Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 20

(LĐPB24)


A thì n C A thì m R2 Phát ngôn người nói chứa từ ngữ x giảm tính chất 1

A thì n

(C)


A thì m (R2)


Phát ngôn người nói chứa từ ngữ x giảm tính chất thành n mà m mới là tính 2

Phát ngôn người nói chứa từ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

ngữ x (giảm tính chất thành n,

m mới là tính chất thực của

Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 20

sự việc A) (D)


A không n (R1)


Đối với trường hợp lập luận chưa thuyết phục dùng các uyển ngữ, cần phản biện lại ý nghĩa thực tế của việc sử dụng các uyển ngữ trong phát ngôn và mức độ, tính chất của sự việc một cách khách quan:

- CQ1 (tính rò ràng): Dùng x có hàm ý gì?/ A thì m hay A thì n?

- CQ2 (tính chắc chắn): Có chắc chắn A thì n không?

3.5. Tiểu kết

Vận dụng hướng tiếp cận đặt trong bối cảnh tranh luận, cùng với kết quả phân tích, đánh giá sơ bộ về đặc điểm cấu trúc nội tại của diễn ngôn lập luận trong chương 2; chương 3 đã nhận xét, đánh giá các tranh luận tốt, tranh luận chưa thuyết phục; khảo sát, phân tích, đánh giá các câu hỏi và trả lời; định hướng cách hỏi và trả lời trong tranh biện (có xem xét đến các mô hình lập luận chưa thuyết phục, các lược đồ tranh biện, xem xét sự tham gia hay vắng mặt của bên thứ ba- người điều hành và người hỗ trợ). Từ đó, chương này đã đưa ra một số nhận xét về chất lượng tranh luận tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam. Kết quả cụ thể như sau:

Bên cạnh các lập luận sắc sảo, còn tồn tại một số lập luận chưa thuyết phục trong các lượt lời tranh luận tại Nghị trường Quốc hội. Các lập luận này có thể thuộc về các nhóm: lập luận chưa thuyết phục do “không quan yếu”, lập luận suy luận chưa thuyết phục, lập luận chưa thuyết phục do mệnh đề sai hoặc mệnh đề không đầy đủ, thiếu căn cứ; lập luận chưa thuyết phục về ngôn ngữ. Có thể khái quát thành 20 dạng lập luận (/ tranh luận) chưa thuyết phục tương ứng với 27 mô hình: lập luận chưa thuyết phục do viện đến niềm tin “tôi bảo vậy”, lập luận chưa thuyết phục do viện đến cảm xúc, lập luận chưa thuyết phục kiểu “người rơm”, lập luận chưa thuyết phục do “chuyển chủ đề”, lập luận dựa vào hoàn cảnh chưa thuyết phục, lập luận chưa

thuyết phục kiểu “tấn công cá nhân”, lập luận viện dẫn quyền uy chưa thuyết phục, lập luận dịch chuyển khung thành chưa thuyết phục, lập luận chưa thuyết phục do mơ hồ ngôn ngữ, lập luận chưa thuyết phục do dùng các uyển ngữ… Việc sử dụng các lập luận chưa thuyết phục này đã ảnh hưởng đến chất lượng hội thoại tranh luận.

Vấn đề hội thoại tranh luận đã được nghiên cứu qua các diễn ngôn tham thoại hỏi/ chất vấn và trả lời tại một số phiên CV. Theo đó, các câu hỏi tại Nghị trường Quốc hội được dùng với hai dạng cấu trúc: câu hỏi mở, câu hỏi đóng. Câu hỏi chất vấn thể hiện mức độ tác thể yếu gồm: 1, câu hỏi mở (không có giả thuyết nào từ phía người nói về câu trả lời) với mục đích chính là để tìm hiểu thông tin (thông tin khách quan về các vấn đề kinh tế- xã hội, hỏi để biết quan điểm chung của người đứng đầu ngành); 2, câu hỏi đóng (người nói đã có những giả thuyết về câu trả lời) thiếu sự tranh luận của các lượt lời kế tiếp (*).

Ngoài mục đích là trao đổi, xác tín thông tin, các câu hỏi còn được sử dụng với các mục đích: chất vấn để truy trách nhiệm; hỏi để yêu cầu cam kết hành động tương lai; hỏi để đề xuất, kiến nghị giải pháp; hỏi để đề đạt, bày bỏ sự chia sẻ, thấu hiểu. Bên cạnh đó, có những kiểu câu hỏi là lập luận chưa thuyết phục (quan yếu, dẫn chứng vụn vặt): hỏi để chia sẻ, thấu hiểu; hỏi phạm lỗi tấn công cá nhân, câu hỏi chung chung, câu hỏi không thuộc trách nhiệm quản lí của người được hỏi, câu hỏi với những bằng chứng vụn vặt, câu hỏi không thể có câu trả lời chính xác, câu hỏi không thuộc nội dung theo định hướng đã thống nhất…

Phương pháp hỏi cũng được khảo sát, đánh giá với 4 kiểu mô hình khác nhau. Trong đó, mô hình phản ánh sức mạnh tốt nhất của hành vi chất vấn (đưa ra sự mâu thuẫn/ bất hợp lí và đặt câu hỏi chất vấn bằng lí lẽ chất vấn quy kết trách nhiệm, yêu cầu giải trình) được sử dụng còn hạn chế. Ngược lại, mô hình tranh luận đã phản ánh kiểu hội thoại thường được sử dụng là tìm kiếm thông tin (**). Thực tế bối cảnh hội thoại tranh luận là “chất vấn”, nên từ (*) và (**) đặt ra vấn đề cần nâng cao mức độ phản biện hơn nữa bằng cách thay đổi, điều chỉnh kiểu hội thoại tranh luận.

Ngoài ra, kết quả khảo sát cho thấy, bên cạnh những câu trả lời trúng đích, đầy đủ, rò ràng; tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam còn tồn tại lỗi quan yếu thể hiện qua những lập luận chưa thuyết phục. Đối với những lập luận chưa thuyết phục trong câu trả lời, đòi hỏi phải có phương pháp phản biện phù hợp. Trên cơ sở tường minh hóa yếu tố phản bác, hạn định từ sơ đồ lập luận khái quát theo mô hình S. Toulmin, đặt

trong bối cảnh, ngữ cảnh tranh luận, chương 3 đã đưa ra cách thức phản biện đối với 27 kiểu mô hình LL chưa thuyết phục (qua 24 kiểu lược đồ phản biện).

Lập luận trong tranh luận tại Nghị trường Quốc hội còn được xem xét trong các lượt tương tác hội thoại. Kết quả là, qua một số phiên chất vấn; mô hình hội thoại phản ánh lượt tương tác còn đơn giản (chủ yếu là mô hình A- A’). Đó là hệ quả tất yếu của mô hình hội thoại được sử dụng phổ biến- hội thoại “tìm kiếm thông tin”. Mặt khác, trong mô hình của những hội thoại có tính tranh biện cao còn thiếu sự rút lại cam kết (của bên đưa ra đối chất) hay sự “chấp thuận” của bên được đối chất bởi sự giới hạn về mặt thời gian, lượt lời. Ngoài ra, sự tham gia của những bên hỗ trợ cũng còn hạn chế. Người điều hành các phiên họp Quốc hội có vai trò quan trọng đối với sự vận động, tương tác hội thoại tranh luận. Qua một số phiên chất vấn, về cơ bản, người điều hành Quốc hội đã thực hiện tốt sự điều phối luân phiên lượt lời và định hướng để thúc đẩy những tranh luận đầy đủ, quan yếu.

KẾT LUẬN


Nghiên cứu về lập luận trên thế giới đã là một xu hướng mạnh mẽ trong những năm gần đây với nhiều hướng nghiên cứu khác nhau khi xem xét về lập luận. Dựa trên sự khái quát các ưu điểm của các hướng tiếp cận, luận án đã đặt ra vấn đề đánh giá trường hợp cụ thể của lập luận đời thường đặt trong sự xem xét tích hợp của các hướng nghiên cứu: mô hình lập luận của S. Toulmin, chủ nghĩa miêu tả triệt để (O.Ducrot), lập luận sai (D.Walton), ngữ dụng học biện chứng (D.Walton, F.H. van Eemeren) để nghiên cứu lập luận trong những phiên chất vấn trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam. Luận án thu được những kết quả cụ thể như sau:

1. Ngoài cấu trúc với 3 thành tố chính (luận cứ/ dữ kiện, lí lẽ, kết luận) lập luận còn có thể phân tích với cấu trúc mở rộng 6 thành tố theo quan điểm của S.Toulmin. Cấu trúc lập luận theo sơ đồ S.Toulmin có vai trò gợi dẫn sự phản bác, ủng hộ khi lập luận trong tranh luận. Tiêu chuẩn của một lập luận tốt phụ thuộc vào các thuộc tính: tính hiệu lực, tính vững chắc, tính rò ràng, tính đầy đủ, tính quan yếu, tính hợp lí, tính thuyết phục. Lập luận trong tranh luận cần chú ý đến 10 quy tắc của một tranh luận hợp lí và bước chuyển hợp lí của các dạng hội thoại.

Thực tế thành phần đại biểu, mục đích, thời lượng, nguyên tắc hoạt động chất vấn tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam có những đặc thù riêng. Điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng tranh luận tại Nghị trường. Phần thực tiễn khái quát về hoạt động chất vấn tại Nghị trường Quốc hội góp phần làm nên bối cảnh chung trong việc phân tích, đánh giá các lập luận/ tranh luận.

2. Chương 2 đã triển khai nghiên cứu một số đặc điểm lập luận của các Đại biểu Quốc hội Việt Nam nhìn từ cấu trúc nội tại của các lượt lời. Lập luận trong các lượt lời có hình thức tầng bậc về cấu trúc. Cách thức trình bày của lập luận có xu hướng phụ thuộc vào chức năng của diễn ngôn. Lập luận trong diễn ngôn hỏi/ chất vấn thường có kết luận đứng sau còn lập luận trong diễn ngôn điều hành, trả lời thường có kết luận đứng trước. Đặc biệt, diễn ngôn hỏi/ chất vấn có sự xuất hiện của kiểu kết luận là một câu hỏi. Lập luận trong diễn ngôn chất vấn có xu hướng tồn tại dưới dạng lập luận phức.

Luận cứ được trình bày theo 4 kiểu khuôn và được xây dựng từ những dạng chất liệu điển hình cho bối cảnh tranh luận.

Thành phần chỉ dẫn lập luận xuất hiện ở hầu khắp các đại lập luận. Đáng chú ý là các kết tử nghịch hướng với chức năng dẫn dắt các luận cứ nghịch hướng đã tạo nên góc nhìn đa diện trong lập luận. Ngoài ra, sử dụng các kết tử liệt kê là đặc tính nổi bật của lập luận trong diễn ngôn trên diễn đàn Quốc hội. Các tác tử lập luận có

tác dụng tăng cường sức mạnh cho lí lẽ được sử dụng hạn chế. Thay vào đó, tác tử tình thái lại được sử dụng nhiều (đặc biệt là các tác tử tình thái thể hiện nhận thức về lượng ước chừng, không chắc chắn; tác tử tình thái thể hiện hành vi cam kết yếu…). Việc sử dụng tác tử tình thái này trong những trường hợp cụ thể đã làm giảm sức mạnh cam kết của người nói đối với hành vi ở lời. Tuy nhiên, việc kết luận chắc chắn mà không dựa trên cơ sở xác định, tin cậy trong một số trường hợp lại khiến lập luận trở nên yếu, chưa thuyết phục. Luận án đã xác định thang độ mạnh yếu của các nhóm tác tử tình thái gắn với các loại hành vi ngôn ngữ trong lập luận.

Ngoài ra, tính mạch lạc trong diễn ngôn lập luận cũng có vai trò quan trọng tạo nên hiệu quả lập luận. Bên cạnh những lập luận được trình bày mạch lạc, trong diễn ngôn chất vấn trực tiếp còn tồn tại một số trường hợp thiếu tính mạch lạc bởi lỗi về ngữ pháp (thiếu các thành phần câu, sai trật tự từ…), ngữ nghĩa (vi phạm logic ngữ nghĩa giữa các thành phần, hiện tượng dư nghĩa…).

Lí lẽ trong diễn ngôn lập luận được sử dụng đa dạng, có thể khái quát thành bốn nhóm chính: lí lẽ theo giá trị, lí lẽ theo quan hệ nhân quả, lí lẽ so sánh theo thang độ, lí lẽ theo phương pháp chất vấn. Lí lẽ theo quan hệ nhân quả có xu hướng được sử dụng nhiều hơn cả. Các lí lẽ kết hợp thành chuỗi tạo nên những lập luận chặt chẽ. Mỗi dạng lí lẽ sử dụng được khái quát thành các sơ đồ chung (lí lẽ thực tế tồn tại, lí lẽ nhân quả điều kiện cần, lí lẽ nhân quả theo quan điểm cộng đồng, lí lẽ nhân quả viện đến hậu quả, lí lẽ theo thang độ, lí lẽ theo pháp luật, lí lẽ theo thẩm quyền, lí lẽ theo uy tín chuyên gia, lí lẽ theo phương pháp chất vấn). Các sơ đồ này là cơ sở cho quá trình tiếp nhận và tạo lập lập luận.

3. Xuất phát từ kết quả phân tích một số đặc điểm chung về cấu trúc nội tại của lập luận qua các lượt lời, chương ba đã tiến hành đánh giá đặc điểm lập luận trong sự vận động, tương tác của hội thoại tranh luận. Kết quả là, bên cạnh các lập luận/ tranh luận tốt, sắc sảo, còn tồn tại những lập luận/ tranh luận chưa thuyết phục ảnh hưởng đến chất lượng hội thoại tại Nghị trường Quốc hội. Những tranh luận tốt thường có đặc điểm là: ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, mạch lạc; câu hỏi chất vấn tốt thường có hình thức tồn tại ở dạng câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở nhưng đã hàm ẩn giả thuyết của người hỏi, sử dụng phương pháp lập luận thể hiện mục đích tranh luận rò ràng, sử dụng kết hợp nhiều kiểu lí lẽ (chuỗi lí lẽ), sử dụng các tác tử lập luận có tác dụng tăng cường sức mạnh lí lẽ, tác tử tình thái phủ định kết hợp với lí lẽ logic phù hợp, sử dụng các biểu thức ẩn dụ tri nhận. Tranh luận chưa thuyết phục là do viện đến cảm xúc, tấn công cá nhân, dựa vào hoàn cảnh… không phù hợp. Các lập luận chưa thuyết phục này được khái quát thành 27 mô hình với những đặc điểm hạn chế, vi phạm các tính chất của một tranh luận tốt. Trong đó, tranh luận chưa thuyết phục do

“không quan yếu” chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả. Để tăng cường tính tranh biện, dựa trên sự cụ thể hóa theo sơ đồ lập luận đầy đủ của S. Toulmin, luận án đã xác định hệ thống câu hỏi tranh biện gắn liền với các lập luận chưa thuyết phục đặt trong bối cảnh, ngữ cảnh hội thoại (đối với lập luận chưa thuyết phục do viện đến cảm xúc, cần chất vấn về tính quan yếu, tính phổ quát, tính chắc chắn; đối với lập luận chưa thuyết phục kiểu “thiên lệch”, cần chất vấn về tính đầy đủ, tính chắc chắn; đối với lập luận chưa thuyết phục do nhập nhằng về ngôn ngữ, cần chất vấn về tính rò ràng…).

Ngoài ra, chương 3 cũng đã khái quát được đặc điểm chính trong sự vận động hội thoại tranh luận tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam. Theo đó, sự vận động hội thoại tranh luận được khảo sát qua sự tương tác các lượt lời, phản ánh các giai đoạn tranh luận (với 8 kiểu mô hình tranh luận). Nhìn chung, hội thoại tranh luận vẫn còn những phiên chưa thể hiện được sự năng động (lượt tương tác ít, không nhiều sự tham gia của bên hỗ trợ). Kết quả cuối cùng vẫn chủ yếu dừng lại ở dạng hội thoại tìm kiếm, cung cấp thông tin. Hệ quả là còn tồn tại những trường hợp chưa giải quyết thấu triệt sự khác biệt ý kiến.

Mặc dù đã có được một số kết quả nghiên cứu ở trên, nhưng luận án còn có những hạn chế nhất định. Luận án chưa tiến hành tìm hiểu được mối quan hệ giữa tác tử tình thái cuối câu, trật tự từ, cấu trúc câu và lập luận, đặc điểm lập luận tại Nghị trường Quốc hội từ góc độ tu từ học. Luận án mới chỉ phần nào xem xét được nghệ thuật: hỏi, trả lời, phản bác trong tranh luận. Nếu có thể, nghiên cứu sâu hơn việc sử dụng các yếu tố ẩn dụ tri nhận sẽ đánh giá được tính hình tượng, khả năng thuyết phục trong lập luận của các Đại biểu. Ngoài ra, tranh luận tại Nghị trường Quốc hội, đặc biệt là các phiên họp toàn thể, có sự tham gia của nhiều đại biểu và sự có mặt của các khán giả (người xem truyền hình trực tiếp). Vì vậy, để lập luận hiệu quả cũng cần tính đến sự tác động đối với người nghe thứ ba (có thể tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ hướng đến khán/ thính giả, kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ của khán/ thính giả). Điều đó đặt ra vấn đề sử dụng lập luận không chỉ đúng, hợp lí mà còn phải đạt đến trình độ nghệ thuật.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Nguyễn Diệu Thương (2018), "Giới thiệu các khuynh hướng nghiên cứu về lập luận (Phần 1)", Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 06, tr.24-29.

2. Nguyễn Diệu Thương (2020), "Thử tìm hiểu một số lập luận tại nghị Trường Quốc hội Việt Nam từ quan điểm tích hợp logic học và ngữ dụng học", Tạp chí Khoa học- Công nghệ- Đại học Thái Nguyên, số 07, tr.154-161.

3. Nguyễn Diệu Thương (2020), "Đặc điểm lập luận trong các lượt lời của các Đại biểu Quốc hội Việt Nam nhìn từ đơn vị cơ sở câu (Phần 1)", Tạp chí Từ điển học và bách khoa thư, số 07, tr.139-146.

4. Nguyen Dieu Thuong (2020), "Some modality means in arguments of delegates of Vietnam national assembly", Journal of language and life (Linguistic Society of Vietnam), tr.44-51.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb. Giáo dục, HN.

2. Đỗ Hữu Châu (1996), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb. Giáo dục, HN.

3. Nguyễn Đức Dân (1996), Lôgích và tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, HN.

4. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học (Tập 1), Nxb. Giáo dục, HN.

5. Nguyễn Đức Dân & Lê Tô Thúy Quỳnh (2002), “Phương pháp lập luận trong tranh cãi pháp lí”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 5/2002, tr.10-18.

6. Nguyễn Đức Dân (2005), Nhập môn logic hình thức, logic phi hình thức, Nxb. Đại học Quốc gia, HN.

7. Nguyễn Đức Dân (2013), “Giới thiệu lô gích phi hình thức”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 7/2013, tr.3-11.

8. Nguyễn Đức Dân & Nguyễn Duy Trung (2013), “Phương pháp sơ đồ hóa lập luận”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố HCM, số 44/ 2013, tr.61-67.

9. Nguyễn Đức Dân (2013), Từ câu sai tới câu hay, Nxb. Trẻ, Tp.HCM.

10. Nguyễn Đức Dân (2014), “Về khái niệm lập luận trong sách giáo khoa”, Tạp chí Khoa học- Đại học Sư phạm Thành phố HCM, số 59 (2014), tr.23- 33.

11. Nguyễn Đức Dân (2016), Logic- ngữ nghĩa từ hư tiếng Việt, Nxb. Trẻ, Tp. HCM.

12. Nguyễn Đức Dân (2019), “Lí thuyết đa thanh trong phân tích diễn ngôn”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, 2019, tr.3-19.

13. Nguyễn Đức Dân (2019), “Lí thuyết lập luận: Mô hình Toulmin”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8+9 (2019), tr. 25-39.

14. Nguyễn Đức Dân (2020), Muôn màu lập luận, Nxb. Trẻ, Tp.HCM.

15. Nguyễn Lân Dũng (2015), Bài giảng Quốc hội và báo chí, https://tailieu.vn/doc/bai-giang-quoc-hoi-va-bao-chi-nguyen-lan-dung- 1783346.html, truy cập ngày 26/02/2019.

16. Trần Ngọc Đường (2015), Bài giảng tổng quan về Quốc hội, https://tailieu.vn/doc/bai-giang-tong-quan-ve-quoc-hoi-gs-ts-tran-ngoc-duong- 1779516.html, truy cập ngày 20/ 02/2019.

17. Trần Thị Giang (2005), Phương thức lập luận trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc và phương Tây, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, TP HCM.

18. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb. Đại học Quốc gia, H.

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí