3- Thanh toán bằng thẻ
3.1. Khái niệm thẻ thanh toán: Là một loại phương tiện thanh toán mà người sở hữu thẻ có thể sử dụng nó để rút tiền mặt tại các máy tự động của ngân hàng đồng thời có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ.
Thẻ thanh toán ra đời đầu tiên ở Mỹ vào năm 1946, nhưng thực sự phát triển trong những năm 1950. Ở châu Âu thẻ thanh toán xuất hiện vào năm 1965 và thực sự phát triển kể từ năm 1971.
Thẻ thanh toán ra đời dần dần đã thay thế một phần thanh toán bằng séc. Thẻ thanh toán chủ yếu phục vụ cho mục đích tiêu dùng, không thích hợp cho việc mua bán hàng hóa có giá trị lớn. Đến nay, dịch vụ thẻ thanh toán đã phát triển rộng khắp tại 134 quốc gia trên thế giới; số lượng thẻ phát hành lên đến 2.000 triệu thẻ, số đại lý chấp nhận thẻ là 21 triệu, số máy ATM và các điểm rút tiền mặt là 700.000; doanh số thanh toán thẻ hàng năm vào khoảng 3000 tỷ USD (số liệu năm 2008).
Hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức khác nhau phát hành nhiều loại thẻ khác nhau, song nổi bật nhất là tổ chức VISA (phát hành thẻ vào năm 1960), MASTER CARD (phát hành thẻ vào năm 1966), AMERICAN EXPRESS (AMEX) (phát hành thẻ vào năm 1958), DINER’S CLUB (phát hành thẻ đầu tiên vào năm 1946 do ông Frank Mc. Namara phát minh), JCB (phát hành vào năm 1967).
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Yết Giá (Hay Còn Gọi Là Phương Pháp Biểu Thị Tỷ Giá).
- Căn Cứ Vào Chế Độ Quản Lý Ngoại Hối
- Nghiệp vụ thanh toán - CĐ nghề Du lịch Vũng Tàu - 6
- Nghiệp vụ thanh toán - CĐ nghề Du lịch Vũng Tàu - 8
- Nghiệp vụ thanh toán - CĐ nghề Du lịch Vũng Tàu - 9
Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.
Thẻ Amex, Diner’s Club và JCB tập trung chủ yếu vào thị trường du lịch và giải trí. Riêng Amex có số lượng thẻ phát hành và doanh thu lớn gấp 5 lần so với Diner’s Club và JCB.
3.2. Mô tả kỹ thuật của thẻ thanh toán: Thẻ được làm bằng nhựa cứng có hình chữ nhật, có kích thước tiêu chuẩn là 96mmx54mmx0,76mm. Trên thẻ có một số thông tin sau:
* Mặt trước của thẻ:
+ Các huy hiệu của tổ chức phát hành thẻ, tên thẻ: VISA, MASTER CARD, AMERICAN EXPRESS, JCB, DINERS CLUB…
+ Biểu tượng của thẻ:
Biểu tượng thẻ VISA gồm 2 phần:
Thứ nhất: Là hình con chim bồ câu đang bay trong không gian ba chiều
Thứ hai: Logo VISA có hai sọc xanh và vàng trên nền trắng, giữa hai vạch là chữ VISA màu xanh in nghiêng.
Biểu tượng của thẻ MasterCard bao gồm 2 phần:
Thứ nhất: Là phần hologram tức ảnh nổi ba chiều có in hình ảnh quả địa cầu giao nhau với các lục địa, phần hình nổi laser này có thể thấy được và vẻ như di chuyển khi nghiêng thẻ.
Thứ hai: Gồm 2 hình vòng tròn đỏ - vàng đan xen vào nhau, trên hai vòng tròn là dòng chữ MasterCard.
Biểu tượng của thẻ AMEX là người lính La Mã đội mũ sắt.
Biểu tượng của thẻ JCB là chữ JCB được lồng trong 3 đường gạch đứng song song liền nhau với màu sắc khác nhau (xanh dương – đỏ - xanh lá cây).
Biểu tượng của thẻ Diners Club bao giờ cũng có logo của Diners Club là vòng tròn có gạch màu trắng, đổ bóng nền xanh dương và dòng chữ Diners Club.
Tên và biểu tượng của thẻ cho biết ngân hàng phát hành. Biểu tượng này do ngân hàng phát hành thiết kế và in lên bề mặt thẻ. Đây là những biểu tượng rất khó giả mạo do vậy nó cũng được xem như yếu tố an ninh chống giả mạo.
+ Số thẻ: Đây là số dành riêng cho mỗi chủ thẻ, số được dập nổi lên trên thẻ, số này sẽ được in lại trên hóa đơn khi chủ thẻ đi mua hàng. Tùy theo từng loại thẻ mà có chữ số khác nhau và cấu trúc theo nhóm cũng khác nhau.
Số thẻ của Visa thường có hai loại 16 số và 13 số và luôn luôn bắt đầu bằng số 4: 4xxx xxxx xxxx xxxx
4xxx xxx xxx xxx
Số của thẻ MasterCard gồm 16 số, luôn bắt đầu bằng số 5: 5xxx xxxx xxxx xxxx
Số của thẻ Amex luôn có 15 số và số bắt đầu bằng số 37 hoặc 34: 34xx xxxxxx xxxxx
37xx xxxxxx xxxxx
Số của thẻ JCB luôn có 16 số, chia làm 4 nhóm và bắt đầu bằng số 35: 35xx xxxx xxxx xxxx
Số của thẻ Diners Club International có 14 số, chia làm 3 nhóm và bắt đầu bằng số 36:
36xx xxxxxx xxxx
Số của thẻ Diners Club (sử dụng ở Mỹ và Canada có 16 số, bắt đầu bằng số 55:
55xx xxxx xxxx xxxx
+ Ngày hiệu lực của thẻ: Đây là thời hạn mà thẻ được lưu hành. Có hai cách ghi: Từ ngày …………… đến ngày …………
Ngày hiệu lực cuối cùng thẻ.
Đối với MasterCard, trước ngày hiệu lực là 4 số in nổi cho biết số ICA (Interbank Card Association) của ngân hàng phát hành, mã số của ngân hàng phát hành phải phù hợp với tên ngân hàng in trên thẻ. Mỗi ngân hàng phát hành sẽ được Hiệp hội MasterCard cho một số tham chiếu riêng để phân biệt với nhau.
+ Họ và tên của chủ thẻ: In bằng chữ nổi.
ty.
Do thẻ không được chuyển nhượng nên:
. Nếu là tên cá nhân: là thẻ cá nhân
. Nếu là tên công ty và tên người được ủy quyền sử dụng thẻ: thẻ công
+ Số mật mã đợt phát hành: Số này không bắt buộc và thường chỉ có thẻ Amex in số này.
+ Trên mặt trước còn có một số đặc điểm riêng của từng loại thẻ:
VD: Thẻ Visa luôn có chữ V in sau ngày hiệu lực. Cụ thể: CV hay PV để chỉ loại thẻ thường. RV hay GV để chỉ loại thẻ vàng.
Trên thẻ MasterCard sau ngày hiệu lực có chữ M và C viết lồng vào
nhau.
Trên thẻ JCB nếu là thẻ vàng sẽ có chữ G sau ngày hiệu lực.
Mặt sau của thẻ:
+ Dãy băng từ có khả năng lưu trữ những thông tin như:
Number).
. Số thẻ
. Ngày hiệu lực
. Tên chủ thẻ
. Tên ngân hàng phát hành
. Mã số bí mật cá nhân (mã số PIN: Personal Identificate
Dãy băng từ được cấu tạo có 2 hoặc 3 rãnh, những rãnh này sẽ được đọc bởi những thiết bị chuyên dùng như POS, Veriphone… Riêng rãnh thứ 3 thì được sử dụng cho máy ATM để khách hàng rút tiền mặt thông qua mã số PIN.
+ Băng chữ ký: Trên băng giấy này là chữ ký của chủ thẻ. Khi lập hóa đơn thanh toán, cơ sở chấp nhận thẻ sẽ đối chiếu chữ ký trên hóa đơn với chữ ký mẫu để so sánh. Băng chữ ký này được làm từ một nguyên liệu đặc biệt có khả năng ngăn cản mọi sự cố gắng tẩy xóa, sửa đổi trên bề mặt của nó và được ép chặt trên nền thẻ, không thể dùng tay cạy lên được.
Một số thẻ đặc biệt (thẻ thông minh) không sử dụng băng từ tính mà những thông tin này được ghi vào bộ nhớ đặc biệt (memory chip) và có khi còn được gắn thêm một bộ phận tính toán cực nhỏ (micro processor).
Số của thẻ còn có thể in lại một lần nữa.
3.3. Phân loại thẻ:
3.3.1. Thẻ rút tiền mặt (ATM card – Automatic Teller Machine card):
Thẻ này dùng để rút tiền có giới hạn ở các máy rút tiền tự động của ngân hàng phát hành thẻ và có loại có chức năng rộng hơn có thể rút tiền tại các máy tự động của các ngân hàng khác cùng tham gia một tổ hợp thanh toán. Ngoài ra nó còn dùng để kiểm tra số tiền trên tài khoản.
3.3.2. Thẻ ghi nợ (Debit card): Ngoài công dụng như rút tiền, kiểm tra số dư, thẻ này còn dùng để chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ thông qua các máy đặc biệt dành cho thẻ đặt tại các điểm kinh doanh là máy xử lý thẻ tín dụng có nối mạng vi tính với ngân hàng qua đường dây điện thoại. Thẻ này có đặc điểm là khi chủ thẻ thanh toán thì số tiền đó sẽ được ghi nợ ngay vào tài khoản của chủ thẻ. Chủ thẻ chỉ có thể sử dụng số tiền đang có trong tài khoản.
3.3.3. Thẻ tín dụng (Credit card): Thẻ này có đặc điểm là ngân hàng chỉ ghi nợ vào tài khoản của chủ thẻ sau một thời hạn nhất định. Cuối mỗi tháng ngân hàng sẽ gửi cho chủ thẻ bảng kê hóa đơn để yêu cầu chủ thẻ thanh toán. Chủ thẻ tín dụng có thể sử dụng một khoản tín dụng do ngân hàng cung cấp trước và thanh toán sau một thời hạn nhất định.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là: Với thẻ tín dụng, khách hàng chi tiêu theo hạn mức tín dụng do Ngân hàng cấp, còn với thẻ ghi nợ khách hàng chi tiêu trực tiếp trên tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng. Do đó, việc chuyển đổi từ thẻ này sang thẻ khác là không thể thực hiện, nhưng khách hàng có thể sử dụng nguồn tiền trên tài khoản tiền gửi để trả cho những chi tiêu từ thẻ tín dụng của mình.
3.4. Những vấn đề cần lưu ý trong cơ chế lưu thông thẻ tín dụng.
* Cơ chế sử dụng đối với chủ sở hữu thẻ:
- Điều kiện để được cấp thẻ: Mở một tài khoản vãng lai. Ở Việt Nam hiện nay thì phải mở một tài khoản đảm bảo với giá trị thấp nhất là 10 triệu VND. Phải có hồ sơ thanh toán tốt và phải ký hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng với một ngân hàng của mạng thanh toán.
- Thẻ tín dụng không thể chuyển nhượng được.
- Chủ sở hữu thẻ có thể dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận thanh toán bằng thẻ hoặc rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động (ATM) hay tại những cơ sở thanh toán của các mạng thanh toán.
- Khi thẻ thanh toán hoặc rút tiền, ngân hàng chỉ ghi nợ vào tài khoản của họ sau một thời gian nhất định. Thông thường cuối mỗi tháng ngân hàng
sẽ gửi cho chủ thẻ một bảng kê hóa đơn để yêu cầu chủ thẻ tham chiếu và thanh toán. Ở Việt Nam số tiền chủ thẻ được thanh toán bằng thẻ trong một tháng không được vượt quá 90% giá trị của tài khoản đảm bảo đã mở. Đối với những chủ thẻ mà ngân hàng có độ tin cậy cao, ngân hàng có thể cho phép chủ thẻ nợ thanh toán sau.
* Cơ chế thanh toán của cơ sở nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng:
- Một khách sạn, công ty lữ hành hay một cơ sở thương mại nào đó để có thể nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng phải đăng ký (ký hợp đồng thanh toán) với một cơ sở thanh toán nào đó của các tổ chức phát hành thẻ (thường là ngân hàng thương mại).
- Sau khi đã đăng ký, ngân hàng phải cung cấp cho các cơ sở những công cụ và những thông tin cần thiết phục vụ cho việc thanh toán như: thẻ mẫu (specimen), bản chỉ dẫn qui trình thanh toán, thông báo về hạn mức thanh toán (floor limit), máy chà thẻ (imprinter) hoặc máy xử lý cấp phép tự động (veriphone, POS) có nối mạng trực tiếp với trung tâm xử lý thẻ, những tập hóa đơn (sale slips) tương ứng với mỗi loại thẻ và bảng cập nhật danh mục những thẻ bị đình chỉ thanh toán (stop list, cancelation bulletin).
3.5. Các bước thực hiện khi khách thanh toán bằng thẻ tín dụng.
a/ Trước hết, người thâu ngân có trách nhiệm kiểm tra thẻ tín dụng:
- Kiểm tra tính thật giả của thẻ: Thẻ thật thường là thẳng, chữ nổi, không bị mài mòn, không có vết lồi lõm, chữ sắc nét, không bị bẻ cong, hàng chữ ký mẫu không bị tẩy xóa hay sửa chồng lên, các biểu tượng của thẻ, dạng chữ và số dập nổi trên thẻ.
- Kiểm tra số thẻ xem số ở mặt trước và mặt sau có trùng nhau không? Số thẻ này có nằm trong danh sách báo động (Bulletin) hay không? Nếu có phải tịch thu và từ chối thanh toán.
- Kiểm tra xem người cầm thẻ có phải là chủ thẻ hay không (việc kiểm tra này thường là theo cách đánh giá, cách cư xử của chủ thẻ vì theo nguyên tắc là không yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân).
b/ Khi khách đề nghị được thanh toán, đối với những cơ sở chấp nhận thẻ sử dụng máy cà thẻ bằng tay (imprinter), người thâu ngân cần phải xem số tiền cần thanh toán có bằng hạn mức thanh toán do ngân hàng qui định hay không. Trường hợp số tiền thanh toán lớn hơn hạn mức thì người thâu ngân