Định Hướng Phát Triển Các Sản Phẩm Du Lịch Bổ Trợ


trường, các chính sách kinh tế, văn hóa giải trí, du lịch...nhằm giúp cho du khách kịp thời nắm được thông tin một cách đầy đủ đa chiều về mọi hoạt động trong cuộc sống, đồng thời giáo dục cộng đồng tại địa bàn về lối sống và nguồn thu từ hoạt động du lịch đem lại có thể tái thiết xây dựng cộng đồng ngày một tốt hơn.

Về hoạt động liên quan đến thưởng thức cà phê thì hiện nay ở Buôn Mê Thuột có rất nhiều quán cà phê với mọi cấp độ quy mô và rất đa dạng. Bên cạnh vô số các quán cà phê cóc ở vỉa hè ngày càng nhiều thì cũng có rất nhiều quán cà phê có quy mô lớn hơn cũng đã và đang mọc lên nhiều hơn. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là cung cách phục vụ và chất lượng các món đồ uống. Đối với những quán cà phê lớn, mang phong cách đẳng cấp thì việc đào tạo đội ngũ nhân viên trong các kỹ năng phục vụ kháchlà điều cần thiết bên cạnh chất lượng sản phẩm quảng bá đến du khách. Ngoài ra, vấn đề thiết kế không gian quán, mô hình kiến trúc cũng khá quan trọng, vì từ đó sẽ làm nổi bật nét hình ảnh đặc trưng về phong cách cà phê ở nơi được xem là “thủ phủ cà phê”, góp phần tạo dựng hình ảnh du lịch ấn tượng trong lòng du khách.

Về hoạt động liên quan đến các lễ hội, sự kiện cà phê, Tỉnh cần duy trì Lễ hội cà phê thường niên, bên lề cần tổ chức thêm các hoạt động vui chơi, giải trí, những hình thức sinh hoạt mang tính chất cộng động để truyền tải rộng rãi ý nghĩa và giá trị của sản phẩm du lịch cà phê. Tập trung phần hội, đơn giản hóa phần lễ để giảm chi phí không cần thiết, mở rộng phần hội truyền thống để làm du lịch thu hút nhiều khách có hiệu quả và có đủ chi phí tiến hành lễ hội hàng năm.

Tạo cơ hội cho du khách tham gia đầy đủ vào các hoạt động diễn ra xuyên suốt sự kiện như: cuộc thi pha chế cà phê phin, thi vẽ tranh, ghép tranh làm bằng hạt cà phê, cuộc thi chế tác các sản phẩm được làm từ gỗ cây cà phê, cuộc thi giải đáp kiến thức tìm hiểu về cà phê, hay như tổ chức cuộc thi rang, pha chế cà phê ngon để mọi người cùng nhau tranh tài...từ đó mang đến cho du khách sự trải nghiệm khó quên về các sự kiện du lịch của Đăk Lăk.

Kết hợp với lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột những người làm công tác chuyên môn, khâu tổ chức có thể cùng nhau thiết kế các công trình sản phẩm kỷ lục như:


Phin pha chế cà phê lớn nhất thế giới; Ly cà phê phin lớn nhất thế giới,...Các đơn vị làm du lịch có thể kết hợp với nhà chức trách, cơ quan truyền hình truyền thông xây dựng lên kịch bản tổ chức các hoạt động, chương trình trò chơi, để người dân và du khách có thể nắm bắt thông tin và tham gia sâu vào lễ hội. Người giành chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng là các sản phẩm cà phê nổi tiếng, thơm ngon hay đó là sản phẩm tranh được làm bằng hạt cà phê,...qua đó tạo tâm lý hứng khởi, nhiệt tình cho du khách, người dân khi tham gia, đồng thời làm tăng thêm kịch tính, hấp dẫn cho sự kiện.

Hơn nữa, xu hướng du lịch trải nghiệm đã và đang thu hút nhiều người tham gia. Đăk Lăk là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển loại hình du lịch này. Vì vậy, bên cạnh việc khai thác nguồn nguyên liệu cà phê to lớn này, địa phương cần có những định hướng cụ thể thiết thực, có giá trị nhằm khai thác tối đa tiềm năng to lớn này để phát triển du lịch.Các đơn vị tổ chức lên chương trình hoạt động giao lưu đa dạng hơn để du khách có cơ hội lựa chọn khi tham gia vào quá trình trải nghiệm du lịch cà phê.

Đầu tư xây dựng các khu: trạm dừng chân, trạm nghỉ để tiện cho du khách trong hành trình khám phá du lịch trên những chuyến đi xa. Xây mới thêm các khu sinh hoạt phục vụ hoạt động trải nghiệm du lịch cà phê như: nhà chòi du lịch, cụm làng bản, khu nghỉ dưỡng, khu sinh hoạt nông nghiệp, khu dịch vụ du lịch,...để du khách có thể sử dụng và tham gia sâu vào hoạt động trải nghiệm thiên nhiên, hiểu rõ hơn về giá trị cà phê, các công trình nhấn mạnh đến yếu tố truyền thống, mang phong cách núi rừng Tây Nguyên bênh cạnh kết hợp giá trị cà phê nhằm qua đó truyền tải đầy đủ ý nghĩa về một vùng đất giàu bản sắc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Kết hợp các giá trị văn hóa truyền thống như: lễ hội của người đồng bào dân tộc, tập tục sinh hoạt tôn giáo,...vào hoạt động trải nghiệm không gian cà phê; góp phần quảng bá thương hiệu sản vật của vùng cũng như quảng bá hình ảnh du lịch địa phương đến với bạn bè trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, ví như đến mùa lễ hội hoa cà phê diễn ra vào những tháng cuối năm, nhìn từ trên cao không gian thành phố Buôn Mê Thuột thật sự rất đẹp, có thể


khai thác một số tour, tuyến du lịch gắn với cà phê bên cạnh kết hợp tham quan ngắm nhìn toàn cảnh thành phố bằng các phương tiện bay đặc thù như: dù lượn, khinh khí cầu, trực thăng,...và đi kèm là các dịch vụ bổ sung nhằm đa dạng hơn nữa các sản phẩm du lịch cho Đăk Lăk. Để làm được vậy chính quyền cần có sự hỗ trợ và tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia hợp tác cũng như sự trực tiếp tham gia, quản lý và chỉ đạo công tác lễ hội từ phíachính quyền.

4.1.4. Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ

Xây dựng các sản phẩm du lịch bổ trợ đi kèm là điều cần thiết và rất quan trọng trong bối cảnh sản phẩm du lịch ngày càng trùng lập, không có tính đặc trưng, không để lại được ấn tượng trong lòng du khách và khá nghèo nàn. Trước mắt, tỉnh cần tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch MICE...

Phát triển các sản phẩm du lịch vui chơi giải trí cuối tuần, du lịch chữa bệnh...Với lợi thế cảnh quan môi trường tự nhiên sẵn có, tỉnh Đăk Lăk có nhiều thuận lợi trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch mang đặc tính sinh thái cộng đồng. Khai thác phát triển du lịch theo hướng này vừa đảm bảo tính bền vững, vừa bảo vệ môi trường tự nhiên, cũng như góp phần phát triển kinh tế xã hội ngày càng ổn định. Đây cũng là xu thế tất yếu chung của các quốc gia trên thế giới.

Tạo hoạt động của các điểm đến, riêng về vườn cà phê đã là một sản phẩm du lịch sinh thái đặc thù, du lịch homestay (ngủ cùng dân) để giải quyết chỗ lưu trú cho khách. Khôi phục và xây dựng sản phẩm bản làng và truyền thống văn hóa độc đáo của 44 dân tộc anh em đang sinh sống như sản phẩm văn hóa cồng chiêng và uống rượu cần, kể khan...;Sản phẩm du lịch voi độc đáo vượt hồ, sông hay đi rừng; Du lịch ẩm thực; Du lịch sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ.

Về kế hoạch phát triển loại hình và sản phẩm du lịch cần tăng cường khai thác loại hình du lịch văn hóa – lịch sử với phương châm “Lấy văn hóa dân tộc là nền tảng và là kim chỉ nam cho việc tạo ra các thế mạnh, các sản phẩm du lịch, đồng thời gắn việc khai thác du lịch với bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số để thu


hút khách du lịch”. Lên kế hoạch xây dựng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp lấy cà phê làm sản phẩm đại diện tiêu biểu.

Cụ thể, tổ chức tham quan bảo tàng Đăk Lăk, các di tích lịch sử văn hóa như: nhà đày Buôn Ma Thuột, chùa Sắc tứ Khải Đoan, Đình Lạc Giao...Tham gia các lễ hội truyền thống trong năm như: lễ hội đâm trâu, lễ bỏ mã, lễ hội cồng chiêng, lễ cúng bến nước, lễ mừng nhà mới,...

Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng, phát triển và hình thành các tuyến, điểm du lịch cộng đồng; Sản phẩm tuyến đi bộ hấp dẫn ở Buôn Mê Thuột (Trekking tours). Mô hình sinh hoạt văn hóa truyền thống tại các buôn làng.

Kết hợp ẩm thực với sản phẩm du lịch chợ văn hóa; Du lịch di sản văn hóa tâm linh và sản phẩm du lịch làng nghề. Phát triển các làng nghề truyền thống tại địa phương như: Làng Nghề dệt thổ cẩm và nghề làm rượu cần. Chú trọng đến tất cả tour, liên kết phát triển bán các sản phẩm du lịch ngay tại nơi sản xuất để du khách có thể mua sắm và tham quan và có ấn tượng đầy đủ về sản phẩm du lịch.

Tỉnh cần quan tâm chỉ đạo và giao cho thành phố thực hiện công tác hỗ trợ khuyến khích đầu tư và giám sát triển khai các dự án đầu tư bài bản trên địa bàn quản lý. Xây dựng những khu, điểm vui chơi giải trí để phục vụ du khách như: chợ ẩm thực đêm, chợ đêm, phố cà phê, những quán bar, những phòng trà quy tụ những ca sĩ thành danh, nổi tiếng. Hỗ trợ chương trình tìm kiếm tài năng ca nhạc của các con em đồng bào có chất giọng hay, đặc sắc để phục vụ du khách những ca khúc về đại ngàn mang âm hưởng Tây Nguyên đặc trưng; Xây dựng các dãy phố trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm hàng lưu niệm.

4.1.5. Định hướng sử dụng giá trị cốt lõi phát triển thươnghiệu

+ Cấu trúc thương hiệu du lịch Đăk Lăk

Cấu trúc thương hiệu là định hướng phát triển thương hiệu trong thời gian lâu dài, cần được xác định để có căn cứ lập kế hoạch phát triển thương hiệu và xúc tiến quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch.

Trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Đăk Lăk, có thể xác định được cấu trúc thương hiệu du lịch Đăk Lăk cần dựa vào để phát triển trong


tương lai, trong đó cà phê có thể coi là một trong những giá trị đặc biệt quan trọng và cần được coi là một trong kiềng ba chân của thương hiệu Đăk Lăk.

Các yếu tố lợi thế, có khả năng tạo dựng thương hiệu cho điểm đến là tỉnh Đăk Lăk có thể xem xét gồm:

- Tài nguyên tự nhiên đa dạng

- Di sản văn hóa thế giới Không gian cồng chiêng Tây Nguyên

- Nông nghiệp cà phê

Thương hiệu điểm đến được nhìn nhận thông qua thương hiệu của các sản phẩm du lịch, các sản vật biểu trưng.

Qua phân tích có thể thấy, để phát triển thương hiệu du lịch Đăk Lăk, cấu trúc thương hiệu cần được xác định trên cơ sở các sản phẩm du lịch chính là:

- Sản phẩm du lịch sinh thái (với giá trị chính là đại ngàn)

- Sản phẩm du lịch tìm hiểu di sản (giá trị chính là tìm hiểu không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên)

- Sản phẩm du lịch tìm hiểu cà phê (giá trị tìm hiểu nông nghiệp và văn hóa cà phê)



Sơ đồ 4 3 Cấu trúc thương hiệu du lịch Đăk Lăk Giá trị thương hiệu du 1



Sơ đồ 4.3. Cấu trúc thương hiệu du lịch Đăk Lăk


+ Giá trị thương hiệu du lịch Đăk Lăk

Trong kinh doanh và kinh doanh du lịch nói riêng, chiến lược kinh doanh sẽ quyết định sự thành công và vai trò của marketing rất quan trọng. Để định hình được sản phẩm du lịch nổi tiếng cần phải tạo được thương hiệu. Môi trường kinh doanh không ngừng biến đổi theo xu hướng và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và công nghệ thông tin bên cạnh tiến trình toàn cầu hóa đã tạo ra một hình thái kinh doanh đó là vừa hợp tác vừa cạnh tranh.

Đối thủ không những cạnh tranh trực tiếp mà còn gián tiếp, không chỉ ở trước mặt hay bên cạnh mà còn ở phía sau, ở khắp mọi nơi. Vì vậy, để đạt được thành công trong một thế giới luôn chứa đựng nhiều yếu tố biến động và khốc liệt, cần phải tạo được một bản sắc riêng, một phong cách riêng để làm nổi bật giá trị của chính thể, còn gọi là sự khẳng định thương hiệu.

Giá trị trong việc sử dụng hình ảnh thương hiệu của chính mình, là những giá trị nổi bật nhất của du lịch Đăk Lăk (cà phê), đó còn là những lời hứa về giá trị của thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu chính là khái niệm được quan tâm nhất trong hoạt động marketing, được ví như ngọn đèn hải đăng dẫn dắt cho sự thành công.

Để làm rõ hơn ở đây, du lịch sinh thái mặc dù được xem rất tiêu biểu ở Đăk Lăk nhưng những giá trị này cũng dễ bị lẫn với các địa phương khác trong vùng hoặc với vùng núi cao Tây bắc. Trong khi du lịch di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên lại không chỉ nằm ở mỗi Đăk Lăk. Với cà phê thì cũng vậy, cà phê cũng có ở một số địa phương khác nhưng quan trọng là Đăk Lăk luôn được coi là thủ phủ, cái nôi của cà phê bởi trữ lượng và quy mô lớn nhất, văn hóa gắn với cà phê cũng nằm ở Đăk Lăk là rõ nét nhất. Vì vậy mà đây có thể xem là yếu tố nhận biết và giá trị thương hiệu rất quan trọng cho du lịch Đăk Lăk.

Từ đó rút ra các giá trị thương hiệu du lịch Đăk Lăk trên góc độ sản phẩm du lịch tìm hiểu cà phê đó là:

- Tìm hiểu và thưởng thức các giá trị tự nhiên và văn hóa của cà phê tại Thủ phủ đại ngàn. Đó chính là giá trị cốt lõi và cũng là lời hứa để cam kết rằng ở đây là


thủ phủ của cà phê, ở đây là nơi trải nghiệm được đầy đủ nhất các giá trị tự nhiên như là: ngắm cánh đồng cà phê, thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên của sinh thái nông nghiệp cà phê hay như tìm hiểu về các giống cà phê, các giống cây trồng sinh thái nông nghiệp cùng với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu...mà chỉ có ở Đăk Lăk. Tìm hiểu văn hóa cũng chính là tìm hiểu về cuộc sống canh tác, trồng trọt, quy trình sản xuất chế biến và thưởng thức cà phê...

Các giá trị cốt lõi này chính là nội dung cho thông điệp quảng bá, cho logo, slogan, đó cũng là nội dung và trọng tâm của công tác xúc tiến, quảng bá, truyền thông thương hiệu.

4.2. Giải pháp phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu du lịch cà phê

4.2.1. Hoàn thiện các điều kiện hình thành sản phẩm du lịch

Cần sự hợp tác của các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm du lịch cà phê nên ngồi lại với nhau để tìm sự đồng thuận và thống nhất trong quá trình tổ chức, thực hiện. Theo đó, chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan, đặc biệt là UBND Tỉnh nên có đánh giá đầy đủ, khoa học về bức tranh du lịch, từ đó có chủ trương, quyết sách phù hợp nhằm chỉ đạo các tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cà phê trên địa bàn cùng nhau xây dựng và hoàn thiện sản phẩm du lịch này

Điều quan trọng và ý nghĩa hơn hết là cà phê Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk được tất cả những cá nhân, tổ chức tham gia sản xuất, kinh doanh ra sức xúc tiến quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột ngày càng nổi tiếng hơn ở thị trường trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, chính quyền và doanh nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc đầu tư, quản lý và khai thác hiệu quả các cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo hoạt động du lịch được diễn ra hiệu quả. Ví như các cấp chính quyền cần hỗ trợ tạo điều kiện để hình thành thêm các khu, cụm văn hóa làng bản mang đậm chất giá trị văn hóa đặc trưng của Tây Nguyên; Phục dựng các làng văn hóa của người dân tộc trên địa bàn để tạo không gian sinh hoạt cũng như khám phá cho du khách khi đến với Đăk Lăk.


Về phần các doanh nghiệp cần phối hợp với chính quyền cũng như hợp tác với các doanh nghiệp khác trong khai thác hoạt động du lịch một cách lành mạnh, mang tính cạnh tranh để quá trình đưa đón và phục vụ khách đạt hiệu quả tối đa, mang lại lợi ích thiết thực cho địa phương và cộng đồng dân cư

Cùng với những hoạt động liên quan đến nhu cầu thưởng ngoạn, tham quan cảnh quan về cà phê hay hoạt động trải nghiệm về cuộc sống nông nghiệp gắn với cà phê thì việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ trong quá trình vận chuyển và phục vụ khách; Tập trung nâng cấp, đảm bảo hệ thống đường xá, đường dẫn vào khu trang trại, các nhà vườn trồng cà phê luôn được thông suốt, thuận lợi là hết sức cần thiết. Một trong những điều mong chờ nhất đối với khách khi đến xứ sở cà phê Việt Nam là được tham quan nhà máy chế biến cà phê bột nhưng hiện nay chưa có nhà máy nào nghiên cứu gắn kết hoạt động tham quan du lịch.

Ngoài ra, phát triển các làng nghề truyền thống, đặc biệt là dệt thổ cẩm, đan lát, thủ công mỹ nghệ tại địa phương để có thể khai thác hiệu quả thông qua việc trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc sắc kết hợp với các hoạt động trình diễn nghệ thuật; Giao lưu hướng dẫn du khách trực tiếp tham gia vào việc hình thành sản phẩm du lịch.

4.2.2. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch

Cơ chế chính sách thông thoáng là chìa khóa thành công trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Bài học “Chỉ xin cơ chế, không xin tiền” của thành phố Đà Nẵng trong phát triển những năm gần đây là một ví dụ cho thấy những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù là rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của du lịch.

Xác định thành phố Buôn Mê Thuột là trọng tâm đầu tư phát triển du lịch có kết nối với các khu vực trong Tỉnh. “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk đến năm 2025” theo quyết định 249/QĐ-TT xác định “Phấn đấu đến năm 2025 là một thành phố văn minh, hiện đại với quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch, công nghiệp, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, y tế, thể thao – văn hóa, trở thành đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên,

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí