Bản Chất Của Quan Hệ Liên Kết “Bốn Nhà”


một quá trình nào đó. Trong nghiên cứu này “bốn nhà” bao gồm: nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp (thương lái). Như vậy, “bốn nhà” trong cụm từ “liên kết bốn nhà” bao gồm: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước. “Liên kết bốn nhà” trong phát triển nông nghiệp là sự liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học dưới sự hỗ trợ của nhà nước nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa; thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững; tiến tới nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, đủ sức bước vào thời kỳ hội nhập khu vực và thế giới. Trong liên kết này thì vai trò của các “nhà” được thể hiện như sau:

Nhà nước: Bao gồm các cơ quan quản lý các cấp (chính quyền địa phương, Sở, ngành), Nhà nước trong liên kết “bốn nhà” là các cơ quan quản lý sản xuất nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương, là chính quyền các cấp, các ngành nghề liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Nhà nước ban hành các chính sách có liên quan đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, dồn điền đổi thửa, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác; hỗ trợ xây dựng hạ tầng, vốn, nhân lực, phát triển các vùng sản xuất hàng hóa lớn, vùng nguyên liệu tập trung. Ngoài ra, nhà nước còn giữ vai trò bảo trợ thông qua hệ thống pháp luật, với vai trò quan trọng trong việc quản lý, nhà nước ban hành các chính sách nhằm tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển, vừa giám sát, điều hòa mối liên kết “bốn nhà”. Khi tham gia vào mối liên kết bốn nhà, nhà nước đóng vai trò như một “nhạc trưởng” nhằm hỗ trợ, điều phối thông qua các chủ trương, chính sách như: khuyến khích và đầu tư hạ tầng cơ sở, quy hoạch vùng nguyên liệu, xúc tiến thương mại, hỗ trợ vốn; cung cấp thông tin thị trường để người nông dân chủ động những loại cây, con phù hợp với nhu cầu của thị trường và giúp cho doanh nghiệp biết rõ mình đang có cơ hội hay thách thức gì để từ đó xây dựng những chiến lược phát triển phù hợp, lâu dài và ổn định; đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, đưa khoa học - công nghệ mới vào lĩnh vực sản xuất một cách phù hợp với tình hình sản xuất nhằm làm tăng thu nhập và ổn định cuộc sống cho người nông dân; xây dựng hành lang pháp lý nhằm giúp các bên thực hiện liên kết có hiệu quả trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản; hướng dẫn và giám sát các bên tham gia thực hiện có hiệu quả các mối liên kết; hỗ trợ trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng đã được ký kết, đặc biệt là hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và nhà nông. Tóm lại, vai trò của nhà nước là tạo ra một “cơ chế” để vừa khuyến khích, tạo cơ sở và động lực cho các “nhà” (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa


học) có thể phát huy tốt nhất vai trò và khả năng của mình, vừa tạo ra hành lang pháp lý buộc các “nhà” còn lại tuân thủ theo đúng pháp luật, tạo sợi dây liên kết giữa các nhà mang tính bền vững, lâu dài và hiệu quả.

+ cp Trung ương, Nhà nước bao gồm ba cơ quan quyền lực là: cơ quan lập pháp (Quốc hội), cơ quan hành pháp (Chính phủ), cơ quan tư pháp (Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân tối cao). Mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ nhất định trong quản lý nhà nước đối với liên kết “bốn nhà”.

Quốc hội : ban hành và bổ sung, sửa đổi các luật và quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước, trong đó có những vấn đề pháp lý liên quan đến liên kết “bốn nhà” như việc ký và thực hiện các hợp đồng kinh tế, kiểm tra các cơ quan của Chính phủ trong việc quản lý đối với liên kết “bốn nhà”. Thực ra đây là những nhiệm vụ của cơ quan lập pháp trong quản lý kinh tế nói chung.

Cũng như vậy, cơ quan tư pháp đảm bảo về mặt pháp lý cho hoạt động

của liên kết bốn nhà.

Chính phủ : là cơ quan hành pháp có nhiệm vụ điều hành nền kinh tế, trong đó có liên kết bốn nhà. Việc Chính phủ ra Quyết định 80/2002/QĐ-TTg thể hiện sự quan tâm và thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với sản xuất nông nghiệp mà cụ thể là thúc đẩy tiêu thụ nông sản cho nông dân. Thực hiện Quyết định của Chính phủ, tất cả các Bộ ngành có liên quan và chính quyền các cấp có nhiệm vụ triển khai thực hiện theo vai trò và đặc điểm của cơ quan quản lý. Ngoài các cơ quan quản lý tổng hợp như Kế hoạch và đầu tư, Tài Chính, Ngân hàng, Tư pháp, Thanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

tra... thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh tế có liên quan đến liên kết bốn nhà, Nhà

nước phải tạo ra được một hành lang pháp lý phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp trong liên kết giữa các nhà, đặc biệt là hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nhà doanh nghiệp và nhà nông.

Nghiên cứu - ứng dụng mô hình liên kết bốn nhà vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh - 4

Các Bộ, ngành phải có chế tài phù hợp để hỗ trợ giải quyết tranh chấp hợp đồng thu mua giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Đối với những trường hợp thiệt hại do các nguyên nhân bất khả kháng, Nhà nước phải có chính sách cụ thể để hỗ trợ thiệt hại cho các bên tham gia liên kết.

Trong Chính phủ có ba bộ có liên quan trực tiếp đến liên kết “bốn nhà” là Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương và Khoa học- Công nghệ, mỗi bộ có chức năng và nhiệm vụ được phân công theo Nghị Quyết 80 đã quy định.


+ Đối với chính quyền địa phương, nhất là chính quyền cấp tỉnh và

thành phố

trực thuộc trung

ương, vừa là nơi thực thi cơ

chế, chính sách của

Chính phủ và các bộ ngành, vừa là nơi quản lý trực tiếp nông nghiệp, nông dân, nông thôn nên có nhiệm vụ vận dụng cơ chế quản lý vĩ mô để đề ra cơ chế, chính sách phù hợp với địa phương mình và điều hành, quản lý trực tiếp các hình thức liên kết “bốn nhà”. Chính quyền địa phương các cấp phải luôn sâu sát với nông dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sản xuất của nông dân để có cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật công nghệ và bao tiêu sản phẩm hàng hóa của nông dân. Từ đó mới giúp nông dân đầu tư phát triển đúng hướng, đáp ứng yêu cầu của thị trường và doanh nghiệp.

Nhà doanh nghip (bao gồm các doanh nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ hàng hóa nông sản, các ngân hàng thương mại, thương lái, công ty lương thực, công ty bảo vệ thực vật…): thể hiện qua việc hướng dẫn, giúp đỡ nhà nông trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ, hỗ trợ vay vốn và vật tư nông nghiệp, thực hiện bao tiêu sản phẩm với giá thỏa thuận nhằm đảm bảo lợi ích của cả hai phía đồng thời tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, sản xuất ra sản phẩm và xây dựng thương hiệu nhằm tạo ra các sản phẩm cạnh tranh độc đáo, đáp ứng tốt nhu cầu khắt khe của thị trường. Trong mối quan hệ với nhà nông, doanh nghiệp có thể quan sát được chất lượng nông sản từ nguyên liệu ban đầu, chi phí và rủi ro bằng cách đưa cán bộ kỹ thuật xuống phổ biến, hướng dẫn nông dân và xã viên kỹ thuật canh tác, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… nhằm làm cho việc sản xuất có chất lượng, nông sản đồng nhất về chất lượng và số lượng cho doanh nghiệp thu mua trên cơ sở bền vững để cạnh tranh trên thị trường nông sản thông qua hợp đồng giữa hai phía. Trong mối quan hệ liên kết “bốn nhà”, doanh nghiệp quyết định đầu vào và đầu ra của nông sản phẩm. Doanh nghiệp quyết định loại sản phẩm, chất lượng, sản lượng cần được sản xuất cũng như quy trình kỹ thuật, đầu tư phục vụ yêu cầu của thị trường. Như vậy, trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp là liên kết, phối hợp với nhà nước, nhà khoa học để hỗ trợ nhà nông về: nguồn vốn, giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật chăm sóc và bao tiêu nông sản phẩm theo thõa thuận.

Nhà doanh nghiệp có hoạt động kinh tế nhưng là “phi canh tác” thông qua việc thu mua nông, lâm, thủy sản để chế biến hoặc xuất khẩu, kinh doanh địa ốc, hoạt động thương mại, kinh doanh du lịch, dịch vụ…Nhà doanh nghiệp có khả


năng tài chính khá mạnh và tiếp cận thị trường trong và ngoài nước. Lợi nhuận thu được chủ yếu từ sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán và đó là mục đích cao nhất trong hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.

Nhà doanh nghiệp có trình độ học vấn hơn nhà nông nhưng lại ít phụ thuộc vào hệ thống chính trị, các tổ chức quần chúng và xem chính quyền như “đối tác làm ăn”.

Nhà khoa hc: Gồm các nhà khoa học từ các Viện, Trường và các trạm, trại nghiên cứu địa phương, trung tâm kiểm định chất lượng sản phẩm; các cán bộ khuyến nông của hệ thống khuyến nông nhà nước và tự nguyện. Nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao trong nghiên cứu khoa học công nghệ và khoa học xã hội.

Họ không trực tiếp sản xuất vật chất và đa phần làm việc trong các cơ quan

nghiên cứu và đào tạo của Nhà nước, chủ yếu ở các đô thị. Một số đã nghỉ hưu vẫn hợp tác với các cơ sở nghiên cứu của nhà nước hoặc tư nhân. Nhìn chung, hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học hiện còn khá phân tán, chưa có sự liên kết hỗ trợ giữa các ngành. Mặt khá, môi trường, điều kiện và phương tiện nghiên cứu còn khá hạn chế so với các nước trong vùng.

Nhà khoa học ngoài lợi ích cục bộ thì họ phải hướng đến vai trò của họ là giải quyết vấn đề gì để giúp cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân phát triển, chính sự phát triển này đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các nhà khoa học nói chung. Nhà khoa học có nhiệm vụ và nghĩa vụ phổ biến, hướng dẫn cho nhà nông về các kỹ thuật nuôi trồng; hỗ trợ cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm mục đích tăng số lượng và chất lượng sản phẩm.

Nhà khoa học phải phối hợp với Nhà nước ứng dụng những mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, tham mưu cho chính quyền địa phương các cấp trong việc quy hoạch các vùng canh tác phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Nếu xét về quan hệ lợi ích thì nhà khoa học ở Việt Nam vẫn làm theo nhiệm vụ nhà nước giao, đó là nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu tới người sản xuất, những hoạt động này chủ yếu mang tính hỗ trợ. Vai trò của nhà khoa học còn thể hiện qua việc nghiên cứu tạo ra các giống mới, những tiến bộ khoa học kỹ thuật; cung cấp kỹ năng, hướng dẫn chuyển giao cho nông dân các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chịu trách nhiệm về các kỹ thuật tiến bộ được áp dụng vào sản xuất, giúp nhà nông nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản; gắn sản xuất với thị trường, giúp tổ chức


sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Nhà khoa học còn nghiên cứu nhằm giúp các

doanh nghiệp giải quyết các vấn đề từ công nghệ chế biến, bảo quản nông sản đến tiêu thụ sản phẩm nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất trong cả chuỗi giá trị từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Đồng thời, thông qua mối liên kết với nhà nông và doanh nghiệp thì nhà khoa học có thị trường để bán các sản phẩm khoa học – công nghệ và có nơi để áp dụng các kết quả nghiên cứu

của họ, vì thế những sản phẩm của các nhà khoa học trong lĩnh vực này mới

nhanh chóng được hiện thực hóa, mới phát huy được vai trò thực sự của nó chứ không phải dừng lại ở những nghiên cứu lý thuyết. Do vậy, hoạt động khuyến nông vì lợi ích chung do các doanh nghiệp thực hiện ngày càng phát triển, làm cầu nối giữa nhà khoa học với nhà nông; đóng vai trò quan trọng trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất và góp phần đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng tập trung quy mô lớn và bền vững.

Nhà nông: là những người trực tiếp làm ra sản phẩm nông nghiệp (bao gồm hợp tác xã nông nghiệp, tổ, nhóm hợp tác, hộ nông dân, trang trại, đại diện hộ nông dân) liên kết với ba nhà còn lại. Là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội, là tất cả các hộ gia đình tham gia liên kết sản xuất nông nghiệp. Nhà nông giữ vai trò

quan trọng trong mối liên kết “bốn nhà” và trung tâm của sự phát triển nông

nghiệp. Nhà nông liên kết với các nhà còn lại trong sản xuất. Khi liên kết “bốn nhà” phát huy hiệu quả nhà nông phải là người hưởng lợi trước tiên. Liên kết giữa nhà nông với nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nước thể hiện ở chỗ: cùng với nhà khoa học xác định các ưu tiên nghiên cứu, thẩm định các kết quả, tiếp nhận và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã được khẳng định và chi trả cho các sản phẩm khoa học đã được ứng dụng; thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đã ký kết với các doanh nghiệp về giao nộp nông sản phẩm; thực hiện các cam kết với ngân hàng trong thanh toán tín dụng; thực hiện tốt các quy định pháp lý về sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm do nhà nước quy định.

Trong cấu trúc của liên kết bốn nhà trước hết phải đề cập đến nhà nông, cấu trúc này có chức năng, mục tiêu phục vụ cho nông thôn,nông nghiệp, nông dân. Nhà nông cũng có chức năng cụ thể cho việc phục vụ mục tiêu đó, có lợi ích cục


bộ nhưng vấn đề còn lại là cơ chế liên kết, hợp đồng và lợi ích.

2.1.2. Bản chất của quan hệ liên kết “bốn nhà”

Bn cht ca liên kết “bn nhà” cũng là một kiểu hợp tác sản xuất kinh doanh. Liên kết “bốn nhà” nếu chặt chẽ thì thành một tổ chức, còn nếu chỉ bằng hợp đồng thì là một cơ chế, một mối quan hệ kinh tế được quy định mang tính pháp lý. Mục đích chung của mô hình liên kết bốn nhà:

Một là, phát huy sức mạnh tổng hợp của “các nhà”, tận dụng có hiệu quả nhất tiềm năng, lợi thế so sánh về sản xuất nông nghiệp của nước ta nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm có giá trị cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, xuất khẩu nông sản hàng hóa nhằm thu ngoại tệ lớn cho đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Hai là, tăng cường sự

liên kết hỗ

trợ

lẫn nhau giữa các nhà kinh doanh

(doanh nghiệp) hướng vào mục tiêu, đối tượng chung là phục vụ sản xuất nông nghiệp - là nhà nông, và thông qua đó mà tạo điều kiện để mọi nhà kinh doanh đều có lợi.

Ba là, về

phương thức hành động không phải chỉ

liên kết song phương

(từng “nhà” riêng biệt với nhà nông) mà còn liên kết tổng hợp, tác động qua lại giữa các “nhà” với nhau, hỗ trợ cho mỗi nhà thực hiện tốt vai trò, chức năng hoạt động của mình, từ đó mà phát triển quan hệ phân công và hợp tác lao động ngày càng tiến bộ và hiệu quả.

Bốn là, trên cơ sở phát huy tính chủ động sáng tạo của các bên trong “bốn nhà” mà cải tiến quản lý nhà nước, cải cách nền hành chính quốc gia thực sự vì dân, hết sức phục vụ dân, từ đó phát triển khoa học công nghệ, gắn khoa học với sản xuất nông nghiệp, đưa các nhà khoa học về trực tiếp phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Liên kết bốn nhà được hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:

Vận dụng có hiệu quả các quy luật khách quan, đặc biệt là các quy luật, phạm trù của kinh tế thị trường; hiệu quả kinh tế; kết hợp hài hoà các lợi ích nhà nước, tập thể, cá nhân người lao động, trong đó lợi ích cá nhân người lao động là động lực trực tiếp.


Các bên trong liên kết “bốn nhà”: tự chủ đi đôi với tự chịu trách nhiệm, tuân thủ pháp luật; thích nghi với thị trường; tự nguyện, bình đẳng, dân chủ; coi trọng hiệu quả kinh doanh; cùng có lợi.

2.1.3. Vai trò của “các nhà” trong liên kết

Vai trò của nhà nông trong quan hệ liên kết “bốn nhà”

Nếu xét trong một chỉnh thể của quá trình sản xuất nông nghiệp thì có thể thấy vai trò của “bốn nhà” trong mối liên kết là tương đồng, tất cả đều xuất phát từ lợi ích nào đó và sự tương tác với nhau là rất lớn. Tuy nhiên, trong mối liên kết này cần phải xác định rõ nông dân phải là “nhân”, là “trục” các chủ thể liên kết còn lại là “vệ tinh” hoạt động theo tôn chỉ hỗ trợ cho sự phát triển của nông dân, của xã hội nông thôn nhưng trên cơ sở lợi ích của họ, điều này cũng dễ hiểu, khi nông dân giàu hơn, nông thôn phát triển lợi ích mặc nhiên sẽ đến với các “nhà khác”.

Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một sản phẩm hàng hóa nào cũng đều qua bốn công đoạn: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Đó là quy trình công nghệ thuần túy kỹ thuật. Xét về quan hệ xã hội thì bốn công đoạn đó lại là một sự phân công và hợp tác lao động xã hội, xảy ra một cách khách quan, tự nhiên và hoàn toàn tự giác. Đó là xét trên bình diện chung nhất. Tuy nhiên, ngay trong kinh tế thị trường, không ít người nông dân làm ăn theo kiểu tự cung, tự cấp khép kín, hoặc tự mình sản xuất và tự tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường; hoặc cũng có doanh nghiệp tự khép kín quá trình tái sản xuất hàng hóa từ tự sản xuất và tự tiêu thụ trên thị trường. Nếu tồn tại cách làm ăn như vậy thì nhà nông sẽ bị bỏ lại phía sau với xu hướng phát triển của nền kinh tế. Khi xét trong một quy trình sản xuất trong cơ chế thị trường thì vai trò của nhà nông là rất quan trọng, nhà nông đem lại lợi ích cho các nhà khác, nhà khoa học nghiên cứu ra sản phẩm thì ứng dụng vào đâu, đó là sản xuất nông nghiệp và nông dân là một chủ thể sử dụng sản phẩm của các nhà khoa học, tương tự các nhà khác cũng có nhu cầu liên kết rất lớn với nông dân, đương nhiên các mối liên kết sẽ đem đến lợi ích cho các nhà.

Trái lại, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hạn chế quan hệ thị trường thì cả bốn công đoạn: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng đều do một chủ thể quyết định, đó là Nhà nước. Để phân phối nông sản cho người tiêu dùng

hoặc để

xuất khẩu, Nhà nước thành lập một hệ

thống doanh nghiệp từ

trung


ương là Tổng Công ty như Tổng Công ty lương thực, Tổng Công ty thực phẩm, Tổng Công ty xuất nhập khẩu thủy sản v.v..với một hệ thống mạng lưới tới tận người nông dân, còn nông dân thì sản xuất theo lệnh thông qua hợp tác xã và thực hiện giao nộp theo chỉ tiêu pháp lệnh. Cũng đã từng xuất hiện một loại hình thức liên kết khép kín như các Liên hiệp nông-công nghiệp mà thực chất là trói buộc người nông dân vào một tổ chức và một cơ chế tập trung quan liêu, tước bỏ hết quyền tự chủ của người nông dân. Tất cả những hình thức tổ chức và quản lý của thời quan liêu bao cấp đối với nền kinh tế nói chung và đối với nông nghiệp nói riêng đã triệt tiêu động lực phát triển và ngày càng bộc lộ, và đã được phát hiện và từng bước sửa đổi, khắc phục. Người nông dân được trao quyền tự chủ, được quyền vào hay ra khỏi hợp tác xã, hộ nông dân được coi là đơn vị kinh tế tự chủ, được quyền sử dụng ruộng đất Nhà nước giao để sản xuất loại nông sản gì, sản xuất như thế nào, tiêu thụ như thế nào là do tự mình quyết định. Những cơ chế quản lý mới đối với nông nghiệp như Chỉ thị 100, Nghị Quyết 10 của Bộ Chính trị đã cởi trói cho nông dân và bước đầu đã tạo được động lực phát triển mới. Chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đã đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp (mà trước đây Nhà nước hầu như nắm toàn bộ), coi hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, đổi mới quản lý hợp tác xã nông nghiệp và các doanh nghiệp nông nghiệp, đổi mới cơ chế quản lý đối với các tổ chức khoa học và doanh nghiệp phục vụ nông nghiệp theo hướng cơ chế thị trường. Sự đổi mới toàn diện đó đã tạo ra động lực mới cho sự phát triển, khởi sắc của nền nông nghiệp nước nhà, rõ nhất là giải quyết cơ bản vấn đề lương thực, thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng loại sản phẩm hàng hóa cốt yếu của toàn xã hội ngày một tăng cả về chất lượng và số lượng, có lượng dự trử lớn và xuất khẩu ngày một tăng .

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của nước ta còn nhiều mặt yếu kém, vẫn mang tính chất sản xuất nhỏ, manh mún phân tán, năng suất nông nghiệp và năng suất lao động thấp, chưa vững chắc, nhất là khâu tiêu thụ nông sản của nông dân gặp rất nhiều khó khăn, người chịu thiệt thòi vẫn là nông dân. Để khắc phục

hiện tượng bất lợi này, ngày 24-6-2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết

định 80/2002/QĐ-TTg về

chính sách khuyến khích tiêu thụ

nông sản hàng hoá

thông qua hợp đồng - xây dựng mối liên kết "bốn nhà": Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông. Trong đó, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí