Xây Dựng Kế Hoạch Phát Triển Thương Hiệu Du Lịch


góp phần hình thành được liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong vùng một cách toàn diện, đồng bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển, góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn, đảm bảo an ninh”.

Để phục vụ phát triển du lịch, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch Tây Nguyên giai đoạn 2014 – 2020 ước khoảng 60. 270 tỷ đồng (2.940 triệu USD) bao gồm vốn đầu tư từ ngân sách và vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác, trong đó sẽ tập trung hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, hình thành trọng điểm du lịch và liên kết không gian du lịch xanh, sạch, vững mạnh của vùng. Cam kết thực hiện các chính sách và giải pháp ưu đãi nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk.

Tăng cường các hình thức ưu đãi, hợp tác đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt với các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Đăk Lăk. Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng du lịch; Triển khai các cơ chế hỗ trợ của Chính phủ, địa phương phải cam kết đồng hành cùng nhà đầu tư, Tỉnh cần tăng cường đẩy mạnh xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng về giao thông huyết mạch có tính chất liên vùng như: đường bộ: hoàn thiện tuyến quốc lộ 14 - nối Tây Nguyên với các vùng kinh tế trọng điểm và các cảng biển, tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia; Đường hàng không: đầu tư nâng cấp sân bay Buôn Mê Thuột trở thành sân bay quốc tế, mở thêm các đường bay mới kết nối vùng Tây Nguyên với các đô thị trong nước.

Tỉnh cần chủ động xây dựng, thúc đẩy cơ chế phối hợp, liên kết với các tỉnh Tây Nguyên và Miền Trung để tăng thu hút vốn đầu tư. UBND Tp Buôn Mê Thuột và tỉnh Đăk Lăk cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Cục Đầu tư nước ngoài, Trung tâm xúc tiến đầu tư (XTĐT) miền Trung, phối hợp đại diện XTĐT tại các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Liên minh Châu Âu, Hàn Quốc...tổ chức đoàn đi XTĐT ở nước ngoài ít nhất 2 năm/lần nhằm hỗ trợ nhau trong việc tiếp đón nhà đầu tư đến khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư, thành lập tổ liên


ngành, liên vùng giải quyết khó khăn, vướng mắt cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong phát triển sản phẩm du lịch.

Đổi mới công tác quản lý nhà nước về du lịch; Có chính sách phù hợp về chế độ đãi ngộ, thủ tục thông thoáng để kêu gọi thu hút nhà đầu tư tham gia vào quá trình thiết kế xây dựng nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, mang nét đặc trưng riêng, có tính cạnh tranh cao; Chú trọng phát triển chuỗi giá trị du lịch cà phê. Tỉnh cũng cần triển khai các ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực du lịch đặc thù.

Tăng vốn đầu tư hỗ trợ ngân sách từ TW ở giai đoạn đầu, chẳng hạn, hỗ trợ 50% giá trị đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu; Hỗ trợ 50% mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay của ngân hàng và quỹ đầu tư phát triển trong vòng 5 năm.

Tỉnh và các sở ban ngành có liên quan cần xem xét tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách trong đầu tư phát triển du lịch đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước có tham gia dự án du lịch trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ nguồn vốn cần thiết cho công tác sáng tạo, xây dựng, thiết kế và phát triển các loại hình sản phẩm du lịch mới, đặc sắc,có tính đặc thù mà điển hình là sản phẩm du lịch cà phê đặc trưng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Nâng cấp đường giao thông tại các khu vực dẫn vào khu, điểm du lịch tham quan tìm hiểu về cà phê. Lắp đặt và hoàn thiện hệ thống chiếu sáng, biển bảo chỉ dẫn và các công trình phụ trợ chức năng nhằm tạo điều kiện quan sát rõ ràng và an toàn cho người dân và du khách trong hoạt động sinh hoạttham quan du lịch.

Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ cộng đồng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động du lịch tại cộng đồng. Đầu tư xây dựng các công trình như: khu nhà nghỉ, khu mua sắm, quầy lưu niệm, khu vực vệ sinh công cộng, điểm dừng chân, trạm y tế, hệ thống thông tin liên lạc,...một cách đồng bộ tại các lối ra vào khu, điểm tham quan du lịch tìm hiểu cà phê ; Hỗ trợ người dân trong hoạt độngkinh doanh dịch vụ để tăng hiệu quả thu hút và phục vụ du khách. Hiện nay, còn khá nhiều các điểm tham quan dẫn vào khu vườn cà phê vẫn chưa được nâng cấp đường xá, gây cản trợ hoạt động đi lại cho du khách và người dân, thiếu các quầy cung cấp cũng như bán các sản phẩm tiêu dùng cần thiết để phục vụ nhu cầu du khách.

Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch cà phê thành một trong những thương hiệu chính của du lịch Đăk Lăk - 12


Chính quyền cần quan tâm mở các lớp đào tạo về du lịch nhằm trang bị kiến thức chuyên sâu cũng như kỹ năng để người dân, đặc biệt là các hộ dân sinh sống lân cận và các cá nhân có tham gia trực tiếp vào hoạt động hướng dẫn du khách tham quan tìm hiểu về cà phê để có thể phục vụ khách tốt hơn.

4.2.3. Xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu du lịch

Trong phát triển du lịch, việc tìm ra những nét độc đáo, xây dựng được những nét khác biệt của những sản phẩm du lịch đặc trưng để hình thành thương hiệu ấn tượng cho địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng . Xây dựng sản phẩm du lịch chính là việc khai thác các tiềm năng, nguồn lực, văn hóa đặc thù của mỗi điểm đến, mỗi địa danh; Phải quan tâm đến tính đặc sắc và sự khác biệt của sản phẩm, phải gắn kết các giá trị văn hóa riêng có của địa phương vào hoạt động du lịch để phục vụ du khách, đặc biệt nhấn mạnh vai trò giá trị của sản phẩm du lịch cà phê

Cần hết sức quan tâm công tác huyền thoại hóa, truyền thuyết hóa, sự tích hóa cho từng sản phẩm du lịch. Trong đó, sản phẩm du lịch cà phê chứa đựng đầy đủ các yếu tố trên.

Bên cạnh những lợi thế về tài nguyên tự nhiên, bản sắc văn hóa đa dạng cùng với sản phẩm du lịch sẵn có, ngành du lịch Đăk Lăk cần có sự tư vấn của các chuyên gia, của những đơn vị kinh doanh lữ hành lớn để xây dựng sản phẩm du lịch Đăk Lăk một cách có trách nhiệm thì thương hiệu du lịch Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk sẽ có bản sắc riêng và bền vững.

Mời các chuyên gia uy tín hàng đầu trong lĩnh vực phát triển bền vững và xây dựng thương hiệu đóng góp ý tưởng cũng như tư vấn trong cách làm để dự án có tính khả thi và mang lại hiệu quả cao.

Tăng cường quản lý Nhà nước về quản lý du lịch, đảm bảo môi trường dịch; Làm tốt công tác tuyên truyền, truyền thông và huy động mọi cấp, mọi ngành, mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào hoạt động tiếp thị, xúc tiến hình ảnh du lịch của địa phương để khẳng định vị thế thương hiệu du lịch của tỉnh trong tổng thể thị trường du lịch cả nước.


Trên cơ sở sản phẩm đã có cần gắn kết với các sự kiện để tạo hoạt động của điểm đến sôi động, coi thương hiệu du lịch gắn với cà phê là thương hiệu của Đăk Lăk để quảng bá, liên kết quảng bá xúc tiến cùng với các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, duyên hải Nam Trung Bộ để hỗ trợ xúc tiến và kết nối tour nghỉ dưỡng biển đảo và du lịch sinh thái văn hóa Tây Nguyên.

Giá trị trong việc xây dựng chiến lược truyền thông cụ thể nhằm truyền tải các thông điệp đến với thị trường khách mục tiêu. Thực hiện lời hứa của thương hiệu, cũng là cách giúp xác định được đâu là nhiệm vụ quan trọng nhất. Điều gì tạo nên sự nổi bật trong đám đông và giá trị nào sẽ định hướng các quyết định mang tính chiến lược. Hiểu rõ được thương hiệu của chính mình sẽ là cách giúp cho nhà quản lý có cùng mục tiêu với cộng đồng, với những đơn vị, cá nhân làm du lịch. Từ đó, hoạch định chiến lược và quyết định chiến thuật, những thứ phản ánh đúng giá trị, niềm tin và mục đích.

- Xây dựng kế hoạch truyền thông thương hiệu:

- Xác định những công cụ truyền thông sẽ sử dụng để tác động đến khách mục tiêu

- Trình bày rõ thông điệp thương hiệu của điểm đến và đảm bảo rằng chúng được thể hiện trong tất cả các hoạt động truyền thông

- Thiết lập một kế hoạch truyền thông để nhà cung cấp luôn tồn tại bên cạnh kháchhàng mục tiêu.

Giá trị tạo ra thương hiệu khác biệt và đáng tin cậy. Giống như tất cả các thương hiệu đã định hình, khi thiết lập một thương hiệu có sự khác biệt và đáng tin cậy, những đặc điểm có liên quan đến khách hàng mục tiêu, phải đảm bảo rằng tất cả những hình ảnh bên ngoài của chủ thể (du lịch Đăk Lăk) phải củng cố những thông điệp của thương hiệu trong tâm trí của du khách. Vừa xác định kim chỉ nam vừa trình bày một cách rõ ràng những thứ đã, đang và sẽ cần để ngành du lịch Đăk Lăk phát triển.

- Kiểm soát những yếu tố có thể ảnh hưởng đến thương hiệu:

- Chắc chắn mọi thứ xung quanh thương hiệu điểm đến đều có chung một thông điệp

- Xây dựng và tăng cường hoạt động kinh doanh du lịch, quảng bá du lịch của


chính quyền địa phương và đảm bảo rằng tất cả những cư dân trong cộng đồng đều hiểu rõ thông điệp thương hiệu của nhà quản lý du lịch

- Thiết lập các mối quan hệ cộng tác thích hợp để mở rộng thương hiệu và đạt được những giá trị tăng thêm.

4.2.4. Định hướng công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá

Vấn đề công tác xúc tiến quảng bá đặc biệt quan trọng, Đăk Lăk cần quảng bá một hình ảnh du lịch ngày càng chuyên nghiệp hơn, đặc biệt truyền tải đầy đủ những nét giá trị đặc trưng nhất, độc đáo, giàu bản sắc văn hóa của vùng, nhấn mạnh tầm quan trọng của các giá trị nổi bật từ cà phê đến với du khách trong và ngoài nước.

Tổ chức thường niên “Tuần lễ văn hóa cà phê” tại các địa điểm tập trung phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch trong cả nước và ở những thị trường nước ngoài có tiềm năng trong hợp tác phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt là các thị trường tiêu thụ cà phê nhiều và có khả năng tài chính mạnh.

Tổ chức quảng bá du lịch có hiệu quả thông qua các hoạt động như “Trại sáng tác nghệ thuật” hằng năm về cà phê, khơi nguồn cảm hứng từ giá trị cây cà phê để quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà văn hóa, những người có ảnh hưởng tích cực trong các lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, du lịch, nghệ thuật, kiến trúc...

Chú trọng đến công tác tổ chức lễ hội Cà phê Buôn Mê Thuột hơn nữa nhằm tạo ra một hình ảnh có sức hút mạnh đối với thế giới; Vận động xúc tiến đầu tư nhanh các dự án có tầm quảng bá toàn cầu như: Dự án Bảo tàng Cà phê Thế giới ngay tại Việt Nam,...

Bên cạnh việc tạo dựng thương hiệu mang bản sắc riêng, ngành du lịch địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền nhằm truyền tải những thông điệp, biểu tượng, hình ảnh của du lịch Đăk Lăk một cách hiệu quả đến với du khách. Công tác quảng bá phải triển khai nhất quán và kiên trì qua các chiến dịch quảng cáo bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Bố trí, lắp đặt các biểu tượng, công trình mang đậm nét đặc trưng văn hóa của vùng đất Tây Nguyên tại các vị trí cửa ngõ ra


vào trung tâm thành phố, tạo ấn tượng cho du khách khi đến với Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk.

Tổ chức nhiều hơn các sự kiện văn hóa, lễ hội du lịch, các chương trình hội thảo, hội nghị...trong đó tập trung truyền tải đầy đủ các giá trị cà phê vào nội dung các chương trình nghị sự, các hoạt động chính và phụ diễn ra bên lề. Tăng cường hợp tác phát triển du lịch trong và ngoài nước.

Tăng cường xúc tiến về đầu tư du lịch; Giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch, các điểm đến du lịch ở địa phương thông qua các hội chợ triển lãm du lịch,...Tổ chức đón các đoàn famtrips cho các doanh nghiệp du lịch khám phá các giá trị văn hóa ở địa phương để xây dựng các chương trình du lịch, tour du lịch...

Tăng cường kinh phí cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch. Có chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch và hỗ trợ các doanh nghiệp trong kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử đối với nhân lực làm du lịch.

Mời các Công ty lữ hành lớn đến địa phương để tổ chức các hội thảo về sản phẩm và thương hiệu du lịch; Tích cực tham các hội chợ, hội thảo quốc gia, quốc tế...tại các tỉnh, thành phố có lượng du khách lớn.

Đề xuất Đài truyền hình địa phương bố trí thời lượng nhất định và ổn định để các cơ quan xúc tiến nhà nước, các doanh nghiệp được quảng bá các sản phẩm du lịch miễn phí; Thỏa thuận với Đài truyền hình địa phương có liên kết với thành phố và tỉnh cùng quảng bá sản phẩm và thương hiệu du lịch của nhau tạo ra một lượng thông tin rộng rãi đến nhiều đối tượng du khách khắp cả nước.

4.2.5. Liên kết doanh nghiệp trong phát triển sản phẩm và thương hiệu du lịch

Để có được những sản phẩm du lịch có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu đa dạng ngày càng cao của du khách cũng như có thương hiệu, đòi hỏi phải tăng cường hợp tác, trao đổi không ngừng, thường xuyên đúc kết và chia sẻ kinh nghiệm giữa các cấp chính quyền địa phương với các công ty du lịch, hãng lữ hành, các đơn vị tổ chức, cá nhân có tham gia vào hoạt động du lịch nhằm mang đến cho du khách những sản phẩm du lịch tốt nhất, tránh sự trùng lập.


Cùng với lợi thế rõ nét và địa thế trung tâm vùng, Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk chính là địa điểm giao thoa kết nối phù hợp nhất trong chiến lược hợp tác phát triển kinh tế du lịch giữa các địa phương lân cận và toàn vùng thuộc mọi cấp độ. Đặc biệt là giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong việc hợp tác tạo ra các sản phẩm du lịch hoàn hảo để phục vụ du khách.

Hiện nay ở Đăk Lăk có khá nhiều đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh lưu trú, chủ yếu tập trung tại thành phố Buôn Mê Thuột đã có trên 30 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch. Trong đó, có gần 10 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 25 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa. Nổi bật trong số đó là Công ty TNHH Đầu tư Du lịch Đặng Lê, Công ty TNHH Đầu tư Du lịch và Thương mại Đam San, Công ty TNHH MTV Kiên Cường, Công ty TNHH Du lịch DakViet, Công ty TNHH Lữ Hành Cao Nguyên Việt Nam...Đây là những đơn vị đã bước đầu khai thác và đưa sản phẩm du lịch của mình vào phục vụ du khách có tính chất quảng bá cà phê.

Riêng với Công ty TNHH Đầu tư Du lịch Đặng Lê, vì là đơn vị đi đầu trong khai thác các chương trình tour du lịch có kết nối điểm tham quan cà phê và cũng là đơn vị có tên tuổi trong làng kinh doanh cà phê nên đã phần nào tạo dựng được hình ảnh cũng như vị thế của mình trên thị trường, trong khi các đơn vị kinh doanh du lịch khác ở Đăk Lăk vẫn chưa thật sự thống nhất với nhau trong cách hợp tác để tạo ra một sản phẩm du lịch có tính hiệu quả tính cao trong quảng bá thương hiệu. Vì lẽ đó, các doanh nghiệp cần nên ngồi lại với nhau để bàn bạc và cùng nhau lên ý tưởng thực hiện, từ đó mới có thể xây dựng được quy trình và khai thác hiệu quả các giá trị cà phê để tạo ra các sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn lôi cuốn du khách, vì cà phê là sản phẩm có chuỗi giá trị toàn cầu và mang tính tổng thể tiêu biểu.

Lấy trường hợp điển hình là khi mùa hoa cà phê đến, các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn có thể bàn bạc với chính quyền, hợp tác với các cơ quan ban ngành liên quan cho phép tổ chức thiết kế các chương trình tour tham quan ngắm nhìn toàn cảnh thành phố từ trên cao với những phương tiện bay đặc biệt như: trực thăng hoặc khinh khí cầu...để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của du


khách. Kèm theo đó là xây dựng hệ thống kinh doanh và các dịch vụ bổ sung đi kèm như: Bán vé tham quan, chi phí thuê phương tiện, người lái, các dịch vụ khác,v.v...

Với địa phương cần hợp tác liên kết vùng, đặc biệt là Vùng Duyên hải miền Trung – Nam Trung Bộ; Kết nối con đường di sản miền Trung, Hành lang kinh tế Đông – Tây...Liên kết sẽ phát huy được các lợi thế so sánh về tiềm năng và nguồn lực phát triển du lịch, đồng thời bổ sung những hạn chế. Thông qua việc liên kết, hợp tác sẽ tăng cường được nguồn lực để làm phong phú, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng, có chất lượng cao..., từ đó tăng khả năng cạnh tranh trong phát triển du lịch của địa phương

Giữa các đơn vị kinh doanh du lịch nên hợp tác, chia sẻ cũng như thống nhất trong cách làm để có thể phục vụ được những đoàn khách có số lượng quy mô lớn mà nếu một đơn vị độc lập thì không thể đáp ứng được. Vừa hợp tác học hỏi vừa cạnh tranh lành mạnh sẽ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, qua đó cũng tạo được ấn tượng tốt trong lòng du khách

Liên kết trên tinh thần tự nguyện, lấy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch làm trung tâm; Tăng cường khả năng phối hợp để nâng cao hiệu lực của công tác quản lý nhà nước, định hướng phát triển, hỗ trợ quảng bá và đào tạo nhân lực. Liên kết phát triển du lịch phải bổ sung , khắc phục những hạn chế, phát huy những thế mạnh về du lịch của các bên liên kết nhằm tạo được thương hiệu, tăng sức cạnh tranh

Tình trạng xuống cấp các công trình vệ sinh công cộng tại hầu hết các điểm tham quan du lịch hiện nay cũng là sự trở ngại và bất tiện, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ du khách. Chính quyền cũng như các đơn vị làm du lịch cần nên có sự quan tâm kịp thời, nhanh chóng khắc phục hoặc đầu tư xây mới lại các công trình vệ sinh công cộng đạt chuẩn như quy định, đồng thời cải tạo lại bồn hoa ở một số khu vực trong trung tâm thành phố để tăng thêm tínhmỹ quan

Đối với việc gìn giữ văn hóa truyền thống, đặc biệt là cồng chiêng có ý nghĩa quan trọng. Nếu các đơn vị kinh doanh, buôn làng cần thường xuyên duy trì việc

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí