logic hình thức (lập luận đánh giá về sinh con trai/ gái dưới đây). Lí lẽ đời thường có thể là những chân lí có tính chất kinh nghiệm được đúc kết từ đời sống thường ngày (loại lí lẽ này được gọi là topos- lẽ thường). Cùng nhìn nhận một sự việc, dựa trên các lí lẽ khác nhau, để đưa ra các quan điểm/ kết luận khác nhau, thậm chí trái ngược. Ví dụ: Nếu một gia đình người Việt sinh được một trai, một gái; mọi người sẽ nói: Vậy là được 10 điểm rồi!/ Khéo đẻ!- Lí lẽ trong kết luận này là người Việt ưa “có nếp có tẻ”. Nếu gia đình sinh được hai cô con gái, có người nói: Vậy là không biết đẻ rồi (lí lẽ: quan niệm “trọng nam khinh nữ”), lại có người nói: Vậy là giàu to rồi (lí lẽ kinh nghiệm: nhà sinh toàn con gái thường giàu). Logic đời thường có thể hoặc không được đúc kết thành các câu tục ngữ. Một số lí lẽ được đúc kết trong tục ngữ là: Sống chết có số (lí lẽ về số mạng), Ai giàu ba họ/ ai khó ba đời… (lí lẽ niềm tin về “vận mệnh xoay vần”, Có thờ có thiêng, có kiêng có lành (lí lẽ niềm tin tín ngưỡng thần linh), Trời chu đất diệt (lí lẽ nhân quả dựa trên niềm tin vào sự “nhìn nhận” của các đấng năng lực siêu nhiên)… Ngoài ra, có những lẽ thường không xuất hiện trong kho tàng tục ngữ, chẳng hạn: hàng ngoại là xịn, “cao su” giờ giấc là điều hết sức bình thường đối với người Việt…
Với mục đích đánh giá lập luận (đặc biệt với vai trò là hành vi ngôn ngữ trong hội thoại tranh luận), luận án này chấp nhận sự phân loại lí lẽ5 đời thường dựa theo tiêu chí cơ sở trực tiếp tạo ra kết luận cuối cùng (đích của LL đang xem xét). Theo đó, lí lẽ bao gồm 4 loại chính: lí lẽ theo giá trị, lí lẽ nhân quả, lí lẽ theo phương pháp so sánh thang độ, lí lẽ theo phương pháp chất vấn.
- Lí lẽ theo giá trị
Loại lí lẽ này theo quan điểm của luận án sẽ bao gồm các kiểu lí lẽ dựa theo giá trị của các yếu tố: thực tế tồn tại (lí lẽ thực tế tồn tại), căn cứ pháp luật (lí lẽ căn cứ pháp luật), số liệu (lí lẽ số liệu/ lí lẽ con số), quyền uy (lí lẽ quyền uy). Loại lí lẽ này, bản thân các cơ sở số liệu, văn bản pháp luật, quyền uy… đã là một lí lẽ. Tự thân chúng đã định hướng đến kết luận mà không cần sự hỗ trợ của yếu tố logic hình thức.
5 Lưu ý: đối với sự phân loại này, sẽ có trường hợp luận cứ hay lí lẽ đều có thể là căn cứ pháp luật, số liệu, tồn tại thực tế… Luận án này dựa trên tiêu chí vai trò trực tiếp tạo nên kết luận để phân biệt chúng. Đối với trường hợp các căn cứ pháp luật, số liệu… trực tiếp tạo ra kết luận thì được xếp là lí lẽ; trường hợp cần thêm bước suy luận khác để đi đến kết luận thì căn cứ pháp luật, số liệu… sẽ được coi là luận cứ. Ví dụ: 1, theo văn bản công bố quyết định bổ nhiệm thì ông A giữ chức vụ X (căn cứ văn bản pháp luật là lí lẽ), 2, theo văn bản công bố quyết định bổ nhiệm thì ông A giữ chức vụ X nhưng thực tế ông A không thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao nên ông A không nên được giữ chức vụ đó nữa (căn cứ văn bản pháp luật là một luận cứ cho kết luận không được giữ chức vụ đó nữa). Khi căn cứ pháp luật, số liệu… không trực tiếp tạo ra kết luận mà phải thông qua một bước suy luận logic hình thức thì LL chứa chúng sẽ có lí lẽ nhân quả theo căn cứ pháp luật, số liệu… Chúng tôi tạm gọi là lí lẽ theo căn cứ pháp luật, lí lẽ theo số liệu… Như vậy, căn cứ pháp luật, số liệu… có thể là lí lẽ trong cấu trúc tiểu LL nhưng xét trong cấu trúc ĐLL chỉ là luận cứ.
Ví dụ:
Lí lẽ căn cứ luật pháp là lí lẽ sử dụng giá trị các văn bản hướng dẫn điều kiện dự tuyển giảng viên chính trong ví dụ 1.1 (PL16). Lí lẽ theo giá trị của các con số/ số liệu: ví dụ (1.28- PL20) (6/13 sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên được tuyển dụng ngay trong thời gian thực tập). Lí lẽ thực tế tồn tại là lí lẽ dựa vào giá trị của thực tế: Thực tế cho thấy sự tinh tế có nguồn gốc từ tình yêu thương. Lí lẽ quyền uy là lí lẽ dựa vào giá trị của quyền lực hoặc uy tín: Thứ nhất, vợ luôn đúng. Thứ hai, nếu vợ sai, xem lại điều thứ nhất.
- Lí lẽ nhân quả
“Gồm những lí lẽ về những chứng cứ liên quan tới quy luật về quan hệ nhân quả. Yếu tố cá nhân cũng là những chứng cứ cho quy luật nhân quả: gia đình, thành phần, dân tộc, tổ quốc, giới tính, tuổi tác, trình độ giáo dục, trạng thái thể chất, tài sản…”… (thống nhất với quan điểm trong công trình [14, tr.81]). Loại lí lẽ có sơ sở trực tiếp tạo ra kết luận là từ mối quan hệ logic nhân quả (logic quy nạp, logic diễn dịch, loại suy hay là các logic lẽ thường). Ví dụ: nhận xét về việc sinh con trai/ gái ở ví dụ trên.
Ngoài ra, lí lẽ nhân quả còn thế hiện ở mối quan hệ:
+ Theo hành động, lời nói, phẩm chất (Platin):
Loại 1: Từ hành động suy ra con người (nhìn việc đoán người): Người có hành động tốt là con người tốt, Người có hành động xấu là con người xấu…
Ví dụ (1.6): Bạn ấy tốt vì bạn ấy cho con đồ chơi.
Loại 2: Từ con người suy ra hành động (nhìn người đoán việc): người tốt thì/ (suy ra) hành động cũng tốt, người xấu thì/ (suy ra) hành động cũng xấu.
Ví dụ (1.7): Nhìn loèo khoèo thế kia thì làm ăn được gì.
+ Lí lẽ đặc thù
Lí lẽ đặc thù là những “lí lẽ có thể thay đổi theo những tiền đề tâm lí, những triết lí đặc thù dân tộc và lịch sử từng quốc gia” (thống nhất với quan điểm trong công trình [14, tr.105]). Chúng bao gồm: lí lẽ có tầm vĩ mô dân tộc, lí lẽ theo ngành nghề, lí lẽ theo tầng lớp, lí lẽ theo số phận, lí lẽ theo tướng mạo, lí lẽ theo phong thủy, lí lẽ theo giới tính, lí lẽ theo tuổi tác… Dưới đây là một ví dụ về lí lẽ theo số mệnh của người Việt Nam:
(1.8) Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà không gắng ăn miếng cơm miếng cháo đặng cùng vui sum họp. Song lòng tham vô cùng mà vận trời khó tránh.
(Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ)
- Lí lẽ so sánh theo thang độ (lí lẽ theo thang độ)
“Lập luận sử dụng lí lẽ theo thang độ là những lập luận mà lí lẽ liên quan đến thang độ hóa sự vật và thuộc tính” (thống nhất với quan điểm trong công trình [14,
tr.84]). Kiểu lí lẽ này thường tồn tại trong các câu tục ngữ so sánh gắn liền với quan điểm của xã hội, cộng đồng: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn; Bán anh em xa, mua láng giềng gần… Kiểu lí lẽ thang độ này là cơ sở trực tiếp để tạo ra kết luận coi trọng một giá trị nào đó trong thang độ thuộc tính sự vật, sự việc. Đáng nói là, có kiểu lí lẽ thang độ thể hiện quan điểm lệch lạc, ngược lại với quan điểm truyền thống của dân tộc. Chẳng hạn:
Tại một trường Đại học Sư phạm, gần đến ngày kỉ niệm thành lập trường, Nhà trường muốn thống kê số cựu người học thành đạt để vinh danh. Trường đã ra một văn bản khảo sát với tiêu chí thành đạt là: từ lãnh đạo cấp huyện (hoặc tương đương) trở lên. Trong bảng thống kê có yêu cầu tường minh chức vụ đã và đang đảm nhận. Như vậy, sự thành đạt của cựu người học ngành sư phạm được đo bằng vị trí chức vụ. Trong khi đó, thực tế có nhiều người giỏi chuyên môn, là thầy/ cô được các thế hệ học trò yêu mến, thậm chí có nhiều học sinh thành đạt, có nhiều công trình nghiên cứu ý nghĩa, có đóng góp được xã hội ghi nhận (có cả những người là giáo sư, nhà giáo ưu tú…). Như vậy, quan điểm của trường đó (qua văn bản) sẽ là coi trọng sự đạt được về chức vụ hơn sự thành đạt về chuyên môn.
- Lí lẽ theo phương pháp chất vấn
Đây là loại lí lẽ mà người nói đã đặt ra sự mâu thuẫn trong các dữ liệu đưa ra để khẳng định (/ ngầm khẳng định) về một kết luận nào đó. Sở dĩ loại lí lẽ này có tác dụng làm cơ sở trong lập luận là dựa trên nguyên lí cấm mâu thuẫn trong cơ chế suy luận. Ví dụ: lí lẽ chất vấn trong đơn thư của giảng viên viết gửi Chủ tịch hội đồng xét điều kiện dự thi giảng viên chính (ví dụ 1.1- PL16).
1.2.1.3. Phân loại lập luận
a. Phân loại lập luận dựa trên tiêu chí về cấu trúc
Theo tiêu chí này, lập luận có thể được phân thành các tiểu loại: lập luận đơn, lập luận phức; lập luận ở dạng đầy đủ và lập luận ở dạng không đầy đủ. Lập luận đơn là lập luận cấu trúc chỉ có một quá trình suy ý (ví dụ 1.9- PL17). Lập luận phức là lập luận có nhiều hơn một quá trình suy ý. Nếu coi một tác phẩm văn chương trọn vẹn là một lập luận hoàn chỉnh (bởi tính mục đích thể hiện chủ đề tư tưởng của người viết), thì hầu hết chúng là các lập luận phức. Chẳng hạn, có thể sơ đồ hóa lập luận của bài thơ “Hỏi” (Hữu Thỉnh) (PL17) như sau:
(1.10)
P1: Đất sống với đất: (phải) tôn cao nhau. P2: Nước- nước: (phải) làm đầy nhau.
P3: Cỏ- cỏ: (phải) đan vào nhau.
P4: Đất, nước, cỏ là các vật vô tri vô giác (tiền giả định bách khoa).
C1/P’1: Vật vô tri, vô giác cũng biết đoàn kết, yêu thương. P’2: Người hơn loài vật ở chỗ có tình cảm, có suy nghĩ.
C: Người- người: cần nêu cao tinh thần đoàn kết, yêu thương hơn.
C1/P’1
P’2
C
P1 P2 P3 P4
Trong đó: P1, P2, P3, P4, P’1, P’2 là các tiền đề. C1, C là các kết luận.
b. Phân loại lập luận dựa trên tiêu chí về tính tường minh của kết đề trong lập luận
Có những lập luận, mục đích nói năng (kết luận) không được hiển thị trên bề mặt câu chữ. Muốn hiểu chúng, người nghe phải dùng đến các quy tắc suy luận để tự phát hiện. Vì thế, lập luận có thể là lập luận tường minh (kết luận tường minh) hoặc lập luận hàm ẩn (kết luận hàm ẩn). Cả hai ví dụ trong mục 1.2.1.3.a. ở trên đều là lập luận hàm ẩn.
c. Phân loại lập luận dựa trên tiêu chí về lí lẽ
Dựa trên tiêu chí này có thể phân chia lập luận thành: lập luận theo logic hình thức (truyền thống) và lập luận theo logic phi hình thức, lập luận theo diễn từ chuẩn (nội dung) và lập luận theo ngôn ngữ (ngôn ngữ).
Đối với lập luận logic thì giá trị chân lí đúng- sai là tiêu chí để nhận diện một lập luận tốt/ tồi gắn liền với các tiên đề logic. Nhưng, tiêu chí ấy lại không phù hợp với lập luận đời thường. Đối với lập luận đời thường, “lẽ thường” (những chân lí thông thường có tính kinh nghiệm, không có tính tất yếu, bắt buộc) lại là cơ sở của lập luận.
Lẽ thường có mối quan hệ với minh triết theo quan điểm văn hóa dân gian (minh triết- wisdom- là khả năng sử dụng những kiến thức, kinh nghiệm để phán đoán, ra quyết định phù hợp, đúng đắn)6. Chúng có thể chuyển hóa cho nhau nhưng không hoàn toàn đồng nhất. Lẽ thường có thể là minh triết nhưng có thể là không. Minh triết trong văn hóa dân gian được phát biểu dưới dạng các câu tục ngữ, câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn. Trong đó chứa đựng những tri thức, bài học văn hóa ứng xử mà dân gian cho rằng là phù hợp, khéo léo, tinh tế. Do vậy, minh triết chính là
những bài học được rút ra từ các lẽ thường có tính kinh nghiệm. Tuy nhiên, lẽ thường có tính năng động hơn minh triết. Lẽ thường luôn được bổ sung trong đời sống, chẳng hạn, có các lẽ thường mới xuất hiện: hàng ngoại là xịn, người Việt hay “cao su” giờ giấc… Tuy nhiên, việc sử dụng các lẽ thường hay minh triết theo quan điểm
6 Theo từ điển Cambridge.
văn hóa dân gian luôn phải được xem xét một cách linh hoạt gắn liền với ngữ cảnh, bối cảnh xác định. Thực tế, có những trường hợp cho thấy: hàng ngoại không xịn, hình thức không phản ánh nội dung (trái ngược với quan điểm: trông mặt mà bắt hình dong), con cãi cha mẹ nhưng rất hợp tình, hợp lí (trái ngược với quan điểm: con cãi cha mẹ trăm đường con hư). Một lẽ thường có thể được chấp nhận trong trường hợp này nhưng lại bị bác bỏ trong trường hợp khác.
Có những trường hợp cùng một lí lẽ nhưng lại có những kết luận khác nhau do tư duy văn hóa khác nhau. Hoặc, ngay trong cùng một nền văn hóa lại có những tiền đề định hướng đến các kết luận trái ngược nhau. Cùng là phát ngôn: “Cô ấy 32 tuổi.”, đặt trong những ngữ cảnh khác nhau; có thể có hai, ba kết luận trái ngược là: 1, (hành vi: mỉa mai): già, ế rồi! (Già kén kẹn hom; Trai ba mươi tuổi đang xoan, Gái ba mươi tuổi đã toan về già)!; 2, (hành vi: an ủi): chậm, muộn nhưng chắc! (Trâu chậm uống nước trong; Có phúc lấy phải vợ già, Sạch cửa, sạch nhà lại ngọt cơm canh; 3, (hành vi: đánh giá): còn rất triển vọng trong phát triển sự nghiệp- tiến thân trong công việc: sản xuất kinh doanh làm giàu, nghiên cứu khoa học...
Vì vậy, lập luận đời thường có thể bị bác bỏ bằng cách chất vấn, đưa ra các lẽ thường (topos) là các luận cứ trái ngược. Có những lẽ thường là hệ thống các giá trị chung cho mọi nền văn hóa nhưng cũng có những lẽ thường lại điển hình cho một nền văn hóa khu biệt.
d. Phân loại lập luận theo tiêu chí dựa vào các tiền đề trong lập luận
Các loại lập luận dựa vào hệ thống các giá trị chung; lập luận dựa vào chứng cứ, logic; lập luận dựa vào quyền uy…là sự phân loại dựa trên tiêu chí về nội dung, chủ đề của các tiền đề là cơ sở suy luận.
Ví dụ lập luận trong toán học trong mục 1.2.1.3.f. là lập luận dựa vào chứng cứ. Lập luận của Hồ Chủ tịch trong bản Tuyên ngôn độc lập là một lập luận dựa vào giá trị chung: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được…”.
e. Phân loại lập luận dựa trên tiêu chí về phương pháp lập luận
Dựa trên tiêu chí phương pháp lập luận, lập luận gồm: lập luận diễn dịch, lập luận quy nạp, lập luận loại suy/ tương tự; lập luận theo lẽ thường (xem mục 1.2.1.2.c.).
f. Phân loại lập luận dựa trên tiêu chí về các lĩnh vực ứng dụng
Dựa trên tiêu chí này, chúng ta có các lập luận trong toán học, lập luận trong chính trị, lập luận trong pháp lí, lập luận trong khoa học máy tính… Ví dụ sau là một
lập luận trong toán học: Vì tam giác ABC có: ABC = ABC (giả thiết) nên tam giác ABC cân tại B, suy ra AB = BC (1). Mặt khác, AB = AC (giả thiết) (2) nên tam giác ABC là tam giác đều. Từ (1) và (2) suy ra tam giác ABC đều. Sau đây là một lập luận trong lĩnh vực chính trị của đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc khi bàn về vấn đề biển Đông tại kì họp thứ 8, Quốc hội Việt Nam, khóa XIV: “Tại sao lại né tránh chỉ trích đích danh Trung Quốc bằng khái niệm mơ hồ “nước ngoài”?”…
1.2.1.4. Tiêu chuẩn một lập luận tốt (criteria of a good argument)
Một lập luận trong ngôn ngữ tự nhiên, trước hết, phải đảm bảo những tiêu chuẩn nội tại của cấu trúc ngôn ngữ tự thân. Bên cạnh đó, vì chúng cũng là diễn ngôn thực hiện chức năng giao tiếp nên phải đồng thời tuân thủ quy tắc hội thoại với tư cách là một hành vi ngôn ngữ. Vì vậy, tác giả Johnson (2000) đã đưa ra 4 tiêu chí nhận diện một lập luận tốt/ tồi: khả năng được chấp nhận (acceptability), tính chân thực (truth), tính quan yếu (relevance) và tính đầy đủ (sufficiency) [44]. Có thể thấy rằng tính khả năng được chấp nhận của một lập luận bao gồm nhiều cấp độ khác nhau. Trước hết phải đảm bảo tính hiệu lực của một lập luận. Ngoài ra, khả năng có thể chấp nhận (tính khả chấp) của lập luận còn liên quan đến tất cả các đặc tính khác: tính chân thực, tính quan yếu, tính đầy đủ. Thêm nữa, khả năng chấp nhận còn phụ thuộc vào tính rò ràng, tính hợp lí của một lập luận. Biểu hiện cao nhất cho khả năng chấp nhận của một lập luận là tính thuyết phục. Vì vậy, để cụ thể hóa hơn tiêu chí khả năng được chấp nhận, quan điểm của luận án có bổ sung thêm các tiêu chí cụ thể. Một lập luận tốt cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Tính hiệu lực (validity).
Tính hiệu lực là tiêu chuẩn đánh giá các lập luận có thể quy về dạng logic hình thức. Lập luận logic/ hình thức yêu cầu phải đảm bảo tuân theo các quy tắc/ phương pháp suy luận. Nếu tất cả các tiền đề là đúng thì kết luận cũng phải đúng, điều đó tạo nên sức mạnh của lập luận. Đây là tiêu chí cần nhưng chưa đủ để một lập luận là một lập luận tốt. Lập luận tốt nhất định phải là lập luận có giá trị hiệu lực. Nhưng một lập luận có tính hiệu lực thì chưa hẳn sẽ là một lập luận tốt.
- Tính vững chắc/ chắc chắn (soundness)
Tính chất này được thể hiện qua sự chắc chắn, tin cậy của dữ liệu so với thực tế và tính đúng đắn của kết luận trong lập luận hình thức.
- Tính rò ràng (clarity)
Lập luận cần tránh những trường hợp mơ hồ ngôn từ. Điều này dễ dẫn đến hiện tượng đánh tráo khái niệm hoặc dùng câu hỏi vượt cấp tiền giả định.
- Tính đầy đủ (sufficiency): đặc tính này của lập luận thể hiện ở việc cần phải nêu ra những cơ sở tiền đề và lí lẽ phù hợp, đủ cho kết luận nêu ra. Kết luận nêu ra cũng cần phải phản ánh đầy đủ từ những tiền đề đã nêu.
- Tính quan yếu (relevance)
Lập luận cần được xem xét từ góc nhìn ngữ dụng (xét trong mối quan hệ với ngữ cảnh). Tính quan yếu gồm cả sự quan yếu giữa các thành tố trong lập luận và sự quan yếu của lập luận đặt trong bối cảnh của hội thoại.
- Tính hợp lí (reasonability)
Đây là thuộc tính thể hiện mức độ tiêu chuẩn cho lập luận đời thường. Đặc tính này của lập luận có mặt ở mọi thành tố trong cấu trúc lập luận.
- Tính thuyết phục (cogency)
Tính thuyết phục của lập luận phụ thuộc vào các tính chất trên, đặc biệt phụ thuộc vào tính hợp lí, mức độ được chấp nhận. Một lập luận đã là chính xác, hợp lí, nếu lập luận có sử dụng thêm các yếu tố (chẳng hạn: ẩn dụ tri nhận) tác động đến cảm xúc, niềm tin thì sức mạnh thuyết phục của lập luận sẽ càng cao.
1.2.1.5. Lí thuyết hội thoại tranh luận
a. Về khái niệm “hội thoại tranh luận”
Hội thoại tranh luận là một chuỗi của sự thay đổi thông điệp hoặc hành vi ngôn ngữ giữa hai hoặc nhiều người nói. Một tranh luận tốt, lí tưởng là giữa các bên tham gia tuân thủ các quy tắc tranh luận. Kết quả của cuộc tranh luận sẽ là kết quả của lập luận khái quát. Mỗi lượt lời trong hội thoại tranh luận sẽ là các hành vi ngôn ngữ dẫn ra các yếu tố dữ kiện, biện minh, hỗ trợ biện minh, hạn định, phản bác cho LL khái quát.
b. Các kiểu hội thoại tranh luận
Tiếp thu quan điểm của các tác giả D. Walton (1989) [83] và D. Walton, Krabbe (1995), McBurney và Parsons (2001) [93], chúng tôi quan niệm hội thoại tranh luận gồm có các kiểu trong bảng 1.1. dưới đây:
Bảng 1.1. Các kiểu hội thoại tranh luận
Tình huống ban đầu | Mục đích của người tham gia | Mục đích của hội thoại | |
Thuyết phục | Xung đột về ý kiến | Thuyết phục người đối thoại | Giải quyết hoặc làm rò vấn đề |
Điều tra | Cần có chứng cứ | Tìm và xác minh bằng chứng | Chứng minh/ hoặc bác bỏ giả thuyết |
Khám phá | Cần tìm một lời giải thích cho thực tế | Tìm và bảo vệ một giả thuyết phù hợp | Chọn giả thuyết tốt nhất để kiểm tra |
Đàm phán | Xung đột về lợi ích | Có điều mà bạn muốn nhất | Giải quyết hợp lí, cả hai bên đều thỏa mãn |
Tìm kiếm thông tin | Cần thông tin | Thu nhận hoặc đưa ra thông tin | Trao đổi thông tin |
Cân nhắc | Tiến thoái lưỡng nan hoặc sự lựa chọn thực tế | Phối hợp và hành động | Quyết định phương án tốt nhất từ các phương án có sẵn |
Tranhcãicánhân | Xung đột cá nhân | Phản đối bằng lời nói ra | Tiết lộ sự xung đột sâu hơn |
Có thể bạn quan tâm!
- Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 2
- Nghiên Cứu Lập Luận Từ Quan Điểm Biện Chứng Hình Thức
- Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 4
- Quan Điểm Tích Hợp Các Hướng Nghiên Cứu Để Đánh Giá Lập Luận
- Thành Phần Lập Luận Trong Các Lượt Lời Trên Diễn Đàn Quốc Hội (Qua Phiên Chất Vấn) 7
- Luận Cứ (Dữ Kiện) Và Lí Lẽ (Biện Minh) Trong Các Lượt Lời (Qua Phiên Chất Vấn)
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
c. Sự vận động hội thoại tranh luận
- Các giai đoạn tranh luận
+ Đối chất: Trình bày vấn đề, chẳng hạn một câu hỏi tranh luận hay một bất đồng chính trị.
+ Mở đầu: Thống nhất về các quy tắc, chẳng hạn: các dẫn chứng được trình bày như thế nào, những nguồn sự kiện nào được sử dụng, xử lí các cách hiểu trái chiều bằng cách nào, kiện kết thúc là gì.
+ Tranh luận: Áp dụng các nguyên tắc logic theo các quy tắc đã thống nhất ở trên.
+ Kết thúc: Tranh luận kết thúc khi các điều kiện kết thúc đã được thỏa mãn. Trong các điều kiện đó có thể có một giới hạn về thời gian hay sự phán quyết của một trọng tài. Trong thực tế tranh luận trong đời thường, giai đoạn mở đầu có thể không được cụ thể, tường minh hóa….
- Các quy tắc tranh luận
Một tranh luận hợp lí trước hết phải thỏa mãn tiêu chí của một lập luận hợp lí. Ngoài ra, vì tranh luận là hoạt động thực hiện trong quá trình vận động hội thoại nên phải đảm bảo được các quy tắc hội thoại.
Tranh luận hợp lí phải đảm bảo là lập luận tự thân tốt và phải quan yếu, phù hợp với ngữ cảnh hội thoại. Điều này được chúng tôi tiếp thu quan điểm từ F.H. van Eemeren:
Quy tắc 1 (Quy tắc tự do/ dân chủ): Các bên không được ngăn cản sự trình bày quan điểm tiếp theo của đối phương hoặc nghi ngờ quan điểm chưa được đề cập tới.
Quy tắc 2 (Quy tắc chứng minh): Một bên đưa ra quan điểm là bắt buộc phải bảo vệ nó nếu được yêu cầu làm như vậy.
Quy tắc 3 (Quy tắc về quan điểm- trúng đích): Khi phản biện, quan điểm phải liên quan đến quan điểm thực sự mà đối phương hướng đến.
Quy tắc 4 (Quy tắc quan yếu): Một bên chỉ có thể bảo vệ quan điểm của mình bằng cách đưa ra lập luận kế tiếp liên quan đến quan điểm ban đầu.
Quy tắc 5 (Quy tắc tiền đề chưa được giải thích): Không được phép vượt cấp các tiền đề ngầm ẩn chưa được giải thích.
Quy tắc 6 (Quy tắc điểm bắt đầu): Không bên nào được trình bày sai một tiền đề như một điểm bắt đầu cho chuỗi những lập luận tiếp theo.
Quy tắc 7 (Quy tắc lược đồ lập luận): Một quan điểm có thể không được coi là bảo vệ một cách chắc chắn nếu việc phòng thủ không diễn ra bằng phương tiện của một lược đồ lập luận thích hợp được áp dụng chính xác.
Quy tắc 8 (Quy tắc hiệu lực): Lí lẽ trong lập luận phải là hợp lí, hợp lệ hoặc phải có khả năng hợp lệ được thực hiện bằng cách làm rò ràng một hoặc nhiều cơ sở chưa được giải thích.