Ảnh Hưởng, Mối Quan Hệ Của Một Số Ngôi Chùa Nổi Tiếng, Của Một Số Danh Tăng Tiêu Biểu

Nguyên còn cung tiến nhiều tiền của vào chùa Thiên Thai, (núi Đông Cứu, h. Gia Bình, t. Bắc Ninh). Bia: Bảo Tháp sơn, Thiên Thai tự, sãi vãi bi ký ghi: Hưng công tân tạo Thiền tăng trụ trì Thiên Thai tỳ kheo, tự Tuệ Giác Trịnh Phúc Nguyên (bỏ ra 35 quan).

Trịnh Huệ Giác không phải là Trịnh Giác Nguyên hay nói cách khác, hai vị thiền sư này sống cùng thời và cùng tham gia hưng công xây dựng chùa Thiên Thai.

Tại chùa Phúc Lai (h. Gia Bình, t. Bắc Ninh) có tấm bia Phúc Lai tự bi kí 福萊寺

碑 記 [N0: N0 04806 - 04807], niên đại Hoằng Định 16 (1616) đề cập đến Sư Huệ Giác chùa Thiên Thai, chùa Thái Sư và chùa Tĩnh Lự của xã Đông Cứu (h. Gia Bình, t. Bắc Ninh) như sau: “Trụ trì Thiên Thai tự, Sơn Tăng Trịnh Huệ Giác, Tỳ

kheo tâm Phật chi từ tâm tính chi minh tính, lạc vi thiện, cẩn lạc phúc, ký trùng tu Tĩnh Lự, Thái Sư, Thiên Thai, chiêm vạn ban chi phong cảnh dã” 住持天台寺山僧鄭惠覺比丘心佛之兹心性之明性樂為善勤樂福既重修静慮太師天台占萬般之風景也. (Dịch nghĩa: Sư Trịnh Huệ Giác, trụ trì chùa Thiên Thai là vị tỳ kheo có

tấm lòng sáng trong, từ bi của một vị Phật, ngài chuyên tâm làm phúc, đã trùng tu các chùa Tĩnh Lự, Thái Sư, Thiên Thai và từng đi chiếm bái muôn vàn cảnh đẹp).

Những trường hợp cúng Hậu Phật thường là những người không có con nối dõi nhưng có tiền của cúng vào chùa của bản thôn để sau khi chết được thờ cúng tại đây. Tuy nhiên, có một số trường hợp được dân làng thờ làm Hậu Phật vì có công giúp dân đóng thuế, đắp một đoạn đê ngăn nước lũ bảo vệ mùa màng [N0: 5048] hoặc có khi bỏ tiền tu sửa đình làng để được thờ làm Hậu Phật [N0: 5170]. Có những trường hợp trực tiếp đem của cải để mình được bầu làm Hậu Phật nhưng có nhiều trường hợp lại làm việc đó cho cha, mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc làm thủ tục để dân làng bầu cho vợ hoặc cho chồng mình…Tài sản đem dâng cúng có khi là đất đai, ruộng vườn hay tiền bạc…

Về thân phận, có những người cung tiến để được chùa thờ Hậu Phật có khi là người cô đơn quả phụ, nhưng có khi lại là người đông con nhiều cháu, người làm quan, người làm dân thường, thậm chí có nhiều người đỗ đại khoa cũng tham gia vào việc cúng Hậu vào chùa như trường hợp Tiến sĩ Trần Thiệu quê ở Điền Trì (h. Nam Sách, t. Hải Dương) được thờ làm Hậu Phật chùa Dâu…

4.3. Ảnh hưởng, mối quan hệ của một số ngôi chùa nổi tiếng, của một số danh tăng tiêu biểu

Để thấy được sự ảnh hưởng của những vị thiền sư nổi tiếng trụ trì ở một số sơn môn nổi tiếng của tỉnh Bắc Ninh thời Lê (Tk XVII - XVIII), cần tìm hiểu trên nhiều giác độ như không chỉ tìm hiểu về dấu ấn của họ được phản ánh trên những bi kí, trước thuật bằng thư tịch ở những chùa đó mà còn phải tìm hiểu những mối quan hệ, các trước tác của họ được lưu hành tại các địa phương khác, các sơn môn khác hoặc ảnh hưởng của họ qua các mối quan hệ thầy - trò. Sự ảnh hưởng đó không chỉ được thể hiện bằng những dấu ấn thiền phái, tư tưởng, trước tác mà có thể còn thể hiện bằng những dấu ấn vật chất qua các công trình kiến trúc, tôn giáo, nghệ thuật… Tuy nhiên, những vấn đề này đã được tác giả đặt ra như một thao tác, phương pháp luận để làm việc. Trên thực tế, sự tìm hiểu những vấn đề về sự ảnh hưởng giữa các thế hệ và việc tìm hiểu về cá nhân các thiền sư nổi tiếng với những bậc sư hữu đương thời là một vấn đề khó khăn, phức tạp nhưng sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong tương lai. Chẳng hạn như, sự ảnh hưởng của chùa Bút Tháp về mặt kiến trúc đã ảnh hưởng đến kiến trúc ở chùa Yên Hoa (Yên Tử) như thế nào (?). Đó là kiến trúc của Liên hoa đài chùa Bút Tháp đã trở thành một mẫu hình tiêu biểu cho nhiều chùa ở địa phương khác học theo. Cũng theo Hòa thượng Thích Thanh Từ trong Thiền sư Việt Nam cho biết: Năm 1684, Ông (Thiền sư Chân Nguyên - Tg) đã dựng đài “Cửu Phẩm liên hoa” theo mẫu đài “Cửu phẩm liên hoa” mà sư Huyền Quang đã dựng ở chùa Ninh Phúc (còn gọi là chùa Bút Tháp, Thuận thành, Bắc Ninh) [99; 31 - 32]. Nếu nhận định của Hòa thượng Thích Thanh Từ là đúng thì như thế là có thể nghĩ rằng, về mặt tư tưởng và kiến trúc Cửu phẩm liên hoa chùa Yên Hoa (Yên Tử) đã chịu ảnh hưởng bởi phong cách của Cửu phẩm liên hoa chùa Bút Tháp hay nói cách khác, suy rộng ra, tư tưởng của thiền sư Chân Nguyên được thể hiện qua tháp Cửu phẩm liên hoa đã chịu ảnh hưởng từ Thiền sư Pháp Loa thời Trần. Tuy nhiên, theo chúng tôi, cho đến hiện nay chưa có nhiều tư liệu chứng minh một cách chắc chắn Cửu phẩm liên hoa chùa Bút Tháp là tác phẩm của Thiền sư Huyền Quang và Cửu phẩm liên hoa chùa Yên Hoa là tác phẩm của sư Chân Nguyên (?). Nhiều nghiên cứu khác trong học giới đều cho rằng, Cửu phẩm liên hoa ở chùa Ninh Phúc (Bút Tháp) mới được làm vào thời Lê Trung hưng. Nhưng không

đưa ra được bằng chứng xác đáng, tin cậy. Gần đây, chúng tôi đã khảo cứu kỹ bài văn khắc trên thân tháp Tôn Đức năm 1739 ghi: “Ngày tốt, tháng 4, năm Kỷ Mùi, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 5 (1739),Trụ trì bản tự Sa môn Tính Hài, hưng công đắp tượng, trang hoàng trong ngoài các toà cùng Cửu phẩm liên hoa, hương án, hết thảy đều hoàn thành viên mãn. Công đức lớn có Thái phi Trương Thị Ngọc Chử hiệu Diệu Khoan con gái Phương Hoa, con gái lớn Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ hiệu Diệu Huy”56. Qua nguồn tư liệu văn bia trên tháp Tôn Đức có thể khẳng định, toà Cửu phẩm liên hoa được tạo tác vào thế kỷ XVII do Sa di Tính Hài và Thái phi

Trương Thị Ngọc Chử cùng các con gái của bà hưng công. Sự kiện này được khắc ghi trên bia đá tháp Tôn Đức vào năm 1739. Như thế, nghiên cứu sự ảnh hưởng của những motif kiến trúc giữa các ngôi chùa trong khu vực tỉnh Bắc Ninh ở Tk XVII - XVIII cần phải tiếp tục nghiên cứu để thấy được sự tiếp thu, ảnh hưởng giữa các thế hệ Thầy - Trò trong thiền phái là một việc làm cần tiếp tục trong tương lai. Nhưng ở đây muốn nói đến sự ảnh hưởng của của vị trụ trì, bậc cao tăng trong giới thiền lâm như Thiền sư Chân Nguyên thì đã có nhiều nghiên cứu khẳng định. Chân Nguyên thiền sư được coi là người có công trong việc nối lại dòng mạch của phái Trúc Lâm bằng cách sưu tập, biên chép nhiều tác phẩm Phật học đời Trần. Ông có ảnh hưởng lớn và được vua Lê Hy Tông rất nể trọng. được các vị hoàng đế triều Lê trân trọng và coi như là những vị quốc sư đương đại tiêu biểu của vương triều: “Năm 46 tuổi, ông được vua Lê Hy Tông triệu vào cung để tham vấn Phật pháp và ban cho hiệu Vô Thượng Công cùng áo cà sa và đồ pháp khí để thừa tự. Năm 76 tuổi, ông được vua Lê Dụ Tông phong chức Tăng thống và ban hiệu Chính Giác Hòa thượng. Ngày 28 tháng 10 năm 1726, Sư viên tịch, thọ 80 tuổi, môn đồ làm lễ hỏa táng, đem xá lỵ chia ra để thờ ở hai tháp chùa Quỳnh Lâm và Long Động [99; 31 - 32]. Thiền sư Chân Nguyên trước thuật sáng tác nhiều, với nhiều tác phẩm nổi tiếng, cho đến nay,

nhiều tác phẩm đã được dịch thuật và chú giải57. Các tác phẩm của Chân Nguyên

Tuệ Đăng có:


56 Nguyên văn: 黎朝永祐五年,歲在己未,四月,吉日,住持本寺沙門字性諧興功修造粧金塑寺,内外各座及九品蓮花,案前,做好各各完成圓滿事,一大功德尊太妃張氏玉渚號妙寬,親女芳花,親長上郡主鄭氏玊基,號妙輝. (Bia Tháp Tôn Đức, [No: 02889].

57 Nhiều tư liệu văn bia Yên Tử trong đó có các trước tác của Chân Nguyên thiền sư đã được tập hợp in trong

công trình: Trúc Lâm Yên Tử phật giáo tùng thư do Thích Thanh Quyết - Trịnh Khắc Mạnh (Chủ biên, 2018),


1. Tôn sư pháp sách đăng đàn thọ giới

2. Nghênh sư duyệt định khoa

3. Long thư tịnh độ văn

4. Long thư tịnh độ luật bạt hậu tự

5. Tịnh độ yếu nghĩa

6. Ngộ đạo nhân duyên

7. Nam hải quan âm bản hạnh

8. Đạt Na thái tử hạnh

9. Hồng mông hạnh

10. Thiền tông bản hạnh Thiền tịch phú

11. Kiến tính thành Phật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 18

Đối với những đóng góp trong “sơn môn” và địa phương, với quan niệm “Hằng sản hằng tâm”, những vị thiền sư có ảnh hưởng lớn thường cũng đồng thời là người nhiều đóng góp bằng việc hưng công xây dựng các hạng mục công trình, in khắc kinh Phật cho chùa; Như nhà sư Nguyễn Hải Soạn Thích Thời Thời là một thí

dụ. Qua bia Tịnh Từ tháp 淨 慈 塔 (chùa Thiên Ân, x. Xuân Lai, h. Gia Bình) cho

biết, thiền sư Nguyễn Hải Soạn Thích Thời Thời (người x. Nhân Lý, h. Hải Đường, phủ Kinh Môn, Hải Dương) là người giác ngộ đạo Phật. Năm Ất Dậu (1765), Sư tu sửa tiền đường, thượng điện, thiêu hương, in kinh Phật; viên tịch năm 83 tuổi; xá lỵ an trí ở chùa Thiên Ân, (x. Phúc Lai, h. Gia Bình) và chùa Ninh Phúc quê hương nhà sư.

Cũng như thiền sư Lân Giác Trịnh Thập, thiền sư Chuyết Chuyết cũng có ảnh hưởng lớn không chỉ trong khu vực các sơn môn thuộc tỉnh Bắc Ninh mà còn có ảnh hưởng đến nhiều danh lam cổ tự trong nước. Bằng các hoạt động hoằng dương Phật pháp lúc sinh thời, Chuyết Công đã đến nhiều nơi khắp các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Miên (Campuchia), Ai Lao (Lào); ngoài ra, Ông còn đi qua các vương quốc Chămpa, Chân Lạp, Phù Nam (nay thuộc miền Trung và miền Nam của Việt Nam)… Về hành trạng và công lao cũng như ảnh hưởng của Chuyết Công đối với giới Phật giáo đương thời, đã được Đàm Chí Từ (Đại học Kí Nam, Trung Quốc) nghiên cứu một cách công phu, toàn diện về cuộc đời của vị thiền sư này [161]. Qua các nguồn sử liệu văn bia, thư tịch cho biết, Chuyết Công từng đến các chùa Khán Sơn ở thành Thăng Long), chùa Trúc Lâm Long Động (Yên Tử), chùa Bút Tháp (Thuận Thành) và chùa Phật Tích (Tiên Du)… và nhiều ngôi chùa khác. Ảnh hưởng của Chuyết Chuyết đến các thế hệ sau có lẽ là rất sâu sắc, nên sau này vào khoảng


Nxb Khxh. Nhưng do khuôn khổ, phạm vi luận án, nên những tư liệu văn bia viết về Chân Nguyên Thiền sư sưu tầm, phát hiện ở ngoài phạm vi tỉnh Bắc Ninh, tác giả không có điều kiện đi sâu và trình bày ở đây.

cuối Lê đầu Nguyễn, Nguyễn Hữu Thận đã biên tập tác phẩm Kiến tính thành Phật nội dung ghi về dòng Lâm Tế của Chuyết Công, lưu hành tại chùa Sùng Phúc (Gia Lâm, Hà Nội). Cũng như trường hợp thiền sư Trịnh Thập, thiền sư Chuyết Chuyết cũng được thờ ở nhiều nơi như chùa Phật Tích và ngôi tháp Báo Nghiêm (chùa Bút Tháp). Tháp Báo Nghiêm an trí trong chùa Bút Tháp được xây bằng đá, kiến trúc 5 tầng, cao 13m được coi là sự tri ân của các thế hệ đệ tử đối với thầy. Qua bài minh

bi Hiển Thụy am, Báo nghiêm tháp bi minh 顯瑞庵報嚴塔碑銘 đặt tại Chùa cho

biết rõ điều đó. Tư tưởng của Chuyết Công được thể hiện qua tác phẩm Chuyết Công ngữ lục 拙 公 語 籙 đã được người học trò kế đăng là Minh Hành Thích Tại Tại

và Thiền sư Tuệ Tiến biên tập, khắc in lưu hành [11].

Như trên đã đề cập, sự ảnh hưởng của các vị thiền sư Tk XVII - XVIII đối với học giới và giới Phật tử đương thời không chỉ thể hiện qua các trước tác của chính bản thân mình mà bằng việc tăng cường phát huy in ấn các tác phẩm của tiền nhân tức là góp phần xiển dương tư tưởng của tiền bối, như thế, tạo nên sự ảnh hưởng của họ đối với việc nâng cao sự hiểu biết về Phật học nói riêng và tri thức xã hội nói chung. Trong thời gian này, thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647 - 1726) đã tiến hành biên tập tập sách Thiền tông bản hạnh - tác phẩm có nguồn gốc từ thời Trần. Với tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt huyết với vốn cổ tinh hoa tri thức của

dòng thiền Trúc Lâm, Thiền sư Như Trí 如智- trụ trì chùa Tiêu Sơn (Từ Sơn) đã

cùng với các vị tăng hữu biên tập và in khắc lại (trùng san) bộ sách Phật giáo thời Trần mang tên Thiền uyển tập anh 禪 菀 集 英 ,khắc in năm 1715.

Trong các vị thiền sư nổi tiếng của Bắc Ninh Tk XVII - XVIII, ni sư Trịnh Thị Ngọc Trúc là một nhân vật đặc biệt. Bà là con gái của Thanh Đô Vương Trịnh Tráng và Chính phi Nguyễn Thị Ngọc Trúc. Tuy sống trong cung cấm nhưng cuộc tình duyên gặp nhiều vất vả, éo le, từng là Quốc mẫu Hoàng Hậu (vợ của vua Lê Thần Tông) và là phu nhân của Cường quận công Lê Trụ. Sau đó, Bà cùng con gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên vào chùa Bút Tháp đi tu và được Minh Hành Thích Tại Tại thọ giới. Công lao của bà được ghi nhận qua các bi kí tại chùa như

cúng ruộng thế nghiệp tại Ninh Bình (Bia Phụng lệnh chỉ 奉 令 指 dựng năm 1647),

[N0: 22822], xây tháp Báo Nghiêm của Thiền sư Chuyết Chuyết (1647) (Bia Ninh

Phúc Thiền tự tam bảo tế tự điền bi (năm Phúc Thái 5 - 1648), [N0: 22817 - 22818]... Đặc biệt, ảnh hưởng của Ni sư Trịnh Thị Ngọc Trúc rất lớn đối với học

giới đương thời và các thế hệ Phật tử qua tác phẩm Chỉ nam ngọc ân giải nghĩa

南玊音解義. Đây là một tác phẩm đồ sộ với độ dài hơn 3.000 câu (hơn 24.000 chữ) được sáng tác bằng thể văn vần theo thể loại lục bát. Tập sách được chia làm 40 chương, đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau như: Thơ văn, địa lý, động thực vật học, và những tri thức về tự nhiên và bảo vệ sức khỏe... Tác phẩm Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa được coi là một bộ từ điển bách khoa đầu tiên của Việt Nam được diễn đạt bằng chữ Nôm - thứ chữ của dân tộc Việt. Tác phẩm này đã được các nhà nghiên cứu đánh giá cao với nhiều đóng góp trên nhiều phương diện58.

Ni sư Trịnh Thị Ngọc Trúc được thờ ở nhiều nơi như chùa Bút Tháp (thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) và chùa Mật Sơn (Đại Bi tự, thôn Bố Vệ, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa).

- Các vị thiền sư khác:

Hành trạng và sự nghiệp của một số vị thiền sư khác được thể hiện bằng những bức phù điêu cụ thể, sinh động qua những bức tượng được điêu khắc trên những phiến đá bền, bên cạnh ghi về hành trạng của họ. Thí dụ, hình ảnh của vị Hòa

thượng, Cao tăng thời Lê thể hiện qua tấm bia Nam Vô a di đà Phật 南無阿弥陀佛

[N0: 04370/04371], niên hiệu Cảnh Trị thứ 4 (1666), ghi về Tổ sư Chính Giác hòa thượng Nguyễn Bá Thọ 祖師正覺和尚阮伯夀, Nam vô hiệu Đạo Đức Minh thiền

sư tôn giả bồ tát. Ở giữa tạc phù điêu bức tượng của ngài.

Bên cạnh các vị sư còn ghi thêm những vị Đại Pháp sư (Thầy pháp chuyên về đạo phù thủy, trục quỷ, trừ tà ma). Độc đáo hơn nữa, vị Đại pháp sư này lại là nữ

giới - Con nuôi Hoàng hậu - Ni sư Trịnh Thị Ngọc Trúc: Bia Đại Khánh tự bi 大 慶

寺碑 [N0: 04483], niên đại Đức Long thứ 3 (1631) đề cập đến một vị Pháp sư là nữ giới - điều rất ít thấy trong lịch sử: “Vương phủ Quý Phi đại pháp sư Ngô Thị Ngọc Thuần, tự Chân Trí tiên nhân, hiệu Tịnh Hạnh Bồ Tát, bà là con nuôi (dưỡng tử) Trịnh Thi Ngọc Phúc, Thân tôn (cháu ruột) của Thự vệ sự Lộc Dương Hầu Trần


58 Tham khảo: Hoàng Thị Ngọ (2016), Từ điển song ngữ Hán - Việt: Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa (Khảo cứu, phiên âm, chú giải), Nxb Văn học;

Văn Thực, Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Thiệu, Trần Thị Ngọc Nại, Trần Văn Thụ, Trần Nhai, Trần Cương.... Nhất đại công đức Nguyên soái Thống Quốc Chính Sư phụ Thanh Vương”59. Như vậy, đây là văn bia ghi về sự đóng góp công đức tiền của của Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, Quận chúa, và con cháu cung tiến xây dựng chùa Đại Khánh, (xã Khoái Khê, huyện Gia Định - nay là thôn Khoái Khê, xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Hay Thiền sư Chiếu Hàn (Viện Thiền Na, th. Cự, x. Võ Giàng, h. Quế Dương, phủ Từ Sơn - Nay là h. Quế Võ, t. Bắc Ninh), cũng là người có công rất lớn đóng

góp xây dựng chùa. Bia Hậu Phật bi kí 後佛碑記 [N0: 05049], niên đại Cảnh Hưng

45 (1784) viết: “Nay, trụ trì bản tự là Thiền tăng Viện Thiền Na 禪 那 院 tên là Trần

Ngũ Phúc 陳五福, tự là Chiếu Hàn 照韓, vui với đạo, có lòng từ bi, không lo khó khăn trở ngại, trụ trì chốn thiền mà sùng tu Phật, chùa chiền trong ngoài trang nghiêm, thành công viên mãn, ngài kính mến già trẻ, các vị hương lão cùng nhau hướng mộ, có hằng sản thì có hằng tâm, làm việc thiện, duyên lành, ngài bỏ tiền riêng ra 60 quan cổ tiền, lại đặt 8 sào ruộng[...] trên dưới bản thôn đều bầu ngài làm Hậu Phật. Phần cuối ghi việc cúng ngài vào “ngày đản sinh, ngày giỗ và lưu tại bản tự. Ngày đản sinh - (dành ra 3 sào) do Giáp Đông Nhất, Giáp Tây Nhất, Giáp Tây Nhị, ruộng tại các xứ...; Ngày kỵ (do các Giáp) Đông Nhị, Nam Nhất, Bắc Nhất, Bắc Nhị, ruộng tại các xứ đồng ....; Lưu tại bản tự”60. Nếu như các vị thiền sư nổi tiếng như: Chân Nguyên thiền sư, Chuyết Chuyết thiền sư, Minh Hành Thiền sư hoặc Trịnh Thập thiền sư... là những người có nhiều công lao đóng góp đối với nhiều danh lam cổ tự trên địa bàn các phủ Thuận An, Từ Sơn (thời Lê - nay thuộc

một phần tỉnh Bắc Ninh), còn có một số vị Tăng lục, Tăng thống, tuy không xuất hiện nhiều trên văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhưng cũng là người có phẩm hàm cao, có uy vọng trong giới Phật giáo khi đó là: Tăng lục ty Nguyễn Đình Tố tự Phúc Thiện và Tăng thống Nguyễn Định Tiến tự


59 Nguyên văn: 王府貴妃大法師呉氏玉純字真智僲人號浄行菩薩,養子郡主鄭氏玉福,親孫署衞事祿陽候陳文植,郡主鄭氏玉紹,陳氏玉奈,陳文樹,陳崖,陳崗...一大功德元帥統國政師父清王.

60 Nguyên văn: ... 玆住持本寺,禪僧禪那院,陳五福字照翰,道樂慈悲心無罫碍,住禪伽而崇修佛宇莊嚴内外,菓圓成,在鄕村,而敬愛老重薄,洽文嗜同向慕諒,有恒心恒産,尤能善菓善緣,私出古錢六十貫,体散財大寮以發身,置肥田捌高[...]上下同辞,敬保為本寺[...]. 一誕生日,東一甲,西一甲,西二甲,在各處田,...一忌日,東二甲,南一甲,北一甲,北二甲,在各處田...一流本寺.

Pháp Uyên. Danh hiệu Tăng thống, Tăng lục, có lẽ, đây là một danh hiệu chức phẩm đã được duy trì liên tục từ các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê Sơ và cho đến tận thời Lê Trung hưng thông qua việc ban phong, công nhận của triều đình.

Bia Linh Quang tự bi 靈 光 寺 碑 [N0: 05155/05156], phần lạc khoản mặt trước đề

giờ tốt, ngày lành, tháng Giêng, năm Vĩnh Thọ thứ 4 (1661)永壽肆年,正月,穀日,

吉時;mặt sau kê tên những người công đức xây dựng chùa. Cuối bia này ghi:

“Thiên vận Tân Sửu, chính nguyệt, lương nhật, hảo thời, trụ trì Đào Thiêm Tiến tự Đạo Tông” 天運辛丑,正月,良日,好時,住持陶添進,字道宗 (Giờ tốt, ngày lành,

tháng Giêng, năm Tân Sửu, trụ trì chùa là ngài Đào Thiêm, tự là Đạo Tông). Theo chúng tôi, mặt sau của tấm bia này với dòng lạc khoản “Thiên vận Tân Sửu” 天運辛丑 cũng là năm 1661. Vì phong cách và nét chữ [N0: 09155] cũng tương tự như

mặt bia phía trước [kí hiệu bia: 05156]. Trong bia này, có sự cung tiến, đóng góp của Tăng Thống và Tăng Lục: Nguyễn Đình Tố tự Phúc Thiện, Tăng Lục ty, Tăng

thống Nguyễn Định Tiến tự Pháp Uyên 阮廷素字福善,僧錄司,僧統阮定進,字法

. Trên đây là những vị Thiền sư, ni sư có ảnh hưởng tương đối lớn đối với các sơn môn của xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh thời Lê - Trịnh Tk XVII - XVIII nói riêng và đồng thời cũng là một trong những những vị thiền sư tiêu biểu trong lịch sử Phật giáo Việt Nam nói chung.

4.4. Những nét văn hóa và sinh hoạt Phật giáo

4.4.1. Văn bia Phật giáo thể hiện triết lý nhân sinh

Lời tựa mở đầu văn bia thường thể hiện kiến văn, trình độ của người viết, qua đây người đọc có thể đánh giá soạn giả có uyên bác, năng văn hay không. Mặt khác, bài mở đầu văn bia thường có tính chất giáo dục đạo lý, khuyên con người ta

làm theo điều nhân đức. Văn bia Hậu Phật thạch bi kí 後 佛 石 碑 記 [N0:

05056/05057], niên hiệu Bảo Thái 5 (1724) phần mở đầu bài vị ghi: “Từng nghe: người có đức thì trời tất sẽ ban cho đức dày, thực là chí lý không sai. Làm điều Nhân thì người có tâm sẽ theo về. Điều huyền bí, cơ mật, người đôn hậu sẽ được cảm tạ sâu sắc. Nay ở thôn Cự, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn có Nguyễn Đức Tài,

vợ là Trần Thị Điểm trung hậu truyền gia, tu rèn nhân nghĩa”...葢聞,有德天心

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/12/2022