Phạm Vi Nghiên Cứu Và Đối Tượng Nghiên Cứu:


gia đình, hình thành những doanh nghiệp kiểu gia đình gồm vài chục hộ phần lớn là họ hàng, anh em liên kết, gắn bó với nhau để cùng sản xuất một sản phẩm hay một hoạt động dịch vụ cung ứng cho thị trường chắc chắn sẽ giúp các liên kết ngang bền chặt (Trung Quốc- nơi có xã hội nông thôn tương tự Việt Nam là điển hình thành công cho dạng liên kết kiểu gia đình này). Nhờ mối quan hệ gia đình và làng xã mà có được sự tin cậy, trung thành, giúp đỡ nhau kinh nghiệm làm ăn, vốn… Như vậy tổ chức sản xuất kiểu này sẽ hạn chế rủi ro của mối liên kết ngang hộ-hộ.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam hiện nay, tăng cường khả năng cạnh tranh nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới là để gia tăng xuất khẩu và ổn định sản xuất, tạo ra công ăn việc làm ở khu vực nông thôn. Liên kết dọc theo ngành hàng đang bắt đầu diễn ra ở nhiều vùng khác nhau, cho nhiều ngành hàng nông sản khác nhau. Liên kết ngang cũng đang được hình thành, nhưng chủ yếu ở cấp độ các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Liên kết ngang giữa các nông hộ vẫn còn yếu kém, do nhiều lý do khác nhau.

Từ các kết quả nghiên cứu và tình hình thực tiễn trên, có thể thấy, liên kết nông dân nhỏ trong sản xuất – kinh doanh vẫn là một vấn đề hết sức căn bản trong tổ chức sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong tình hình hội nhập kinh tế toàn cầu, nhưng vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.

Ở các tỉnh Nam Bộ, vấn đề liên kết sản xuất – kinh doanh nông sản giữa nông hộ và doanh nghiệp vẫn là vấn đề bức xúc, nhất là khi quá trình hội nhập kinh tế đòi hỏi phải tổ chức lại cơ bản nền sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu để đồng thời thỏa mãn yêu cầu về số lượng và chất lượng của người tiêu dùng. Ngoài ra, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở vùng nông thôn ven các thành phố lớn lại đặt cho nông nghiệp ven đô nhiều thách thức lớn. Từ đó, hình thành nhu cầu phát triển nông nghiệp đô thị với những đặc thù riêng biệt, khác với các vùng nông nghiệp truyền thống, không chỉ thỏa mãn nhu cầu lương thực, thực phẩm cao cấp mà còn là nhu cầu nghỉ dưỡng, thưởng ngoạn của cư dân đô thị.

Nông dân ngày nay, đặc biệt là nông dân các vùng sâu, vùng xa không phải chỉ sản xuất nông nghiệp phục vụ tiêu dùng của hộ mà chủ yếu là hàng hóa. Đặc

điểm sản xuất hàng hóa nảy sinh một số yêu cầu lớn:


- Sản xuất hàng hóa đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao hơn để giảm chi phí sản xuất, do vậy họ bắt buộc phải có các liên kết với các tổ chức cung cấp dịch vụ đầu vào cũng như đầu ra trong sản xuất (các tổ chức cung cấp vốn; các đơn vị cung ứng vật tư sản xuất; các đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng chỉ dẫn địa lý, xuất xứ hàng hóa cho sản phẩm và kiểm soát chất lượng nông sản; các hệ thống kho chứa điều tiết hàng hóa, các đơn vị vận chuyển, giao hàng...) đặc biệt là các tổ chức giúp giải quyết các mối quan hệ với bên ngoài như tiếp xúc với thị trường, tiếp thị, quảng bá… Tổ chức nông dân sẽ giúp các hộ dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vay.

- Nông dân vùng sâu, vùng xa có thị trường tiêu thụ rộng lớn, sản phẩm được dễ dàng tiêu thụ đều đặn hàng ngày. Tuy nhiên tiếp cận thị trường ở từng hộ sẽ khiến chi phí giao dịch cao khiến khả năng cạnh tranh giảm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Ngoài ra còn một số bài báo đăng trên các báo và tạp chí của các tác giả như: Vũ Tiến Dũng, Tăng cường mối quan hệ nông dân- doanh nhân ở Việt Nam hiện nay, tạp chí Cộng sản số 800(2009); Vũ Trọng Khải,“Liên kết bốn nhà”: Chủ trương đúng vẫn tắc, Thời báo kinh tế Sài Gòn ngày 6-6-2009; Công Phiên: Hợp tác xã trong mối liên kết bốn nhà, báo Sài Gòn giải phóng số ra ngày 22-6- 2009; Mai Văn Quyền: Liên kết “bốn nhà” tạo “đường băng” để nông dân cất cánh, tạp chí nông nghiệp, nông dân, nông thôn số 3 (195) năm 2010; Liên kết bốn nhà xây dựng vùng lúa chất lượng cao ở Hà Nội, Báo nhân dân số ra ngày 12-10- 2010 đã bước đầu nêu lên vai trò, thực trạng (chủ yếu là hạn chế) của mối liên kết bốn nhà trong thời gian qua ở một số địa phương và đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường hơn nữa mối liên kết trong thời gian tới. Một số cuộc Hội thảo như: Hội thảo triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn tại Cần Thơ ngày 10-12-2010 đã đánh giá những thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua, đồng thời tập trung phân tích, đánh giá các

nhóm giải pháp để phát triển toàn diện, hiện đại, bền vững nông nghiệp, nông

Nghiên cứu - ứng dụng mô hình liên kết bốn nhà vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh - 3

thôn trong thời gian tới, Hội thảo: Xây dựng nông thôn mới ở Đồng bằng Sông Cửu Long tại Cần Thơ, tháng 12 năm 2012 đã đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới của các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, từ đó rút ra những hạn chế để đưa ra những giải pháp phù hợp hơn trong thời gian tới.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu


- Hệ thống hóa những luận cứ khoa học và lý luận về liên kết và vai trò của “bốn nhà” trong phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp nông thôn.

- Làm rõ tính tất yếu của mối liên kết giữa nhà nông – nhà nước – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học (bốn nhà).

- Thực trạng về liên kết trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh.

- Đề xuất mô hình liên kết “ bốn nhà” và giải pháp nâng cao hiệu quả các mối liên kết “ giữa các nhà” trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh.

1.4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Vấn đề liên kết bốn nhà trong phát triển nông nghiệp ở tỉnh Trà Vinh.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu


Về nội dung: nghiên cứu tính tất yếu của mối liên kết giữa nhà nông – nhà

nước – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học (bốn nhà); thực trạng của mối liên kết đó trong phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh.

Về thời gian: đề tài giới hạn từ khi nước ta tiến hành đổi mới đến nay và

trong những năm tới.

Liên kết “bốn nhà” trong nông nghiệp, nông thôn từ 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ trở lại đây.

1.5. Nội dung nghiên cứu


khi có quyết định


- Hệ thống hóa lý luận về các mối quan hệ liên kết trong sản xuất nông nghiệp.

- Vai trò của “bốn nhà” trong phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông

thôn

- Các mô hình liên kết đã được triển khai và những kinh nghiệm khi thực

hiện các mô hình liên kết.

- Phân tích hiện trạng liên kết “bốn nhà” trong nông nghiệp ở tỉnh Trà Vinh.

- Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành liên kết trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh.


- Những kiến nghị nhằm phát huy sức mạnh của “bốn nhà”; xây dựng mô hình liên kết bốn nhà trong nông nghiệp có hiệu quả và phù hợp với sự phát triển kinh tế tỉnh Trà Vinh hiện nay.

1.6. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài là tập hợp các vấn đề nghiên cứu có nhiều nội dung đa chiều với đối tượng nghiên cứu rộng và có tính ứng dụng cao. Do đó, đề tài sử dụng cách tiếp

cận hệ phận.

thống, triển khai theo nguyên tắc từ hệ

thống chung đến hệ thống bộ

Trước hết, đề tài phân tích những quan điểm liên kết trong sản xuất nông nghiệp và các mô hình liên kết. Đây là nền tảng, là khuôn khổ chung cho việc phân tích, đánh giá các quan hệ liên kết, bắt đầu từ việc phân tích các quan hệ ngược, xuôi trong quá trình hoạt động và phát triển của nông nghiệp, nông thôn tỉnh Trà Vinh để từ đó xác định các quan hệ, nội dung, hình thức liên kết, trong nội dung ứng dụng mô hình liên kết “bốn nhà” vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp, nông

thôn tỉnh Trà Vinh. Đồng thời, phân tích là cơ sở để đánh giá mức độ, hiệu quả,

triển vọng phát triển liên kết giữa “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, tổng hợp thực tiễn, đối chiếu lý thuyết cũng là một phương pháp bổ sung quan trọng để đánh giá, phân tích ảnh hưởng của các mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn và ứng dụng mô hình liên kết vào thực tiễn tỉnh Trà Vinh.

Như vậy, đề tài tiếp cận và giải quyết vấn đề theo cách: Trước hết, đề tài làm rõ những vấn đề xung quanh những cơ sở lý luận cơ bản về liên kết “bốn nhà”, và những tác động qua lại giữa “các nhà”. Tiếp theo, đề tài đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất hệ thống giải pháp để xác lập các mô hình ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp, nông thôn tỉnh Trà Vinh, nhằm phát triển và nâng cao chất lượng các quan hệ liên kết, phát huy năng lực nội sinh trong phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh. Bên cạnh đó, cách tiếp cận so sánh cũng được sử dụng theo nguyên tắc thực hiện các nội dung so sánh về không gian, thời gian để thấy rõ được mức độ hiệu quả của các quan hệ liên kết.


Sản xuất nông nghiệp

Thị trường đầu ra

NNăănngg llựựcc ttổổ cchhứứcc

nn xxuu

tt

nnôônngg ddâânn

Phát triển bền vững nông nghiệp

Chuyển giao

khoa học - kỹ thuật

Thị trường đầu vào

Môi trường kinh tế quốc tế

Doanh nghiệp

Chính sách Nhà nước

CNH,HĐH nông nhiệp, nông thôn

Đề tài: “Nghiên cu mi liên kết “bn nhà” trong sn xut nông nghip tnh Trà Vinh” nghiên cứu dựa trên các mối liên kết đa chiều giữa Nhà nước, Nhà Khoa học, Nhà Nông, Nhà doanh nghiệp, với sự ảnh hưởng của; môi trường kinh tế quốc tế, phát triển bền vững nông nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiêp nông thôn, thị trường đầu vào – đầu ra.


Qua cách tiếp cận của vấn đề nghiên cứu, có thể xây dựng cho luận án khung

phân tích như sau:


THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP LIÊN KẾT

Thực trạng liên kết của những sản phẩm chủ yếu

Thực trạng chung về liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp

TÁC ĐỘNG LIÊN KẾT


LÝ LUẬN

LIÊN KẾT


THỰC TIỄN LIÊN KẾT

Giải pháp đã thực hiện


GIẢI PHÁP


-Hoàn thiện công tác quy hoạch


-Tổ chức thực hiện


-Đầu tư cơ sở hạ tầng


-Tăng cường năng lực các Nhà


-Thị trường, tiêu thụ sản phẩm


NHU CẦU LIÊN KẾT

-Đối với các nội dung liên kết


-Vói Nhà nông, Nhà khoa học và Doanh nghiệp


CHƯƠNG 2

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ QUAN HỆ LIÊN KẾT BỐN NHÀ‌


2.1. Những vấn đề lý luận chung

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nông nghiệp phải đối mặt với các vấn đề: Cạnh tranh hàng hóa; doanh nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp; cơ chế, chính sách nước này cạnh tranh với nước kia. Để giải quyết vấn đề đó cần phải có sự liên kết lại với nhau giữa các nhà trong sản xuất nông nghiệp. Theo Micheal Porter, liên kết để tăng sức cạnh tranh và chuỗi giá trị gia tăng là nền tảng của sự cạnh tranh và dựa trên tư duy liên kết ngành hàng. Liên kết chuỗi giá trị ngành hàng phát triển được phải dựa vào cơ chế, tổ chức, chính sách nhà nước nhằm phát huy sức mạnh cạnh tranh và lợi thế so sánh của từng địa phương, từng ngành hàng.

Liên kết “bốn nhà” là nền tảng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nghị quyết 26 của Trung ương Đảng đã nhấn mạnh: mục tiêu trước mắt là tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.

Như vậy, liên kết “bốn nhà” cần thực hiện các bước như sau:

- Xác định chủ đề và mục tiêu cụ thể của chủ đề: chủ đề và mục tiêu cần xác định rõ và định ra được chiến lược dài hạn;

- Vai trò và chức năng từng nhà: Xác định chức năng, nhiệm vụ từng nhà, đồng thời tạo môi trường thuận lợi và đưa ra thể chế chính sách để các nhà hoạt động nhằm gắn kết và phát triển;

- Nối kết vai trò từng nhà có liên quan: sự mâu thuẩn về lợi ích thường xãy ra và khó nối kết để thực hiện, bởi vì: (i) mỗi nhà dù ở cấp độ nào, có mục tiêu, lợi ích và tổ chức hoạt động của họ trong từng thời điểm nhất định. Nếu liên kết chức năng mà ảnh hưởng đến quyền lợi thì họ khó có thể tham gia và thực hiện chức năng một cách hiệu quả. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách và làm luật cần am hiểu cặn kẽ cho từng nhà và cơ chế để họ thực thi nhiệm vụ, thỏa mãn


lợi ích và phân bố vào hệ thống phát triển chung mà đường lối của Đảng đã vạch ra. (ii) Mâu thuẫn từng nhóm lợi ích khi các bên tham gia với nhau. Quy luật này luôn xãy ra, giải quyết mâu thuẫn này phải dựa trên luật và thực thi luật để mỗi bên đều thấy quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi liên kết.

- Cấp độ tham gia liên kết “bốn nhà”: tùy theo chủ đề và mối quan hệ các bên tham gia. Việc tham gia liên kết “bốn nhà” có thể áp dụng từ cộng đồng, làng, xã. Tuy nhiên, điều rất quan trọng là sự liên kết ngang và liên kết dọc.

2.1.1. Các khái niệm

Liên kết bốn nhà trong nông nghiệp


Theo từ

điển ngôn ngữ

học (1992) thì “liên kết” là “kết lại với nhau từ nhiều

thành phần hoặc tổ chức riêng lẻ”.

Trong kinh tế, “liên kết” được hiểu là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của các bên tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển

theo hướng có lợi nhất. Liên kết kinh tế được thực hiện trên nguyên tắc tự

nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước nhằm mục tiêu tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hóa và hợp tác hóa, khai thác tốt tiềm năng và bù đắp sự thiếu hụt của từng thành viên tham gia liên kết, hoặc để cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm để bảo vệ lợi ích của nhau.

Xét trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cách đây hơn 10 năm, Chính phủ đã yêu cầu chính quyền, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp phải gắn kết với nông dân trong quá trình sản xuất; đặc biệt là khyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế kí kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với người nông dân (hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại, đại diện hộ nông dân) thông qua Quyết định 80/2002/QĐ – TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng chính phủ. Đây là chủ trương “liên kết bốn nhà” trong phát triển nông nghiệp Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Liên kết “bốn nhà” thể hiện sự liên kết của các tác nhân có liên quan trong

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí