Quy Định Về Lễ Nghi Khi Thờ Cúng Hậu Phật

厚福至理不誣,行仁人自歸心.玄机爽所厚者,厚感深報深,貫在慈山,桂楊,巨

村. 玆阮德才,妻陳氏點,忠厚傳家,義仁修已[...].

Bài tựa thông thường đặt ở đầu văn bia, chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong văn bia. Tuy nhiên, có một vài trường hợp bài tựa rất dài chiến vị trí gần như chiếm trọn

vẹn một mặt văn bia. Đó là bài tựa trên bia Hậu Phật bi kí 後 佛 碑 記 [N0: 05078],

khắc năm Chính Hòa 11 (1691) của gia đình ông Phạm Sở, (x. Đô Đàn, h. Quế Dương, ph. Từ Sơn - Nay là x. Mộ Đạo, h. Quế Võ, t. Bắc Ninh); Bài tựa Hậu Phật

bi 後 佛 碑 của xã Thiên Vũ, (h. Quế Dương, Ph. Từ Sơn) [N0: 05081], niên đại Bảo

Thái 5 (1724) dài khoảng 700 từ, kèm theo một bài minh 20 câu, có dung lượng hết 1/2 mặt sau [N0: 05077], còn lại một phần nhỏ nữa là danh sách quan viên hương lão tham gia kí vào việc bầu Hậu. Bia lập ngày tốt, tiết thu, tháng 9 năm Chính Hòa 11 (1690). Bản xã, Thập lý Hiệu sinh, trúng thức, xã quan Nguyễn Tiến Hiền (viết chữ).

Bài tựa đã thể hiện tinh thần sâu sắc của việc làm điều thiện, tu nhân, tích đức: “Phan Sở tên tự là Phúc Thành, hiệu Thọ Cao, vãi là Nguyễn Thị Mây, hiệu Từ Thanh, (người x. Đô Đàn, h. Quế Dương, ph. Từ Sơn), lập Hậu Phật. Nhân việc lập tượng cùng bi kí phụng thờ. Thường nói rằng, tu đức không phải là việc nhỏ, nếu thường xuyên tu đức thì việc nhỏ thành việc lớn; tiến hành việc làm nhân nghĩa tốt đẹp thì việc làm nhân nghĩa thì sẽ đầy đủ được những thứ tốt đẹp. Như thế, sẽ ứng hợp với đạo vợ chồng, cảm phát được lòng thiện. Nhờ cậy vào công đức của tổ phụ vun đắp, lại thêm những điều hữu ích, nhiều tiền, nhiều thóc gạo, nhiều gò đống, nước suối mênh mông, tránh được luân hồi, quy y, đội ơn được bóng mây từ bi che chở, sớm chiều chẳng quên phúc đức. Ta tâm niệm rằng, trăm năm về sau, suy nghĩ thận trọng, lấy đức kính làm đầu. Việc cúng giường tín thí nhân đó được khắc vào bia đá, tạc tượng Hậu Phật để lưu lại cho bản xã; dưới đạt, trên thông, có sự tuân theo chuẩn mực kính trọng, để muôn đời không quên sự nêu gương ân nghĩa, vạn năm chẳng rời. Lại có bài minh kế tiếp ở sau. Tượng thờ của Nguyễn Tiến Khoa, húy là Nginh, tôn sư đạo phái xã Phúc Bảo”.

Còn một tấm bia nữa cũng là một văn bia có bài tựa rất dài, trên đó, đã thể hiện sâu sắc về triết lý nhân sinh, về đạo làm người. Bia Hậu Phật kí 后 佛 記 [N0: 05081/05082], niên đại Bảo Thái thứ 5 (1724), ở xã Thiên Vũ 千 羽 社 (huyện Quế

Dương 桂 陽 縣 ,phủ Từ Sơn), ghi về Nguyễn Thế Mộ, vợ là Nguyễn Thị Bạn cùng

bốn đôi vợ chồng trong xã được bầu làm Hậu Phật trong đợt này được khắc trên cùng một bia đá. Lời tựa văn bia dài gần 700 từ. Đặc biết, với hai dòng cuối lập luận rất hay: “Nhìn thấy cái bia này thì thấy được đức của con người, thấy được đức cái đức thì suy nghĩ về con người, suy nghĩ về con người thì yêu tấm bia này. Trời càng cao, đất càng dày mà bia lưu lại trăm đời không rời, núi non tăng thêm ngày tháng thọ lâu, mặt trời ngày càng sáng tỏ, mà công đức muôn đời như còn thấy được. Tốt đẹp thay!. Tốt đẹp thay!. Thực không thể kể hết, công đức đã nhiều, bèn lập bia để ghi lại”61.

Bia vừa cầu chúc cho vua, vừa chúc cho Chúa trong một xã hội Việt Nam tồn tại hai chính thể song song tồn tại mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là “Lưỡng đầu chế”. Như thế, nội dung văn bia đạt đến sự hài hòa: vừa hợp lòng vua Lê, vừa đẹp ý

Chúa!. Bia Tu tạo thạch Lộ bi tự 修 造 石 路 碑 寺 [N0: 05204], Niên đại bia: Mậu

Dần, Chính Hòa (1698), sưu tầm ở chùa Thọ Phúc, (th. Đào Xá, x. Châm Khê, h. Yên Phong, t. Bắc Ninh). Tiêu đề của văn bia cho biết, đây là bia được dựng lên sau

khi làm xong con đường đá trong chùa. có đoạn viết: 皇王夀萬萬歲,聖王夀萬萬

年 , 天 下 太 平 , 奠 安 国 势 Hoàng vương thọ vạn vạn tuế, Thánh vương thọ vạn vạn niên, thiên hạ thái bình, điện an quốc thế (Dịch nghĩa: Hoàng đế (vua Lê) thọ vạn tuế, Thánh vương (Chúa Trịnh - TG) thọ muôn năm, thiên hạ được hưởng nền thái bình, thế nước vững bền).

Bài minh dài 14 câu, ca ngợi những con người đứng ra hưng công, làm phúc, trong đó tác giả văn bia đã khéo chơi chữ, dùng chữ “Thiên” và “nhân” để nói

đến Phật Phật pháp:


天人路上

作福爲先佛法因緣

興功第一...

歆慕天人

敬道佛法...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh - 19


61 Nguyên văn: 覩其石則見其德,見其德則思其人,思其人則愛其石;天弥長,地弥久,而碑誌百世不遷,山增夀,日增光,而功德萬代如見,善哉,善哉,不可思議,功德顧,乃立碑為試.

Phiên âm:


Thiên nhân lộ thượng Tác phúc vi tiên

Phật pháp nhân duyên

Hưng công đệ nhất...

Hâm mộ thiên nhân Kính đạo Phật pháp...

Dịch nghĩa:


Trên đường đến với Phật Làm phúc thứ nhất

Nhân duyên Phật pháp

Hưng công thứ nhất...

Hưng mộ nhà Phật Kính đạo Phật pháp

Mở đầu bài kí có khi lại lấy từ trong kinh điển của Phật giáo, không theo nối mòn thông thường cũng đã thể hiện được sự am hiểu kinh điển Phật học và nho học

ở tầng bậc cao. Thí dụ văn bia Phúc Thánh tự bi 福聖寺碑 [N0: 05085], xã Mộ Đạo,

huyện Quế Dương, Phủ Từ Sơn (nay là xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), niên đại Cảnh Trị 2 (1664) viết: “Đại khái, xét sách Nội Kinh, rằng: Kính Phật là tôn trọng đạo Phật, thờ phụng thần là làm rõ các đức của thần. Có ân nghĩa với dân là để lại ơn huệ đối với dân ở những nơi xa xôi. Vả lại, hưởng phú quý vốn là ở phúc đức của trời. Hết thảy đều nói rằng, do nghiệm Phật là từ Thần Phật và trời đất đều như thế. Trời đất lớn lao thế mà không chỗ nào không che chở, thần Phật linh thiêng như thế mà không ai là không phù hộ, giúp đỡ, cho nên người con được sinh ra mãi mãi được giúp đỡ, người cha được muôn vạn âm đức để tu hành. Đan quế thơm

lừng ngũ phương, tích thiện nên được trời ứng62.

Bia Thiện Khánh thiền tự 善慶禪寺, [N0: 23336], chùa Thiện Khánh, (thôn Chân Lạc, xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, Bắc Ninh). Mở đầu bài minh viết:

Nguyên văn chữ Hán:


卓冠千古

帝道遐昌皇圖鞏固睿弄千春

育明百度

天日光增輪轉持障涉逼悁恩

Phiên âm


62 Nguyên văn chữ Hán: 盖嘗,改按内經曰: 敬佛者尊佛之道,事神者明,神之德惠,民者澤及,及斯民之遠,且夫宮貴之享本在乎,天福德之源,皆雲由佛,騐是神佛,與天地並並,故天地至大,無不覆載,神佛之靈,有所匡扶,是以子產乘輿濟人,相權父任,萬釣蔭德,脩行丹桂五芳,積善而天應之.


Trác quán thiên cổ Đế đạo hà xương Hoàng đồ củng cố Duệ lộng thiên xuân Trác quán thiên cổ

Đế đạo hà xương

Hoàng đồ củng cố Duệ lộng thiên xuân Dục minh bách độ Thiên nhật quang tăng

Luân chuyển trì chướng

Thiệp bức quyên ân.



Dịch nghĩa: Quán thông thiên cổ Đời - Đạo tốt lành Hoàng đồ củng cố

Vượt qua trăm cõi(luận hồi)

Độ được tốt lành

Trời một sáng trong

Luân chuyển nghiệp chướng Đến được ơn lành!

Ngày 16 tháng 9 năm Vĩnh

Thịnh thứ 2 (1706).


Tiếp theo, văn bia viết: 稽首三有四恩,九玄七祖,六道三途,四生有抱,誠

含灵均超浄土,同效敘銘,已竟所有,正因助緣,檀越檀那,四眾姓名,開陳于

(Dịch nghĩa: “Dập đầu ba lạy, cầu mong cho Tứ ân, Cửu huyền, Thất tổ, Lục đạo, Tam đồ, Tứ sinh (tứ dân được sống) hết thảy được hưởng sự linh thiêng, mọi người được phù hộ, siêu sinh, tịnh độ cùng được ghi nhớ tên tuổi, có được nhân duyên, đàn việt, thí cúng đàn na cho Tứ chúng (Tăng, ni, cư sĩ, Phật tử), họ tên khai hết như sau”).

Văn bia Phật giáoPhật Hiện tự bi 佛 現 寺 碑 [N0: 04518], niên đại Vĩnh Tộ

9 (1627) viết về Thiền tăng Đỗ Đình Giám, tên tự là Huệ Long, trụ trì chùa Phật Hiện, xã Đống Cao (tổng Đông Cứu) bỏ gia tài ra để tu tạo các tòa thiêu hương, tiền đường, hương án... Bài văn bia thể hiện được sự cầu mong cho “Tứ dân” (Sĩ, nông, công, thương) được mạnh khỏe, thọ trường, đầy đủ cả “ngũ phúc” (Phú, quý, thọ, khang, ninh). Thể hiện ước mong cuộc sống thế tục bình dị, phát triển một cách toàn diện: trong làng nhiều người đỗ đạt, buôn bán có nhiều tiền của, sản xuất ra nhiều hàng hóa...

Nguyên văn chữ Hán:


鄕村保護

人物埠康士豋科目農滿倉箱

功加禄秩

商産金黄都兼五福共康滿堂

Phiên âm


Hương thôn bảo hộ Nhân vật phụ khang Sĩ đăng khoa mục

Nông mãn thương sương

Công gia lộc trật Thương sản kim hoàng Đô kiêm ngũ phúc

Cộng khương mãn đường.


Dịch nghĩa:


Bảo hộ hương thôn Mọi người khỏe mạnh Kẻ sĩ đỗ đạt

Nhà nông đầy hòm

Thợ thuyền nhiều lộc Người buôn nhiều vàng Đầy đủ ngũ phúc

Tốt đẹp đầy nhà.

Bia Trùng tu linh Quang tự bi 重 修 灵 光 寺 碑 , [N0: 23337], Phần mở đầu cho biết nội dung đề cập đến nhiều khái niệm của Phật giáo, phải là người ở tầm tri thức tương đối cao ở nông thôn hoặc am tường về Phật học mới có thể hiểu được. Chẳng hạn như bài tựa, mở đầu văn bia viết:

“Cái văn: Phật [][] Thánh nhân dã. Duy Đại giác chí sĩ giả, tôn năng chi, Tứ chúng, Lục đạo [] yên. Kinh Bắc đạo, Thuận An phủ, Siêu Loại huyện, Đề Cầu xã,

tín chủ Đỗ Thị Ngôn cung tiến nhị khoảnh điền 蓋文: 佛[][]聖人也.惟大覺至仕

者,尊能之四衆六道[]焉.京北道顺安府超纇縣提梂社信主杜氏言供進二頃田 (Dịch nghĩa: Từng nghe: Phật là Thánh nhân đấy. Duy có bậc đại giác mới có thể giác ngộ được “Tứ chúng” thoát khỏi “Lục đạo”, “Tam đồ” vậy. Tín chủ Đỗ Thị Ngôn, (xã Đề Cầu, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, đạo Kinh Bắc) cung tiến hai khoảnh ruộng...). Ở đây, tác giả bài văn bia đã sử dụng các thuật ngữ Phật giáo; “Tứ chúng” bao gồm: Tăng, ni, cư sĩ, phật tử là những người có thể là đồng đạo, đồng tu trên con đường giác ngộ. “Lục đạo”: Sáu cõi luân hồi (tiếng Phạn: Kamadhatu), là

thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ về những con đường mà chúng sinh sẽ tái sinh vào sau khi chết. “Sáu cõi luân hồi” ở đây được hiểu bao gồm:

+ Cõi trời (tiếng Phạn: deva)

+ Cõi thần (tiếng Phạn: asura)

+ Cõi người (tiếng Phạn: manussa)

+Cõi súcsinh (tiếng Phạn: tiracchānayoni)

+ Cõi ngạ quỷ (tiếng Phạn: petta)

+ Cõi địa ngục (tiếng Phạn: niraya).

- Tam đồ bao gồm: ( 三 途 cũng có thể viết là 三 塗 ): ba đường gồm hỏa đồ, đao đồ và huyết đồ, đồng nghĩa với Địa Ngục, Ngạ Quỷ và Súc Sinh của Ba Đường Ác, do vì các nghiệp ác của thân, miệng và ý gây ra nên dẫn đến kết quả sinh vào ba đường này.

+ Hỏa đồ (tức đường Địa ngục): do vì chúng sinh của cõi này thường chịu nỗi khổ bức bách, nóng bỏng của lò sôi, vạc cháy, hoặc do vì nơi ấy lửa tích tụ rất nhiều, nên có tên gọi là Hỏa đồ.

+ Đạo đồ (tức đường Ngạ quỷ): do chúng sinh ở cõi này thường chịu cái khổ bức bách của đao gậy nên có tên gọi như vậy.

+ Huyết đồ (tức đường Súc sinh): do chúng sinh ở cõi này tranh giành cấu xé lẫn nhau, người mạnh lấn át kẻ yếu, uống máu ăn thịt nhau, nên có tên gọi như vậy.

Văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII ở tỉnh Bắc Ninh tuy không xuất hiện với số lượng đông đảo những văn bia thể hiện tư tưởng Phật giáo một cách hàn lâm ở giác độ nhận thức cao siêu, tuy nhiên cũng đã xuất hiện một số văn bia thể hiện được ít nhiều tinh thần học thuật của thời đại trong bối cảnh Kinh học, Đạo học nói chung và Phật học nói riêng phát triển mạnh mẽ.

4.4.2. Quy định về lễ nghi khi thờ cúng Hậu Phật

Những trường hợp gửi Hậu thường là những gia đình có điều kiện kinh tế, thậm chí là tầng lớp quan lại nhưng không có con hoặc không có con trai để cúng giỗ. Tùy từng điều kiện mà họ cung tiến vào chùa nhiều hay ít để sau này “trăm tuổi” được dân làng thờ tự. Những người cúng vào chùa sẽ được làng xem xét để được làng thờ làm Hậu Phật, còn nếu cúng vào Đình sau khi qua đời sẽ được làng xem xét và trở thành Hậu thần. Tài sản cúng vào Chùa và vào Đình thường phổ biến là ruộng đất, tiền bạc hoặc một số tài sản khác. Khi cung tiến hay gửi Hậu, thường có biên bản giao ước được thể hiện qua văn bia Hậu Phật hoặc Hậu Thần. Ngoài sự chứng kiến của các vị chức sắc địa phương, họ tin tưởng vào sự chứng giám của

Thần, Phật. Bia Hậu Phật văn bia kí 後佛文碑記, chùa Đỗ Phúc, (x. Vũ Dương, h.

Quế Dương, t. Bắc Ninh), niên đại Cảnh Hưng 33 (1772), phần đầu có lời cam đoan: “Tư kí dã, thiên địa giám kỳ tâm, Phật thần y kỳ đức. Kỳ điền tại các xứ sở

cập kỵ lạp thường tiên, các tiết tịnh liệt vu hậu” 斯記也,天地鍳其心,佛神伊其德,

其田在各處所,及忌臘嘗先各節並列于後 (Ghi chép ở đây, trời đất chứng giám lòng này, Thần Phật chứng giám đức này. Ruộng tại các xứ sở cùng các ngày giỗ, các tiết lệ, kê hết như sau) [N0: 05047].

Bia Hậu Phật bí kí 後佛碑記 [N0: 05048], niên đại Cảnh Hưng 45 (1784),

sưu tầm tại chùa Phúc Diên, (thôn Cụ, xã Vũ Dương, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn - nay là huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) phần đầu ghi: “Người nào phản bội với quy ước này, nguyện xin trời đất, quỷ thần tiêu diệt, không tha, xin trời đất chứng giám tấm lòng này, quỷ thần hợp với đức này, muôn năm mãi mãi hương hỏa không quên để trong thôn được yên ổn, có nhiều người tài giỏi, truyền lại, xin được ghi ở đây để ghi nhớ”63. Sau khi đã cung tiến vào chùa ruộng đất hoặc của cải, làng sẽ

tiến hành để dùng vào công việc của chùa. Nếu là ruộng đất hoặc giao cho nhà sư canh tác hoặc giao cho các gia đình nhận canh tác. Hoa lợi sẽ phải nộp lại một phần cho chùa để dùng vào việc chung và việc cúng giỗ Hậu Phật hằng năm theo quy định. Thậm chí có làng lại giao cho các Giáp cúng giỗ.

Như chúng ta đã biết, Giáp là một tổ chức chia theo địa vực cư trú: Như Giáp Đông, Giáp Đoài, cùng là một tổ chức của nam giới, thông thường, cha ở Giáp nào thì con ở Giáp ấy. Vì thế, Giáp thường có nhiều hoạt động gắn với Đình. Nhưng có một vài địa phương, trên bi kí lại thấy, tổ chức Giáp lại có những hoạt động ở chùa gắn với việc giỗ Hậu Phật. Chẳng hạn như bia chùa Đỗ Phúc (xã Vũ Dương, huyện

Quế Dương, Bắc Ninh) cho biết điều đó: Hậu Phật văn bia kí 後佛文碑記 [N0:

05047], niên đại Cảnh Hưng 33 (1772): … “Có các Giáp Đông Nhị làm lễ cúng chạp; Giáp Tây Nhị làm lễ cúng chạp; Giáp Bắc Nhất, Bắc Nhị, Nam Nhất cúng; Lại có một ruộng tọa lạc ở địa phận xứ Mả Lạc dùng để cho Giáp Đông Nhất, Tây

Nhất làm lễ cúng” 東二臘,西二臘,北一,北二,南一忌,又田一所二高坐落在磨

落處,為嘗先東一西一作.


63 Nguyên văn: 其人倍違此約,願天地鬼神誅滅不赦,將見天地鋻其心,鬼神合其德,后公永遠億年垂香火之傳,村内安寧三尊達賢傳之,記於是乎,記之又從而銘之.

Các Giáp tham gia cúng giỗ. Bia Tư dự lập thạch bi 玆預立石碑 [N0: 05152/

05154], chùa Tây Thiên, (thôn Khả Lễ, huyện Tiên Du, Phủ Từ Sơn), lập năm Chính Hòa 16 (1695) viết về việc các Giáp tham gia cúng giỗ ông bà Nguyễn Quang Huy và vợ là Nguyễn Thị Phái có công cúng tiền, cúng ruộng và trùng tu nhiều hạng mục công trình có giá trị. Sau khi ông, bà qua đời, bản thôn đã giao cho các vị trên dưới, lớn bé của các Giáp gồm 15 mâm, một miếng thịt lợn tương đương 2 quan tiền, rượu tương đương với 5 mạch.

Trên bia Hậu thường ghi về ngày kỵ (giỗ) nhưng có khi ghi cả ngày sinh: Bia

Lập bi thừa tự kí 立 碑 承 祀 記 [N0: 05200/05201], niên đại chính Hoà (1680 - 1705)64 Nội dung bia như sau:

“Quan viên hương lão thôn Đào Xá, (x. Châm Khê, h. Yên Phong, ph. Từ Sơn), Trưởng thôn Đào Nhân Vương, Đào Nhân Chiến, Đào Nhân Hiền, Nguyễn Tiến Phục, Nguyễn Việt, Nguyễn Tiến Kiên, Nguyễn Tiến Dụng, Nguyễn Tiến Thuỳ cùng toàn thôn trên dưới, lớn nhỏ cùng bàn lập bi kí cho Phủ sĩ Nguyễn Khắc Minh, tự Đạo Thống, thuỵ Lương Công; Đào Thị Chân, hiệu Diệu Tâm cùng được nhập vào chùa để được thờ phụ Hậu Phật, phụng thờ như đã quy định, để lại muôn đời sau, có tiến dâng bài thần vị, công đức tiền, ruộng, khai hết như sau: […]. Có một ruộng 5 sào, ở Bờ Bãi Khởi; có một ruộng 6 sào, ở xứ Lũng Hiệu; có một ruộng thu ở xứ Đồng Thí. Lần trước cúng 20 quan tiền và 1 bia đá trị giá 5 quan tiền sử; Một lần sau cung tiến 10 quan tiền sử, vợ chồng vẫn còn sống, cùng ký vào ngày sinh nhật: Chồng là Nguyễn Khắc Minh, tự Đạo Thống, thuỵ Lương Công, sinh ngày 17 tháng 12 và cùng với ngày giỗ; Vợ là Đào Thị Chân, hiệu diệu Tâm, sinh ngày 3 tháng 8 và cùng với ngày giỗ. Số tiền, ruộng giao làm của Tam bảo, lấy để phụng thờ, đến ngày sinh cũng như ngày kỵ đều như đã quy định, vợ chồng cùng hưởng, giao cho trưởng thôn, chia phần ruộng để canh tác, sử dụng, để lưu truyền

muôn đời”65.


64 Bia chỉ ghi niên đại chung chung: Hoàng triều Chính Hòa vạn vạn niên, tam nguyệt, trọng tiết cốc nhật 皇朝正和萬萬年三月仲節穀日 (Ngày lành, tiết trọng ( xuân ?), tháng 3, niên hiệu Chính Hòa.

65 Nguyên văn: 慈山府,安豐縣,針溪社,陶舍村,官員鄊老村長陶仁壬,陶仁戰,陶仁贒,阮进伏,阮粵,阮進堅,阮進用,阮進垂,全村上下,大小等共論立碑一座,許府士阮克明,字道統,謚良公;妻陶氏真,號妙心等共入寺為附後佛,奉祀如儀,貽傳萬代,有恭薦神位,功德錢田,許開于后[...]一田壹所五篙,痤落罷起坡,隊下處;一所陸篙,坐落隴效處;一秋田一所,坐落同譬處; 一前期使前貳拾貫,并石碑,使錢五貫;一後期,使錢拾貫;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/12/2022