặt trong mối quan hệ vận động, tương tác của hội thoại tranh luận. Điều này được nghiên cứu trong một trường hợp cụ thể, quan trọng: lập luận, tranh luận trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam (qua phiên chất vấn). Đặt trong mối quan hệ tích hợp của các hướng nghiên cứu, xác định, phân tích lập luận trong tranh luận trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam sẽ định hướng sự đánh giá và tạo lập các lập luận trong bối cảnh này. Như vậy, lập luận sẽ được xem xét toàn diện trên bốn nhiệm vụ cần yếu: xác định, phân tích, đánh giá, tạo lập.

Ngoài việc đặt ra hướng nghiên cứu tích hợp, chương một đã đưa ra hệ thống cơ sở lí thuyết cơ bản về lập luận: khái niệm, cấu trúc, phân loại lập luận, phương pháp lập luận. Ngoài ra, phần nhiều nội dung cơ sở lí thuyết của chương đã dành cho các kiến thức quan trọng: mô hình lập luận của S. Toulmin; sự phân loại lí lẽ (đặc biệt nhấn mạnh đến lí lẽ đời thường/ lí lẽ trong ngôn ngữ tự nhiên); tiêu chuẩn một lập luận tốt; khái niệm và danh sách các lập luận sai; khái niệm, sự phân loại, các giai đoạn, sự vận động của hội thoại tranh luận.

Tất cả những vấn đề lí thuyết về lập luận và thực tiễn về hoạt động chất vấn tại Quốc hội Việt Nam đã nêu sẽ là cơ sở cho những nghiên cứu tại chương 2 và chương 3.

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí