Cà phê chồn được biết đến như truyền thuyết bởi sự quý hiếm và giá trị mà nó mang lại. Với hương vị độc đáo đặc trưng, cà phê chồn hay còn gọi là Kopi Luwak là một loại cà phê rất đặc biệt, được xếp vào hàng “cực phẩm” trong giới cà phê, là loại đồ uống rất hiếm và đắt đỏ nhất thế giới. Cà phê chồn được tìm thấy lần đầu cách đây hàng trăm năm, vào khoảng đầu thế kỷ 18 khi những người Hà Lan mang theo cây cà phê du nhập vào các nước thuộc địa của họ trong đó có đảo Java và Sumatra của nước In-đô-nê-si-a.
Trong tiếng Indo từ “Kopi” nghĩa là cà phê, còn “Luwak” là tên gọi một vùng đất thuộc đảo Java của In-đô-nê-si-a. Nơi đây có một loài cầy tập trung sinh sống vì thế từ “Luwak” cũng là tên loài vật này. Do đó “Kopi Luwak” được hiểu là tên một loại hạt mà loài cầy này ăn quả cà phê rồi thải ra.
Tại Việt Nam, cà phê chồn được tìm thấy tự nhiên vào nửa đầu thế kỷ 20 ở Tây Nguyên, nơi còn thưa thớt dân cư với những cánh rừng nguyên sinh đại ngàn. Sau ngày thống nhất đất nước, làn sống di cư từ nơi khác đến khai hoang phát triển làm kinh tế làm cho diện tích rừng bị thu hẹp, kéo theo nạn săn bắn thú rừng trầm trọng khiến cho nhiều loài thú hoang dã trong đó có chồn suy giảm nhiều và dần biến mất theo thời gian. Câu chuyện về cà phê chồn từ đó cũng dần mất đi.
Tuy nhiên, những năm gần đây sự tái sinh về cà phê chồn được nhắc đến nhiều. Hiện nay, tại Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng đã có những trang trại cà phê chồn. Đi đầu trong việc khôi phục truyền thuyết cà phê chồn phải kể đến là Trại động vật hoang dã Kiên Cường và trại chồn Quốc Khánh ở Đăk Lăk.
- Quá trình khôi phục, phát triển cà phê chồn ở nước ta
Giai đoạn (1990 – 2000) là giai đoạn thời kỳ đổi mới, tốc độ phát triển kinh tế nước ta rất nhanh, tình trạng khai thác rừng tăng cao, nạn săn bắt động vật hoang dã trong đó có chồn diễn ra trầm trọng. Trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao các loài động vật hoang dã quý hiếm, một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đã có kế hoạch hành động kịp thời nhằm tiếp tục duy trì và bảo vệ các loài động vật quý hiếm trong đó có loài chồn.
Qua cuộc trao đổi với chúng tôi, theo ông Hoàng Mạnh Cường, chủ trang trại động vật hoang dã Kiên Cường, người đi đầu trong việc khôi phục, phát triển cà phê chồn ở Đăk Lăk cho biết: “Việc bảo vệ các loài động vật hoang dã trong tự nhiên là việc làm cấp bách, đó không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương mà còn là sự chung tay góp sức của mọi cá nhân, tập thể, các tổ chức trong và ngoài nước”. Cũng theo ông, cái khó trong vấn đề này là việc xin cấp giấy phép chứng nhận chăn nuôi và kinh doanh động vật hoang dã, vì đây là vấn đề nhạy cảm.
Ông Cường chia sẻ: “Cuối năm 1999 đầu năm 2000, ông mua chồn từ những người bán dạo vỉa hè về nuôi. Ý định ban đầu của ông là nuôi giải trí, đồng thời cũng muốn góp phần vào việc duy trì bảo vệ loài vật này trước nạn săn bắt”. Thời điểm đó, lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng cao. Chiếm phần đông là du khách Pháp, đơn giản vì yếu tố lịch sử gắn liền giữa hai nước. Bên cạnh những điểm đến ưa thích như: Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt,...thì Buôn Mê Thuột
Có thể bạn quan tâm!
- Thời Gian Lưu Trú Của Khách Du Lịch Tại Đăk Lăk (Nguồn: Kết Quả Phỏng Vấn Của Đề Tài)
- Thực Trạng Các Hoạt Động Du Lịch Liên Quan Đến Khai Thác Giá Trị Cà Phê
- Quy Trình Nuôi Trồng Và Sản Xuất Loại Cà Phê Chồn Đặc Biệt Quý Hiếm
- Sự Quan Tâm Của Khách Du Lịch Về Sản Phẩm Cà Phê Chồn
- Đề Xuất Xây Dựng Sản Phẩm Du Lịch Cà Phê Thành Thương Hiệu Du Lịch Đăk Lăk
- Định Hướng Phát Triển Các Sản Phẩm Du Lịch Bổ Trợ
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
– Đăk Lăk cũng là điểm đến mà du khách Pháp quan tâm.
Du khách Pháp khi đến Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk, họ thường tham quan những địa danh, di tích gắn với yếu tố lịch sử, văn hóa, họ cũng thích khám phá, trải nghiệm thiên nhiên, tham quan vườn thú,...Nắm bắt nhu cầu đó, ông Cường đã xây dựng trại động vật hoang dã nhằm phục vụ nhu cầu tham quan của du khách. Tuy nhiên, ban đầu trại của ông chỉ có: kỳ đà, rắn, khỉ,...mãi đến năm 2004, ông mới chính thức thả nuôi thêm chồn sau khi được chính quyền cho phép. Ông Cường cho biết: “Số lượng chồn ban đầu chỉ có 4 con nhưng sau quá trình dày công chăm sóc đàn chồn đã phát triển lên đến 15 con. Năm 2007, đàn chồn của ông lên đến hơn 40 con, ông cũng chia sẽ cái khó trong khi nuôi là vấn đề đảm bảo được nguồn thức ăn cho chồn vì chúng vốn là loài vật hoang dã nên nguồn thức ăn phải đa dạng”.
Trong môi trường tự nhiên, loài chồn hay còn gọi là cầy vòi đốm, có họ hàng với loài cầy mangut, chúng thường sống rải rác ở những khu rừng thưa thiệt đới. Chồn là loài động vật ăn thịt và ăn tạp, thức ăn chủ yếu của chồn gồm 2 nhóm:
- Nhóm thức ăn có nguồn gốc từ thực vật: gồm các loài hoa quả chín, đặc biệt là chuối.
- Nhóm thức ăn có nguồn gốc từ động vật: gồm côn trùng, thịt, trứng, cá...trong tự nhiên khi leo trèo để tìm kiếm trái cây, chồn thường tìm phá các tổ chim để ăn. Cả hai nhóm thức ăn trên chồn đều ăn thường xuyên, còn cà phê chỉ là thức ăn bổ sung theo mùa vụ.
Nhận định rõ về kinh tế Tây Nguyên nói chung và Đăk Lăk nói riêng chủ yếu dựa vào sản xuất nông sản là chính, trong khi cà phê lại là nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có ở địa phươngnên ông Cường đã hình thànhý tưởng về sản phẩm cà phê chồn.
Sau quá trình dài phấn đấu từ năm 2004 đến năm 2007, ông Cường đã thu hoạch được những lượng cà phê chồn ban đầu, sau đó ông bán cho các doanh nghiệp thu mua sản xuất chế biến cà phê ở Sài Gòn dưới dạng thô. Năm 2008, ông thành lập doanh nghiệp kinh doanh cà phê chồn và hiện cơ sở của ông nằm ở địa chỉ số 5, Hoàng Hoa Thám, phường Tân Tiến, thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
- Quá trình biến đổi tạo ra loại cà phê chồn quý hiếm
Tìm hiểu trang trại nuôi chồn có thể thấy trung bình một mùa cà phê thường kéo dài từ 2,5 đến 3 tháng. Đối với một con chồn trưởng thành, một đêm có thể thải ra từ 100 – 150g hạt cà phê thô có vỏ thóc. Bình quân một vụ cà phê có thể thu được từ 5 – 7kg sản phẩm cà phê chồn thô, còn nếu qua chế biến thì thu được khoảng 3kg cà phê chồn dạng bột. Khoảng thời gian mà chồn thường chọn ăn cà phê là vào mùa chín vụ, khi đó thời tiết ở Tây Nguyên thường có chút gió se se lạnh. Và lượng cà phê chồn ăn chỉ chiếm khoảng 20% trên tổng số lượng cà phê cung cấp. Tuy nhiên, qua tìm hiểu được biết cà phê mà chồn ưa thích là cà phê chè (Arabica), trong khi ở nước ta trồng nhiều và phổ biến nhất là cà phê vối (Robusta). Đây cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch cà phê chồn.
Thông thường chồn ăn cà phê và thải ra ngoài sau khoảng 3 – 4 tiếng, nhờ sự tác động của các enzym tiêu hóa trong dạ dày nên đã làm thay đổi các phân tử bên trong hạt cà phê, giúp cho hạt cà phê trở nên cứng, giòn và ít protein hơn, làm cho
vị đắng của hạt cà phê giảm đi, thay vào đó là hương vị đặc trưng đậm đà, có mùi mốc, mùi thơm của sôcôla, thoang thoảng vị ngọt của sirô, một ít mùi vị khói của thuốc lá, đắng nhưng rất dễ chịu và đấy chính là cà phê chồn.
- Quy trình sản xuất chế biến cà phê chồn
Cà phê sau khi thu lượm có lẫn phân chồn cần đem rửa sạch, sau đó xử lý theo quy trình. Nếu thời tiết đẹp cần phơi nắng, chọn phơi ở nhiệt độ phù hợp không có nắng gắt. Còn nếu thời tiết không thuận lợi thì sấy khô, có thể dùng bóng đèn hoặc quạt để sấy và đảm bảo ở nhiệt độ phù hợp. Công đoạn kế tiếp là chế biến cà phê cũng rất quan trọng, đòi hỏi sự chính xác và công phu. Cà phê sau khi bảo quản được đem đi sát bỏ vỏ trấu để lấy hạt cà phê, sau khi lấy được hạt bước tiếp theo là rang cà phê. Có thể rang bằng máy hoặc rang thủ công.
Cà phê chồn thường được rang từ màu sáng đến màu đậm trung bình trong nhiệt độ từ 170 – 2300 C với thời gian 15 phút, đảm bảo không làm giảm đi vị ngọt mà vừa tạo nước cho cà phê vừa phân hủy các vi sinh vật. Bên cạnh đó, đối với sản phẩm cà phê chồn Weasel coffee, phiên bản Legendee coffee của Trung Nguyên còn được chế biến theo phương pháp ủ men sinh học độc đáo để tạo ra mùi vị thơm
ngon đặc trưng khác lạ.
Hiện nay, có hai loại cà phê chồn đó là chồn Robusta và chồn Arabica. Trong khi cà phê chồn Robusta có mùi vị thanh ngọt, vị chua của trái cây và thơm hơn hẳn thì cà phê chồn Arabica lại đặc trưng hơn ở độ êm mượt và tinh khiết. Ở Đăk Lăk nói riêng và Việt Nam nói chung, phổ biến vẫn là dòng sản phẩm cà phê chồn Robusta với mùi vị đắng dịu, đậm đà.
Nói đến Đăk Lăk là nghĩ đến cà phê, mà nổi bật nhất là sản phẩm cà phê chồn chính là biểu tượng đặc trưng nhất của vùng đất huyền thoại. Du lịch kết hợp tham quan tìm hiểu cà phê sẽ là một hoạt động trải nghiệm hết sức quý giá, đặc biệt là tham quan trang trại nuôi chồn, tìm hiểu quy trình chế biến sản xuất cà phê chồn sẽ là hoạt động du lịch độc đáo mà thiên nhiên và con người nơi đây muốn dành tặng du khách.
3.1.7. Một số sản phẩm, thương hiệu cà phê nổi tiếng
Một số sản phẩm, thương hiệu cà phê nổi tiếng trong và ngoài nước như: Trung Nguyên; Vinacafe; Starbucks; Highland Coffee; Kien Cuong – Civet Coffee, Mê Trang, v.v...Trong đó, tập đoàn Trung Nguyên và Kien Cuong – Civet là hai đơn vị sản xuất cà phê lớn hàng đầu ở Đăk Lăk. Tập đoàn Trung Nguyên từ lâu đã là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam, sản phẩm của Trung Nguyên đã và đang có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới. Các dòng sản phẩm cà phê Trung Nguyên rất đa dạng, được phân thành nhiều nhóm sản phẩm khác nhau.
Trong đó, gồm 2 loại chính là loại cao cấp và loại phổ thông:
+ Nhóm sản phẩm cao cấp gồm:
- Cà phê chồn Trung Nguyên: Cà phê chồn hạt cao cấp
- Legendee Trung Nguyên: Cà phê Legendee cao cấp
- Cà phê siêu sạch Sáng tạo 8: Cà phê sáng tạo 8
- Cà phê hạt Trung Nguyên: Cà phê hạt cao cấp Trung Nguyên
+ Nhóm sản phẩm phổ thông gồm:
- Cà phê hòa tan G7: G7 đen Trung Nguyên; G7 3in1; G7 2in1; Cà phê phái đẹp Passiona; G7 Đen Đường; G7 Cappuccino Mocha; Cappuccino Chocalate
- Cà phê Sáng tạo 1, 2, 3, 4, 5
- Cà phê chế phin 1, 2, 3, 4, 5
- Cà phê Trung Nguyên chữ S
Ngoài ra, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) cũng là một thương hiệu nổi tiếng ở thị trường trong nước. Các sản phẩm chính của Vinacafe hiện nay gồm có:
- Cà phê xay: Vinacafé Natural và Vinacafé Select
- Cà phê hòa tan: Vinacafé hòa tan đen lọ PET và Vinacafé hòa tan đen hộp PS.
3.2. Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm du lịch tìm hiểu cà phê Đăk Lăk
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến du khách thông qua việc phát phiếu điều tra với đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước về sản phẩm du lịch tìm hiểu cà phê. Kết quả điều tra là cơ sở tiền đề đánh giá, phục vụ
cho việc nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch cà phê thành một trong những thương hiệu chính của du lịch Đăk Lăk.
Phần lớn các đối tượng khách thích thú khi đến Buôn Đôn và các thác nước như đã nêu tại Biểu đồ 2.4, nhưng bên cạnh đó cũng có khá đông khách quốc tế bày tỏ sự quan tâm và mong muốn được tham quan vườn cà phê cũng như cơ sở sản xuất chế biến cà phê. Nhiều du khách khi được hỏi đều bày tỏ sự ấn tượng trước vẻ đẹp của loài cây nổi tiếng thế giới này và mong muốn được có dịp tham quan, tìm hiểu về cà phê nhiều hơn.
Biểu đồ 3.1. Hoạt động tham gia du lịch tại Đăk Lăk
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài) Trong các hoạt động du lịch tại Đăk Lăk, phần đông du khách lựa chọn thưởng ngọn thiên nhiên, khám phá thiên nhiên. Loại hình du lịch sinh thái cũng được khá nhiều du khách tham gia. Tuy nhiên, trong khi khách nội địa thường thích hưởng ứng các hoạt động mang tính phong trào và thích tham quan cảnh đẹp, tham gia các trò chơi giải trí,...thì đa số khách quốc tế lại chọn hình thức khám phá thiên nhiên, du lịch sinh thái hoặc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm văn hóa mang tính
chất cộng đồng,...
Nhiều du khách quốc tế, đặc biệt là du khách Tây Âu tỏ ra rất thích khi được dẫn đi tham quan các vườn cà phê, thăm cơ sở sản xuất chế biến cà phê. Họ bày tỏ mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn về loài cây này cũng như tham gia trải nghiệm các hoạt động liên quan đến cà phê.
Biểu đồ 3.2. Nhu cầu tìm hiểu cà phê tại Đăk Lăk
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)
Mặc dù hiện tại các điểm tham quan và các hoạt động du lịch khách đang thực hiện hầu như chỉ là các hoạt động truyền thống của địa phương, đó là tham quan thác nước, Buôn Đôn,... Nhưng khi tìm hiểu nhu cầu đối với sản phẩm du lịch đặc thù và mới mẻ là sản phẩm du lịch tìm hiểu cà phê thì thấy rõ sự mong muốn tham gia của khách là rất lớn.Có 72% khách nội địa và 82% khách du lịch quốc tế có nhu cầu tham gia các sản phẩm du lịch tìm hiểu về cà phê. Trong đó, khách quốc tế chiếm tỷ lệ cao hơn so với khách nội địa.
Biều đồ 3.3. Nhu cầu tham gia các hoạt động tham quan và tìm hiểu cà phê tại Đăk Lăk
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)
Biểu đồ 3.3 thể hiện các hoạt động liên quan đến cà phê mà du khách tham gia. Trong đó dễ dàng nhận ra sự chênh lệch cũng như mức độ quan tâm của từng đối tượng khách đối với cà phê. Hầu hết các hoạt động liên quan đến cà phê đều có sự tham gia của khách quốc tế, chẳng hạn như: tham quan vườn cà phê và tìm hiểu quy trình cà phê tại cơ sở nuôi chồn thu hút nhiều du khách quốc tế tham gia, trong khi nhu cầu thưởng thức cà phê của khách nội địa lại nhiều hơn với 56% so với 26% của khách quốc tế.