Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - 2


chỉ

đạo thực tiễn của Đảng bộ

tỉnh Lâm Đồng về

phát triển nông

nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao trên cơ

sở xâu chuỗi các sự

kiện lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

sử và liên kết nội dung của các văn bản có tính chất lãnh đạo của Đảng bộ; đánh giá những ưu điểm, hạn chế và đúc kết những kinh nghiệm từ

thực tiễn quá trình lãnh đạo của Đảng bộ về năm 2004 ­ 2015.

Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - 2

vấn đề

trên trong những

Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê được sử dụng nhằm phân tích làm rõ chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phân tích, tổng hợp các mặt chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về vấn đề trên qua hai giai đoạn 2004 ­ 2010 và 2010 ­ 2015.

Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận án nhằm so sánh kết

quả trên các mặt chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giữa hai giai đoạn 2004 ­ 2010 và 2010 ­ 2015; so sánh kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với bình quân chung của cả nước và các địa phương khác.

5. Những đóng góp mới của luận án

Luận án hệ thống, khái quát hóa chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong những năm 2004 ­ 2015.

Bước đầu dựng lại bức tranh chân thực về phát triển nông nghiệp ứng

dụng công nghệ 2015.

cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong những năm 2004 ­

Đưa ra những nhận xét, đánh giá có cơ sở khoa học về quá trình Đảng

bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ


cao từ năm 2004 đến năm 2015; làm rõ nguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm để vận dụng vào hiện tại.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Ý nghĩa lý luận

Luận án góp phần tổng kết, làm sáng tỏ tính tất yếu và chủ

trương của Đảng

về phát triển nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao

(qua thực tế ở tỉnh Lâm Đồng).

Kết quả nghiên cứu của luận án


sẽ góp thêm luận cứ


khoa học


cho

việc bổ sung, phát triển chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao trong thời kỳ mới.

Ý nghĩa thực tiễn

Luận án cung cấp cho Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng những kinh nghiệm đối với quá trình đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thời kỳ mới.

Góp thêm những kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Lâm Đồng ­ “điểm sáng” về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của cả nước để các địa phương tham khảo.

Luận án là tài liệu tham khảo cho công tác tuyên truyền, nghiên cứu,

giáo dục lịch sử

Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như

lịch sử

địa phương

(tỉnh Lâm Đồng) trong thời kỳ đổi mới.

7. Kết cấu của luận án


Luận án gồm: Mở

đầu,

4 chương (8 tiết), kết luận, danh mục các


công trình nghiên cứu của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


Chương 1


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở nước ngoài

1.1.1.1. Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở một số nước trên thế giới

Ngô Quý Tùng (2001), Kinh tế tri thức ­ xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI (La Phong dịch) [137]. Trên cơ sở nghiên cứu nền kinh tế Trung Quốc

và xu thế

phát triển của nền kinh tế

toàn cầu, tác giả

cho rằng, trong

tương lai “ai chiếm được điểm cao về công nghệ sinh học thì có quyền

phát ngôn lớn hơn trong việc giải quyết các vấn đề trọng đại của thế

giới” [137, tr.111]. Vì vậy, phát triển CNSH trong nông nghiệp là xu thế và cũng là đòi hỏi cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực trước sự

gia tăng của dân số

thế

giới. Với xu thế

đó, tác giả dự

đoán: đến năm

2008, ngành nông nghiệp dùng kỹ thuật gen để tạo ra cây trồng cho sản

lượng cao, có khả

năng kháng bệnh và giàu dinh dưỡng sẽ

được

ứng

dụng

ở các nước đang phát triển và đến năm 2015, “kỹ

thuật canh tác

nông nghiệp bằng máy móc sẽ

thay thế kỹ

thuật canh tác nông nghiệp

truyền thống” [137, tr.112], các kỹ thuật nông nghiệp như gieo mạ, tưới tiêu, bón phân và sát trùng được điều khiển bằng máy vi tính, các phương pháp nuôi trồng cây không có đất đều sẽ được áp dụng.

Dan Senor và Saul Singer (2015), Quốc gia khởi nghiệp [17]. Cuốn sách mô tả về những câu chuyện thần kỳ, những thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực của đất nước Israel, trong đó thành tựu trên lĩnh vực nông nghiệp được coi là hết sức kỳ diệu. Diện tích hạn hẹp với 95% đất đai bị xếp vào nhóm bán khô hạn, khô hạn và rất khô hạn nhưng “Israel vẫn trở thành một trong


những quốc gia dẫn đầu về

nông nghiệp” [17, tr.12]. Cốt lõi để

làm nên

những thành tựu “kỳ diệu” trên là do Israel đã chú trọng ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp. Một trong những thành tựu nổi bật là công nghệ tưới nhỏ giọt của Simcha Blass. Nhờ công nghệ tưới nhỏ giọt và nhà lưới mà người Israel đã biến sa mạc Negev thành những cánh đồng và khu rừng xanh tươi. Cùng với yếu tố công nghệ, nông trang (kibbuzt) là yếu tố đặc thù và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nông nghiệp Israel.

Danel Walker (2017), Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở

Austraulia và một số đề xuất cho Việt Nam [8]. Tác giả làm rõ vai trò của

việc

ứng dụng tiến bộ

KH­CN đối với thúc đẩy tăng trưởng nền nông

nghiệp Austraulia. Trong những thành tựu về KH­CN, tác giả đặc biệt phân tích về vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong sản xuất nông nghiệp để dần hình thành nền “nông nghiệp kỹ thuật số” [8, tr.208]; vai trò của ứng dụng công nghệ di truyền trong tạo ra các giống cây

trồng, vật nuôi có khả

năng kháng bệnh cao. Theo tác giả, để

đẩy mạnh

nghiên cứu và

ứng dụng, chuyển giao tiến bộ

KHCN vào sản xuất nông

nghiệp, cần phải có sự hợp tác giữa Chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự trong đầu tư phát triển và chia sẻ chi phí.

Phát triển nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao ở

các nước Đông

Dương có bài viết Tăng cường chính sách phát triển nông nghiệp ở

Campuchia của tác giả Chou Chadary, bài viết

Một số

chính sách và biện

pháp thúc đẩy phát triển nông thôn dựa vào nông nghiệp công nghệ cao ở Lào của tác giả Bounthong Bouahom được in trong cuốn Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về đẩy mạnh phát triển nông thôn tại tiểu vùng Mê­Kông dựa trên nông

nghiệp công nghệ

cao và du lịch bền vững

[201] do Viện Hàn lâm Khoa

học xã hội Việt Nam tổ chức tại tỉnh Lâm Đồng vào năm 2015. Các tác giả đã khẳng định, nông nghiệp có vai trò “chủ đạo” trong quá trình phát triển KT­


XH của Lào và Campuchia. Trên cơ sở nhận thức vai trò của ứng dụng công

nghệ

cao trong nông nghiệp, các tác giả

đều nhấn mạnh tính tất yếu phát

triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm đem lại hiệu quả KT­XH cho đất nước của họ. Theo Chou Chadary, “đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất quy mô lớn là con đường duy nhất để hiện đại hóa, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị nông sản” [201, tr.114].

1.1.1.2. Các nghiên cứu của tác giả trong nước về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở một số nước trên thế giới

Phạm S (2014), Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là yêu cầu tất yếu để hội nhập quốc tế [67]. Cuốn sách đã khái lược những thành tựu nổi bật về công nghệ, sản phẩm chủ lực và hiệu quả kinh tế từ mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của các nước có nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới. Cụ thể:

Nông nghiệp Hà Lan: Mặc dù là nước có diện tích đất canh tác thuộc nhóm thấp nhất của thế giới, lao động nông nghiệp ít (chỉ chiếm 3,6% lao động xã hội), nhưng nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đã đưa Hà Lan trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp phát triển bậc nhất thế giới, với nhiều mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới. Nền nông nghiệp Hà Lan được ứng dụng cơ giới hóa hoàn toàn các khâu canh tác cùng với công nghệ nhà kính hiện đại. Bên cạnh yếu tố ứng dụng công nghệ, sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Lan còn nhờ vai trò của các doanh nghiệp trong việc chú trọng hoạt động nghiên cứu. Theo tác giả, đây là một yếu tố quan trọng để “công nghệ cao trong nông nghiệp của Hà Lan luôn đổi mới, sáng tạo không ngừng” [67, tr.81].

Nông nghiệp Bỉ: Nhờ chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nên chỉ trong vòng 10 năm (2003 ­ 2013) giá trị sản phẩm nông nghiệp


tăng 20% trong khi số lượng nông dân giảm 30%. Thành tựu về phát triển nông nghiệp ở Bỉ có vai trò rất lớn các cơ quan và viện nghiên cứu nông nghiệp. Đặc biệt, sản xuất nông nghiệp của Bỉ có tính chuyên canh cao và chỉ tập trung sản xuất các loại cây trồng mang tính đặc trưng, có thế mạnh để hướng đến xuất khẩu như hoa thu hải đường, đỗ quyên, azaleas.

Nông nghiệp Hàn Quốc và Đài Loan đã có bước phát triển vượt bậc nhờ Chính phủ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, nhất là CNSH. Chính phủ Hàn Quốc lựa chọn phát triển CNSH “làm khâu đột phá” [67, tr.84]. Nét nổi bật mang tính đặc thù trong tổ chức sản xuất nông nghiệp ở Hàn Quốc là chú

trọng phát triển mô hình HTX đa mục tiêu. Ngoài yếu tố công nghệ, thành

công của nông nghiệp công nghệ cao Đài Loan có vai trò đặc biệt quan trọng của Nhà nước thông qua công tác xây dựng và quản lý quy hoạch. Nhà nước không chỉ quy hoạch mang tầm chiến lược mà còn chú ý đến từng việc nhỏ như: nhà lưới cao cấp trồng các loại hoa có giá trị cao thì dựng nhà kính màu đen, cây ăn trái thì màu xanh, rau thì nhà màng phủ ni lông màu trắng. Thống nhất quy ước như trên đã tạo nên sự dễ dàng trong điều tra, quy hoạch các loại cây trồng.

Nông nghiệp Nhật Bản: Mặc dù là một quốc gia có diện tích bình quân đầu người thấp nhất thế giới (0,036 ha/người) nhưng Nhật Bản trở thành nước có nền nông nghiệp phát triển cao với nhiều cây trồng, vật nuôi có giá trị. Để có kỳ tích trên, Nhật Bản đã chú trọng đầu tư, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin. Nhật Bản coi “công nghệ thông tin là khâu đột phá ứng dụng công nghệ cao” [67, tr.92] và đã áp dụng nó trong rất nhiều các công đoạn của sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp Thái Lan: Nhờ

chính sách của Chính phủ

về khuyến

khích hỗ trợ thành lập các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ về KH­ KT trong nông nghiệp và đầu tư CNSH trong chọn, tạo giống cây trồng vật


nuôi có ưu thế, nông nghiệp Thái Lan đã cho ra đời nhiều nông sản có chất lượng cao, được thị trường thế giới ưa chuộng như gạo, hoa ôn đới và các giống cây ăn quả có đặc tính trái ngược với bản chất giống (me ngọt, xoài ngọt, chôm chôm tróc, sầu riêng hạt lép,…).

Nguyễn Văn Toàn (2016), Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Một số gợi ý cho Việt Nam [133]. Tác giả đã chỉ ra các giải pháp công nghệ cũng như chính sách cốt lõi của mỗi nước trong ứng dụng công nghệ cao để tạo ra những thành tựu mang tính đột phá trong phát triển nông nghiệp như: phương thức chìa khóa trao tay của chính phủ Isreal; sử dụng thiết bị tưới tiêu công nghệ cao, sử dụng máy kéo tự lái kết hợp với công nghệ GPS trong bón phân, thu hoạch của Mỹ; ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp của Ấn Độ; xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với 3 đặc trưng cơ bản và 5 chức năng chủ yếu của Trung Quốc. Từ những thành tựu tiêu biểu của các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, tác giả đã rút ra một số bài học đối với Việt Nam trong định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở trong nước

1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên phạm vi cả nước

Nghiên cứu về

lý luận nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao có

Nguyễn Văn Bộ (2007), Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam

[203]. Trên cơ sở khẳng định: Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là yêu

cầu tất yếu nhằm phát triển nông nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện

nay, tác giả đã đưa ra khái niệm và những đặc trưng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Theo tác giả, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là


“nền nông nghiệp mà ở đó các loại hình công nghệ cao (cơ giới hóa, tự động

hóa, công nghệ

thông tin, vật liệu mới và

công nghệ

sinh học) được

ứng

dụng tổng hợp theo một quy trình khép kín, hoàn chỉnh, nhằm khai thác hiệu quả nhất tài nguyên tự nhiên (đất đai, khí hậu) và tiềm năng của giống để đạt năng suất và chất lượng sản phẩm cao nhất một cách bền vững” [203, tr.111].

Nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng

công nghệ cao ở Việt Nam còn có

Phạm Văn Hiển (2014),

Phát triển nông

nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam: Kết quả ban đầu và những khó khăn cần tháo gỡ [30]; Trần Thanh Quang (2016), Về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta [64]. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả từ các mô hình sản xuất và vai trò “đầu tàu” của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao [64, tr.84], tác giả Trần Thanh Quang đã đề xuất các giải pháp về công tác quy hoạch, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư cho hoạt động KH­CN trong nông nghiệp, hoàn thiện cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính, mở rộng liên kết hợp tác quốc tế, phát triển thị trường và thực hiện chính sách “dồn điền, đổi thửa” nhằm thúc đẩy tích tụ ruộng đất, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Bàn về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có các công trình tiêu biểu của Đỗ Phú Hải (2015), Đánh giá chính sách quốc gia nhằm thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao và du lịch dựa vào nông nghiệp Việt Nam [201]; Đỗ Phú Hải (2016), Về chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta [29]. Các công trình trên đã khái quát chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao. Đánh giá tổng thể

chính sách quốc gia về

nông

nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao, tác giả

cho rằng: quan điểm phát triển

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí