Căn Cứ Vào Chế Độ Quản Lý Ngoại Hối


7- Các loại tỷ giá hối đoái.


7.1. Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối

- Tỷ giá hối đoái chính thức: Là tỷ giá do Nhà nước công bố.

- Tỷ giá hối đoái song song hay còn gọi là tỷ giá chợ đen: là tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường chợ đen, do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định. Tỷ giá này thường lớn hơn tỷ giá chính thức do Nhà nước công bố.

- Tỷ giá cố định: Là chế độ tỷ giá không biến động trong phạm vi x% nào đó, do Nhà nước qui định.

- Tỷ giá thả nổi: Là chế độ tỷ giá biến động, hình thành tự phát trên thị trường do quan hệ cung cầu ngoại tệ, ngoại thương quyết định, và Nhà nước không can thiệp vào sự hình thành và quản lý loại tỷ giá này.


7.2. Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối:

- Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá giao dịch ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối bằng điện.

- Tỷ giá thư hối: Là tỷ giá giao dịch ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối bằng thư.


7.3. Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế

- Tỷ giá séc: Là tỷ giá mua, bán các loại séc bằng ngoại tệ.

- Tỷ giá hối phiếu: Là tỷ giá mua, bán các loại hối phiếu bằng ngoại tệ.

- Tỷ giá tiền mặt: Là tỷ giá mua, bán ngoại hối mà việc chuyển trả ngoại hối bằng tiền mặt.

- Tỷ giá chuyển khoản: Là tỷ giá mua, bán ngoại hối mà việc chuyển trả ngoại hối bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng.


7.4. Căn cứ vào thời điểm giao dịch ngoại hối

- Tỷ giá mở cửa: Là tỷ giá của lần giao dịch đầu tiên trong ngày.

- Tỷ giá đóng cửa: Là tỷ giá của lần giao dịch cuối cùng trong ngày.

- Tỷ giá giao nhận ngay: Là tỷ giá giao dịch ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện chậm nhất trong 2 ngày làm việc.

- Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn: Là tỷ giá giao dịch ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện theo thời hạn nhất định được qui định trong hợp đồng.


8- Một số bài tập vận dụng.


1/ Một Công ty xuất khẩu muốn bán 1000 EUR cho Ngân hàng để lấy AUD. Hỏi công ty này thu được bao nhiêu AUD. Cho biết:

1 EUR = 27.186/27.537 VND

1 AUD = 20.602/20.878 VND


Giải:


Vận dụng nguyên tắc tính chéo để tính tỷ giá giữa EUR với AUD.


EUR

------ AUD


=

EUR

------ x VND

VND

------ AUD


=

EUR

------ x VND

1

--------------- AUD/VND

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

- Ngân hàng mua EUR với giá 1 EUR = 27186 VND

- Ngân hàng bán AUD với giá 1 AUD = 20878 VND.


Do đó:


EUR/AUD

=

27186 x 1/ 20878


=

1,3021


1 EUR = 1,3021 AUD

1000 EUR = 1302,1 AUD


2/ Một công ty xuất khẩu muốn bán 250000 JPY cho ngân hàng để lấy GBP. Hỏi công ty này thu được bao nhiêu GBP. Cho biết:

1 JPY = 249,52/252,74 VND

1 GBP = 32.719/33.042 VND


3/ Một khách hàng muốn đổi 500 EUR lấy USD. Hỏi nhân viên lễ tân đưa khách bao nhiêu USD. Cho biết:


1 EUR = 27.186/27.537 VND

1 USD = 19.490/19.500 VND


4/ Một công ty xuất khẩu muốn bán 1500 CHF lấy SGD. Hỏi công ty thu được bao nhiêu SGD. Cho biết:

1 CHF = 21.344/21.554 VND

1 SGD = 16.071/16.278 VND


5/ Một công ty lữ hành A từ hoạt động kinh doanh nhận khách thu được thu được 90.000 CNY. Với số tiền này công ty A muốn dùng để thanh toán

100.000 JPY cho hoạt động gửi khách. Số tiền còn lại công ty chuyể thành EUR. Hãy xác định số EUR mà công ty A sẽ có. Biết rằng các tỷ giá được công bố như sau:

USD/CNY = 6,6051/55 USD/JPY = 82,72/92 EUR/USD = 1,3363/73


6/ Một khách du lịch A cần phải thanh toán 370 USD. Người này muốn thanh toán bằng 80 EUR và số còn lại sẽ thanh toán nốt bằng GBP. Hãy xác định số GBP mà người khách du lịch A cần phải thanh toán nốt. Biết rằng các tỷ giá được công bố như sau:


EUR/USD = 1,3363/73 GBP/USD = 1,5868/78

CHƯƠNG 3


THANH TOÁN TRONG DU LỊCH


Mục đích: Cung cấp khái niệm về các phương tiện thanh toán, biết ưu và nhược điểm của từng loại và cách thanh toán khi khách đề nghị thanh toán bằng những phương tiện này.


Yêu cầu: Học xong bài này học sinh sẽ biết cách thanh toán bằng tiền mặt, bằng séc du lịch, bằng thẻ tín dụng, bằng voucher, chuyển khoản.


1- Thanh toán bằng tiền mặt.


Tiền mặt là phương tiện thanh toán thông dụng, nhanh chóng và được sử dụng phổ biến để thanh toán trong khách sạn. Tiền mặt được chia thành hai loại: Nội tệ và ngoại tệ.


1.1.Nội tệ : Nội tệ là tiền tệ của một quốc gia lưu hành trong phạm vi quốc gia đó.


1.2.Ngoại tệ : Ngoại tệ là tiền của một quốc gia khác. Đối với Việt Nam tất cả những tiền của các quốc gia khác đều được gọi là ngoại tệ. Các giao dịch trong khách sạn thường sử dụng các ngoại tệ mạnh như: Đô la Mỹ (USD), Êurô (EUR), Đô la Úc (AUD)…. Các ngoại tệ được sử dụng để giao dịch trong khách sạn tùy theo qui định của từng khách sạn.


1.3.Qui trình thanh toán bằng tiền mặt:

- Thông báo cho khách số tiền cần thanh toán.

- Đưa bản tổng kết tình hình sử dụng dịch vụ để khách kiểm tra

- Yêu cầu khách ký xác nhận số tiền phải thanh toán và yêu cầu trả tiền

- Đếm tiền

- Trong lúc đếm tiền, kiểm tra từng tờ tiền.

- Xác nhận số tiền đã nhận đủ với khách.


1.4.Những lưu ý khi khách thanh toán bằng tiền mặt: Khi nhận thanh toán bằng tiền mặt nhân viên lễ tân nên lưu ý một số điểm sau đây:

- Phải đếm tiền trước sự chứng kiến của khách khi nhận tiền, nhắc lại tổng số tiền sau khi đếm xong.

- Chú ý kiểm tra tiền giả trong khi đếm tiền. Trong trường hợp phát hiện tiền giả phải khéo léo yêu cầu khách đổi cho tiền khác.

- Khi nhận thanh toán bằng ngoại tệ phải xác định được những ngoại tệ mà khách sạn chấp nhận thanh toán và xác định chính xác tỷ giá hối đoái áp dụng cũng như phương pháp qui đổi.


2- Thanh toán bằng séc (Cheque)


2.1. Khái niệm séc: Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản tiền gởi, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người cầm séc, người có tên trong séc hoặc trả theo lệnh của người ấy.


2.2. Nội dung một tờ séc: Một tờ séc có những yếu tố sau:

Mặt trước:

+ Tiêu đề “séc”

+ Số hiệu séc

+ Ngày tháng năm phát hành séc

+ Địa điểm phát hành séc

+ Tên của người phát hành séc

+ Ngân hàng thụ lệnh

+ Tài khoản được trích trả

+ Tên của người hưởng lợi

+ Chữ ký của người phát hành séc.

Mặt sau:

Các thông tin về chuyển nhượng.


2 3 Thời hạn xuất trình của séc Được tính từ ngày phát hành séc và được 1

2 3 Thời hạn xuất trình của séc Được tính từ ngày phát hành séc và được 2


2.3. Thời hạn xuất trình của séc. Được tính từ ngày phát hành séc và được ghi rõ trên tờ séc. Thời hạn của séc thông thường là tùy thuộc vào phạm vi không gian mà séc lưu hành và luật pháp các nước qui định.


Theo công ước Genever 1931 thì qui định thời hạn xuất trình của séc như sau:


ngày.

- 8 ngày nếu séc lưu hành trong một nước.

- 20 ngày nếu séc lưu hành trong một châu lục

- 70 ngày nếu séc lưu hành ở các nước không cùng một châu. Theo qui định của Việt Nam hiện nay, thời hạn xuất trình của séc là 30


2.4. Chuyển nhượng séc:

2.4.1. Séc được ký phát có ghi tên người được trả tiền.

- Một tờ séc được ký phát có ghi tên người được trả tiền sau cụm từ “Trả theo lệnh của” – hoặc chỉ ghi tên người được trả tiền mà không có cụm từ trên, thì được người trả tiền có thể chuyển nhượng tờ séc đó bằng cách ghi tên người được chuyển nhượng, ngày, tháng chuyển nhượng, ký và ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình vào mặt sau của tờ séc (ký hậu) và chuyển giao tờ séc đó cho người được chuyển nhượng.

Có thể chuyển nhượng séc này nhiều lần bằng hình thức ký hậu, và có thể chấm dứt việc tiếp tục chuyển nhượng séc bằng cách ghi trước chữ ký của mình cụm từ “không tiếp tục chuyển nhượng”.


2.4.2. Tờ séc được ký phát không ghi tên người được trả tiền hoặc có ghi cụm từ “Trả cho người cầm séc”, thì người thụ hưởng có thể chuyển

nhượng bằng cách chuyển giao tờ séc đó cho người được chuyển nhượng mà không cần ký hậu.


2.5. Phân loại séc:

- Căn cứ vào người hưởng lợi séc:

+ Séc vô danh: Là loại séc không ghi tên người hưởng lợi. Bất cứ người nào cầm séc cũng có thể nhận được tiền của tờ séc. Loại séc này có thể chuyển nhượng trực tiếp theo hình thức trao tay.

+ Séc đích danh: là loại séc có ghi tên người hưởng lợi nhưng thêm điều kiện không theo lệnh của người hưởng lợi này.


+ Séc theo lệnh: là loại séc ghi trả theo lệnh của người hưởng lợi được ghi rõ trên tờ séc đó. Người hưởng lợi được phép thanh toán hoặc chuyển giao cho người khác bằng hình thức ký hậu.

Căn cứ vào hình thức thanh toán séc Séc tiền mặt Ngân hàng thanh toán sẽ trả 3



Căn cứ vào hình thức thanh toán séc Séc tiền mặt Ngân hàng thanh toán sẽ trả 4

- Căn cứ vào hình thức thanh toán séc:


+ Séc tiền mặt: Ngân hàng thanh toán sẽ trả tiền mặt.


+ Séc chuyển khoản: Ngân hàng thanh toán sẽ chỉ trả tiền qua việc ghi có vào tài khoản. Trên mặt trước của séc có dòng chữ “chỉ thanh toán chuyển khoản” được in sẵn hoặc do người phát hành séc ghi.


Căn cứ vào người phát hành Séc bảo chi Là loại séc được ngân hàng bảo 5


Căn cứ vào người phát hành Séc bảo chi Là loại séc được ngân hàng bảo 6


- Căn cứ vào người phát hành:

+ Séc bảo chi: Là loại séc được ngân hàng bảo đảm thanh toán.

Người ký phát phải tới ngân hàng để làm thủ tục bảo chi séc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/09/2023