Nghiên giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho phát triển du lịch - 2

3.2.3. Định hướng phát triển tuyến, điểm và loại hình du lịch. 90

3.2.4. Định hướng về đầu tư phát triển cơ sở vật chất du lịch 91

3.2.5. Giữa gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường thiên nhiên và nhân văn.

------------------------------------------------------------------------------------------------- 92

3.2.6. Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch 92

3.3. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHMER Ở SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 92

3.3.1. Định hướng loại hình du lịch 92

3.3.2. Định hướng tổ chức không gian 93

3.3.3. Định hướng thị trường khách du lịch 93

3.4. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 94

3.4.1. Hình thành sản phẩm du lịch văn hóa dân tộc Khmer đặc thù 94

3.4.2. Xây dựng chiến lược quảng bá du lịch của tỉnh 95

3.4.3. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch 95

3.4.4. Kêu gọi và thu hút đầu tư 96

3.4.5. Liên kết phát triển du lịch văn hóa Người Khmer với các địa phương khác trong vùng.

------------------------------------------------------------------------------------------------- 97

3.4.6. Nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 98

3.4.7. Công tác quản lý 98

3.4.8. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch 98

PHẦN KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

PHỤC LỤC 130

PHẦN MỞ ĐẦU‌

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI‌

Trong những năm gần đây, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu như trước kia, du lịch chủ yếu là hình thức tiêu khiển của tầng lớp thượng lưu trong xã hội thì ngày nay du lịch đã trở thành nhu cầu cần thiết của mọi người trên thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), số lượng khách du lịch và doanh thu của ngành du lịch Thế giới ngày càng tăng. Năm 2005, số lượng khách du lịch trên thế giới là 720 triệu lượt khách, đến năm 2010 đã tăng lên 935 triệu lượt khách, và dự báo đến năm 2020 tăng lên 1600 triệu lượt khách. Thu nhập từ du lịch hiện nay đạt 944 tỷ USD (UNWTO). Như vậy, nhu cầu du lịch đã tạo cơ hội cho kinh doanh du lịch phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, ngành du lịch đã trở thành một trong 5 ngành kinh tế lớn nhất trên thế giới và là ngành kinh tế trọng yếu ở nhiều quốc gia.

Ở Việt Nam, du lịch đã và đang được chú ý phát triển và ngày càng có vai trò quan trong trong nền kinh tế nước ta. Nghị quyết 45/CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ đã khẳng định: “Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Thực tế cho thấy trong giai đoạn 1990 – 2010, ngành du lịch Việt Nam đã có bước tiến đột phá. Năm 1990, ngành du lịch Việt Nam đón khoảng 1 triệu lượt khách nội địa, 250 ngàn lượt khách quốc tế và doanh thu đạt 1.350 tỷ đồng, đến năm 2010 khách nội địa là 28 triệu lượt, khách quốc tế là 5 triệu lượt, doanh thu đạt 96.000 tỷ đồng.

Xuất phát từ quan điểm coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, các địa phương trong cả nước tích cực xây dựng chiến lược nhằm khai thác hiệu quả nhất tiềm năng du lịch của mình.

Sóc Trăng là tỉnh nằm trên hạ lưu Sông Hậu, có điều kiện tự nhiên điển hình của vùng ĐBSCL, một miền đất được hình thành và phát triển với một nền văn hóa giao thoa của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, nhất là những giá trị văn hóa của người Khmer là một thế mạnh để phát triển du lịch, trong đó nổi bật là du lịch văn hóa.

Những năm gần đây, ngành du lịch Sóc Trăng đã có những thành tựu đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với thế mạnh của tỉnh. Một trong những nguyên nhân chính là các tài nguyên du lịch của tỉnh vẫn chỉ ở dạng tiềm năng, chưa được tổ chức khai thác hợp lí

và chưa được đầu tư phát triển đúng mức để trở thành những sản phẩm du lịch đặc sắc, có sức hút và hấp dẫn với du khách.

Để góp phần giúp ngành du lịch Sóc Trăng có thể khai thác tốt nhất những tiềm năng vốn có của tỉnh, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho phát triển du lịch” làm đề tài nghiên cứu của luận văn

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU‌

Nghiên cứu về cộng đồng người Khmer đã và đang thu hút sự quan tâm của các cơ quan nghiên cứu cũng như các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực như: văn hoá học, dân tộc học, lịch sử, văn học, kiến trúc, tôn giáo, kinh tế, xã hội. Có thể nêu ra đây một vài nghiên cứu cụ thể:

- Đề tài nghiên cứu “Người Khmer tỉnh Cửu Long” - Huỳnh Ngọc Trảng, Văn Xuân Chí, Hoàng Túc - Đặng Vũ Thị Thảo, Phan Thị Yến Tuyết, 1987, Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Cửu Long xuất bản. Đề tài này đi sâu tìm hiểu một số nét về tôn giáo tín ngưỡng, phong tục, văn học nghệ thuật, truyền thống đoàn kết Việt - Khmer của người Khmer tỉnh Cửu Long cũ, nay là tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh.

- Trường Lưu với công trình “Văn hoá người Khmer vùng ĐBSCL”, NXB Văn hoá Dân tộc. trình bày rất phong phú về yếu tố văn hoá, phong tục tập quán, văn học, các loại hình nghệ thuật đặc sắc của người Khmer đồng bằng.

- Các lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer được trình bày rất cụ thể qua công trình song ngữ “Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ” - Sơn Phước Hoan (Chủ biên), Sơn Ngọc Sang, Danh Sên, 1998, NXB Giáo dục

- Các loại hình sân khấu, nghệ thuật truyền thống của người Khmer cũng được quan tâm nghiên cứu trong đề tài “Về sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ” - Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Sóc Trăng & Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1998

- Những nét văn hoá truyền thống về nhà ở, trang phục, ăn uống, giao tiếp của người Khmer được Phan Thị Yến Tuyết tìm hiểu trong công trình nghiên cứu “Nhà ở - Trang phục

– Ăn uống của các dân tộc vùng ĐBSCL” -NXB Khoa học Xã hội, 1993

- Tiếp đó Nguyễn Mạnh Cường với công trình “Vài nét về người Khmer Nam Bộ”, NXB Khoa học Xã hội, năm 2002, cũng có một nghiên cứu khái quát về nhiều mặt của đời sống người Khmer Nam Bộ như tôn giáo, phong tục tập quán, lễ hội, các yếu tố văn hoá vật thể, phi vật thể, ....

Công trình nghiên cứu “Vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Sóc Trăng” - Trần Hồng Liên (Chủ biên), NXB Khoa học Xã hội, năm 2002, đã ghi nhận hiện trạng vấn đề dân tộc, tôn giáo của người Kinh, người Khmer, người Hoa ở Sóc Trăng. Công trình được thực hiện dưới dạng tập hợp các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu nên phần nào phản ánh sự phong phú của cách tiếp cận dân tộc học, tôn giáo, văn hoá. Nhưng cũng vì vậy công trình chưa có sự gắn kết của các góc độ tiếp cận nhằm giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể và hoàn chỉnh về các cộng đồng dân tộc ở Sóc Trăng.

Nghiên cứu của Ngô Văn Lệ và Nguyễn Văn Tiệp “Thực trạng kinh tế - xã hội và những giải pháp xoá đói giảm nghèo ở người Khmer tỉnh Sóc Trăng”, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003, đã phản ánh rất cụ thể hiện trạng đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng người Khmer ở Sóc Trăng. Đề tài cũng phân tích một số vấn đề trong đời sống của người Khmer nhưng cách tiếp cận chủ yếu từ góc độ nghiên cứu đánh giá nghèo đói. Các yếu tố văn hoá, phong tục tập quán chưa được xem như là các chỉ báo tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội.

- Năm 2007, TS. Trần Thanh Bé (chủ nhiệm đề tài) – Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Đại học Cần Thơ với đề tài nghiên cứu: “Tác động của phong tục tập quán đến phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người tỉnh Sóc Trăng”, đã tìm hiểu cụ thể những phong tục, tập quán của người Khmer Sóc Trăng tác động đến hoạt động kinh tế - xã hội của họ.

Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như các bài viết về người Khmer của nhiều tác giả được đăng trên các tạp chí, báo.

Những công trình trên đã góp phần cung cấp cho chúng ta một cái nhìn về cộng đồng người Khmer ở các địa phương của ĐBSCL từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc tiếp cận với giá trị văn hóa của người Khmer ở góc độ phát triển du lịch, làm sao để khai thác hiệu quả, bền vững những giá trị văn hóa này trong hoạt động du lịch vẫn là công việc còn bỏ ngõ.

3. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI‌

3.1. Mục đích

Nghiên cứu những giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng kết hợp với cơ sở lí luận và tình hình thực tiển để tìm ra phương hướng và giải pháp phát triển du lịch văn hóa tỉnh Sóc Trăng dưới góc độ địa lý du lịch

3.2. Nhiệm vụ


văn.

- Tổng quan những vấn đề lý luận về du lịch và văn hóa là cơ sở khoa học cho luận


- Đánh giá các giá trị văn hóa của dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng và hiện trạng khái

thác trong hoạt động du lịch của tỉnh

- Nghiên cứu đưa ra những định hướng và giải pháp để phát triển du lịch văn hóa tỉnh Sóc Trăng

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU‌

4.1. Vê nội dung:

+ Nghiên cứu những giá trị văn hóa của dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng đối với hoạt động du lịch

+ Nghiên cứu hiện trạng khai thác những giá trị văn hóa của dân tộc Khmer trong hoạt động du lịch tỉnh Sóc Trăng

+ Nghiên cứu định hướng và giải pháp phát triển du lịch văn hóa dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

4.2. Vê Không gian: Nghiên cứu trên phạm vi địa bàn tỉnh Sóc Trăng

5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌

5.1. Quan điểm nghiên cứu‌

Quan điểm tổng hợp

Quan điểm tổng hợp thực chất là việc vận dụng quan điểm biện chứng trong địa lý. Ta đã biết rằng mối liên hệ qua lại là thuộc tính chung nhất của thế giới khách quan. Các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan luôn có quan hệ mật thiết với nhau bằng các mối quan hệ tác động, ảnh hưởng, liên kết, chuyển hoá, thúc đẩy hay ức chế lẫn nhau rất phức tạp.

Quán triệt quan điểm tổng hợp khi nghiên cứu đề tài này đòi hỏi người nghiên cứu phải xem xét các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ tác động giữa chúng, tránh tách rời hoặc xem xét chúng một cách riêng rẻ. V.I.Lênin đã viết: “Tổng hợp tất cả các mặt của hiện tượng thế giới hiện thực và các mối quan hệ đó chính là chân lý

Quan điểm lãnh thổ

Quan điểm lãnh thổ còn gọi là quan điểm “vùng” là quan điểm đặc thù của địa lý. Trong thực tế các sự vật, hiện tượng địa lý luôn có sự phân hoá trong không gian làm cho chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Chính sự phân hóa lãnh thổ đó đã hình thành nên những điều kiện kinh tế xã hội, những nguồn lực về tự nhiên và nhân văn mang nét đặc thù riêng cho từng vùng lãnh thổ. Sự khác biệt đó còn gọi là “sự sai biệt lãnh thổ”.

Quán triệt quan điểm “lãnh thổ”, khi nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu giá trị văn hóa của người Khmer Sóc Trăng trong phát triển du lịch” cần chú ý đến sự sai biệt lãnh thổ của các sự vật hiện tượng nhằm tìm ra những nét độc đáo của lãnh thổ nghiên cứu.

Quan điểm hệ thống

Nội dung chính của quan điểm hệ thống là ở chỗ đối tượng nghiên cứu được coi là một hệ thống. Hệ thống đó bao gồm nhiều phân hệ, có môi quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Chỉ cần một thay đổi nhỏ của một phân hệ sẽ dẫn đến những hậu quả dây chuyền và ảnh hưởng chung đến toàn bộ hệ thống. Do đó, cần phải quán triệt quan điểm hệ thống khi nghiên cứu đề tài này.

Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Các sự vật hiện tượng mà địa lý nghiên cứu là những hiện tượng có tính lịch sử, tức là chúng có sự vận động và phát triển theo thời gian. Như vậy quán triệt quan điểm lịch sử khi nghiên cứu đề tài này cần tìm đến nguồn gốc lịch sử của người Khmer Nam bộ nói chung và ở Sóc Trăng nói riêng, cũng như vấn đề khai thác giá trị văn hóa người Khmer trong du lịch... Quan điểm lịch sử giúp cho người nghiên cứu hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hiện tại, thấy được bản chất của sự vật hiện tượng; Mặt khác nó còn giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn “động”, tránh xem xét các sự vật hiện tượng một cách “tĩnh lại”

Song song với quan điểm lịch sử là quan điểm viễn cảnh, Mendeleev đã viết: “Mọi khoa học đều nhằm hai mục đích: thấy trước và có lợi”. Quan điểm viễn cảnh chính là nhằm vào mục đích “thấy trước” của khoa học. Nó đảm bảo tính dự kiến (hay dự báo) cho tương lai.

Quán triệt quan điểm viễn cảnh, trong đề tài này cần phải căn cứ vào xu hướng vận động của sự vật hiện tượng để lập các dự báo có căn cứ khoa học cho tương lai. Quan điểm “viễn cảnh” đảm bảo tính sáng tạo và tích cực của địa lý kinh tế. Nó hoàn toàn xa lạ với việc vẽ ra một tương lai viển vông không có căn cứ thực tế. Vì vậy, quan điểm “viễn cảnh” gắn liền với quan điểm “lịch sử” nhằm đảm bảo tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học.

Quan điểm phát triển bền vững

Quan điểm phát triển bền vững ra đời trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới, phản ánh xu thế phát triển của thời đại và định hướng cho tương lai của nhân loại. Quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi phải đảm bảo sự bền vững về cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này đòi hỏi phải luôn

quán triệt quan điểm phát triển bền vững. Trong đề tài này, phát triển bền vững vừa được coi là quan điểm nghiên cứu, vừa là mục tiêu nghiên cứu.

5.2. Phương pháp nghiên cứu‌

5.2.1.Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu

Trong nghiên cứu khoa học việc thu thập và xử lý tài liệu lá không thể thiếu. Khoa học không thể phát triển được nếu thiếu tính kế thừa, thiếu sự tích lũy những thành tựu của quá khứ. Nguồn tài liệu cần thu thập và xử lý rất đa dạng và phong phú bao gồm các tài liệu đã được xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ và các cơ quan khác nhau theo chương trình hay đề tài nghiên cứu và cả những tài liệu đươc đăng tải trên các trang Web...

Quán triệt phương pháp này khi nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu giá trị văn hóa người Khmer trong phát triển du lịch Sóc Trăng” cần thu thập những tài liệu liên quan, trên cơ sở các tài liệu thu thập được tiến hành lựa chọn, xử lý (Phân tích, tổng hợp, so sánh...) nhằm chắt lọc những thông tin cần thiết cho nội dung đề tài.

Các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu như:

- Các tài liệu viết về người Khmer Nam bộ

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2007 – 2010 và định hướng đến năm 2020...

5.2.2. Phương pháp thực địa

Là một phương pháp truyền thống của địa lí học, được sử dụng rộng rãi trong địa lí du lịch để tích lũy tài liệu thực tế, kiểm định tính chính xác của thực tế so với sách vở, đồng thời giúp ngời nghiên cứu phát huy tính độc lập trong nghiên cứu và nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn. Có thể nói đây là phương pháp duy nhất để thu được lượng thông tin đáng tin cậy và xây dựng ngân hàng tư liệu cho các phương pháp phân tích khác (bản đồ, toán học, cân đối…)

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả đã nhiều lần đến với Sóc Trăng để thu thập tài liệu, chụp hình, phỏng vấn và tham quan, tìm hiểu các điểm du lịch gắn với văn hóa người Khmer...

5.2.3. Phương pháp xã hội học

Phương pháp này giúp người nghiên cứu thu thập được nhưng thông tin đa dạng, nhanh chóng, khách quan, cập nhật trong khoảng thời gian ngắn. Hơn nữa, phương pháp này nhằm vào đúng mục đích và đối tượng nghiên cứu.

5.2.4.Phương pháp bản đồ

Phương pháp này có mặt ngay từ khi địa lí du lịch ra đời với tư cách như một khoa học. Bản đồ không chỉ như một phương tiện phản ánh những đặc điểm không gian về nguồn tài nguyên, các luồng khách, các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch hoặc các thuộc tính riêng của hệ thống nghỉ nơi du lịch (tính ổn định, tính thích hợp…), mà còn là một cơ sở để nhận được những thông tin mới và vạch ra tính qui luật hoạt động của toàn bộ hệ thống. Bên cạnh đó bản đồ cò là phương tiện để thể hiện một cách trực quan, khái quát một số đối tượng nghiên cứu. Do đó, khi nghiên cứu đề tài này, từ những bản đồ thu thập được làm cơ sở để xây dựng những bản đồ theo mục đích nghiên cứu.

5.2.5. Phương pháp sử dụng các phần mền công nghệ thông tin

Hiện nay việc sử dụng các phần mền công nghệ thông tin trong nghiên cứu khoa học là không thể thiếu, giúp cho quá trình nghiên cứu thận lợi và tính chính xác cao khi xử lý tài liệu. Khi nghiên cứu đề tài này tác giả đã sử dụng một số phần mền sau: Phần mền Microsoft Offices để xử lý tài liệu dưới dạng văn bản, biểu bảng...; phần mềm Mapinfo 9.0 để xây dựng một số bản đồ; mạng Internet để tìm kiếm các thông tin liên quan...

5.2.6. Phương pháp SWOT

Việc sử dụng sơ đồ SWOT sẽ giúp làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển du lịch Sóc Trăng. Thông qua việc phân tích sơ đồ SWOT, những nguyên nhan dẫn đến những điểm yếu, thách thức đối với việc phát triển hoạt động du lịch tại Sóc Trăng sẽ được nhận diện để từ đó có định hướng khắc phục và phát huy những cơ hội, điểm mạnh.


Sơ đồ SWOT


Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (W)

Thể hiện những giá trị văn hóa

Khmer đặc sắc ở Sóc Trăng trong động du lịch.

Những hạn chế liên quan đến cơ

sở hạ tầng, công tác tổ chức du lịch văn hóa ở Sóc Trăng

Cơ hội (O)

Thách thức (T)

Nêu lên được những điều kiện

thuận lợi để Sóc Trăng có thể phát triển được du lịch.

Dự báo những tác động xấu đến

du lịch, cảnh quan, môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Nghiên giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho phát triển du lịch - 2

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí