Đặc Điểm Lập Luận Qua Hành Vi Điều Khiển Của Người Điều Hành

phiên họp toàn thể tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam thường là trình bày các thông tin tình hình, thực trạng, giải pháp… Điều đó phù hợp với đích ở lời của hành vi chất vấn (mục đích tìm kiếm thông tin). Ngay cả câu chất vấn hướng tới yêu cầu giải trình về sự bất hợp lí và quy kết trách nhiệm thì cũng được hồi đáp với kiểu câu trả lời trình bày thông tin. Do đó, một phần tạo ra sản phẩm là các câu trả lời lạc đích.

Số lượng các câu trả lời vi phạm các đặc tính lập luận không đồng đều giữa các phiên họp khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào vấn đề thảo luận, tranh luận; đại biểu được chất vấn và ngay cả các câu hỏi chất vấn. Ngoài những câu trả lời thể hiện sự thông hiểu vấn đề với tinh thần trách nhiệm cao của các đại biểu là người đứng đầu ngành, chính phủ, vẫn còn những câu trả lời là lập luận sai/ CTP “không quan yếu”. Điều này đã vi phạm quy tắc quan yếu (là quy tắc thứ 3 trong 10 quy tắc tranh luận của F.H. van Eemeren). Chẳng hạn, với dạng câu hỏi đóng “có… không?” thì đại biểu cần trả lời trực tiếp “có” hoặc “không”. Nhưng, nhiều khi, các đại biểu lại sử dụng các lập luận vòng trong các lượt lời của mình hoặc chuyển sang dạng trình bày tình hình (xem thêm mục 3.3.2.2). Vậy nên, có những phát ngôn phản biện như sau:

(3.23) Tôi hỏi về việc Bộ trưởng có tiếp tục ủng hộ? Bộ trưởng chưa trả lời.

Câu hỏi có hoặc không chứ không có “nhưng”.

(XIV, 10, C.06.11.2020)

(3.24) Đề nghị đồng chí cho thêm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Tôi nhắc lại là hay không có? Giải pháp khắc phục trong thời gian tới như thế nào?

(XIII, 6, S.20.11.2003, L34)

Ngoài ra, còn có những câu trả lời không quan yếu “chuyển chủ đề” hoặc trình bày một cách chung chung (nội dung rộng hơn so với câu hỏi nêu ra) hoặc hẹp hơn (vin vào một vài dẫn chứng vụn vặt, không tiêu biểu).

Tại một kì họp; đại biểu nêu ý kiến rằng chất lượng khám chữa bệnh trong nước kém dẫn đến nhiều người ra/ mong muốn ra nước ngoài chữa bệnh. Từ đó, đại biểu chất vấn về sự yếu kém trong chất lượng khám chữa bệnh của ngành y tế. Bộ trưởng X đã trả lời rằng:

(3.25) Câu hỏi thứ ba là bệnh nhân ra nước ngoài nhiều, báo cáo Quốc hội, qua theo dòi của chúng tôi hiện nay bệnh nhân ra nước ngoài điều trị ngày càng giảm, kể cả các đồng chí lãnh đạo có tiêu chuẩn. Rất mừng là vừa rồi một đồng chí nguyên là nguyên thủ quốc gia, một lãnh đạo của chúng ta, việc phẫu thuật can thiệp ấy, bình thường những năm trước đây theo Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị là ra nước ngoài chữa, nơi có điều kiện đảm bảo, nhưng vừa rồi do tiến bộ của y học Việt Nam, đồng chí cũng tin tưởng y tế của Việt Nam nên đông chí đã điều trị ở trong nước và đã thành công rất tốt đẹp, những gì khu vực và quốc tế làm được thì chúng ta đã làm được.

(XII, 8, C.22.11.2010, L14)

Những trường hợp này, dù có câu trả lời rộng hay hẹp hơn thì vẫn không đảm bảo chất lượng của cuộc tranh luận (vi phạm quy tắc quan yếu, đầy đủ trong tranh luận).

Thêm nữa, để có thể có tranh luận là câu trả lời tốt, cần phải đảm bảo quy tắc sử dụng (quy tắc thứ 10 trong hệ thống 10 quy tắc tranh luận của F.H. van Eemeren). Tuy nhiên, còn tồn tại các lập luận của đại biểu Quốc hội cũng vi phạm quy tắc này, khiến cho cuộc tranh luận trở nên chệch hướng, dễ rơi vào trường hợp tấn công cá nhân hoặc lập luận sai dốc trượt như trường hợp sau:

(3.26) Theo tôi, đây không phải sai sót đến mức như đại biểu nói là phải chuyển cơ quan điều tra hoặc hình sự hóa việc sai sót này. Chúng ta phải hết sức cẩn trọng nếu không gây tâm lí hoài nghi, hoang mang trong nhân dân, cử tri.

(XIV, 10, S.04.11.2020)

Trên đây là câu trả lời tranh luận của một đại biểu khi một đại biểu khác có ý kiến thảo luận như sau:

(3.27) Để tránh làm tăng bức xúc trong nhân dân, tôi đề nghị cần có sự vào cuộc của cơ quan điều tra. Bên cạnh đó, phải tăng tiến độ điều tra, đưa ra xét xử, truy cứu trách nhiệm đối với các hành vi in ấn trái phép, làm giả sách giáo khoa, sách tham khảo, quyền tác giả, quyền xuất bản của từng bộ sách.

(XIV, 10, S.04.11.2020)

b. Phương pháp lập luận qua hành vi trả lời chất vấn

8,3%

11,7%


2,8%

77,2%

Câu trả lời của các đại biểu tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam thường theo các mô hình sau:



Mô hình1 Mô hình2 Mô hình3 Mô hình4


Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ các phương pháp trả lời (đơn vị: %)

Chú thích:

Mô hình1: (cảm ơn)- (khẳng định)- trình bày/ giải thích (vấn đề giải trình quan yếu/ không quan yếu với câu hỏi)- (mong muốn trợ giúp ngành khác, toàn xã hội).

Mô hình2: (cảm ơn)- (khẳng định)- tiếp nhận/ tiếp thu/ cam kết/ nhận trách nhiệm. Mô hình3: (cảm ơn)- (khẳng định)- giải trình- hứa/ cam kết/ nhận trách nhiệm. Mô hình4: (cảm ơn)- (khẳng định)- trình bày mâu thuẫn- chất vấn, phản bác vấn đề.

Mô hình chứa hành vi hứa, cam kết (Mô hình2) được sử dụng ít nhất (chỉ chiếm khoảng 2.8 %). Trong đó, khi hứa, cam kết, có những trường hợp đại biểu sử dụng những từ ngữ tình thái hoặc cấu trúc ngữ pháp không thể hiện sự chắc chắn, tin cậy cho kết luận. Cho nên, dẫn đến trường hợp hiểu lầm của đại biểu (lập luận sai vượt cấp tiền giả định) và sự phản bác trong tình huống ví dụ 3.28- PL44, 3.29- PL45.

Có thể thấy kiểu hành vi cam kết với cấu trúc giả định còn thấy trong một số lời phát biểu của các đại biểu khác, thậm chí, trở thành phong cách cam kết, hứa hẹn của một số đại biểu: ví dụ 3.30- PL45.

Bên cạnh đó, lời hứa, cam kết chỉ nằm trong “ý chí chủ quan” hoặc cam kết thực hiện vào một thời gian không xác định cũng sẽ tạo ra những lập luận không chắc chắn và dễ dàng phủ nhận. Từ đó, dẫn đến hệ lụy hứa hết lần này đến lần khác mà tình hình không có gì thay đổi. Nên sau khi giải thích lại vấn đề, người được chất vấn trong ví dụ

3.30 đã trả lời rằng::

(3.31) Cho nên hôm nay truyền hình trực tiếp tôi có thể nói với toàn dân là Bộ Y tế rất quyết tâm để sớm chừng nào, nằm ghép để cho bệnh nhân, người dân đỡ khổ chừng ấy. Còn hứa 2 năm, 3 năm hay 4 năm thì chưa bao giờ nói, một lần nữa nói lại cho rò.

(XII, 8, C.22.11.2010, L22)

Ngoài ra, việc sử dụng mô hình nào còn phụ thuộc vào các kiểu câu hỏi/ chất vấn được nêu ra. Loại câu hỏi được sử dụng nhiều là câu hỏi tìm kiếm thông tin. Điều đó dẫn đến hệ quả là mô hình câu trả lời được sử dụng nhiều là mô hình của hành vi giải thích (mô hình 1). Mô hình này chiếm phần lớn với 77.2 %.

Trong những trường hợp cụ thể, gắn liền với ngữ cảnh tranh luận, các phương pháp trả lời đó có thể trở thành những lập luận chưa thuyết phục. Điều đáng nói là, khi gặp các trường hợp chưa thuyết phục, đặc biệt là sai, cần phải có phương pháp phản biện phù hợp (mô hình4). Tuy nhiên, qua các phiên khảo sát, mô hình phản biện này chỉ chiếm tỉ lệ ít, không đồng đều. Còn nhiều lập luận chưa thuyết phục nhưng có thể bị bỏ qua.

3.2.2. Đặc điểm lập luận qua hành vi điều khiển của người điều hành

Bên cạnh vai trò là người giới thiệu chương trình làm việc của Nghị sự, người điều hành các phiên tại các kì họp Quốc hội còn có vai trò là người điều phối hoạt động tranh luận tại Nghị trường. Vì vậy, đòi hỏi phải là người có hiểu biết sâu rộng

về các vấn đề kinh tế- xã hội, đồng thời phải nắm chắc mọi quy tắc tranh luận hợp lí. Phong cách ngôn ngữ của người điều hành Quốc hội cần phải khách quan, tránh những cảm xúc cá nhân (“cái tôi”) làm ảnh hưởng đến quá trình điều phối hoạt động CV tại Nghị trường. Nói như vậy không có nghĩa là không được nêu ra quan điểm của mình mà cần phải nêu quan điểm một cách khách quan nhất. Ngoài ra, người điều hành Nghị sự phải hiểu, phân tích, đánh giá được các diễn ngôn tranh luận, các giai đoạn tranh luận và thời lượng chương trình, nội dung trọng tâm. Từ đó, điều chỉnh các tham thoại theo cách hợp lí nhất. Bên cạnh đó, khuyến khích hay không khuyến khích một quan điểm nào đó cũng cần phải dựa trên những luận cứ thuyết phục. Người điều hành Quốc hội Việt Nam qua các kì họp phần lớn đã thực hiện được tốt các nhiệm vụ: điều phối các lượt lời, tuyên bố quy ước, cách thức, nội dung thảo luận; tổng kết những nội dung CV đã đạt được. Rút kinh nghiệm của thực tế các phiên tranh luận trước, người điều hành đã định hướng một số quy ước tranh luận ngay từ đầu phiên họp hoặc lượt hội thoại: ví dụ 3.32- PL45.

Có những trường hợp, khi đại biểu trả lời lạc đề, trả lời không trọng tâm hoặc thiếu sót, người điều hành đã có định hướng, điều chỉnh hợp lí: ví dụ 3.33- PL46, 3.34- PL46. Thậm chí, người điều hành đã tham gia tranh luận để đồng thời giải thích, chất vấn hỗ trợ: ví dụ 3.35- PL46.

Người điều hành đã nắm rò được sự gắn kết, trách nhiệm liên ngành. Từ đó, đã bổ sung thêm các lượt giải trình phù hợp: ví dụ 3.36- PL46.

Bên cạnh đó, trong các lượt lời của NĐH còn tồn tại những câu mệnh lệnh, thiếu lí lẽ thuyết phục khiến người nghe cảm nhận rằng có phần áp đặt hoặc thể hiện quyền uy. Chẳng hạn: ví dụ 3.37- PL47.

Hoặc, còn trường hợp người điều hành “cam kết thay” như ví dụ sau:

(3.38) Rò ràng Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ là khâu cuối cùng cho nên Bộ Nông nghiệp, Bộ Công thương, Bộ Công an tôi cho rằng có trách nhiệm cao hơn trong việc quản lí này, sẽ có cải thiện, theo lời hứa của Bộ trưởng như vậy tôi cũng xin nói mạnh dạn trước cử tri như vậy, đây cũng là lời hứa, trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế.

(XIII, 4, S.14.11.2012, L19)

Buổi chất vấn trên chỉ có Bộ trưởng Bộ Y tế Y và Phó Thủ tướng Z trả lời. Bộ trưởng Bộ y tế Y không cam kết trực tiếp, mạnh mẽ rằng “sẽ có cải thiện” nhưng người điều hành Quốc hội đã tóm tắt và tự nâng cao mức độ cam kết trong lời của Bộ trưởng. Phát ngôn trên nên điều chỉnh lại là sự quy trách nhiệm của Quốc hội, của người dân, cử tri dành cho ngành y tế thì mới hợp lí.

Ngoài ra, xem xét vấn đề một cách khách quan, đầy đủ; tránh sự thiên lệch khi không đưa ra sự đánh giá các tham thoại tranh biện từ góc nhìn đa chiều cũng

cần được chú ý. Chẳng hạn, tại một phiên họp, một đại biểu chất vấn khi cho rằng Bộ Lao động- Thương binh và xã hội chưa làm tròn trách nhiệm đã hứa, cam kết từ những kì họp trước. Mặc dù trong lời chất vấn của vị đại biểu có sử dụng lí lẽ sai tấn công cá nhân nhưng Bộ trưởng cũng không phải là đúng khi không thể thực hiện lời cam kết như đã hứa và không thông báo kịp thời cho đại biểu chất vấn (chỉ là: cách đây mấy ngày tôi chỉ đạo là chúng tôi sẽ mời…).

(3.39) Cách đây mấy ngày tôi chỉ đạo là chúng tôi sẽ mời đại biểu NVM làm việc trực tiếp để giải thích vấn đề này vì nó vướng Pháp lệnh người có công không thể như tôi đã trả lời trước đây theo hướng là cố gắng làm cho người có công được nữa đâu. Điều này chắc chắn là như thế, xin báo cáo Quốc hội không cho nói dài nên tôi nói bấy nhiêu đó thôi.

(XII, 5, S.11.06.2009, L27)

Vấn đề là, người điều hành đã không chú ý đến khía cạnh thiếu sót của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội nên chỉ kết luận rằng:

(3.40) Phải nói là trước khi chúng ta tiến hành phiên họp chất vấn hôm nay thì Bộ trưởng cũng đã nghiêm túc xem lại những biên bản những điều mà Bộ trưởng đã báo cáo hoặc đã hứa hoặc đã hẹn như đại biểu NVM nói trước đó và đã có báo cáo bằng văn bản.

(XII, 5, S.11.06.2009, L27)

Hành vi điều hành cũng có phần hạn chế trong trường hợp tranh luận tại ví dụ 2.30- PL31. Khi hai đại biểu tranh luận chưa thống nhất và lí do ở đây có phần đã được các đại biểu giải trình trong tranh luận là do cách tính toán, sử dụng số liệu khác nhau. Khi đó, Người điều hành chỉ nói rằng: “số liệu mà nó chưa thống nhất với nhau thì hai bên sẽ gặp gỡ để đối chiếu và tranh luận”. Trong khi đại biểu tiếp tục giơ biển để được tranh luận trực tiếp tại Nghị trường thì người điều hành lại nói rằng: hết lượt, thông cảm và yêu cầu dành quyền chất vấn và tranh luận cho đại biểu khác. Trong trường hợp đó, người điều hành chưa thể hiện rò vai trò của mình, không giải quyết được vấn đề một cách thấu đáo. Dù đại biểu đã hết lượt tranh luận, nhưng người điều hành hoàn toàn có thể đưa ra nhận định bổ sung, phân giải.

3.3. Tranh luận trên diễn đàn Quốc hội (qua phiên chất vấn)

Mục đích hỏi/ chất vấn tại các phiên họp, kì họp tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam là để làm rò trách nhiệm. Vì thế, hội thoại trong Nghị trường cần phải có tính tranh luận cao. Tính tranh luận càng cao thì vấn đề xem xét càng được thấu đáo và thuyết phục. Đánh giá về tính tranh luận, chúng ta phải xem xét đến các mô hình, lược đồ tranh luận. Hình thức tranh luận tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam không chỉ có sự tham gia của hai người đối thoại chính mà còn có sự ủng hộ hoặc phản bác. Tuy nhiên, vai trò của “người thứ ba” này chưa được thể hiện rò tại các phiên họp

toàn thể. Đặc điểm sự vận động tương tác hội thoại thể hiện qua những kết quả khảo sát dưới đây (trường hợp nêu câu hỏi mà không đủ thời gian trả lời, đã chuyển sang hình thức trả lời bằng văn bản không thuộc đối tượng được khảo sát).

3.3.1. Mô hình tranh luận (qua phiên chất vấn)

Tranh luận tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam có đầy đủ 4 giai đoạn theo lí thuyết của F.H. van Eemeren: giai đoạn đối chất, mở đầu, tranh luận và kết thúc. Các giai đoạn tranh luận tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam có tính đặc thù. Trước hết, giai đoạn mở đầu là giai đoạn nêu ra các nguyên tắc tranh luận, cách thức tranh luận, thời gian tranh luận và giới hạn nội dung tranh luận. Quy ước này được phát biểu bởi người điều hành. Giai đoạn đối chất và tranh luận là giai đoạn sẽ có sự tham gia tranh luận trực tiếp giữa hai bên đại biểu và những người hỗ trợ. Giai đoạn kết luận tại Nghị trường Việt Nam chủ yếu được trình bày dưới sự tóm lược nội dung của người điều hành. Để có thể đạt hiệu quả đối với hoạt động của Quốc hội thì tranh luận cần thiết phải được thực hiện ở dạng mô hình khám phá hoặc thuyết phục. Tuy nhiên, thực tế tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam lại chủ yếu sử dụng mô hình của dạng hội thoại tìm kiếm thông tin (theo kết quả khảo sát về các dạng câu hỏi, trả lời). Thực tế, tại Nghị trường Quốc hội còn tồn tại những hội thoại chưa giải quyết được triệt để mục đích ban đầu khi đối chất. Lí do của sự không đầy đủ chủ yếu là thiếu thời gian, hết lượt tranh luận. Điều này đặt trong thực tế trả lời (kể về tình hình, nêu thành tích… không quan yếu đến vấn đề, nội dung CV) thì cần có giải pháp điều chỉnh sự tương tác, vận động hội thoại tranh luận, đòi hỏi người điều hành phải định hướng kịp thời, điều khiển cuộc hội thoại được vận động theo đúng mục đích. Kết quả khảo sát mô hình phản ánh lượt tương tác (giai đoạn tranh luận- đối chất) tại một số phiên chất vấn được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:


0,7%

2,9%

2,2%

2,9%


7,3%

2,2%


7,8%


74,0%


Mô hình1 Mô hình2 Mô hình3 Mô hình4 Mô hình5 Mô hình6 Mô hình7 Mô hình8


Biểu đồ 3.2: Mô hình lượt tương tác hội thoại tranh luận (giai đoạn tranh luận- đối chất) (đơn vị: %)

Chú thích:


Mô hình1: A1- B1

Mô hình2: A1- B1 - A2 Mô hình3: A1- B1 - A2Mô hình4: A1- B1 - B1’

Mô hình5: A1- B1 - A2 - A2Mô hình6: A1- B1 - A2 - A2’- B2 Mô hình7: A1- B1 - A2- B2

Mô hình8: A1- B1 - A2/ A2’- B2- A3

A: các đại biểu chất vấn

B: các đại biểu trả lời chất vấn.

A1, A2, A3: các lượt lời của đại biểu CV1. A1’, A2’: các lượt lời của đại biểu hỗ trợ cho đại biểu CV1.

B1, B2: các lượt lời của đại biểu trả lời CV1.

B1’, B2’: các lượt lời của đại biểu trả lời CV hỗ trợ cho đại biểu trả lời CV1.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 14

Theo biểu đồ trên, mô hình phản ánh lượt tương tác (gắn với giai đoạn tranh luận- đối chất) được sử dụng phổ biến tại một số phiên họp toàn thể là mô hình A1- B1. Điều này cũng có thể lí giải bởi các câu hỏi chất vấn chủ yếu ở dạng đơn giản với lí lẽ “tôi/ chúng tôi muốn biết thông tin”. Đây là nguyên nhân dẫn đến kiểu hội thoại chủ yếu được sử dụng qua phiên chất vấn là hội thoại tìm kiếm thông tin. Mô hình tranh luận 4 lượt lời ít được sử dụng. Điều này phản ánh tính tranh biện chưa cao. Trước hết, đó là hệ quả tất yếu của hệ thống câu hỏi thiếu tính “vấn đề” đã được các đại biểu đặt ra. Tuy nhiên, còn tồn tại những trường hợp có tính “vấn đề” nhưng chứa lỗi LL vẫn chưa được chú ý để phản biện hay chuyển hướng hội thoại hợp lí. Ngoài ra, sự tham gia hỗ trợ của “người thứ ba” (A1’, A2’ và B1’ trong các mô hình trên) không nhiều. Những trường hợp tranh luận có tính tương tác cao, vẫn còn hiện tượng người chất vấn chưa được trả lời thỏa đáng về vấn đề (thể hiện qua mô hình5, mô hình8). Mô hình4 cho thấy sự hỗ trợ của những người đứng đầu ban ngành khác tham gia trả lời, giải trình. Mô hình5 cho thấy sự tồn tại những khoảng trống của câu trả lời cuối cùng bởi những người đứng đầu các cơ quan Nhà nước khi sự “bất hợp lí” được đề cập từ những đại biểu khác nhau. Mô hình6 thể hiện tính tranh biện cao của các đại biểu lại chỉ chiếm 0.7%. Như vậy, đối với những trường hợp này, tăng cường sự phản biện cả về lượng và chất để có thể có bước chuyển mạnh mẽ từ “tham luận” sang “tranh luận” là cần thiết. Ngoài ra, những bước chuyển không hợp lí trong hội thoại: từ tranh luận khám phá sang tranh cãi cá nhân (chẳng hạn: ví dụ 3.41- PL47) cần được loại bỏ.

3.3.2. Chất lượng tranh luận (qua phiên chất vấn)

3.3.2.1. Những tranh luận tốt (qua phiên chất vấn)

a. Trường hợp tranh luận tốt trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam

- Trường hợp 1: Sử dụng hành vi khẳng định để bác bỏ dựa theo ngữ cảnh hội thoại

(3.42) Bộ trưởng không thể đổ thừa cho địa phương. Cũng không thể nói rằng có quy định của luật về việc xử lí, rồi là chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm xử lí cái pin

năng lượng mặt trời đó. Cái chúng tôi đang cần là người đứng đầu ngành đã có phương án gì đối với việc đó.

(XIV, 10, C.05.11.2020)

Trên đây là một lập luận tốt đã bác bỏ lại lập luận sai quan yếu (bác bỏ sự “vô can” của Bộ trưởng), bằng cách nhắc lại tường minh đích của lượt lời chất vấn trước (mục đích, đối tượng chất vấn). Đặt trong ngữ cảnh chất vấn, NH đã chất vấn, yêu cầu Bộ trưởng thực hiện trách nhiệm giải trình, đưa ra phương án xử lí, giải quyết vấn đề.

- Trường hợp 2: Sử dụng các tác tử (phủ định tuyệt đối, tăng cường sức mạnh lí lẽ), khẳng định để bác bỏ (ví dụ 3.43- PL48). Trong tranh luận 3.43, người nói đã sử dụng các TTTT phủ định tuyệt đối (làm gì có, khôngđược hết) và tác tử tăng cường sức mạnh lí lẽ (không những… mà còn) cùng câu khẳng định: Nên tôi nghĩ rằng Bộ trưởng phải nghiên cứu lại xem… Lời đề nghị được đặt ra từ sự suy luận logic chặt chẽ, không thể tìm thấy yếu tố phản bác trong cấu trúc lập luận, nên không thể chối cãi.

- Trường hợp 3: Sử dụng kết hợp phương pháp dùng câu khẳng định để bác bỏ, phương pháp so sánh (ví dụ 3.44-PL48).

Lời tranh luận trong ví dụ 3.44 đã dựa theo chính lí lẽ “vì dân”, “vì ngành” trong quan điểm của lượt lời trước (vì ngành thì không nên đẩy vấn đề đến mực nghiêm trọng hóa), nhưng với góc nhìn khách quan, thẳng thắn xây dựng để phản bác lại (vì ngành, vì dân phải thẳng thắn nhìn nhận sự việc). Ngoài phương pháp dùng câu khẳng định với lí lẽ sắc sảo (lí lẽ uống nước nhớ nguồn, lí lẽ thực tế tồn tại, lí lẽ uy tín, trách nhiệm cá nhân, lí lẽ theo thang độ: coi trọng sự thực khách quan từ kết quả thẩm tra của cơ quan thẩm quyền hơn sự phán quyết cá nhân)… Để phản bác, tranh luận này còn sử dụng phương pháp so sánh tương đồng trong quan điểm trả lời trước Quốc hội và đối với người dân, gây xúc động và tìm sự đồng cảm, viện đến niềm tin của đông đảo nhân dân từ phía người nghe (những kiến nghị nữa của họ mà tôi chưa thể chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền và chưa theo đuổi đến cùng…).

Bên cạnh đó, các ví dụ 2.29- PL30, 2.58- PL36 là các trường hợp đưa ra các câu hỏi chất vấn dựa trên sự phân tích chắc chắn logic từ sự kết hợp đan xen các kiểu lí lẽ. Khi chất vấn, người nói đã hàm ẩn câu trả lời từ sự phân tích logic trong tiền đề.

- Trường hợp 4: Sử dụng tác tử (tăng cường sức mạnh cho lí lẽ), câu hỏi tu từ, biểu thức ẩn dụ tri nhận (ví dụ 2.29- PL30).

Ngoài các tác tử lập luận, câu hỏi tu từ, trường hợp này còn sử dụng các biểu thức ẩn dụ giàu tính thuyết phục. Các biểu thức ẩn dụ đó là: quá trình loại bỏ các chính sách/ hành động không phù hợp/ sai trái là một MẶT TRẬN (xương máu, quyết liệt, hủy hoại, cảnh báo, vô tội, tội ác). Trong đó, hành động trái với lòng dân là TỘI ÁC, thực thi chính sách không chú ý đến tính khoa học (ý kiến chuyên gia) là TỘI ÁC. Qua đó, lập luận đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân nhắc thực hiện các

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí