mối quan hệ nào. Trong điều kiện các DNNVV tại tỉnh Gia Lai, nghiên cứu này dự kiến mối quan hệ thuận chiều đến vận dụng chuẩn mực khi mà các điều kiện để các DN tự nghiên cứu triển khai chuẩn mực còn hạn chế. Xuất phát từ những lập luận trên, giả thuyết được đưa ra là:
Giả thuyết H6: Tư vấn của tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán sẽ tác động thuận chiều đến việc vận dụng CMKT.
Hệ thống văn bản pháp luật về kế toán
Khía cạnh văn hóa không được xem xét ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình. Tuy nhiên, các biến thể của nó thể hiện qua đặc trưng hệ thống luật của Việt Nam trong quá trình triển khai trong thực tiễn, trong đó có có lĩnh vực kế toán. Chưa có một nghiên cứu chính thống nào phân loại nước ta theo mô hình kiểu thông luật (common law) hay đạo luật (code law). Ở nước ta, sau khi quốc hội ban hành một văn bản luật thì còn có rất nhiều nghị định, thông tư do Chính phủ, các Bộ hướng dẫn việc vận dụng luật. Trong lĩnh vực kế toán tại Việt Nam, sau khi ban hành chuẩn mực kế toán, Bộ tài chính còn ban hành các thông tư, trong đó trình bày rò cách hạch toán các nội dung cụ thể. Tiếp đó, Quyết định 48/2006 và gần đây là Thông tư 133/2016 do Bộ Tài chính ban hành về chế độ kế toán áp dụng cho các DNNVV. Hiệu quả của các cơ chế giám sát đóng vai trò trong việc đảm bảo tuân thủ và các tiêu chuẩn kế toán [48] [81] [153]. Nelson. J và cộng sự [133] cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa việc tuân thủ các văn bản pháp luật với mức độ vận dụng CMKT. Như vậy, việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong điều kiện ở nước ta trên thực tế phụ thuộc rất lớn vào hệ thống các quyết định, thông tư, nghị định của các cơ quan của chính phủ, không phải là của tổ chức nghề nghiệp (hiệp hội kế toán), khi các DNNVV phải nộp BCTC cho các cơ quan quản lý liên quan đến hệ thống văn bản pháp luật như thuế, cục thống kê, cơ quan tài chính... Nghiên cứu này xem toàn bộ các tài liệu đó là hệ thống văn bản pháp luật khác về kế toán. Các văn bản này không chỉ là tài liệu hướng dẫn mà còn thể hiện sự quản lý thống nhất về mặt kế toán trên các phương diện: chứng từ, tài khoản kế toán, qui định đo lường và hệ thống báo cáo tài chính. Với các đặc trưng pháp lý trên, giả thuyết được kỳ vọng là:
Giả thuyết H7: Hệ thống văn bản pháp luật về kế toán càng cụ thể thì mức độ việc vận dụng CMKT trong DN càng cao.
Lợi ích của việc vận dụng chuẩn mực kế toán
Lợi ích của việc vận dụng được xem xét ở khả năng tiếp cận các khoản tín dụng từ ngân hàng, tính minh bạch của thông tin sẽ giúp tăng hình ảnh của doanh nghiệp trong cộng đồng kinh doanh và từ đó sẽ tạo điều kiện mở mang hoạt động kinh doanh. Theo R.S. lusegun Wallace và Kamal Naser [150] cho rằng, các thông số thể hiện trên BCTC của DN như Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tác động tích cực đến việc vận dụng CMKT cụ thể là mức độ công bố thông tin. Tuy nhiên, quan hệ giữa vận dụng chuẩn mực kế toán và lợi ích của vận dụng chuẩn mực vẫn còn bỏ ngỏ, là quan hệ hai chiều hay quan hệ giữa lợi ích của chuẩn mực đến vận dụng chuẩn mực kế toán.
Khi tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam, kết quả cho thấy nhân tố này có được bàn luận trong quan hệ cân đối với chi phí và lợi ích. Tuy nhiên, chiều hưởng ảnh hưởng đối với vận dụng chuẩn mực chưa có sự thống nhất. Mặc dù còn có những điểm chưa thống nhất, nhưng trên cơ sở của Lý thuyết tính hữu ích của thông tin mà Staubus đề xuất vào năm 1999, nghiên cứu này kỳ vọng rằng chính lợi ích vận dụng chuẩn mực sẽ thúc đẩy các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai tích cực triển khai vận dụng chuẩn mực. Vì vậy, giả thuyết đưa ra là:
Giả thuyết H8: Lợi ích từ việc vận dụng CMKT sẽ tác động tích cực đến việc vận dụng CMKT
Trong mô hình 2.2 dưới đây các nhân tố liên quan đến đặc điểm hệ thống pháp lý, vai trò của các định chế, nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không đưa vào trong mô hình, xem như là môi trường mà các DNNVV ở Gia Lai đều chịu tác động như nhau. Đặc điểm hệ thống văn bản pháp luật về kế toán đề cập vì ở Việt Nam, toàn bộ hệ thống văn bản kế toán (Chuẩn mực kế toán, thông tư hướng dẫn chuẩn mực và chế độ kế toán) đều do Bộ Tài chính ban hành. Điều này tạo sự quản lý thống nhất về công tác kế toán trong cả nước được thuận lợi hơn, đồng thời phù hợp với đặc điểm ở Việt Nam, khi mà năng lực thật sự của kế toán cũng như của các tổ chức nghề nghiệp còn chưa đủ mạnh như các nước theo trường phái thông luật.
2.1.3. Xây dựng mô hình nghiên cứu
H1(+)
H3(+)
H4(+)
H5(+)
H6(+)
H7 (+)
H8 (+)
Mức độ sử dụng nợ vay
Vận dụng chuẩn mực kế toán vào doanh nhiệp nhỏ và vừa
Qui mô DN
Nhận thức chủ DN
Trình độ kế toán viên
Tư vấn của tổ chức nghề nghiệp
Hệ thống văn bản PL kế toán
Lợi ích vận dụng CMKT
Trên cơ sở lý thuyết và phát triển giả thuyết, mô hình nghiên cứu dự tính được đề xuất như sau (Xem hình 2.2):
H2(+) |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Nghiên Cứu Trong Nước Về Vận Dụng Chuẩn Mực Kế Toán
- Mô Hình Nghiên Cứu Và Phát Triển Giả Thuyết Nghiên Cứu
- Kết Quả Định Tính Về Các Nhân Tố Đưa Vào Mô Hình
- Tình Hình Chung Các Dnnvv Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai
- Tình Hình Vận Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Trong Các Dnnvv Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai
- Phân Tích Và Đánh Giá Thang Đo Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Việc Vận Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Trong Các Dnnvv Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
Hình 2.2. Mô hình dự tính các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng CMKT
Bảng dưới đây tổng hợp các lý thuyết có liên quan đến các giả thuyết nghiên cứu và kỳ vọng ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán tại các DNNVV ở tỉnh Gia Lai.
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp lý thuyết nghiên cứu liên quan
Nhân tố | Kỳ vọng ảnh hưởng | Lý thuyết liên quan | |
H1 | Qui mô doanh nghiệp | Thuận chiều | Lý thuyết đại diện |
H2 | Khả năng sinh lời | Thuận chiều | Lý thuyết tín hiệu |
H3 | Mức độ vay nợ | Thuận chiều | Lý thuyết đại diện |
H4 | Nhận thức chủ doanh nghiệp | Thuận chiều | Lý thuyết đại diện |
H5 | Năng lực kế toán viên | Thuận chiều | Lý thuyết tín hiệu |
H6 | Tư vấn của tổ chức nghề nghiệp | Thuận chiều | |
H7 | Hệ thống văn bản pháp luật kế toán | Thuận chiều | Lý thuyết văn hóa của Hosted và Gray |
H8 | Lợi ích vận dụng chuẩn mực kế toán | Thuận chiều | Lý thuyết các bên có liên quan |
2.2. Thiết kế đo lường các biến và chọn mẫu nghiên cứu
2.2.1. Đo lường các biến
Đo lường biến phụ thuộc – Vận dụng chuẩn mực kế toán
Vận dụng CMKT Việt Nam: Trong từ điển Việt Nam, vận dụng có nghĩa là mang lý thuyết, lý luận vào thực tiễn để vận dụng. CMKT Việt Nam là do những văn bản pháp lý mang tính bắt buộc mà các doanh nghiệp phải chấp hành. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh, tổ chức quản lý cũng như đặc điểm công tác kế toán khác nhau, việc vận dụng CMKT Việt Nam được hiểu là hành vi thực hiện CMKT trong bối cảnh cụ thể của doanh nghiệp.
Để đánh giá mức độ vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV, luận án tiếp cận theo hướng kết hợp xây dựng chỉ số để đo lường mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam trong các DNNVV ở Gia Lai và áp dụng lý thuyết hành vi dự định để đo lường nhận thức về vận dụng chuẩn mực. Trên cơ sở lý thuyết này, tác giả nghiên cứu những biến quan sát tạo nên hành vi dự định. Khi xem xét hành
vi thì yếu tố chủ quan là mong muốn có hay không thực hiện hành vi. Việc vận dụng CMKT ở Việt Nam không phải là muốn hay không muốn mà có tính chất bắt buộc khi CMKT là văn bản pháp lý được ban hành bởi các cơ quan của Chính phủ. Tuy nhiên, điều mà doanh nghiệp quan tâm hơn là việc vận dụng CMKT sẽ tạo ra được những thông tin hữu ích cũng như chủ DN nhận thức được những lợi ích có được khi vận dụng CMKT trong DN mình. Điều này thực sự cần thiết vì sẽ dẫn đến thái độ tích cực hay không của DN trong quá trình thực hiện. Trong bối cảnh chung khi các DNNVV ở Việt Nam đang phải thực hiện công tác kế toán trong điều kiện tồn tại nhiều văn bản chồng chéo nhau đã chi phối đến công tác kế toán, DNNVV khó tiếp cận với những thay đổi về mặt chính sách. Vì vậy, việc được hướng dẫn đầy đủ cách thức vận dụng thực sự quan trọng cho DNNVV tại Gia Lai khi mặt bằng chung ở khu vực này vẫn còn hạn chế. Mong muốn lợi ích về thông tin BCTC trung thực, đáng tin cậy mà việc vận dụng CMKT mang lại giá trị cho DN mình cũng là vấn đề mà hầu hết hiện nay các DN trên địa bàn tỉnh đều quan tâm và tìm hướng đi phù hợp nhất.
Với cách tiếp cận xây dựng chỉ số, đo lường này kế thừa từ nhiều nghiên cứu trước đây khi xem xét vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của Guerreiro và cộng sự [98], Jermakowicz và Gornik-Tomaszewski [116], Jones và Higgins [117], Joshi và Ramadhan [118], Larson và Street [122], Uyar và cộng sự [178] … Như đã đề cập ở chương 1, mặc dù cách tiếp cận theo kiểu này có hạn chế, nhưng trong điều kiện thông tin kế toán qua BCTC từ các DNNVV rất khó tiếp cận tại cơ quan thuế nên việc đo lường vận dụng CMKT từ những gì doanh nghiệp công bố rất khó khăn. Ngoài ra, do mô hình nghiên cứu đề cập ở trên còn có những biến số liên quan đến đánh giá hành vi, thái độ của chủ sở hữu cũng như năng lực của kế toán viên; nên việc khảo sát điều tra lấy ý kiến kế toán tại doanh nghiệp là phù hợp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Hiện tại, số lượng chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành là 26 chuẩn mực, nhưng theo Thông tư 133 thì chỉ có 7 chuẩn mực kế toán không hoàn toàn áp dụng cho các DNNVV, còn 19 chuẩn mực được áp dụng hoàn toàn (khác so với Quyết định 48 khi chỉ có 7 chuẩn mực áp dụng hoàn toàn, 12 chuẩn mực không áp dụng đầy
đủ). Dựa vào kết quả điều tra về việc vận dụng các chuẩn mực kế toán, luận án sẽ xác định tỷ lệ các chuẩn mực mà DN sử dụng trong tổng số 19 chuẩn mực.
Tổng số chuẩn mực sử dụng ở DN i | |
= | --------------------------------------------------------- |
Tổng số chuẩn mực áp dụng cho DNNVV |
Như vậy, bằng cách xác định có hay không vận dụng một chuẩn mực kế toán, các giá trị nhị phân 1-0 được tổng hợp để xác định tỷ lệ chuẩn mực kế toán vận dụng ở một doanh nghiệp. Cách này có ưu điểm là biến mới tạo ra là một biến liên tục nên có thể áp dụng cho nhiều kĩ thuật phân tích định lượng. Tuy nhiên, bản thân nội tại đo lường nhị phân cũng có hạn chế, khi chuẩn mực kế toán là một vấn đề rộng ở cả góc độ đo lường và công bố thông tin. Đây là một hạn chế khi tiến hành nghiên cứu này, nhất là thực hiện thu thập số liệu qua bảng câu hỏi.
Với cách tiếp cận lý thuyết hành vi dự định, việc vận dụng chuẩn mực kế toán còn được đo lường thông qua ý kiến của các kế toán tại các doanh nghiệp. Các chỉ mục được đánh giá theo thang đo Likert mức độ 5 từ (1) Rất không đồng ý đến
(5) rất đồng ý.
Ngoài việc xây dựng chỉ số đánh giá mức độ vận dụng chuẩn mực nói chung, luận án còn xem xét việc vận dụng chuẩn mực qua một số chuẩn mực cụ thể, như chuẩn mực hàng tồn kho, TSCĐ và doanh thu. Ở các chuẩn mực này, luận án đi sâu vào các nguyên tắc đo lường và công bố thông tin đối với hàng tồn kho, TSCĐ và Doanh thu. Nội dung đo lường được tổng hợp qua Bảng 2.4.
Bảng 2.4. Tổng hợp các đo lường vận dụng chuẩn mực phổ biến
A. Chuẩn mực hàng tồn kho |
1. Giá gốc hàng tồn kho |
2. Phương pháp tính giá HTK - Giá đích danh - Phương pháp bình quân gia quyền - Phương pháp nhập trước xuất trước |
3. Chi phí phát sinh |
4. Lập dự phòng giảm giá HTK |
B. Nhóm các chuẩn mực TSCĐ |
6. Nguyên tắc xác định giá gốc |
7. Nguyên tắc xử lý chi phí sau ghi nhận ban đầu (sửa chữa, nâng cấp…) |
8. Các nguyên tắc tính khấu hao TSCĐ |
9. Các nguyên tắc khi thanh lý TSCĐ |
10. Các quy định về công bố thông tin trên thuyết minh BCTC - Phương pháp xác định nguyên giá - Phương pháp tính khấu hao - Tình hình biến động TSCĐ |
C. Chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác |
11. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp DV |
12. Nguyên tắc xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ |
13. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu từ tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia |
14. Nguyên tắc ghi nhận thu nhập khác của DN |
15. Các qui định về công bố thông tin liên quan chuẩn mực trình bày trên thuyết mình BCTC - Về nguyên tắc ghi nhận DT - Doanh thu của từng loại giao dịch và sự kiện - Các khoản thu nhập bất thường |
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Thang đo phân loại (có/không) được sử dụng để xem xét các DN đã sử dụng nội dung nào khi đo lường các chuẩn mực nói trên. Như vậy, ở một góc độ nào đó khi phỏng vấn ý kiến kế toán tại các doanh nghiệp, cách đo lường bổ sung này cũng góp phần mở rộng đánh giá việc vận dụng chuẩn mực kế toán thay vì sử dụng đo lường cách tiếp cận báo cáo tài chính.
Đo lường biến độc lập
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về kinh nghiệm của các nước và đặc điểm môi trường kế toán ở Việt Nam, mô hình các nhân tố được sử dụng để mô tả tỷ lệ
vận dụng chuẩn mực kế toán dự tính tác động gắn với đặc thù trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Đối với các biến liên quan đến đặc trưng của doanh nghiệp, như quy mô, khả năng sinh lời, mức độ sử dụng nợ vay, luận án cũng dựa trên những nghiên cứu trước đây và áp dụng vào điều kiện Việt Nam. Cách đo lường cụ thể một số chỉ tiêu thể hiện trên Bảng 2.5. Tuy nhiên, trong trường hợp các biến không có phân phối chuẩn nên phép đo cuối cùng của các nhân tố này đều được logarit.
Bảng 2.5. Đo lường các biến liên quan đến đặc trưng doanh nghiệp
Đo lường ban đầu | Đo lường sau kiểm tra dữ liệu | |
Qui mô | Tổng tài sản | Log (tài sản) |
Khả năng sinh lời | ROA Loi nhuan Tai san | |
Mức độ vay nợ | No vay Tong tai san |
Đối với các biến liên quan đến môi trường và hành vi của chủ DN, việc đo lường biến này dựa trên một số nghiên cứu trước đây ở các nước đang phát triển, như Prem Lal Joshi và cộng sự [144] và Sian và Roberts [171]…Tuy nhiên, khác với mô hình kế toán ở các nước, ở Việt Nam việc triển khai vận dụng chuẩn mực còn lệ thuộc vào việc ban hành chi tiết các thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính. Trong quá trình trao đổi với kế toán ở DNNVV để thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu, có nhiều ý kiến cho rằng có sự kết hợp giữa Thông tư 200 (trước đây là Quyết định 15) với Thông tư 133 (trước đây là Quyết định 48) khi vận dụng chuẩn mực kế toán. Nhiều DNNVV sử dụng Thông tư 200 trong công tác ghi chép số liệu hàng ngày, nhưng báo cáo tài chính lại soạn thảo theo Quyết định 48. Qua kết quả điều tra thử cùng với quá trình phỏng vấn các chuyên gia kế toán, tác giả đã đã đưa ra các thuộc tính về các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai, vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert 5 (1 – Hoàn toàn không đồng