KẾT LUẬN
21 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, đặc biệt trong 10 năm, từ năm 1965 đến năm 1975 Mỹ đã đẩy cuộc chiến xâm lược Việt Nam lên một mức độ mới chưa từng có. Cuộc chiến không cân sức giữa một bên là đội quân xâm lược nhà nghề đông đảo, có trang bị hiện đại với một bên là một dân tộc đất không rộng, người không đông, vũ khí chiến tranh thô sơ đã đẩy cuộc chiến tranh vệ quốc ở hai miền Nam, Bắc Việt Nam mang đầy máu và nước mắt. “Có áp bức có đấu tranh”, với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do”, ngay từ đầu cuộc chiến nhân dân miền Nam đã đồng loạt đứng lên đánh trả kẻ thù. Bằng ý chí kiên cường, lòng dũng cảm, tình yêu nước nồng nàn của quân dân dưới sự lãnh đạo sáng suốt, mưu trí của Đảng, cuộc chiến của nhân dân miền Nam từng bước giành được những thắng lợi quan trọng. Các chiến lược chiến tranh của Mỹ áp dụng ở miền Nam lần lượt bị đánh sập. Thắng lợi chung này của đồng bào chiến sĩ miền Nam có sự đóng góp quan trọng của Đảng bộ và quân dân Bình Định. Suốt 10 năm từ năm 1965 đến năm 1975 Đảng bộ tỉnh Bình Định đã lãnh đạo quân dân trong tỉnh tiến hành chiến tranh du kích khắc phục mọi khó khăn từng bước giành được những thắng lợi quan trọng trong sự nghiệp đánh Mỹ diệt Việt Nam cộng hòa.
1.Phong trào chiến tranh du kích ở Bình Định phát triển mạnh mẽ, liên tục từ năm 1965 đến năm 1975.
Trong khoảng 10 năm trước khi hoàn toàn sụp đổ tham vọng ở miền Nam Việt Nam, Mỹ liên tiếp tiến hành chiến lược chiến tranh cục bộ rồi chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Chúng dốc toàn tâm toàn lực cho cuộc chiến ở Việt Nam. Từ tháng 4 năm 1965 trở đi những đơn vị quân đội Mỹ và Nam Triều Tiên đã có mặt để triển khai hàng loạt cuộc hành quân tàn khốc tại Bình Định. Từ đây cuộc đấu tranh của quân dân Bình Định cũng bước sang một giai đoạn mới mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Thế trận chiến tranh nhân dân phát triển rộng khắp trên tất cả mọi địa bàn của tỉnh. Từ miền núi xuống đồng bằng, từ nông thôn đến khu vực quận lỵ, thị xã người
dân tham gia đấu tranh chống Mỹ ngụy bằng nhiều hình thức khác nhau. Lực lượng vũ trang 3 thứ quân không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng. Với nhiều loại vũ khí từ vũ khí thô sơ tự tạo như cuốc, thuổng, gậy gộc, hầm chông, bẫy đá, mang cung, súng ngắn, bộc phá, lựu đạn đến các loại vũ khí hiện đại như súng trường, pháo cối.v.v. lực lượng vũ trang tỉnh Bình Định đã vận dụng linh hoạt các chiến thuật chiến tranh du kích nhằm giành, giữ dân, tiêu hao tiêu diệt kẻ thù. Nếu chiến thắng của quân dân Bình Định trong những ngày đầu Mỹ đến đây làm giới báo chí Mỹ phải thốt lên “Trong thời đại vũ khí tối tân, các lực lượng Mỹ ở miền Nam Việt Nam lại thấy rằng vũ khí thô sơ là nguồn gốc gây ra cảnh bối rối thường xuyên và nguy hiểm cho họ” [45; tr135] thì từ năm 1965 trở về sau các chiến thuật chiến tranh du kích được sử dụng một cách phổ biến rộng rãi và linh hoạt ở hầu hết các địa bàn tỉnh làm kẻ thù thực sự khiếp sợ, đi đến đâu chũng cũng bị sa vào lưới trận chiến tranh du kích. Địch bị đánh ban ngày, ban đêm, đánh trong công sự, đánh ngoài công sự, bị phục kích, tập kích không kể điều kiện thời tiết nắng nóng hay mưa bão. Có những năm như năm 1969, năm 1970 v.v, hơn 2/3 thời gian các lực lượng vũ trang vận động chiến dịch quần bám đánh địch. Dù địch phân tán hay tổ chức tập trung thành tiểu đội, trung đội, thậm chí cả tiểu đoàn đều có thể bị tiêu diệt bởi các chiến thuật du kích. Từ lối đánh nhỏ lẻ lúc đầu, từ năm 1965 trở đi các lực lượng vũ trang tỉnh Bình Định không những tổ chức các trận đánh độc lập mà còn có sự phối hợp giữa bộ đội tỉnh huyện với dân quân du kích, bộ đội tỉnh, huyện, dân quân du kích với bộ đội chủ lực của Sư đoàn 3 tiến hành đánh vận động chiến mở nhiều chiến dịch thành công, từng bước làm thất bại âm mưu giành dân lấn đất của kẻ thù, trực tiếp đưa đến những thắng lợi vẻ vang cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng tỉnh Bình Định.
2. Phong trào chiến tranh du kích được sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp bộ Đảng tỉnh Bình Định, kiên định chủ trương đường lối của Khu ủy, Quân khu ủy và trung ương Đảng.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp bộ Đảng đối với phong trào chiến tranh du kích ở tỉnh Bình Định mang tính toàn diện. Trong suốt 10 năm từ năm 1965 đến năm 1975, thành phần số lượng du kích, cách thức tổ chức, huấn luyện, trang bị vũ khí, nhu cầu lương thực thực phẩm quân trang quân dụng, chiến thuật du kích sử dụng trong mỗi trận đánh v.v đều có sự chỉ đạo sâu sát của các cấp bộ Đảng tỉnh Bình Định, có sự tham mưu trực tiếp của Quân ủy khu 5 nhằm thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng phù hợp với tình hình thực tế tỉnh nhà. Vì vậy nhìn một cách tổng quan cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Bình Định giai đoạn 1965 – 1975 ta thấy rõ phong trào đấu tranh của nhân dân Bình Định nói chung, của các lực lượng vũ trang tỉnh Bình Định nói riêng không tách rời phong trào kháng chiến chống Mỹ của đồng bào Quân khu 5, đi theo đúng chủ trương, con đường kháng chiến chống Mỹ cứu nước Trung ương Đảng vạch ra. Từ năm 1965 khi Mỹ đặt Bình Định vào làm một trong những mục tiêu “tìm diệt” và “bình định” của chúng ở Khu 5, từ đây Quân ủy khu 5 cũng dành sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt phong trào đấu tranh cho quân dân Bình Định. Sư đoàn 3 của Quân khu 5 được thành lập tại huyện Hoài Ân. Các Trung đoàn 2, 12, 22 luôn sát cánh cùng quân dân Bình Định đánh Mỹ diệt Ngụy. Tuy nhiên, điểm nổi bật của Đảng bộ tỉnh Bình Định trong quá trình chỉ đạo, lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích trên địa bàn là Đảng bộ đã vận dụng sáng tạo chủ trương của Trung ương Đảng và Quân ủy khu 5 vào tình hình thực tế tỉnh nhà để đưa phong trào đấu tranh của quân dân trong tỉnh từng bước tiến lên hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng của tỉnh và Quân khu 5 trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
3. Chủ trương, đường lối của các cấp bộ Đảng đã được quân và dân Bình Định triển khai thực hiện một cách khẩn trương, nghiêm túc. Trong bối cảnh kẻ thù tăng cường đẩy mạnh quy mô và tốc độ chiến tranh ở miền Nam Việt Nam nói chung, ở Bình Định nói riêng, đã có những năm, có những nơi, cách mạng Bình Định vô cùng khó khăn. Điển hình như sau vụ thảm sát ở khu vực Núi Bà năm 1966, sau tết
Mậu Thân năm 1968 và nửa đầu năm 1969 v.v nhất là vào đầu năm 1969 nhiều làng mạc trên địa bàn Bình Định bị địch biến thành vùng trắng, người dân bị dồn vào các khu tập trung, ruộng đồng, vườn tược bị cày xới, phá hủy hoang tàn. Cán bộ, bộ đội bị đánh bật khỏi dân. Không ít ngày các lực lượng vũ trang ở Bình Định sống trong cảnh đói cơm, lạt muối. Biến đau thương thành hành động, các thế hệ quân, dân Bình Định nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, thực hiện triệt để chủ trương của các cấp bộ Đảng tỉnh, từng bước khôi phục, giữ vững, phát triển phong trào cách mạng, tiến lên thực hiện thắng lợi từng mục tiêu cách mạng cụ thể.
4. Phong trào du kích chiến tranh đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng, góp phần đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, góp phần vào thắng lợi chung của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Một trong những thắng lợi quan trọng nhất của phong trào du kích chiến tranh ở Bình Định từ năm 1965 đến năm 1975 là quân dân Bình Định đã từng bước đập tan âm mưu thủ đoạn trong giành và giữ dân của kẻ thù. Nếu trong thời kỳ tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ”, trong hai chính sách “bình định” và “tìm diệt”, Mỹ đưa chính sách “tìm diệt” lên hàng đầu hòng thực hiện âm mưu “bình định”. Thì trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, chính sách “bình định” được Mỹ xem là mấu chốt. Vì vậy hàng loạt các “chương trình bình định” được chúng đưa ra thực hiện trên toàn miền Nam trong đó có Bình Định. Quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng, Quân ủy khu 5, Đảng bộ tỉnh Bình Định nhanh chóng lãnh đạo, chỉ đạo quân dân trong tỉnh phát huy cao độ sức mạnh của chiến tranh nhân dân đối phó lại các chiến lược chiến tranh xâm lược phi nghĩa của đế quốc Mỹ đồng thời chủ động sử dụng các chiến thuật chiến tranh du kích nhằm tiêu diệt tiêu hao sinh lực địch, hỗ trợ quần chúng nhân dân nổi dậy diệt kẹp, phá kèm, phối hợp chặt chẽ với Trung đoàn 12, Trung đoàn 22 của Sư đoàn 3 bẻ gãy các đòn tấn công của Mỹ, Việt Nam cộng hòa và đồng minh từng bước giành được những thắng lợi quan trọng trong cả đấu tranh quân sự lẫn đấu tranh chính trị. Hai kế
hoạch phản công quy mô lớn của Mỹ và đồng minh tiến hành ở tỉnh Bình Định trong mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 đều bị đập tan. Tết Mậu Thân năm 1968, quân dân Bình Định vùng lên đồng loạt tấn công vào thị xã Quy Nhơn, quận lỵ Phù Mỹ và các thị trấn, quận lỵ khác trên toàn địa bàn tỉnh gây thiệt hại nặng nề cho kẻ thù. Sau gần 4 năm trực tiếp đưa quân đội Mỹ và đồng minh vào Bình Định hòng “tìm diệt” chủ lực ta không thành, năm 1969 tổng thống Mỹ, Nichson tuyên bố phi Mỹ hóa chiến tranh Việt Nam. Theo đó, quân đội Mỹ và đồng minh cũng dẫn rút khỏi Bình Định. Mặc dù các chương trình bình định mà kẻ thù tiến hành ở tỉnh Bình Định vẫn nhận được sự hỗ trợ sâu sát của quân đội Mỹ song nó không đủ sức chống đỡ lại sức mạnh đấu tranh quật cường của quân dân nơi đây. Các kế hoạch “bình định cấp tốc”, “bình định đặc biệt”, “bình định nước rút” đều nhanh chóng bị quân dân Bình Định đánh bại. Hưởng ứng chủ trương tiến công chiến lược năm 1972 của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Bình Định quán triệt chủ trương của Quân ủy khu 5 về mở cuộc tấn công tổng hợp Xuân Hè năm 1972 giành nhiều thắng lợi, nhiều thôn, xã và một số huyện ở đồng bằng tỉnh đã được giải phóng làm bàn đạp vững chắc cho các lực lượng vũ trang tỉnh Bình Định tiến lên giải phóng toàn tỉnh trong Xuân năm 1975. Những chiến thắng của quân dân Bình Định trong những năm 1965 – 1975 đã tiêu diệt tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực địch trên địa bàn tỉnh, làm thất bại mọi âm mưu, kế hoạch kẻ thù thực hiện ở đây, góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của toàn Quân khu, toàn miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
5. Những kinh nghiệm về chiến tranh du kích ở Bình Định có giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn.
Từ thực tiễn 10 năm (từ năm 1965 đến năm 1975) lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích của Đảng bộ tỉnh Bình Định đã chứng minh rằng, ở một địa phương nhỏ của Việt Nam hoàn toàn có thể đánh bại được âm mưu và hành động xâm lược của kẻ thù dù chúng lớn mạnh tới đâu. Chỉ cần Đảng bộ địa phương kiên định
đường lối cách mạng của Đảng, kịp thời quán triệt chủ trương của các cấp ủy Đảng cấp trên; tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, dựa vào dân, sớm xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân rộng rãi; coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; phát triển mạnh mẽ hình thái chiến tranh du kích trên cơ sở xây dựng hậu phương chiến tranh du kích trên cả 3 vùng chiến lược, xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh tạo bước đi hiệu quả cho chiến tranh du kích, gắn liền tác chiến với xây dựng.
Sự lãnh đạo tài tình của Đảng bộ tỉnh Bình Định cùng với tinh thần đấu tranh quật cường, mưu trí, dũng cảm của các tầng lớp quân dân trong tỉnh đã góp phần đem lại cuộc sống hòa bình ở Việt Nam mấy chục năm qua. Tuy nhiên ngày nay trong bối cảnh “tư tưởng nước lớn” vẫn còn tồn tại, sự bất ổn của khu vực và thế giới đòi hỏi Đảng ta nói chung, Đảng bộ tỉnh Bình Định nói riêng cần tăng cường cảnh giác, chủ động đối phó, vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm dựng nước và giữ nước trong lịch sử, nhất là những bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước để xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, giữ vững hòa bình, an ninh của Tổ quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban cán sự Tỉnh ủy số 30-NQ, Nghị quyết ban cán sự họp mở rộng ngày 22 tháng 1 năm 1973, Lưu Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định, A150. | |
2 | Ban chấp hành Đảng bộ huyện An Lão (2004), Lịch sử Đảng bộ huyện An Lão (1945 - 1975),NxbCông ty TNHH MTV in Bình Định. |
3 | Ban chấp hành Đảng bộ huyện An Nhơn (1988), Lịch sử Đảng bộ huyện An Nhơn (1930 – 1975). |
4 | Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hoài Ân (1981), Lịch sử Đảng bộ huyện Hoài Ân (1930 – 1975), NXB Tổng hợp Nghĩa Bình. |
5 | Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hoài Nhơn (1988), Lịch sử Đảng bộ huyện Hoài Nhơn (1930 - 1975),Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
6 | Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phù Cát (1996), Lịch sử Đảng bộ huyện Phù Cát (1930 – 1975), Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
7 | Ban chấp hành Đảng bộ huyện Tây Sơn (1999), Lịch sử Đảng bộ huyện Tây Sơn (1930 – 1975), Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định |
8 | Ban chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh (1998), Lịch sử Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh (1945 – 1975),Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
9 | Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định (1990), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định, tập 1, NXB Tổng hợp Bình Định . |
10 | Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định (1992), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định, tập 2, NXB Tổng hợp Bình Định. |
11 | Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định (1996), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định, tập 3, NXB tổng hợp Bình Định. |
12 | Ban chấp hành Đảng bộ xã Bình Thuận (2010), Truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Bình Thuận (1930 - 2010). |
13 | Ban chấp hành Đảng bộ xã Cát Chánh (2011), Truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cát Chánh (1930 - 2005). |
14 | Ban chấp hành Đảng bộ xã Cát Khánh (2011), Truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cát Khánh (1930 - 2005). |
15 | Ban chấp hành Đảng bộ xã Cát Thành (2011), Truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cát Thành (1930 - 2005),Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 15
- Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 16
- Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 17
- Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 19
- Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 20
Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.
17 | Ban chấp hành Đảng bộ xã Đập Đá (2010), Truyền thống anh hùng cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đập Đá (1930 - 2005),Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
18 | Ban chấp hành Đảng bộ xã Hoài Hương (2010), Truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Hoài Hương (1930 - 1975),Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
19 | Ban chấp hành Đảng bộ xã Hoài Mỹ (2002), Truyền thống anh hùng cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Hoài Mỹ (1945 - 1975),Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
20 | Ban chấp hành Đảng bộ xã Mỹ Hòa (2002), Truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Mỹ Hòa (1930 - 1975), Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
21 | Ban chấp hành Đảng bộ xã Nhơn An (2002), Truyền thống anh hùng cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nhơn An (1930 - 2000),Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
22 | Ban chấp hành Đảng bộ xã Nhơn Hạnh (2002), Truyền thống anh hùng cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nhơn Hạnh (1930 - 2000),Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
23 | Ban chấp hành Đảng bộ xã Nhơn Hòa (2002), Truyền thống anh hùng cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nhơn Hòa (1930 - 2000),Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
24 | Ban chấp hành Đảng bộ xã Nhơn Phong (2010), Truyền thống anh hùng cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nhơn Phong (1930 - 2005),Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
25 | Ban chấp hành Đảng bộ xã Nhơn Phúc (2010), Truyền thống anh hùng cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nhơn Phúc (1930 - 2005),Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
26 | Ban chấp hành Đảng bộ xã Phước Hòa (2010), Truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phước Hòa (1930 - 1975),Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
27 | Ban chấp hành Đảng bộ xã Phước Hưng (2002), Truyền thống anh hùng cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phước Hưng (1930 - 2000),Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
28 | Ban chấp hành Đảng bộ xã Phước Nghĩa (2002), Truyền thống anh hùng cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phước Nghĩa (1930 - 1975),Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
16
30 | Ban chấp hành Đảng bộ xã Phước Thuận (2010), Truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảngbộ và nhân dân xã Phước Thuận (1930 - 1975),Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
31 | Ban chấp hành Đảng bộ xã Tam Quan (2011), Truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tam Quan (1930 - 1975), Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
32 | Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975): thắng lợi và bài học, Nxb chính trị quốc gia. |
33 | Ban chỉ huy quân sự huyện Phù Cát (1996), Phù Cát lịch sử 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975, Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
34 | Ban thường vụ Đảng ủy xã Phước Quang (2002), Truyền thống anh hùng cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phước Quang (1930 - 1975),In Bình Định. |
35 | Ban Thường vụ huyện ủy Phù Mỹ (2004), Lịch sử Đảng bộ huyện Phù Mỹ (1930 – 1975), Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
36 | Ban Thường vụ huyện ủy Vân Canh (2000), Lịch sử Đảng bộ huyện Vân Canh (1930 – 1975), Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
37 | Ban Thường vụ thành ủy Quy Nhơn (1998), Lịch sử Đảng bộ thành phố Quy Nhơn (1930 – 1975),Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
38 | Ban tổng kết (1978), Tư liệu về du kích chiến tranh của Quảng Ngãi, Bình Định, Lưu Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định. |
39 | Ban tổng kết chiến tranh Nghĩa Bình y sao (1978), Thời kỳ III: Góp phần đánh bại chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ (thu 1965 - xuân 1968), Lưu Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định. |
40 | Ban tổng kết chiến tranh Nghĩa Bình, Diễn biến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tập IV (1969 - 1973), Thời kỳ III: góp phần đánh bại chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của đế quốc Mỹ (thu 1968 - xuân 1973), Lưu Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định. |
41 | Ban Tuyên giáo huyện ủy Tuy Phước (1991), Lịch sử Đảng bộ huyện Tuy Phước (1945 – 1975),Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định. |
42 | Ban tuyên giáo tỉnh ủy Bình Định (2005), Đảng bộ tỉnh Bình Định từ đại hội tới đại hội, Nxb Công ty TNHH MTV in Bình Định. |