Tình Hình Chung Các Dnnvv Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai


ý, 2 - Không đồng ý, 3 - Trung dung, 4 - Đồng ý, 5 - Hoàn toàn đồng ý). Các nội dung về đo lường nội dung này trình bày ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Xây dựng thang đo


Thang đo

Thang đo hiệu chỉnh

Mã hóa

Nguồn


Trình độ kế toán viên

- Nhân viên kế toán có khả năng vận dụng

CMKT trong DN

NL1


Joshi và cộng sự (2002), Ý

kiến chuyên gia

- Nhân viên kế toán luôn tự học hỏi để cập

nhật văn bản mới để triển khai công tác kế toán


NL2

- Dựa vào kinh nghiệm làm nghề kế toán

NL3

- Nhân viên kế toán có trình độ đào tạo từ đại

học trở lên

NL4


Hệ thống văn bản pháp luật kế toán

- Hoàn toàn dựa vào thông tư hướng dẫn của

từng chuẩn mực kế toán


TL1


Ý kiến chuyên gia

- Hoàn toàn dựa vào chế độ kế toán (theo

thông tư 13, trước đây là QĐ 48)

TL2

- Dựa vào chế độ kế toán cho DN lớn (Thông

tư 200) nhưng cải biên áp dụng cho DNNVV

TL3


Tư vấn của cơ quan thuế, dịch vụ kế toán

- Liên hệ thường xuyên bộ phận tuyên truyền

của cơ quan thuế để hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ kế toán


TV1


Ý kiến chuyên gia

- Liên hệ thường xuyên bộ phân tư vấn kế

toán của các tổ chức nghề nghiệp, hội, đơn vị dịch vụ kế toán


TV2

- Đặt hàng các đơn vị dịch vụ kế toán lập báo cáo kế toán cuối năm

TV3


Nhận thức của chủ

- Chủ DN quan tâm việc lập BCTC cho mục

đích kế toán hơn là mục đích thuế

NT1

Page (1984),

Stanworth

- Chủ DN quan tâm, hỗ trợ kinh phí để kế toán

NT2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán – trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 12


Thang đo

Thang đo hiệu chỉnh

Mã hóa

Nguồn

doanh nghiệp

cập nhật chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán


và Gray (1991), Ý

kiến chuyên

gia

- Chủ DN không yêu cầu bộ phận kế toán làm theo ý kiến chỉ đạo của mình


NT3


Lợi ích vận dụng CMKT

- Việc vận dụng CMKT giúp DN có khả năng

tiếp nhận các khoản vay


LI1

Page (1984),

Lolis và Jarrvis (200), Ý

kiến chuyên gia

- Việc vận dụng CMKT giúp DN có khả năng

mở rộng các hoạt động kinh doanh của DN.


LI2

- Việc vận dụng CMKT giúp DN tạo được

niềm tin trong cộng đồng kinh doanh (thuế, khách hàng, nhà cung cấp)


LI3


2.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu và thu thập số liệu

Một trong những mục tiêu chính của luận án là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Các đặc điểm về kinh tế, văn hóa xã hội sẽ tạo nên những đặc thù tác động đến việc vận dụng CMKT hoặc sẽ kiểm định khác nhau về mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Vì vậy, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm bước đầu kiểm định sơ bộ sự phù hợp của mô hình, thang đo.

Để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT trong DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tác giả dựa vào đánh giá của các đối tượng cung cấp và sử dụng thông tin kế toán. Tuy nhiên, các đối tượng này lại chưa được đề cập trong CMKT Việt Nam hiện nay trong khi IFRS for SMEs cũng xác định, đối tượng chủ yếu sử dụng thông tin kế toán của SMEs là người cho vay, chủ nợ và các đối tượng khác. Vì vậy, nghiên cứu định tính được thực hiện với mục đích để chắc chắn hơn về đối tượng nào sẽ tham gia khảo sát bên cạnh đối tượng người làm công tác kế toán – đại diện cho nhóm cung cấp thông tin.

Quy trình chọn mẫu được xây dựng qua bước đầu tiên là xác định tổng thể mẫu. Trong quá trình thiết kế nghiên cứu, tác giả đã xác định nguồn dữ liệu (đối


tượng cần thu thập dữ liệu) và đã xác định tổng thể nghiên cứu cho luận án của mình – là các DNNVV đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê tại thời điểm nghiên cứu, tổng số DNNVV hoạt động trên địa bàn tỉnh Gia Lai là 1.805 DN (số liệu từ Cục thuế Tỉnh Gia Lai). Khung mẫu được xác lập từ cơ quan thuế vì đây là những doanh nghiệp có đăng ký mã số thuế tại cơ quan thuế, và do vậy đảm bảo tin cậy về số lượng các doanh nghiệp này đang hoạt động để thực hiện điều tra.

Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện (chọn mẫu phi xác xuất). Do việc phân bố các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không đồng đều, chủ yếu tập trung ở thành phố Pleiku và các huyện thị phát triển kinh tế mạnh như Chư Sê, thị xã An Khê. Các huyện vùng sâu, vùng xa có số lượng doanh nghiệp không nhiều. Vì vậy, khi tiến hành điều tra, tác giả không xem xét đến các DNNVV hoạt động ở những địa bàn còn lại. Điều này vẫn đảm bảo tin cậy khi mà thành phố Pleiku và hai địa bàn còn lại là những trung tâm kinh tế của Gia Lai.

Thông qua giới thiệu của cơ quan thuế, tác giả thực hiện phỏng vấn sâu kế toán trưởng tại các DNNVV trên các địa bàn nói trên. Áp dụng theo kiểu chọn mẫu thuận tiện và sự giới thiệu kế tiếp của người được phỏng vấn, tác giả tiến hành phỏng vấn kế toán trưởng/ phụ trách kế toán của những đơn vị tiếp tục được giới thiệu. Đây là một kỹ thuật trong chọn mẫu phi xác xuất theo kiểu chọn mẫu quả cầu tuyết (snowball sanpling) để tiếp cận các đối tượng được khảo sát trong điều kiện khó tiếp cận của Goodman [92]. Tổng số người được phỏng vấn theo cách tiếp cận đó sẽ gia tăng đến số lượng theo cỡ mẫu cần xác định.

Theo Hair và cộng sự [101], cỡ mẫu cần phải được xem xét trong sự tương quan với số lượng các thông số ước lượng và nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML (maximum likelihood) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150. Theo Bolen [62] tỷ lệ cần thiết để thiết kế cỡ mẫu là: tối thiểu phải có năm quan sát trên mỗi thông số ước lượng (tỷ lệ 5:1). Trong nghiên cứu này có tất cả 16 biến quan sát dùng trong nhân tố. Vì vậy, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt là 24 * 5 = 120. Tuy nhiên, số cỡ mẫu càng lớn hơn mức độ yêu cầu tối thiểu thì độ tin cậy càng cao (giảm những sai lệch do lấy mẫu). Từ những lập luận đó, chương trình nghiên cứu đã phát ra 350 phiếu theo ngành: sản xuất, thương mại, dịch vụ và hỗn hợp; số phiếu thu về là 340


phiếu (đạt 97,14%). Trong quá trình xứ lý, có 10 phiếu bị lỗi chủ yếu do trả lời không hết các câu hỏi hoặc tất cả các tham số như nhau.

Đối tượng điều tra để phỏng vấn chuyên sâu trong quá trình trên là kế toán trưởng hay kế toán viên phụ trách công tác kế toán của các doanh nghiệp vì những đối tượng này là những người am hiểu nhất về công việc kế toán tại đơn vị, cung cấp ý kiến có độ tin cậy khi nghiên cứu. Mỗi phiếu điều tra dành cho một đối tượng trong DN. Nội dung bảng câu hỏi điều tra được trình bày trên phụ lục của luận án. Bảng câu hỏi gồm 2 phần chính:

Phần 1: Thông tin chung về doanh nghiệp

Các thông tin chung về tên đơn vị, địa chỉ, quy mô, loại hình DN, hình thức sở hữu, tổng tài sản, doanh thu, nợ vay ngân hàng được thu thập để phục vụ cho việc mô tả mẫu nghiên cứu, trải đều trên các lĩnh vực kinh doanh.

Phần 2: Nội dung khảo sát về tình hình vận dụng chuẩn mực kế toán

Bộ câu hỏi khảo sát liên quan đến các nội dung: Tài liệu hướng dẫn thực hành, tư vấn của cơ quan thuế và cộng đồng kế toán, trình độ kế toán viên, nhận thức của chủ doanh nghiệp, và lợi ích khi vận dụng các chuẩn mực này. Dữ liệu về nhận thức của đáp viên là cơ sở để xây dựng mô hình và đánh giá tình hình thực hiện chuẩn mực.

2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Đề giải quyết mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng các kỹ thuật thống kê khác nhau, từ thống kê mô tả đến phân tích độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá đến phân tích hồi qui bội.

Thống kê mô tả được sử dụng trong các nghiên cứu nhằm mô tả đặc trưng của mẫu qua tính toán giá trị trung bình, tần suất, phương sai. Đặc biệt, số liệu thống kê mô tả sẽ làm rò thực trạng tỷ lệ vận dụng chuẩn mực nói chung, và tình hình vận dụng 3 chuẩn mực phổ biến ở các doanh nghiệp.

Căn cứ xây dựng thang đo: Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng có ba cách thức để có thang đo: sử dụng các thang đo có sẵn, sử dụng thang đo đã có nhưng điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu, xây dựng thang đo mới. Trong nghiên cứu này, tác giả nhận thấy những khái niệm trong mô hình lý thuyết


là những khái niệm đã có; tác giả sử dụng thang đo đã có được kế thừa từ các nghiên cứu trước có điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai thông qua các ý kiến rút ra từ kết quả phỏng vấn sâu.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo sử dụng Hệ số Cronbach’s Alpha được dùng để kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của các biến quan sát của thang đo, xem các biến có tương quan với nhau hay không và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Công cụ Cronbach’s Alpha giúp người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu.

Những biến có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 sẽ bị loại. Theo nguyên tắc Cronbach’s Alpha phải ≥ 0.8. Thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.8 có thể sử dụng. Tuy nhiên, với những khái niệm có tính mới thì Cronbach’s Alpha có thể từ 0.6 trở lên vẫn chấp nhận được [137] [160].

Trong luận án nghiên cứu của tác giả, tiêu chuẩn lựa chọn Cronbach’s Alpha tối thiểu là 0.6 [100], hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được xem là biến rác và đương nhiên loại khỏi thang đo [138].

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phân tích EFA phát huy tính hữu ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu cũng như tìm ra mối quan hệ giữa các biến với nhau. Phép phân tích nhân tố khám phá các khái niệm nghiên cứu được xem xét để cung cấp bằng chứng về giá trị phân biệt và giá trị hội tụ của thang đo.

Mức độ thích hợp của tương quan nội tại các biến quan sát trong khái niệm nghiên cứu được thể hiện bằng hệ số KMO (Kaiser – Mever – Olkin) đo lường sự thích hợp mẫu, mức ý nghĩa đáng kể của kiểm định Bartlett’s Test of Sphericity trong phân tích khám phá dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố khám phá. Trị số KMO lớn (giữa 0.5 và 1) là đủ điều kiện để phân tích EFA, còn nếu trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích EFA có khả năng không thích hợp với dữ liệu. Rút trích nhân tố đại diện bằng các biến quan sát được thực hiện với phép quay Varimax và phương pháp trích nhân tố Principle components.


Các thành phần với giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% được xem như những nhân tố đại diện các biến. Hệ số tải nhân tố biểu diễn các tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố, các trọng số bằng hoặc lớn hơn 0.5 mới có ý nghĩa.

Sau khi các nhân tố được rút trích, giá trị score tổng hợp của các nhân tố sẽ được sử dụng để thực hiện phân tích ở bước tiếp theo.

Phương pháp phân tích hồi quy

Sau khi thang đo của các yếu tố khảo sát đã được kiểm định thì sẽ được xử lý chạy hồi quy tuyến tính bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) bằng phương pháp Enter. Theo Nguyễn Đình Thọ [28], phương pháp Enter phù hợp hơn với các nghiên cứu kiểm định.

Quá trình phân tích mô hình hồi quy đa biến gồm các bước thực hiện như sau:

Kiểm định độ phù hợp của mô hình với tổng thể thông qua kiểm định F nhằm chứng minh tồn tại một mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán.

Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến dựa vào hệ số xác định điều chỉnh – Adjusted R2. Đây là thước đo cho sự phù hợp của mô hình hồi quy đa biến đối với tập dữ liệu. Adjusted R2 càng cách xa giá trị 0 và càng gần giá trị 1 thì mô hình có khả năng giải thích được càng nhiều sự biến thiên của khái niệm phụ thuộc trong tập dữ liệu.

Phân tích ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng của các khái niệm độc lập trong mô hình. Hệ số hồi quy riêng phản ánh mức độ thay đổi của biến phụ thuộc khi biến độc lập thay đổi tương ứng thay đổi một đơn vị, trong điều kiện các biến độc lập khác không thay đổi. Dấu của hệ số hồi qui riêng cùng với kiểm định thống kê của giá trị ước lượng là cơ sở để chứng minh các giả thuyết đã xây dựng.


Tóm tắt Chương 2

Để xác định và phân tích có hiệu quả việc vận dụng chuẩn mực kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV, tác giả đã trình bày rất cụ thể về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính nhằm khái quát hóa lý thuyết kế toán, xem xét các nghiên cứu liên quan. Phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng để kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới việc vận dụng CMKT trong các DNNVV tại Gia Lai. Việc trình bày các bước trong quy trình nghiên cứu giúp người đọc khái quát được toàn bộ quá trình nghiên cứu và thực hiện. Đối với cách thức thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu được trình bày cụ thể, tác giả muốn phản ánh giá trị kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao và đảm bảo tính khoa học cao. Bên cạnh đó, tác giả đã tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết; thiết kế đo lường các biến, phương pháp thu thập và xử lý số liệu để quá trình điều tra và nghiên cứu có kết quả chính xác và ý nghĩa hơn về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn.


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai

3.1.1. Tình hình chung các DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai

DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai chiếm gần 97%, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (DN thuộc diện nhỏ chiếm tỷ lệ 12%; DN siêu nhỏ chiếm tỷ lệ 79%). Nhiều DNNVV đi lên từ các mô hình sản xuất gia đình, cá thể nhỏ lẻ, khi có cơ hội thì thành lập doanh nghiệp. Phần lớn các DNNVV là doanh nghiệp dân doanh, hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ (khoảng 55%), công nghiệp - xây dựng (25%), nông, lâm nghiệp, thủy sản (20%). Chính vì vậy mà thói quen quản lý theo kiểu hộ gia đình, ra quyết định thường dựa vào kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc vận dụng CMKT trong DNNVV.

Trong giai đoạn 2012-2017, có khoảng 1.805 doanh nghiệp đăng ký thành lập với số vốn đăng ký là 11.700 tỷ đồng, bình quân hàng năm có khoảng 360 doanh nghiệp được thành lập mới, vốn đăng ký thành lập là 6,48 tỷ đồng/doanh nghiệp. Do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế nên thời gian này có nhiều doanh nghiệp thực hiện giải thể, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tính đến cuối năm 2017, trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.450 doanh nghiệp đăng ký thành lập với số vốn đăng ký khoảng 17.940 tỷ đồng, khoảng 1.450 DN hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, chiếm tỷ lệ 73,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động (1.805 DN), tăng 10% so với năm 2016. Tỷ trọng xuất khẩu của các DNNVV chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Tuy đóng góp cho ngân sách nhà nước của khối DNNVV trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng lên nhưng nhìn chung các năm gần đây, tình hình tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực quản trị điều hành, khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, năng lực cạnh tranh… của các DNNVV còn rất hạn chế. Hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, số lượng các DN giải thể không giảm. Một mặt do môi trường kinh tế xã hội vùng miền vẫn còn nhiều thách thức, thị trường nhỏ hẹp, ít năng động, mức độ cạnh tranh chưa thực sự khốc liệt như những vùng miền khác. Yếu tố nội tại khá quan trọng trong việc xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, trong

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí