Những Tranh Luận Chưa Thuyết Phục 12 (Qua Phiên Chất Vấn)

chính sách và sự kiên quyết đấu tranh trong việc loại bỏ những chính sách không phù hợp. Cơ sở của sự cân nhắc, đấu tranh này là sự hài hòa giữa quy luật tự nhiên và xã hội, giữa tính khoa học và lòng dân.

b. Đặc điểm của những tranh luận tốt trên diễn đàn Quốc hội

“Có ba yếu tố giúp cho một lập luận gây được hiệu quả. Đó là yếu tố logic, lí lẽ; yếu tố biểu cảm, gây xúc động; yếu tố đặc điểm, bản chất người nghe” [14, tr.175]. Tranh luận tốt qua phiên chất vấn tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam cũng có những thuộc tính là ba yếu tố cơ bản kể trên.

Tiêu chuẩn của một tranh luận tốt trước hết đã đảm bảo tiêu chí chung của một tranh luận tốt tồn tại trong ngữ cảnh, bối cảnh bất kì (xem mục 1.2.1.5. c). Ngoài ra, tranh luận tốt tại phiên chất vấn trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam còn có đặc điểm như sau:

- Ngôn ngữ diễn đạt trong tranh luận phải trong sáng, mạch lạc (thường được đánh dấu bằng các KTLL, đặc biệt các kết tử có hình thức liệt kê: thứ nhất, thứ hai…), không chứa các lỗi về ngữ pháp, ngữ nghĩa. Sử dụng các yếu tố tu từ phù hợp.

- Câu hỏi chất vấn tốt có đặc điểm là: sử dụng phương pháp chất vấn, hình thức tồn tại dưới dạng câu hỏi đóng, hoặc câu hỏi mở nhưng đã hàm ẩn giả thuyết của NH. Các tranh luận này thường sử dụng các tác tử lập luận tăng cường sức mạnh cho luận cứ hay cho lí lẽ. Mục đích của dạng câu hỏi này là kiểm chứng hoặc tìm ra sự lựa chọn giả thuyết phù hợp, yêu cầu giải trình hoặc cam kết hành động.

- Trong bối cảnh chất vấn, những tranh luận thuyết phục cao thường sử dụng phương pháp lập luận thể hiện mục đích tranh luận rò ràng: phương pháp lập luận qua các hành vi: khẳng định để bác bỏ, hỏi- chất vấn để bác bỏ; phương pháp lập luận so sánh, kết hợp các phương pháp.

- Tranh luận tốt thường sử dụng các TTLL có tác dụng tăng cường sức mạnh lí lẽ, hoặc luận cứ; TTTT phủ định bác bỏ được sử dụng kết hợp với các lí lẽ logic phù hợp.

- Nhìn chung, nghiên cứu các trường hợp cho thấy tranh luận tốt là tranh luận sử dụng nhiều kiểu lí lẽ, chúng nối tiếp tạo thành chuỗi. Trong đó, mỗi loại lí lẽ bộ phận phải tuân thủ khuôn lí lẽ xác định.

- Các biểu thức ẩn dụ tri nhận là yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh, tính thuyết phục cho các tranh luận tốt.

3.3.2.2. Những tranh luận chưa thuyết phục12 (qua phiên chất vấn)

Bên cạnh những lập luận/ tranh luận sắc sảo thể hiện tính phản biện tốt, tại Nghị trường Quốc hội còn tồn tại các lập luận yếu, sai. Lập luận yếu có thể có kết luận vẫn



12 Có những trường hợp lập luận/ tranh luận yếu sẽ là lập luận/ tranh luận sai, nhưng có những trường hợp chỉ là yếu do chưa đảm bảo sự chặt chẽ; khi đó, nếu có sự yêu cầu về việc cung cấp đầy đủ lí lẽ để khẳng định sự hợp lí của kết luận, người nói chứng minh được thì lập luận ban đầu chỉ là yếu. Trong phạm vi của luận án này, chúng tôi chưa có điều kiện để trình bày đầy đủ về bước chuyển “từ lập luận yếu đến lập luận sai” nên chúng tôi tạm chấp nhận những lập luận còn thiếu sót tại diễn đàn Quốc hội sẽ là yếu hoặc sai (yếu/ sai) và gọi chung là những lập luận chưa thuyết phục.

đúng hoặc là phù hợp nhưng trong mô hình lập luận có sử dụng các yếu tố hạn định thể hiện qua các TTTT (nhận thức về lượng không xác định, nhận thức qua nguồn tin phiếm chỉ…), các dẫn chứng đưa ra chỉ là nhỏ lẻ, là cơ sở cho sự phản bác. Kết luận đó thực tế có thể không sai, nhưng chúng không được hỗ trợ mạnh mẽ bởi tính đầy đủ hay tính rò ràng, chắc chắn của các tiền đề.

Ngoài ra, các lí lẽ cá nhân cũng là loại lí lẽ tạo nên lập luận yếu bởi chỉ dựa trên quan điểm chủ quan của người nói. Loại lập luận này được sử dụng với tỉ lệ lớn theo kết quả khảo sát về các phương tiện tình thái nhận thức (tự nhận thức).

Lập luận có thể tự thân đã là một lập luận yếu/ sai (chưa thuyết phục) nhưng cũng có thể, chỉ khi đặt trong bối cảnh hội thoại mới thể hiện sự mâu thuẫn, phi logic. Lập luận sai trong cấu trúc tự thân có thể sai khi sử dụng các dạng lí lẽ sai gắn liền với cách thức suy luận sai hoặc sai về cách diễn đạt trong ngôn từ. Ngoài ra, lập luận khi đặt trong bối cảnh hội thoại còn có thể là những lập luận thiếu tính quan yếu.

Trong hội thoại tranh luận, những lập luận chưa thuyết phục sẽ không đảm bảo độ tin cậy, sức mạnh cho kết luận. Vì vậy, chúng là điểm yếu cho sự phản bác từ các tham thoại khác. Để tìm hiểu đặc điểm hội thoại tranh luận tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam, cần thiết xem xét đến các loại lập luận chưa thuyết phục này.

Chúng tôi tiến hành khảo sát một số lập luận/ tranh luận chưa thuyết phục tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam. Qua đó, lập luận chưa thuyết phục tại Nghị trường Quốc hội có một số dạng được thống kê theo bảng sau đây:

Bảng 3.4. Lập luận- tranh luận chưa thuyết phục (qua phiên chất vấn)

(đơn vị: lượt)



Kì họp/ Khóa/ Số phiên


Tổng


Lập luận chưa thuyết phục do “không quan yếu”


Lập luận

suy luận chưa thuyết phục

Lập luận/ tranh luận chưa thuyết phục về

ngôn ngữ

4/ XI/ 1


6

3 LLCTP “không quan yếu”- chuyển chủ đề (câu trả lời của đại biểu cấp cao), 1

LLCTP “niềm tin cá nhân”

1 LLCTP nặc danh, 1 LLCTP lí lẽ nhân quả

0

8/ XII/ 1

14

6 LLCTP “không quan yếu”- chuyển chủ đề

6 (1 vin vào một bằng chứng, 1 bằng chứng vụn vặt, 1 kết

luận ẩu, 1 sai lí lẽ nhân quả…)

2 LLCTP dùng các từ ngữ gợi

cảm xúc

4/ XIII/ 1


40

18 LLCTP “không quan yếu”- chuyển chủ đề, 3 LLCTP tấn công cá nhân, 5 LLCTP viện đến cảm xúc, 1 LLCTP viện đến lịch sử, 1 LLCTP viện đến uy tín Đảng

3 LL nhân quả sai, 1 LLCTP khái quát hóa vội vã, 1 LLCTP chứng cứ vụn vặt, 1 LLCTP nặc danh, 1 LLCTP so sánh ẩu, 1 LLCTP thiếu căn cứ để hiểu, 1 LLCTP kết

luận ẩu

2 LLCTP ngôn ngữ mơ hồ, 1 LLCTP dùng uyển ngữ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 15

Lập luận tại các phiên chất vấn còn tồn tại một số hạn chế: lập luận chưa thuyết phục do “không quan yếu” (tấn công cảm xúc, viện đến tâm lí “trọng tình”, tấn công “cá nhân” …), suy luận chưa thuyết phục (nhân quả sai, nguyên nhân giả, khái quát hóa vội vã, chứng cứ vụn vặt…), nhập nhằng ngôn ngữ (lạm dụng chữ nghĩa, dùng uyển ngữ). Một lập luận có thể chứa nhiều hơn 1 lỗi. Vi phạm lỗi này cũng có thể đồng thời vi phạm lỗi khác. Các kiểu lập luận/ tranh luận chưa thuyết phục sẽ được trình bày cụ thể trong các tiểu mục dưới đây.

a. Tranh luận chưa thuyết phục do vi phạm tính quan yếu

Đây là loại lập luận sai thường thấy trong các loại lập luận sai trên diễn đàn Quốc hội qua một số phiên khảo sát ở trên. Các lập luận sai “chuyển chủ đề” thường thuộc về diễn ngôn của các đại biểu khi trả lời CV. Ngoài ra, lập luận chưa thuyết phục do “không quan yếu” còn liên quan đến các lỗi: viện đến cảm xúc, viện đến niềm tin, lập luận sai “người rơm”, tấn công cá nhân, viện tới quyền uy sai…

a1. Lập luận chưa thuyết phục viện đến niềm tin “tôi bảo vậy”

Dù kết luận trong dạng lập luận này có thể là một thực tế đúng nhưng không có được các con số thống kê cụ thể, những lí lẽ phù hợp thì lập luận đó vẫn không đảm bảo được sự tin cậy cho nhận định nêu ra. Đồng thời, dễ rơi vào những trường hợp diễn nôm dông dài với kiểu lí lẽ cá nhân. Đặc biệt là những trường hợp nói đến sự so sánh về lượng (ít hay nhiều). Khi đó, cần phải có cơ sở so sánh xác định. Vi phạm lỗi này đồng thời cũng vi phạm lỗi lập luận chư thuyết phục “không quan yếu”:

(3.45) Tôi được biết trong kho tàng văn học nghệ thuật nói chung và văn nghệ dân gian nói riêng của đồng bào dân tộc thiểu số rất phong phú và cũng rất đa dạng và những di sản văn hoá đó của cộng đồng, đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta, nhưng hiện nay phần lớn đang nằm trong tiềm năng. Tuy có nơi được bước đầu nghiên cứu và sưu tầm được một bước nhưng tôi suy nghĩ là còn quá ít, nhất là đối với các tỉnh phía nam nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên nói riêng.

(XI, 4, C.12.11.2003, L19)

Kiểu lập luận này có thể được khái quát thành mô hình lập luận như sau: (SĐS1)

Tiền đề 1: Tôi cho rằng/ Tôi nghĩ tồn tại vấn đề A Tiền đề 2: Vấn đề A cần phải điều chỉnh

Kết luận: điều chỉnh, xem xét vấn đề A

Hoặc có một biến thể của dạng lập luận này, đó là:

(SĐS2)

Tiền đề 1: Tồn tại vấn đề A

Tiền đề 2: Tôi cho rằng/ Tôi nghĩ rằng A cần phải điều chỉnh Kết luận: điều chỉnh, xem xét vấn đề A

a2. Lập luận chưa thuyết phục “viện đến cảm xúc”

Lập luận chưa thuyết phục viện đến cảm xúc là một kiểu lập luận bị ảnh hưởng bởi tư tưởng “trọng tình” của người Việt. Lạm dụng lòng thương, sự cảm thông để biện hộ cho những hạn chế của ngành cũng là một kiểu lập luận tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam:

(3.46) Gần 10 năm nay, tôi được Quốc hội và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cử làm Bộ trưởng cũng lên xuống để trình bày rất nhiều luật lệ liên quan đến công việc này và Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức, thực hiện những luật này (…). Chúng tôi cố gắng làm tốt hai việc (…). Tôi xin thưa với Quốc hội, quả là lĩnh vực nào cũng còn thiếu, lĩnh vực nào cũng còn ít nhưng chúng ta cũng đã cố gắng tối đa việc cân đối thế nào đó để đảm bảo thu, đảm chi tương đối hợp lí mà Quốc hội quyết định. Chứ còn thật là tối ưu, thật là hiệu quả nếu đánh giá như vậy thì báo cáo với anh Trân và các đồng chí tôi cũng thấy mình còn khuyết điểm. Ví dụ như đầu tư giàn trải vẫn còn, chi tiêu vẫn còn những chế độ mà định mức chi tiêu, phạm vi ngân sách chưa cho phép, vẫn còn thấp, chưa hợp lí. Từ đó sinh ra việc các đơn vị thu ở ngân sách người ta phải tìm cách này, cách khác, cái đó cũng còn khuyết điểm, quả là nó cũng có lực bất tòng tâm trong việc tính toán để chúng ta quy định những định mức.

(XI, 9, C.15.06.2006, L3)

Lập luận trên là một lời giải thích có sử dụng các từ ngữ thể hiện sự khó khăn, vất vả “lên xuống”, thể hiện sự tận tâm đã “cố gắng”, “cố gắng tối đa”…. Việc sử dụng các từ ngữ thể hiện mức độ cao có tác động đến cảm xúc, tâm lí của người nghe. Đồng thời, với các kết tử lập luận “nhưng”, “chứ còn”, diễn ngôn trên có dụng ý được cảm thông với những hạn chế của người đứng đầu ngành và của ngành. Từ đó, Bộ trưởng khẳng định là nếu đánh giá “thật là tối ưu”, “thật là hiệu quả” thì vẫn còn khuyết điểm. Lập luận này chứa hàm ý: đề cao sự nỗ lực và kết quả đạt được. Người nói đã lạm dụng các từ ngữ để tạo niềm tin, khơi gợi lòng trắc ẩn từ phía người nghe.

Kiểu lập luận này có thể được khái quát thành mô hình lập luận như sau: (SĐS3)

Tiền đề 1: Chúng tôi đã rất cố gắng làm A

Tiền đề 2: (Nhưng) tiêu chí đánh giá quá hoàn hảo

Kết luận (ngầm ẩn): kết quả A như vậy là tốt rồi

Một dạng khác của kiểu lập luận sai này là: (SĐS4)

Tiền đề 1: Chúng tôi đã rất cố gắng làm A

Tiền đề 2: (Nhưng) hoàn cảnh khách quan không thuận lợi Kết luận (ngầm ẩn): Chấp nhận kết quả A.

- Để kêu gọi tình thương, các đại biểu cũng đưa ra kiểu lí lẽ: chấp nhận quan điểm để đáp ứng nhu cầu tình cảm của “tôi” (“chúng tôi”/ “chúng ta”). Chẳng hạn:

(3.47) Nếu bây giờ đồng chí nghĩ rằng lại phải lập 1 cơ quan mới thì tôi rất ái ngại.

(XI, 10, S.24.11.2006, L28)

Loại lập luận chưa thuyết phục này có sơ đồ như sau: (SĐS5)

Tiền đề: A thì tôi không vui/ không hài lòng… Kết luận: Không nên A

Ngoài ra, viện đến lòng trắc ẩn cũng là cách lập luận để đề đạt nguyện vọng: (3.48) Với tình cảm với Thủ đô thì chúng tôi rất muốn Quốc hội thông qua một

Luật Thủ đô rất đầy đủ và có một tầm rất tương xứng.

(XII, 9, C22.03.2001)

Khi đó, lập luận có dạng: (SĐS6)

Tiền đề: muốn/ mong muốn A (theo quan điểm cá nhân của người nói). Kết luận: hãy A.

Cũng là viện vào cảm xúc nhưng có những trường hợp các đại biểu không thể hiện tường minh sự tác động “tình cảm” này mà lạm dụng tính biểu thái của các từ ngữ sử dụng. Khi đó, ngoài lập luận sai viện đến cảm xúc, các lập luận này còn phạm phải lập luận sai lạm dụng chữ nghĩa.

- Lập luận lợi dụng chữ nghĩa là lập luận dùng những từ ngữ mang tính cảm tính cao để cường điệu hóa/ đơn giản hóa) một nội dung trong lời phát biểu. Cường điệu hóa thường được dùng khi nêu thành tích của ngành hoặc tấn công lỗi lầm của các cá nhân. Các từ ngữ có tác dụng đơn giản hóa, giảm mức độ thường được sử dụng khi các đại biểu bị CV về kết quả, giải pháp cho những bất cập:

(3.49) Bởi vì họ không tưởng tượng một người dân thu nhập 1000 đô mà có những trạm y tế xã kể cả vùng núi có thể làm đỡ đẻ, tiêm chủng, tỉ lệ tiêm chủng của chúng ta cũng là điểm sáng trong thiên niên kỷ, chăm sóc suy dinh dưỡng, hướng dẫn, vấn đề về tuyên truyền, các bệnh không nhiễm trùng, chương trình mục tiêu v.v... dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu và có cả quầy thuốc ở đó.

(XIII, 4, S.14.11.2012, L13)

Lập luận trên đã sử dụng cụm từ “không tưởng tượng” để nhấn mạnh thành tích “bất ngờ” của ngành khiến “thế giới” kinh ngạc (theo lời của đại biểu). Bên cạnh đó, lập luận trên còn phạm phải lỗi không quan yếu. Diễn ngôn của đại biểu có ý nghĩa “khen” trong khi đang trả lời CV về những yếu kém của hệ thống y tế tuyến dưới.

Kiểu lập luận này có mô hình như sau: (SĐS7)

Tiền đề 1: A là sự trần thuật miêu tả một sự việc/ sự kiện…

Tiền đề 2: Trong A chứa từ ngữ tình thái định hướng ngữ nghĩa x (dụng ý của người nói)

Kết luận (ngầm ẩn): sự việc A được đánh giá là x

a3. Lập luận chưa thuyết phục “người rơm”:

(3.50) Thứ nhất là Khoản 7 Điều 3 là xây dựng bộ máy chính quyền hiệu lực, hiệu quả, hiện đại, hoạt động công khai, minh bạch, phù hợp với vị trí, vai trò của Thủ đô. Như vậy, chỉ có Thủ đô với vị trí và vai trò của mình thì chính quyền mới hiệu lực, hiệu quả, công khai, minh bạch hay sao, còn các tỉnh khác, các thành phố khác thì ngược lại hay sao? Cho nên điều này rất vô lí, không thể đưa vào luật điều như thế, không thể hiểu được. Bởi vì nơi nào cũng phải thế, nơi nào cũng phải trong sạch, vững mạnh, công khai, chứ riêng Thủ đô à?

(XII, 9, C.22.03.2001)

Diễn ngôn trên đã phạm phải lỗi suy luận không đủ, đúng về nội dung dự luật. Người nói đã lược bỏ cụm từ “phù hợp với vị trí, vai trò của Thủ đô” và tiếp tục đi phân tích ý nghĩa hạn chế, phản bác với nội dung của một điều trong dự thảo luật Thủ đô, quy kết dự luật rằng đã coi trọng Thủ đô. Ngoài ra, câu hỏi với cụm từ “chứ riêng Thủ đô à?” là một dạng CV kèm thái độ phản bác tạo lỗi gièm pha, gây cảm giác chán ghét. Lập luận này có mô hình là:

(SĐS8)

Tiền đề 1: A là x.

Tiền đề 2: Người nói suy diễn A sẽ y (y và x không có mối quan hệ logic phù hợp), mà A y thì tạo ra hệ quả B.

Kết luận: A là B.

a4. Lập luận chưa thuyết phục “chuyển chủ đề”

- Chuyển sang một vấn đề hoàn toàn khác:

Chẳng hạn, khi được CV về những yếu kém, Bộ trưởng Bộ y tế lại chỉ nói về những khó khăn và kết quả tốt đẹp tại kì họp 4, khóa XIII.

Mô hình lập luận sai này có dạng:

(SĐS9)

Sp1: nói đến/ yêu cầu x

Sp2: trả lời y (x và y không quan yếu)

- Chủ đề không được trình bày một cách đầy đủ (hẹp hoặc rộng hơn):

Chuyển chủ đề khi trình bày nguyên nhân qua trình bày hoàn cảnh khách quan, không hề đề cập đến ý thức chủ quan trong khi nguyên nhân “ý thức chủ quan” có vai trò quyết định. Vi phạm lỗi lập luận này cũng đồng thời vi phạm lỗi lập luận sai dựa vào hoàn cảnh:

Khi được CV về nguyên nhân của sự xuống cấp về “thái độ và y đức” của các bác sĩ, Bộ trưởng Bộ y tế lại chủ yếu trình bày về các điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn cơ sở rất chật chội… tồn tại cả Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (XIII, 4, S.14.11.2012). Khi được hỏi về trách nhiệm, giải pháp thì lại viện đến giải pháp chủ yếu từ yếu tố khách quan và ước nguyện có được môi trường y đức trong sạch:

(3.51) … cần có sự ủng hộ tham gia của đồng bào, cử tri cả nước, của đại biểu Quốc hội… cũng mong cử tri dứt khoát không đưa phong bì và giám sát, nếu nơi nào chứng kiến cảnh đưa phong bì đó thì chụp ảnh lại và ghi lại tên người điều dưỡng, bác sỹ, cán bộ y tế đó gửi cho Giám đốc bệnh viện và gửi cho chúng tôi… mong được sự ủng hộ của cử tri cả nước.

(XIII, 4, S.14.11.2012, L6)

Hoặc, khi được chất vấn về nguyên nhân, giải pháp khắc phục những yếu kém trong ngành y tế (y đức của nhân viên y tế, vấn đề tai biến y khoa…); Bộ trưởng X lại không nói trực tiếp vấn đề mà lại kể về những thành công mà ngành y tế đã đạt được, hoàn cảnh khó khăn mà ngành gặp phải hoặc chỉ nói đến một trường hợp cá biệt. Từ đó, tạo ra những góc nhìn phiến diện, không đầy đủ. Khi bị phản bác về tính không quan yếu, câu trả lời của Bộ trưởng lại phạm lỗi không quan yếu khác là kể về những biện pháp đã thực hiện trước đó (ngành đã làm gì). Bộ trưởng đưa ra giải pháp chủ yếu dựa vào Chính phủ, sự nỗ lực của nhân dân mà không đề cập đến nguyên nhân trọng yếu là trách nhiệm của cán bộ y tế. Ngoài ra, trong giải pháp không đề cập đến kế hoạch chiến lược cho tương lai mà chủ yếu đề cập các giải pháp đã làm. Nhưng, thực chất các giải pháp đó vẫn chưa thể hiện được tính hiệu quả bởi vẫn có ý kiến chất vấn của các cử tri, đại biểu Quốc hội.

Ngược lại, có những trường hợp chuyển chủ đề bằng cách đề cập đến một phạm vi rộng hơn, trong khi vấn đề đang bàn luận yêu cầu sự giải trình cụ thể, chi tiết.

Dưới đây là câu hỏi về giải pháp tương lai cho những tồn tại thực tế (chất vấn trách nhiệm của ngành):

(3.52) NH: Để giải quyết căn cơ vấn đề này trong thời gian tới ngoài việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng thì giải pháp chủ yếu của Ngành công thương là gì?

NTL đã trả lời rằng:

Trước hết về mặt khung pháp lí chúng ta sẽ phải tiếp tục hoàn chỉnh khung pháp lí liên quan đến vấn đề quản lí thị trường… và có các vấn đề liên quan đến các biện pháp giáo dục, tuyên truyền để cho cộng đồng, để cho người dân, để cho xã hội hiểu biết hơn nữa về vấn đề quản lí thị trường góp phần cùng với các lực lượng chức năng để làm tốt hơn.

(XIII, 4, S.12.11.2012, L8)

Những vấn đề này vừa mang tính chất trước mắt, vừa mang tính chất lâu dài, chúng tôi cũng đã thực hiện và tiếp tục sẽ thực hiện. Tuy nhiên chúng tôi cũng rất mong cử tri cả nước và các đại biểu Quốc hội cũng quan tâm hơn nữa và tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ để cho lực lượng quản lí thị trường nói riêng và các lực lượng tham gia vào quản lí thị trường nói chung hoàn thành được nhiệm vụ của mình, phấn đấu trong thời gian tới đây vấn đề này sẽ được giải quyết từng bước một cách căn cơ hơn.

(XIII, 4, S.12.11.2012, L11)

Câu trả lời của Bộ trưởng vi phạm lỗi quan yếu: câu hỏi là về vấn đề cụ thể nhưng câu trả lời lại chung chung, sáo rỗng và còn lặp lại chỗ “loại trừ” (yếu tố hạn định trong kết luận chất vấn của đại biểu).

Mô hình lập luận/ tranh luận sai này có thể được khái quát như sau: (SĐS10)

Sp1: nói đến/ yêu cầu x

Sp2: trả lời y (y có thể hẹp hơn hoặc rộng hơn rất nhiều x)

a5. Lập luận chưa thuyết phục do dựa vào hoàn cảnh

Lỗi lập luận này thường thấy trong các lượt lời của các đại biểu Quốc hội khi giải trình về những hạn chế, yếu kém của ngành (xem ví dụ, mô hình SĐS4).

a6. Lập luận chưa thuyết phục do “tấn công cá nhân”

Tại Nghị trường Quốc hội có những lập luận đã phạm phải lỗi tấn công cá nhân. Sự tấn công cá nhân này không nói trực tiếp mà sử dụng lối nói mỉa, lối “khen ngược”. Chẳng hạn:

(3.53) Nhưng rất tiếc, trong buổi trả lời ngày hôm nay, Bộ trưởng trả lời nó lại không phải giống như thế nữa, tôi đành phải hỏi…Tôi lại phải hỏi lại đồng chí như vậy.

Còn bản trả lời của đồng chí (A) thì hay (x) lắm, nếu có dịp thì tôi sẽ đọc cho mọi người nghe, rất hay (x), bản trả lời của chúng tôi. Đặc biệt tư tưởng chỉ đạo.

(XI, 10, S.24.11.2006, L24)

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí