Thực Trạng Các Hoạt Động Du Lịch Liên Quan Đến Khai Thác Giá Trị Cà Phê


chương trình du lịch và được nhiều du khách biết đến thì cũng còn tồn tại những bất cập, từ cách thức tổ chức tiếp đón và phục vụ, cơ sở vật chất – kỹ thuật, nghệ thuật trình diễn, giới thiệu và chào bán sản phẩm, mẫu mã, dịch vụ, môi trường... khiến cho hiệu quả khai thác tài nguyên và quảng bá du lịch bị hạn chế.

Toàn tỉnh mà chủ yếu là thành phố Buôn Mê Thuột vẫn thiếu những công trình dịch vụ vui chơi giải trí có quy mô đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của nhân dân và khách du lịch. Hệ thống di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan môi trường tại các điểm du lịch có dấu hiệu bị xuống cấp chưa được khắc phục kịp thời.

Trong khi đó, một thế mạnh của Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk là cà phê với thương hiệu sản phẩm nổi tiếng thế giới, lại chỉ được biết đến nhiều về góc độ giá trị nông sản, thực phẩm đồ uống, mà chưa được tận dụng tốt để khai thác dưới góc độ du lịch văn hóa ẩm thực, sinh thái. Những giá trị văn hóa Tây Nguyên đặc sản vẫn chưa được khai thác một cách tương xứng.

2.3.4. Thực trạng các hoạt động du lịch liên quan đến khai thác giá trị cà phê

a) Những kết quả đạt được

- Đã hình thành một vài ý tưởng tour du lịch gắn với cà phê, điểm tham quan liên quan đến tìm hiểu cà phê.

Có thể nói, bên cạnh việc khai thác các loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng truyền thống lâu nay để phục vụ du khách, ngành du lịch địa phương thời gian qua cũng đã bước đầu hình thành ý tưởng và triển khai chương trình du lịch cà phê hay còn gọi là Coffee tour. Thông qua chương trình, du khách sẽ có nhiều trải nghiệm mới mẽ về loại hình du lịch độc đáo này. Cách đây vài năm, Công ty Tnhh Đầu tư Du lịch Đặng Lê là một trong những đơn vị đi đầu trong việc giới thiệu chương trình tour cà phê.

Điểm nhấn của chương trình là du khách sẽ đi tham quan, khám phá, tìm hiểu và thưởng thức cà phê ngay tại Làng Cà Phê Trung Nguyên, một không gian thu nhỏ mô phỏng rất sinh động về vùng đất được mệnh danh “thủ phủ cà phê”. Bên cạnh đó chương trình tour du lịch sinh thái cà phê của Công ty Du lịch Lữ hành Vạn Phát cũng được du khách chú ý. Ngoài việc tham quan sinh thái, du khách còn được


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

trải nghiệm rõ nét khi vào vai người nông dân, tham gia các công việc nương rẫy và tìm hiểu đời sống văn hóa cà phê của buôn làng,...

Ngoài ra, còn có chương trình du lịch kết hợp tham quan các điểm trồng cà phê của Công ty Du lịch Thương mại Đam San. Tuy vậy thì qua các tour này vẫn còn manh mún, lượng khách còn ít.

Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch cà phê thành một trong những thương hiệu chính của du lịch Đăk Lăk - 6

- Lễ hội cà phê được tổ chức qua các năm có dần uy tín

Song song với đó là lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột, một sự kiện văn hóa lớn mang tầm quốc gia được tổ chức hai năm một lần nhằm tôn vinh giá trị của cây cà phê trong đời sống đồng bào dân tộc cũng như những giá trị kinh tế và lợi ích to lớn khác mà nó mang lại. Du khách có thể hòa mình vào không gian lễ hội bằng cách tham gia và trải nghiệm các chương trình, sự kiện trong suốt thời gian diễn ra lễ hội như: Tham quan hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm thương hiệu Việt; Lễ hội được phố; Triển lãm nghệ thuật về cà phê; Chương trình văn nghệ; Hội thi pha chế cà phê; Hội thi nhà nông đua tài,...Đặc biệt, du khách sẽ được thưởng thức hương vị cà phê thơm ngon miễn phí tại các quán cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.

Qua tìm hiểu được biết đa số du khách trong và ngoài nước tỏ ra khá thích thú và mong muốn được tham gia vào các hoạt động du lịch cà phê, các chương trình, sự kiện liên quan đến khai thác giá trị cà phê. Đây được xem là một tín hiệu tích cực đối với các nhà làm quản lý, kinh doanh du lịch trên địa bàn. Thế nhưng, việc khai thác các giá trị cà phê vào hoạt động du lịch như hiện nay vẫn còn bất cập và khó khăn nhất định.

b) Những hạn chế, tồn tại

Giai đoạn 2005 – 2006, khi cà phê Buôn Mê Thuột được cấp đăng bạ chỉ dẫn địa lý thì việc khai thác các giá trị kinh tế, văn hóa đã được các cấp chính quyền cũng như giới doanh nghiệp kinh doanh tỏ ra chú trọng dưới nhiều góc độ khác nhau. Riêng ở góc độ du lịch, vấn đề biến ý tưởng những vùng chuyên canh, chế biến cà phê thành những điểm đến tham quan, phục vụ khách du lịch qua phỏng vấn cán bộ quản lý du lịch tại địa phương và một số doanh nghiệp cho thấy từ lâu đã


nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến từ nhiều phía. Tuy nhiên, làm thế nào để biến ý tưởng đó thành chương trình hành động cụ thể thiết thực, bài bản, bền vững và đem lại hiệu quả cao thì hiện nay vẫn gặp nhiều trở ngại...

- Cơ sở hạ tầng yếu kém

Theo kết quả phỏng vấn sau khi đến tham quan tìm hiểu những vườn cà phê, cơ sở chế biến ở một vài điểm ngoại thành Buôn Mê Thuột mà đã từng có trong các tour lữ hành của nhiều công ty du lịch như Đam San, Cao Nguyên Xanh, Ngày Mới,...gần 6 năm về trước, nhiều du khách tỏ ra ngạc nhiên, thích thú và ấn tượng trước vẻ đẹp của những vườn cà phê rộng lớn ngút ngàn. Mặc dù vậy, đa số du khách đều cảm thấy tiếc nuối và chưa hài lòng về cơ sở hạ tầng nơi đây. Rất nhiều trường hợp du khách đã góp ý cũng như bày tỏ mong muốn cải tạo để hạ tầng cơ sở đồng bộ hơn, thuận tiện cho việc tham quan du lịch và phục vụ du khách.

- Thiếu năng lực và nghiệp vụ

Dịch vụchế biến cà phê tại chỗ, phục vụ nhu cầu giải khát cho du khách, hoặc là một sinh hoạt mang tính chất cộng đồng nào đó trong các công đoạn sản xuất, chế biến cà phê. Nếu biết kết hợp giữa nguồn nguyên liệu cà phê dồi dào có sẵn và có cách làm bài bản thì chắc chắn sẽ thu hút được du khách, tạo thành điểm đến hấp dẫn mà không hề thua kém những nơi khác.

Người làm cà phê không đủ nguồn lực để đầu tư. Theo như chia sẻ của một hộ nông dân tại đây thì lượng du khách ban đầu thật sự không nhiều, chủ yếu là khách quốc tế đến từ các nước Asean, được đưa đến thông qua các hãng lữ hành tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang,...

Ban đầu, các hộ nông dân tại đây trực tiếp đứng ra phục vụ sự trải nghiệm cho du khách nhưng cũng chỉ được một vài lượt rồi dừng lại. Nguyên nhân là do năng lực tài chính kém, thiếu kỹ năng tổ chức, hướng dẫn du lịch chưa qua đào tạo,...đó cũng là tình trạng chung tại các cơ sở tham quan cà phê khác. Hơn nữa, có một thực tế không thể phủ nhận đó là khi khách đến tham quan vườn cà phê xong, có người rất muốn được tận mắt chứng kiến cách rang xay, pha chế cà phê tại một cơ sở nào


đó nhưng chủ nhân lại không đồng ý vì lý do dễ hiểu đó là bảo mật bí quyết, dẫn đến chương trình tour đó không trọn vẹn.

Cũng có một số trường hợp vì do không đủ năng lực thực hiện, điều kiện không cho phép, tâm lý e ngại của người làm cà phê nên dẫn đến sự hạn chế trong loại hình du lịch này. Thiếu cơ chế hợp tác và chia sẻ quyền lợi, tổ chức thực hiện hoạt động du lịch.

Tại Hội An (Quảng Nam), nơi mà những người làm du lịch (doanh nghiệp cùng người dân) đã liên kết lại với nhau như một cộng đồng thân thiết, gắn bó để tạo ra sản phẩm, hình ảnh du lịch đặc thù. Nếu làm được vậy, du khách đến với Đăk Lăk cũng có thể hòa mình vào cuộc sống của người nông dân bản xứ, tham gia vào việc chăm sóc, thu hoạch và chế biến cà phê theo sở thích của riêng mình. Cùng với cách làm đó, người dân địa phương không những được hưởng lợi từ công việc sản xuất nông nghiệp mang lại, mà còn được các công ty du lịch chia sẻ một phần lợi nhuận trong quá trình kinh doanh.

2.3.5. Điểm mạnh, điểm yếu trong việc khai thác phát triển sản phẩm

Đăk Lăk nói chung và Buôn Mê Thuột nói riêng, chiếm vi trí trung tâm của Tây Nguyên với giao thông thuận tiện, đất đai phì nhiêu, khí hậu mát mẻ, với nền văn hóa bản địa giàu bản sắc...thành phố Buôn Mê Thuột có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế và du lịch. Tuy nhiên, trên bản đồ du lịch Việt Nam, vùng Tây Nguyên là điểm đến có số lượng khách ít nhất cả nước, do đó ngành Du lịch Tây Nguyên nói chung và du lịch Đăk Lăk nói riêng vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng, khai thác các sản phẩm để thu hút khách du lịch.

+Điểm mạnh

- Tiềm năng du lịch phong phú về tự nhiên và nhân văn

Đăk Lăk là địa phương hiếm trên cả nước có nhiều thác nước đẹp, nhiều hồ chứa nước lớn. Hệ sinh thái đa dạng của các khu rừng nguyên sinh nơi đây vẫn ẩn chứa nhiều nét thú vị để khám phá. Con sông lớn nhất có tên Sêrêpôk chảy qua địa phận tỉnh chứa đựng nhiều vết tích của thời kỳ huyền thoại...


Các công trình kiến trúc tôn giáo như: chùa, đền, nhà thờ...ở Đăk Lăk cũng có những nét độc đáo riêng và đẹp mắt; Những di tích lịch sử văn hóa, cách mạng... gắn với thời kỳ lịch sử của dân tộc như: nhà đày Buôn Ma Thuột, Biệt điện vua Bảo Đại...vẫn còn đó như là một chứng tích lịch sử của thời đại hào hùng của người Việt xưa. Bên cạnh đó, các công trình kiến trúc nghệ thuật đã và đang xây mới cũng tạo thêm những điểm nhấn thu hút sự quan tâm của du khách khi đến đây.

Trên địa bàn thành phố Buôn Mê Thuột vẫn còn nhiều buôn làng người Êđê với các ngôi nhà sàn dài truyền thống cùng với các phong tục đẹp, độc đáo được nỗ lực giữ gìn. Họ cũng là một trong những chủ nhân của “Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại”, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

- Vị trí địa lý và điều kiện khí hậu

Đăk Lăk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, trong đó thành phố Buôn Mê Thuột được xem là nơi trung chuyển của toàn vùng. Với bề dày lịch sử, văn hóa, tuy là phố núi nhưng có địa hình bằng phẳng nhất so với các trung tâm khác trong vùng. Khí hậu hai mùa rõ rệt, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, không gian đô thị thành phố xanh sạch đẹp với môi trường không khí trong lành, mát mẻ cùng nhiều đặc sản cây trái, ẩm thực phong phú...

- Điều kiện giao thông

Phương tiện giao thông phong phú, thuận tiện để kết nối với các điểm du lịch lớn như: Nha Trang, Đà Lạt, Gia Lai, Kon Tum và đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Sân bay Buôn Mê Thuột với quy mô mỗi năm có thể đón 1 triệu lượt khách được xem rất có tiềm năng.

Dịch vụ phục vụ khách du lịch luôn có sự ổn định về giá cho dù là mùa cao điểm hay thấp điểm thì giá cả vẫn ổn định.

- Năng lực và uy tín

Đăk Lăk cũng là nơi đăng cai, tổ chức có hiệu quả nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, hội chợ mang tầm quốc gia và khu vực, đặc biệt là lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột được tổ chức hai năm một lần.

+ Điểm yếu

- Dân cư


Thành phố Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk có dân số thuộc hàng đông nhất so với các tỉnh, thành Tây Nguyên khác. Người dân sống chủ yếu nhờ trồng trọt cây công, nông nghiệp. Khoảng 80% dân cư tập trung tại thành thị, vấn đề chất lượng dân số cũng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Đội ngũ nhân lực vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng.

- Tính mùa vụ

Lượng mưa trung bình năm cũng rất lớn trên 2.000mm mang lại nhiều lợi ích cho người trồng trọt nhưng lại ảnh hưởng lớn đến du lịch, vì mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10 trùng với mùa du lịch hè của người Việt Nam nên du khách thường ít chọn nơi đây để tham quan du lịch mà ưu tiên các điểm đến khác. Mùa mưa cũng là lúc phong cảnh rất đẹp, là lúc nhu cầu đi du lịch của khách nội địa tăng nhưng lại vắng khách. Trong khi mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, là dịp đón khách quốc tế thì thời tiết khí hậu rất nắng nóng, khô cằn làm mất đi nhiều vẻ đẹp của núi rừng như: sông, hồ, thác, ghềnh...

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Việc thi công quốc lộ 14 quá chậm trễ cũng làm mất đi một lượng lớn khách du lịch từ thị trường truyền thống ở các tỉnh phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, hệ thống biển báo giao thông nội thành còn nhiều hạn chế, không rõ ràng trong việc chỉ dẫn hướng các điểm tham quan du lịch, làm cho tài xế lái xe lúng túng, e ngại khi đưa khách đi tham quan du lịch.

Các cơ sở lưu trú tuy đã được đầu tư xây dựng nhiều hơn nhưng vẫn chưa đảm bảo chất lượng. Ngoài hệ thống nhà hàng khách sạn đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, cũng còn đó nhiều nhà hàng khách sạn chưa đạt chuẩn, thiếu chuyên nghiệp, thậm chí một số đơn vị không có hóa đơn tài chính.

- Năng lực phát triển về sản phẩm và hoạt động du lịch

Sản phẩm du lịch hiện nay của Đăk Lăk còn khá nghèo nàn, kém hấp dẫn, chưa thật sự chú trọng khai thác các thế mạnh tài nguyên phục vụ phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt trong vấn đề xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, mang phong cách đặc trưng của vùng. Những sản phẩm tập trung khai thác hiện nay còn nhiều trùng lặp và khá đơn điệu.


Các hoạt động văn hóa ban đêm hầu như không có để thu hút khách du lịch mặc dù khu chợ đêm đã được thành phố xây dựng, song hiện nay hầu như không hoạt động. Đây cũng là tình trạng chung của hầu hết các tỉnh, thành, những trung tâm du lịch cả nước. Các điểm du lịch còn ít, chưa được đầu tư bài bản, thiếu hẳn các khu vui chơi giải trí tầm cỡ, quy mô lớn để thu hút khách trước tiên là người dân địa phương.

Các buôn làng ngay tại trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột đã thưa dần hoặc chỉ còn lác đác vài căn nhà dài truyền thống. Bên cạnh đó, các nghi thức tín ngưỡng gắn liền với văn hóa tâm linh, sinh hoạt trồng trọt cũng mai một nhiều. Một số người trẻ trong cộng đồng dân tộc ít quan tâm tới giá trị văn hóa truyền thống mang bản sắc của dân tộc mình nên việc duy trì, truyền lại và phát huy các phong tục tập quán hay, đặc biệt là các bài chiêng truyền thống cũng gặp nhiều khó khăn và đáng báo động...

+ Đánh giá chung

Mặc dù địa phương có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng thế nhưng việc khai thác và tận dụng nguồn lợi thế sẵn có vẫn còn khó khăn vì điều kiện cơ sở hạ tầng thiếu thốn, điều kiện khí hậu thời tiết đặc thù cũng gây trở ngại nhất định. Bên cạnh đó, tình hình khai thác rừng làm thủy điện, xây đập chứa nước, phá rừng...vẫn còn diễn ra chưa có dấu hiệu dừng lại.

Mức độ đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phát triển sản phẩm chưa cao; Năng lực quản lý, khai thác và phát triển sản phẩm còn yếu kém nên dẫn đến tình trạng các sản phẩm thiếu đặc sắc...

Tiểu kết chương 2

Thông qua các nội dung vừa trình bày có thể nhận thấy, tiềm năng khai thác phát triển các sản phẩm du lịch ở Đăk Lăk là rất lớn. Tuy nhiên, vấn đề làm sao để biến những hạn chế và khó khăn như hiện nay trở thành lợi thế rõ nét, làm động lực thúc đẩy quá trình xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch vừa đa dạng vừa có chất lượng và mang nhiều giá trị đặc trưng mới là điều quan trọng đối với ngành du lịch địa phương trong thời gian tới.


CHƯƠNG 3. TIỀM NĂNG KHAI THÁC VÀ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DU LỊCH GẮN VỚI TÌM HIỂU CÀ PHÊ

Ở ĐĂK LĂK

3.1. Tiềm năng khai thác cà phê thành sản phẩm du lịch đặc trưng

3.1.1. Tổng quát sự hình thành phát triển và tiềm năng cà phê tại Đăk Lăk

Từ lâu cà phê được xem là loại thức uống phổ biến nhất thế giới và ở Việt Nam cũng thế. Từ “cà phê” trong tiếng Việt có gốc từ chữ “café” trong tiếng Pháp, Theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Ấn – Âu thì cà phê được gọi là “kahveh”. Cách gọi “kahveh” này được bắt nguồn từ chữ “qahwa” cũng có nghĩa là cà phê.

Theo truyền thuyết cà phê có xuất xứ từ vùng Abyssinia nhưng dựa vào những di chỉ khảo cổ tìm được và những ghi chép của con người còn lại đến ngày nay thì cà phê có nguồn gốc từ vùng Kaffa (nước Ethiopia ngày nay), một quốc gia thuộc Đông Phi. Đã có những ghi nhận về sự xuất hiện của cà phê tại nơi đây vào thế kỷ IX, sang thế kỷ XIV theo chân những người buôn nô lệ, cà phê được mang từ Ethiopia qua xứ Ả Rập nhưng mãi đến thế kỷ XV người ta mới biết rang cà phê lên để sử dụng làm đồ uống.

Từ đó, cà phê trở thành một thứ thức uống truyền thống của người Ả Rập. Cũng chính tại nơi đây, cà phê được trồng độc quyền với trung tâm giao dịch cà phê là thành phố cảng Mocha (Mokka), ngày nay làthành phố Al Mukha của nước Yemen. Người Ả Rập rất tự hào về việc phát minh ra loại thức uống này và họ đã cố gắng giữ bí mật này trong nhiều năm sau đó để bảo tồn độc quyền về một loại sản phẩm. Thế nhưng dù nghiêm ngặt đến mức nào thì cũng có người vượt qua được, những khách hành hương được thưởng thức nước cà phê đã lén lút mang hạt giống về trồng, chẳng bao lâu khắp khu vực Trung Đông đều có trồng và truyền đi mỗi lúc một xa hơn.

Ở Việt Nam, cà phê được du nhập vào năm 1875 bởi người Pháp, khi đó họ mang theo giống cà phê chè (Arabica) từ đảo Bourton sang trồng thử nghiệm tại một số nhà thiên chúa giáo ở phía Bắc nước ta, sau đó lan ra các tỉnh miền Trung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023