Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 4

quá trình người nói đưa ra lí lẽ để đạt mục đích nói năng. Cách định nghĩa này đã khái quát và dung hòa được các tranh luận về phạm vi lập luận trên thế giới.

Như đã đề cập, trên thế giới, dù có nhiều quan điểm tiếp cận khi nghiên cứu về lập luận nhưng có hai hướng nghiên cứu chính (nếu xét về những đóng góp trên phương diện lí thuyết và thực tiễn). Đó là hướng nghiên cứu phát triển các vấn đề về lí thuyết và hướng vận dụng nghiên cứu lí thuyết trong các lĩnh vực cụ thể. Hiện tại, ở Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu nào có đóng góp xây dựng, phát triển nền tảng lí thuyết về lập luận mà chủ yếu là các công trình nghiên cứu theo định hướng vận dụng. Có công mở đường cho những nghiên cứu về lập luận dưới góc độ ngữ dụng học và logic học là tác giả Đỗ Hữu Châu (1996) [2], Nguyễn Đức Dân (1996, 1998) [3], [4], Nguyễn Thiện Giáp [18]. Công trình Đại cương ngôn ngữ học của Đỗ Hữu Châu [2] và Ngữ dụng học của Nguyễn Đức Dân [4] đều đã trình bày những vấn đề cơ bản trong lí thuyết lập luận như: khái niệm lập luận, quan hệ lập luận, cấu trúc lập luận, lẽ thường trong lập luận… Tuy nhiên, cách tiếp cận lại chủ yếu là giới thiệu lí thuyết lập luận theo quan điểm của O. Ducrot trên cứ liệu tiếng Việt. Từ đó, lập luận được xem xét từ quan điểm miêu tả, phân tích diễn ngôn. Hướng nghiên cứu này về sau được cụ thể hóa hơn bởi những miêu tả chi tiết trong hệ thống tiếng Việt. Đầu tiên, Nguyễn Minh Lộc (1994) trong công trình “Tìm hiểu kết tử nghịch hướng lập luận “nhưng” trong tiếng Việt” [25], đã chỉ ra các đặc điểm chung của kết tử theo lí thuyết lập luận đồng thời chỉ ra một số điểm đặc biệt của kết tử này. Tác giả Kiều Tập khi nghiên cứu “Các kết tử lập luận “nhưng”, “tuy…nhưng…”, “thế mà/ vậy mà” và các topoi - cơ sở của lập luận” đã khẳng định: “đặc điểm nối kết của một số kết tử “nhưng”, “tuy… nhưng…”, “thế mà/vậy mà” đó là những kết tử ba vị trí nghịch hướng trong kết luận” [32, tr.129]… Đến năm 2016, kết tử lập luận được nghiên cứu cả chiều rộng và chiều sâu bởi tác giả Nguyễn Thị Thu Trang trong luận án “Kết tử lập luận trong tiếng Việt” [38]. Tác giả đã nhận diện, thống kê và phân loại kết tử lập luận tiếng Việt; phân tích các chức năng cơ bản của kết tử lập luận tiếng Việt trong các dạng lập luận giản đơn… Cùng với phương pháp tiếp cận trên, về sau, dưới quan điểm phân tích diễn ngôn, lập luận được các tác giả quan tâm nghiên cứu trong các lĩnh vực cụ thể. Có thể kể đến các công trình sau: Nguyễn Thị Hường (2010): “Thể hiện quan hệ mạch lạc theo quan hệ nguyên nhân và quan hệ lập luận trong một số văn bản hành chính (cấp cơ sở) [21]; Chu Thị Quỳnh Phương (2016): “Lập luận trong hội thoại của nhân vật (qua tài liệu văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930- 1945)” [30]; Nguyễn Thị Thắm (2019): “Lập luận trong luật tục Ê đê” [36]…

Năm 2005, tác giả Nguyễn Đức Dân đã trình bày vấn đề: đại cương về lập luận, mô hình khái quát, lập luận theo logic, lập luận theo logic tự nhiên, những vấn đề chung về chứng minh và bác bỏ, những sai lầm trong lập luận, ngộ biện và ngụy biện trong công trình Nhập môn logic hình thức, logic phi hình thức [6]. Đó là một hướng gợi mở cho các nghiên cứu lập luận trong ngôn ngữ dựa trên cơ sở từ logic học tại Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi công trình được công bố, tác giả cũng đã hướng dẫn một số luận án dựa trên phương pháp tiếp cận này. Đó là: “Ngôn ngữ và phương pháp biện luận trong tranh cãi pháp lí” (Lê Tô Thúy Quỳnh, 2002) [5], “Phương thức lập luận trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc và Phương Tây” (Trần Thị Giang, 2005) [17]. Trong khi trên thế giới, lập luận được nghiên cứu từ rất nhiều hướng tiếp cận lí thuyết khác nhau thì ở Việt Nam, lập luận vẫn chủ yếu được quan tâm trên quan điểm miêu tả như trên. Thấy được những hạn chế này, tác giả Nguyễn Đức Dân đã cập nhật lí thuyết logic phi hình thức với bài viết “Giới thiệu lô gích phi hình thức” (2013) [7]. Trong bài báo này, ông đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu lập luận gắn liền với logic phi hình thức. Sau đó, một số công trình nghiên cứu là các luận án đã tiếp tục phát triển hướng tiếp cận này. Có thể kể đến các công trình: “Logic-ngữ nghĩa và lập luận” (Nguyễn Duy Trung, 2014) [39]; “Lập luận trong tiểu phẩm trào phúng (trên cứ liệu tiếng Việt)” (Trần Trọng Nghĩa, 2016) [28]. Các nghiên cứu này đã có sự vận dụng linh hoạt kết hợp giữa cách tiếp cận theo quan điểm miêu tả (ngữ nghĩa) và logic. Tuy nhiên, một trong những vấn đề khá thú vị và đạt được nhiều thành quả nghiên cứu trên thế giới khi nói đến logic là Lập luận sai (Fallacy) thì tại Việt Nam, đến thời điểm hiện tại; chưa nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu và có tính ứng dụng về nó. Thay vào đó, chỉ có số ít những bài viết nhỏ lẻ trên các trang mạng. Tuy nhiên, một là, những lập luận sai chỉ được trình bày lồng ghép trong khi tìm hiểu về sự vi phạm các phương pháp, quy tắc suy luận từ quan điểm của các nhà logic học; hai là, chúng được trình bày độc lập nhưng vụn vặt, chưa đề xuất được danh sách đầy đủ về các lập luận sai và chưa có được cơ sở phân tích biện chứng [120], [122]... Đáng chú ý, hướng nghiên cứu này đã được quan tâm bởi tác giả Nguyễn Minh [27], Nguyễn Đức Dân [14]. Tác giả Nguyễn Minh là người đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm hiện tại, trong giới Việt ngữ học đã khái quát về quá trình nghiên cứu ngụy biện trên thế giới, phân tích mối quan hệ ngụy biện và mạch lạc dựa theo hướng tiếp cận của D. Walton trên cứ liệu diễn ngôn báo chí. Hai điểm quan trọng theo hướng tiếp cận của D. Walton là các kiểu hội thoại tranh biện và vai trò của ngữ

cảnh khi xem xét các ngụy biện (fallacy)3 được tác giả đề cập trong công trình Mối liên


3 Chúng tôi tạm dịch là lập luận sai.

hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận. Tuy nhiên, tác giả chưa có điều kiện nghiên cứu về lập luận trong sự tương tác hội thoại tranh biện.

Trong khi đó, lập luận trong ngôn ngữ đời thường chỉ có thể được lĩnh hội trọn vẹn nhờ đến bối cảnh lập luận (theo đánh giá D. Walton [83], F.H. van Eemeren [54], [55]). Vì thế, lí thuyết dụng học biện chứng có vai trò quan trọng cần phải được nhắc đến khi xem xét các lập luận, đặc biệt là các lập luận trong tranh luận.

Lập luận và tranh luận tại Nghị trường Quốc hội là một trong những vấn đề có phạm vi, quy mô quốc gia và cần được quan tâm. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về các lập luận và tranh luận tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam. Chỉ có số ít các tài liệu sơ lược về Quốc hội Việt Nam, hướng dẫn kĩ năng thu thập, xử lí thông tin; kĩ năng tranh luận. Nội dung trong tập bài giảng “Tổng quan về Quốc hội” của tác giả Trần Ngọc Đường [16] là khái quát về sự ra đời và phát triển của Quốc hội; trình bày tính chất, vai trò, các mối quan hệ của Quốc hội và một số nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Trong tập bài giảng kĩ năng thu thập và xử lí thông tin [37], tác giả Nguyễn Minh Thuyết đã trình bày các hình thức tồn tại của thông tin dựa trên một số tiêu chí (tính cập nhật, tính chính thống…), các nguồn thông tin của Đại biểu (báo cáo của cơ quan, tổ chức; trong công tác lập pháp; trong công tác giám sát). Từ đó nêu ra các kĩ năng thu thập xử lí thông tin kiểm tra độ tin cậy, đầy đủ của thông tin dựa trên phương pháp đối chiếu. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến kĩ năng thuyết trình (sơ lược) gắn liền với các vấn đề được chọn lựa. Kĩ năng thuyết trình chủ yếu là nói đến một số vấn đề cần lưu ý như: tránh khoe thành tích, kể khó khăn, kêu gọi viện trợ khi thảo luận về kinh tế- xã hội; tránh sa đà chữ nghĩa, ham nói nhiều… khi thảo luận dự thảo luật; tránh hỏi thông tin đơn thuần và không đúng người cần hỏi… khi chất vấn. Bên cạnh đó, tập bài giảng còn đề cập đến vấn đề thái độ, trang phục khi thuyết trình. Trong tập bài giảng “Kĩ năng tranh luận của đại biểu Quốc hội” [126], tác giả Nguyễn Minh Thuyết đã trình bày khái niệm tranh luận, các thành tố của một cuộc tranh luận. Từ đó, tác giả định hướng các kĩ năng tranh luận dựa trên quan điểm giao tiếp (tranh luận với ai, khi nào, hình thức tranh luận là gì…). Mặc dù đã nói đến xây dựng lập luận trong tranh luận nhưng tác giả chưa có điều kiện nghiên cứu các tranh luận của đại biểu Quốc hội từ những thành tựu mới trong nghiên cứu lập luận. Điều đó có thể lí giải một phần do đây chỉ là đề cương bài giảng. Suy đến cùng, muốn nâng cao kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tranh luận dù là cho các đại biểu hay đối tượng nào thì cũng phải đưa ra được các khuôn lập luận (trong đó yếu tố lí lẽ giữ vai trò then chốt), khuôn/ sơ đồ lập luận yếu/ sai, khuôn/ lược đồ phản biện với các kiểu lập luận yếu/ sai thường gặp.

Ngoài ra còn có một số bài viết nhỏ lẻ chỉ là một vài ý kiến tổng kết, khái quát có tính chất kinh nghiệm về vấn đề thực tiễn hoạt động của Quốc hội [111], [112],

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

[114]. Từ đó, thực tiễn đặt ra vấn đề định hướng xây dựng kĩ năng lập luận, phản biện cần phải dựa trên căn cứ xuất phát từ bản chất lí thuyết lập luận và thực trạng sử dụng lập luận, tranh luận tại Nghị trường.

Như vậy, đặt trong mối tương quan so sánh với tốc độ phát triển mạnh mẽ của những kết quả nghiên cứu trên thế giới thì lập luận vẫn là mảnh đất giàu tiềm năng cho những nhà nghiên cứu tại Việt Nam. Hơn nữa, về phương diện lí thuyết lập luận, mặc dù trên thế giới đã có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau với những thành tựu nhất định nhưng chưa có phương pháp/ hướng nghiên cứu nào là toàn diện, đầy đủ. Trong các trường hợp cụ thể, lập luận lại rất đa dạng. Chúng vừa là một thể trọn vẹn với cấu trúc nội tại, vừa là một hành vi đặt trong sự vận động hội thoại. Vì thế, vấn đề tích hợp các hướng nghiên cứu đã có để đánh giá lập luận trong trường hợp thực tiễn cần được đặt ra.

Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 4

Dù nghiên cứu lập luận trong lĩnh vực chính trị đã xuất hiện trên thế giới nhưng mục đích, cách thức hoạt động của Nghị trường Quốc hội Việt Nam có những đặc thù riêng. Vì vậy, nghiên cứu lập luận từ thực tiễn lập luận tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam là việc làm cần thiết và có ý nghĩa.

1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn

1.2.1. Cơ sở lí luận

1.2.1.1. Khái niệm lập luận

Lập luận theo chúng tôi gồm 2 ý nghĩa: sản phẩm của quá trình đưa ra các lí lẽ để đi đến mục đích nói năng (xem xét trong chương 2) và hành động người nói đưa ra các lí lẽ để đạt đến mục đích nói năng (xem xét trong chương 3). Vậy, lập luận là quá trình hay sản phẩm của quá trình đi từ tiền đề (luận cứ, lí lẽ) đến kết đề. Một lập luận sẽ được hỗ trợ bởi các lập luận khác, hoặc có thể bị tấn công bởi các lập luận khác bằng cách đưa ra các câu hỏi phản biện (tương đồng với quan điểm trong công trình [91, tr.1]).

1.2.1.2. Cấu trúc lập luận

Cấu trúc lập luận trong luận án này được xem xét theo mô hình rút gọn truyền thống (từ tiền đề đến kết đề) và sự mở rộng miêu tả theo quan điểm của O. Ducrot (cơ sở lí luận để thực hiện chương 2), quan điểm S.Toulmin (cơ sở lí luận để thực hiện chương 3).

a. Cấu trúc lập luận theo mô hình lập luận truyền thống, chủ nghĩa miêu tả

Cấu trúc lập luận đơn giản nhất gồm hai thành tố chính là tiền đề và kết đề/ kết luận. Trong đó: luận cứ, lí lẽ là tiền đề để tạo nên kết luận. Kết luận là mục đích nói năng của lập luận.

- Tiền đề- luận cứ:

Một lập luận có thể có nhiều luận cứ. Vị trí của các luận cứ có thể đứng liền nhau hoặc cách xa nhau. Luận cứ có hiệu lực lập luận mạnh thường đứng gần kết luận hơn. Luận cứ có thể xuất hiện tường minh hoặc ngầm ẩn.

- Tiền đề - lí lẽ:

Lí lẽ là cơ sở để để đảm bảo sự suy luận hợp lí từ luận cứ đến kết luận. Đây là yếu tố tạo nên giá trị cốt lòi của lập luận nên được chúng tôi trình bày chi tiết trong mục 1.2.1.2. c.

- Kết luận/ kết đề:

Kết luận trong một lập luận có thể được suy ra trực tiếp từ các luận cứ hoặc từ các kết luận thành phần. Kết luận có thể tồn tại ở dạng tường minh hoặc ngầm ẩn. Vị trí của kết luận thường rất linh hoạt, có thể là: đứng đầu, đứng cuối, đứng giữa.

- Chỉ dẫn lập luận:

Giữa luận cứ và kết luận luôn có một mối quan hệ nhất định (đồng hướng hay nghịch hướng). Xét trong mối quan hệ này, các luận cứ khác nhau có những hiệu lực lập luận khác nhau. Để xác định được hướng lập luận, đặc tính của luận cứ; phải dựa vào các chỉ dẫn lập luận. Chỉ dẫn lập luận gồm: tác tử lập luận và kết tử lập luận.

+ Tác tử lập luận:

“Tác tử lập luận là những yếu tố tác động vào một phát ngôn sẽ tạo ra một định hướng nghĩa làm thay đổi tiềm năng lập luận của phát ngôn” (thống nhất với quan điểm của tác giả Nguyễn Đức Dân [6, tr. 176]). Khi đó, một số phương tiện tình thái có định hướng nghĩa làm thay đổi sức mạnh của hành vi lập luận cũng được coi là các tác tử lập luận4.

+ Kết tử lập luận:

Kết tử lập luận là thành phần, nhờ nó mà “các phát ngôn trở thành luận cứ hay kết luận của một lập luận” (thống nhất với quan điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu [2, tr.184]).

Kết tử có thể chia thành kết tử hai vị trí và kết tử ba vị trí; kết tử dẫn nhập luận cứ và kết tử dẫn nhập kết luận; kết tử đồng hướng và kết tử nghịch hướng (thống nhất theo sự phân loại của Đỗ Hữu Châu [2]). Phân loại hai kiểu KT2VT và KT3VT, chúng tôi căn cứ vào số lượng phát ngôn tối thiểu mà kết tử chi phối để tạo thành một lập luận (thống nhất với quan điểm của các tác giả trong các công trình [38], [33]).

b. Cấu trúc lập luận theo mô hình S. Toulmin

Trong chương 3 của luận án, cấu trúc lập luận (theo mô hình S. Toulmin) được nghiên cứu gồm sáu thành tố: dữ kiện/ dữ liệu (data), biện minh (warrant), tuyên bố (claim), hạn định (qualifier), phản bác (rebuttal), hỗ trợ biện minh (backing of warrant). Các thành tố dữ kiện/ dữ liệu, biện minh, tuyên bố theo mô hình này lần lượt tương ứng với các yếu tố luận cứ, lí ..lẽ, kết luận trong mô hình lập luận theo truyền thống..

4 Nói về các tác tử lập luận có tác dụng thay đổi sức mạnh của hành vi lập luận, xem thêm quan điểm của Eemeren [51, tr.30].

Mô hình lập luận này được trình bày dưới dạng sơ đồ như sau:


Q

D W C


- Tuyên bố (Claim - C): B R

Tuyên bố/ kết luận là thành tố giữ vai trò là kết luận trong lập luận. Yếu tố này là đích đến và có tính định hướng, chi phối việc lựa chọn và sắp xếp các yếu tố còn lại.

- Dữ liệu (Data - D):

Dữ liệu là cơ sở ban đầu để dẫn đến kết luận trong lập luận

- Biện minh/ lí lẽ (Warrant - W):

Biện minh/ lí lẽ là thành tố tạo ra sự gắn kết trực tiếp giữa dữ liệu và tuyên bố tạo nên sự chắc chắn cho cho lập luận. Yếu tố này gồm các luật suy diễn (diễn dịch, quy nạp, loại suy) hoặc là các lẽ thường (trong ngôn ngữ tự nhiên).

- Trợ giúp cho biện minh/ lí lẽ (Backing of warrant -B):

Đây là thành tố củng cố vững chắc thêm cho tính đúng đắn của thành tố biện minh/lí lẽ.

- Phản bác (Rebuttal - R):

Phản bác là thành tố đề cập những ngoại lệ, những hạn chế cho tuyên bố nêu ra.

- Hạn định tuyên bố (Qualifier - Q):

Hạn định là yếu tố thể hiện mức độ chắc chắn của tuyên bố. Yếu tố này có mối liên hệ mật thiết với yếu tố phản bác để tạo ra những tuyên bố chặt chẽ, tránh được sự bác bỏ tuyên bố từ đối phương.

Ví dụ 1.1 (xem PL16) là một bức thư (đồng thời là một lập luận) của một giảng viên gửi Chủ tịch Hội đồng xét dự thi thăng hạng giảng viên chính.

Người viết đã đưa ra một lập luận phức, lập luận theo phương pháp chất vấn. Trong đó, người viết đã lần lượt bác bỏ những yếu tố hỗ trợ (nhu cầu của trường, các trường khác cũng làm như vậy, thời gian giữ ngạch…) cho kết luận của Hội đồng Trường là: người viết (hay giảng viên đó) không được chấp nhận dự thi thăng hạng chức danh giảng viên chính. Các yếu tố hỗ trợ này bị bác bỏ bởi yếu tố biện minh (lí lẽ) là nguyên tắc “cấm mâu thuẫn” và đòi hỏi bằng chứng là các điều luật. Vì vậy, kết luận ngầm ẩn của lập luận trên là: bác bỏ kết luận của hội đồng xét dự thi giảng viên chính. Các dữ kiện đưa ra cho lập luận là: thông tin nhận được kết luận của hội đồng, các lí do nêu ra cho kết luận đó, lá đơn đã gửi cho Trưởng phòng Hành chính- Tổ chức, các công văn liên quan. Yếu tố hạn định cho lập luận trong trường hợp trên được thể hiện qua

phương tiện cấu trúc phản ánh nguồn tin: theo phản ánh của Trưởng khoa Ngữ văn. Ngoài lí lẽ theo phương pháp chất vấn, lập luận trên còn sử dụng lí lẽ: cần xử lí công việc hợp tình, hợp lí, lí lẽ thực tế (các văn bản luật, kết quả của hội đồng xét tuyển).

Yếu tố quan trọng trong một lập luận chính là cơ sở suy luận/ lí lẽ. Vì chúng có tầm quan trọng như vậy, nên được xem xét cụ thể tại mục 1.2.1.2 c dưới đây.

c. Lí lẽ- yếu tố biện minh trong cấu trúc lập luận theo mô hình S. Toulmin

Trong cấu trúc lập luận, lí lẽ là thành tố thể hiện mối quan hệ suy luận. Suy luận là một quá trình nhận thức hiện thực một cách gián tiếp; từ một hoặc một số phán đoán đã biết, chúng ta suy ra một phán đoán mới để phản ánh đối tượng nhận thức. Phương pháp suy luận logic gồm: suy luận diễn dịch, suy luận quy nạp, suy luận loại suy. Như trên đã nói, có thể lập luận trong ngôn ngữ tự nhiên không hoàn toàn tuân theo các suy luận logic mà còn dựa trên căn cứ là các lẽ thường. Vì vậy, lí lẽ trong lập luận cũng có thể được chia thành 2 loại: lí lẽ logic/ lí lẽ theo logic hình thức và lí lẽ đời thường (trong ngôn ngữ tự nhiên).

(i). Lí lẽ theo logic hình thức

Lí lẽ theo logic hình thức được hiểu chính là các phương pháp suy luận hình thức (thống nhất với cách hiểu theo quan điểm của Nguyễn Đức Dân trong công trình Logic tiếng Việt [3, tr.169]). Loại lí lẽ này gồm ba loại: lí lẽ diễn dịch, lí lẽ quy nạp và lí lẽ loại suy.

- Lí lẽ diễn dịch (deductive reasoning)

Lí lẽ diễn dịch là lí lẽ tuân theo một quy tắc chung: nếu các tiền đề xuất phát từ những tri thức chân thực và có cơ cấu logic xác định thì kết luận cũng là cơ cấu logic xác định, phán đoán chân thực. Lí lẽ diễn dịch là lí lẽ đi từ kiến thức chung (universal knowledge) đến các kiến thức cụ thể được suy ra từ kiến thức chung đó.

Ví dụ:

(1.2) Rằng tôi chút phận đàn bà

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình

(Truyện Kiều- Nguyễn Du)

Lập luận của Hoạn Thư là một tam đoạn luận diễn dịch. Trong đó, có một đại tiền đề ngầm ẩn mang một lẽ thường được đúc kết trong câu ca: “Ớt nào mà ớt chẳng cay. Gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng”. Lập luận này được tường minh hóa bằng mô hình: MaP (đại tiền đề) + MiP (tiểu tiền đề) -> C (kết luận). Trong đó:

MaP: Tất cả đàn bà đều ghen. MiP: Hoạn Thư là đàn bà.

C: Hoạn Thư phải ghen/ ghen là thường tình.

- Lí lẽ quy nạp (inductive reasoning)

Lí lẽ quy nạp là lí lẽ “mà kết luận là tri thức chung được khái quát từ những tri thức cụ thể, riêng lẻ” (thống nhất với [3, tr.169]).

Dựa theo tiêu chí số lượng đối tượng của lớp (một số/ tất cả) được lấy làm cơ sở cho kết luận, lí lẽ quy nạp được phân loại thành lí lẽ quy nạp hoàn toàn và lí lẽ quy nạp không hoàn toàn. Trong đó, lí lẽ quy nạp không hoàn toàn “là sự suy luận mà kết luận chung về một đối tượng nào đó được rút ra trên cơ sở nghiên cứu một số đối tượng của lớp ấy” (thống nhất với [3, tr.170]). Lí lẽ loại này có thể dẫn tới kết luận sai lầm và tạo ra lỗi lập luận (hasty generlization- khái quát hóa vội vã). Người nói chỉ dùng ví dụ cho vài trường hợp nhỏ để từ đó khái quát hóa cho số đông. Trong khi, sự thật là các trường hợp nhỏ lẻ ấy không đủ sự đặc trưng và phổ quát để đại diện cho số đông đang xét.

Ví dụ:

(1.3) Trong câu chuyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”, các thầy bói đã suy luận quy nạp vội vã khi rút ra đặc điểm hình thức tổng thể của con voi qua một bộ phận cụ thể. Trong ví dụ 1.4 (PL17), nếu khoa Ngữ văn chỉ có 3 bạn nữ đó thì kết luận đương nhiên là đúng vì đã tuân thủ lí lẽ quy nạp hoàn toàn.

- Lí lẽ loại suy (analogy reasoning)

Lí lẽ loại suy là lí lẽ “suy ra một dấu hiệu bằng cách đi từ trường hợp riêng này (là đối tượng A) tới trường hợp riêng khác (là đối tượng B) nhờ một số dấu hiệu giống nhau của chúng” (đồng nhất với quan điểm trong công trình [3, tr.177]). Lí lẽ loại suy cũng là một hình thức của lí lẽ quy nạp. Vì thế, con đường này cũng có thể dẫn đến sai lầm. Độ tin cậy cho kết luận của lập luận càng tăng nếu giữa hai đối tượng so sánh đáp ứng được càng nhiều tiêu chí (lượng, chất, quan hệ).

Ví dụ:

(1.5) Chồng: Có mỗi việc ở nhà cơm nước, con cái mà cũng kêu mệt.

Vợ: Em thấy mình không khác gì ô sin của anh vậy. Đã thế, chẳng bao giờ được trả lương.

Chồng: Nếu vậy, đừng có mà ngủ cùng ông chủ.

Trong ví dụ trên, có các lí lẽ loại suy sau: 1, Trong lời nói của vợ: ô sin- làm việc nhà (chăm trẻ, cơm nước…) và được trả lương; vợ- làm việc nhà (chăm con, cơm nước…) nên cũng cần được trả lương; 2, Trong lời nói của chồng: ô sin- làm việc nhà, được trả lương, không được ngủ cùng ông chủ; nếu vợ là ô sin thì cũng không được ngủ cùng ông chủ.

(ii). Lí lẽ theo logic đời thường

Lí lẽ trong logic đời thường/ lí lẽ trong ngôn ngữ tự nhiên có thể dựa theo các quy tắc của logic hình thức (lập luận của Hoạn Thư) hoặc không dựa theo quy tắc của

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí