Kinh Nghiệm Ở Việt Nam Và Thế Giới Về Các Mô Hình Liên Kết


sản phẩm, có điều kiện đầu tư sản xuất, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. Về phía doanh nghiệp cũng đã chủ động được nguồn nguyên liệu, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.


2.1.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh liên kết “bốn nhà”


1. Tỷ lệ tham gia liên kết, tỷ lệ liên kết chính thống, tỷ lệ liên kết phi chính thống.

2. Hình thức thanh toán trong liên kết : nhận toàn bộ sau khi bán, nhận một phần, nhận sau nhiều lần bán, ứng trước toàn bộ.

3. Thời gian tham gia liên kết.

4. Nhận xét của đối tượng liên kết về chất lượng giống: đảm bảo, không đảm bảo.

5. Nhận xét của đối tượng liên kết về giá thực hiện khi liên kết: có thỏa thuận, chấp nhận giá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

6. Lượng vốn vay trong liên kết: có đáp ứng đủ, không đáp ứng đủ.

7. Mức lãi suất vay vốn khi liên kết: cao, ưu đãi, bình thường.

Nghiên cứu - ứng dụng mô hình liên kết bốn nhà vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh - 6

8. Thời hạn vay vốn khi liên kết: có kỳ hạn, không kỳ hạn.

9. Hình thức vay vốn khi liên kết: góp vốn, vay vốn.

10. Thủ tục vay vốn khi liên kết: rườm ra, thuận lợi.

11. Thời điểm liên kết: giai đoạn đầu sản xuất, giai đoạn cuối sản xuất, suốt cả giai đoạn sản xuất.

12. Nội dung liên kết: trao đổi kinh nghiệm, phổ biến kỹ thuật.

13. Căn cứ hình thành liên kết: từ nhu cầu của đối tượng liên kết, theo kế hoạch.

14. Mức độ phù hợp về nội dung liên kết: rất phù hợp, phù hợp, không phù hợp.

15. Mức độ liên kết: lỏng lẻo, bình thường, chặt chẽ.

16. Tác động của liên kết đến kết quả và hiệu quả sản xuất – kinh doanh: chi phí, doanh thu, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận.

17. Tác động của liên kết đến nội dung về cung ứng giống, thức ăn, phân bón: số lượng đáp ứng đủ, giá cả rẻ, chất lượng đảm bảo, thời gian cung ứng kịp thời, được mua giống chịu, hỗ trợ vận chuyển.

18. Tác động của liên kết đến nội dung về cung ứng vốn: huy động được vốn lớn


hơn, lãi suất vay vốn lớn hơn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn.

19. Tác động của liên kết đến nội dung về phòng trừ dịch bệnh: nắm bắt thông tin về phòng trừ dịch bệnh sớm hơn, hiểu biết tốt hơn về phòng trừ dịch bệnh, trừ bệnh kịp thời.

20. Tác động của liên kết đến nội dung chuyển giao kỹ thuật: nâng cao kiến thức kỹ năng sản xuất, nhân rộng mô hình sản xuất, năng suất tăng lên.

21.Tác động của liên kết đến nội dung tiêu thụ: lượng tiêu thụ ổn đinh, giá đầu ra ổn định, tiếp cận thông tin thị trường tốt hơn, thanh toán kịp thời, sản phẩm bao tiêu được đảm bảo.

22.Nhu cầu của các Nhà về nội dung liên kết: giống, phân bón, thức ăn, vốn, kỹ thuật, tiêu thụ.

23.Nhu cầu liên kết của các Nhà với đối tượng (Nhà khác) về hình thức liên kết, nội dung liên kết.

2.1.5. Kinh nghiệm ở Việt Nam và thế giới về các mô hình liên kết

2.1.5.1.Ở Việt Nam

Nông trường Sông Hậu

Thực hiện mô hình liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và hộ nông dân, giải quyết được các khâu cơ bản là: cung cấp vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật và bao tiêu đầu ra. Mô hình liên kết này giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá thành nông sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh và lợi nhậun của nông dân. Nông trường thực hiện cung cấp vật tư với giá thấp hơn giá thị trường làm chi phí đầu vào của nông dân giảm, đảm bảo đầu ra cho nông dân và doanh nghiệp liên kết. Nông trường tổ chức mạng lưới thu mua, liên kết với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Ngoài ra, nông trường còn liên kết với nhà khoa học ở các trường, viện để có nguồn giống tốt và ổn định; chuyển giao kỹ thuật sản xuất và khuyến nông thông qua liên kết với nhà khoa học; ứng vốn trước thông qua liên kết với

nhân hang và các tổ

chức tín dụng. Như

vậy, Nông trường đóng vai trò doanh

nghiệp trong kinh doanh – chế biến – xuất khẩu và vai trò cầu nối với nhà khoa học, ngân hang và các doanh nghiệp khác.

Tiêu thụ nông sản hàng hóa qua hợp đồng ở tỉnh An Giang


Các phương thức hợp đồng tiêu thụ nông sản ở An Giang có thể nhận thấy: hợp đồng theo giá thỏa thuận; theo giá sàn; ; giá cố định; hợp đồng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm với giá cố định theo cơ chế bù trừ; hợp đồng chăn nuôi gia công. Trong mối liên kết “bốn nhà” ở An Giang, vai trò các thành phần kinh tế rất được chú trọng.

Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa)

Thành công của công ty trong liên kết là: gắn quyền lợi của nông dân với doanh nghiệp; bao tiêu sản phẩm; giải quyết khó khăn về yếu tố đầu vào trong sản xuất bằng cách cung ứng vật tư nông nghiệp thông qua ứng vốn; giúp nông dân nâng cao khả năng quản lý, tổ chức sản xuất và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Mô hình này cho thấy sự liên kết còn có sự tham gia của nhà khoa học, ngân hàng.

Công ty sữa Vinamilk

Hợp đồng thu mua 100% sữa nguyên liệu của nông dân theo hợp đồng đã ký. Công ty đầu tư vốn xây dựng vùng nguyên liệu và phương tiện kỹ thuật; hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, thú y; bao tiêu nguyên liệu sữa cho nông dân theo cơ chế công khai và chuẩn hóa các tiêu chuẩn về giá và chất lượng sản phẩm.

Trên đây là những mô hình liên kết có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, những thành công từ các mô hình trên xuất phát từ vấn đề giải quyết lợi ích kinh tế của các bên tham gia.

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ các mô hình này

Từ khi triển khai QĐ80/2002-TTg của Chính phủ về ký kết hợp đồng bao tiêu nông sản, nhiều mô hình liên kết đã hoạt động rất có hiệu quả như Công ty mía đường Lam Sơn, Nông trường Sông Hậu, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tấn Hưng ở Thành phố Hồ Chí Minh… Gần đây đã có những mô hình liên kết khá thành công. Điển hình như hợp tác xã Hàm Minh ở tỉnh Bình Thuận chuyên sản xuất thanh long xuất khẩu. Khi đến vụ thu hoạch, mỗi đợt hợp tác xã đã xuất khẩu được hàng trăm tấn đến các khách hàng khó tính. Đó là hiệu quả của liên kết thành công. Nguyên nhân thành công trên là do sự kết hợp chặt chẽ thành một mối giữa người sản xuất và nhà doanh nghiệp, vừa sản xuất vừa xuất khẩu. Để bán được sản phẩm có giá cao, họ phải cố gắng sản xuất ra được sản phẩm có chất lượng cao tương ứng. Đồng hành với họ, các nhà khoa học đã hỗ trợ đắc lực cho hợp tác xã thông qua công tác chọn giống, kỹ thuật bón phân, phòng trừ sâu bệnh,


phương pháp sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap, rồi GlobalGAP và kể cả kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật khử trùng cho thanh long... Phía Nhà nước đã có chính sách phù hợp nên khuyến khích được hợp tác xã làm việc hết mình, tận dụng có hiệu quả đất đai và lao động cho sản xuất thanh long sạch.

Lĩnh vực sản xuất gạo xuất khẩu cũng xuất hiện một số mô hình liên kết hiệu quả cao. Tại hợp tác xã Mỹ Thành, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, trên diện tích 157 ha sản xuất lúa chất lượng cao đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP năm 2008. Hiện nay diện tích sản xuất lúa của hợp tác xã này đã mở rộng ra khoảng 500ha. Ngày 21-8-2008, Cục Sở hữu trí tuệ đã có quyết định chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tập thể “Gạo chất lượng cao, an toàn Mỹ Thành được sản xuất theo quy trình an toàn”. Nông dân sản xuất theo quy trình này vừa tiết kiệm chi phí, vừa bán được giá cao hơn lúa thường nên thu lợi nhiều hơn. Thành công trên cũng do hợp tác xã đóng vai cả “hai nhà”: nhà nông và nhà doanh nghiệp. Hợp tác xã được sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Trung tâm khuyến nông tỉnh và các nhà khoa học về cây lúa, bảo vệ thực vật tham gia tích cực. Khi hợp tác xã không tự giải quyết được đầu ra mới liên kết với các công ty xuất khẩu gạo để ký hợp đồng mua bán. Do hợp tác xã đóng luôn 2 vai, nên đó là liên kết khá chặt và chứng tỏ rằng trong mối liên kết “bốn nhà” thì nông dân và doanh nghiệp phải là lực lượng cốt yếu.

Nhóm nông dân ở Bùi Xá và Nhữ Thị thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương,với Công ty cổ phần Công nghệ xanh Yên Bình đã tạo ra mối liên kết khá chặt chẽ. Công ty Yên Bình tìm được đối tác với Isarel cần mua gạo sạch có chất lượng cao. Công ty đã ký hợp đồng với nông dân Nhữ Thị và Bùi Xá để sản xuất lúa sạch và bao tiêu sản phẩm, tổng số diện tích ban đầu là 50ha (kể cả một số địa phương khác). Về phía nhà khoa học, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng vi sinh Biogro sản xuất phân vi sinh từ nguồn rơm rạ trên chính ruộng lúa sạch của nông dân cũng vào cuộc. Liên kết “ba nhà” này được tổ chức khá chặt chẽ, Nhà nước bảo đảm chính sách ổn định và cơ quan nông nghiệp, khuyến nông hướng dẫn chọn giống và ứng dụng kỹ thuật sản xuất lúa sạch. Công ty cùng cam kết với nông dân sử dụng giống lúa Tẻ Đỏ do Công ty đề xuất, đầu tư vật tư cho nông dân, sau 2 - 3 năm quy trình ủ rơm vi sinh vật sẽ được chuyển giao lại cho nông dân để họ tự làm. Khi thu hoạch, công ty thu mua lúa kèm theo rơm rạ với giá

9.000 đ/kg, trong lúc lúa thường trên thị trường cùng thời gian chỉ bán được 3.500


đ/kg. Làm theo phương thức liên kết trên, sau khi trừ các chi phí, người nông dân đã thu lãi được 40 - 42 triệu đồng /ha. Từ trước đến nay, trên vùng đất này, chưa có cây gì trồng sau 4 tháng có tiền lãi như vậy. Thiết nghĩ đây là một mô hình liên kết khá chặt chẽ và có tính bền vững. Tuy các mô hình liên kết tốt như vậy còn ít, nhưng đó là các hạt nhân rất quan trọng, nếu được Nhà nước “thổi thêm luồng sinh khí” và các doanh nghiệp có đủ tâm và kỹ năng thì các hạt nhân này sẽ được nhân rộng rất nhanh chóng. Thị trường lúa gạo trên thế giới đang mở rộng, nhà nông an tâm sản xuất.

Ở tỉnh Sơn La đã xuất hiện một loại mô hình liên kết nhà doanh nghiệp với nhà nông có nhiều triển vọng. Đó là sự ra đời Công ty cổ phần cao su Sơn La. Người sáng tạo ra nó chính là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Người nông dân góp đất, doanh nghiệp có vốn đầu tư, có kỹ thuật đứng ra cùng tổ chức một kiểu công ty cổ phần rất đặc biệt với chế độ chính sách công khai rõ ràng, như sau:

Cứ mỗi một héc-ta đất sử dụng trồng cây cao su được quy ra thành 10 triệu đồng góp vốn cổ phần. Nhưng đất vẫn là của nông dân, sổ đỏ do nông dân nắm giữ. Ngoài ra, nếu trên đất đang có cây hoa màu thì được đền bù với mức: cây ăn quả 5 triệu đồng/ha; cây hoa màu 3 triệu đồng/ha; rừng tái sinh 2 triệu đồng/ha.

Những hộ có đất thì cứ một héc-ta được tuyển vào Công ty một lao động trong biên chế, được hưởng đầy đủ các chế độ về tiền lương hằng tháng, bảo hiểm xã hội, y tế và các tiêu chuẩn khác của một thành viên trong Công ty. Mọi thành viên trong gia đình đều có thể tham gia lao động, làm theo công việc (đào đất, làm cỏ, bón phân, bảo vệ...) hưởng theo đơn giá thuê lao động của Công ty. Hiện nay, nếu một người có việc thường xuyên trong tháng thì có thể thu nhập khoảng 1,3 triệu đồng đến 1,8 triệu đồng. Trong thời kỳ cây cao su đang sinh trưởng, chưa phủ tán thì các hộ nông dân góp đất còn được trồng xen các cây hoa màu, như: đậu nành, khoai, ngô, lạc... theo chỉ đạo kỹ thuật của Công ty. Nhiều hộ có thu nhập khá lớn từ việc trồng xen canh này.

Hiện nay, Công ty cổ phần Cao su Sơn La đang tiếp tục tìm kiếm các vùng đất thích hợp để mở rộng diện tích (xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, Sơn La có khoảng 300 ha,...) đồng thời mở rộng các quan hệ với hàng trăm hộ nông dân trong tỉnh để cùng với Ban Chỉ đạo trồng cây cao su của tỉnh tiếp tục bám sát thực tiễn,


cùng với doanh nghiệp và nông dân tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách nhằm tạo ra sự liên kết các bên cùng có lợi. hỏng đất nếu cứ tiếp tục canh tác các cây ngắn ngày theo kiểu cũ.

Có thể thấy trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hiện nay, đã xuất hiện một số mô hình liên kết như sau:

Mô hình liêt kết theo chiều dọc, trong đó doanh nghiệp ký hợp đồng trực tiếp với nông dân nhưng chủ yếu là những hộ nông dân có quy mô sản xuất tương đối lớn, có khả năng, có nguồn lực. Mối liên kết này dựa trên những hợp đồng về vốn (doanh nghiệp đầu tư vốn cho nông dân xây dựng cơ sở vật chất ban đầu hoặc là doanh nghiệp phối hợp với ngân hàng để cho người dân vay vốn), hợp đồng về nguyên vật liệu (doanh nghiệp hỗ trợ ứng trước vật tư nông nghiệp cho nông dân). Doanh nghiệp (bên mua) kiểm soát chặt chẽ số lượng và chất lượng nông sản của u nông hộ tham gia hợp đồng, cung cấp các đầu vào tối thiểu cho đến việc kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất. Mô hình này phù hợp cho các nông sản cần chế biến nhiều.Trong mô hình này, doanh nghiệp thường có đội kỹ thuật chuyên để hỗ trợ và giám sát kỹ thuật rất chặt chẽ đối với quy trình sản xuất của người dân. Doanh nghiệp thường đặt mức giá sàn và giá thu mua ổn định và được thay đổi theo thoả thuận giữa các bên (thường có lợi hơn so với giá thị trường). Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có bảo hiểm rủi ro cho hợp đồng.

Mô hình liên kết giữa nông trường và công nhân nông trường. Các nông trường quốc doanh được cổ phần hoá và giao khoán đất cho nông hộ. Nông hộ là công nhân nông trường cũ và các nông hộ xung quanh khu vực nông trường. Đặc điểm nổi bật ở mô hình này là doanh nghiệp cho nông dân thuê đất hoặc doanh nghiệp hỗ trợ vật tư và vốn ban đầu.Doanh nghiệp có thể có quỹ bảo hiểm cho rủi ro hợp đồng cho nông dân. Tuy nhiên, nông dân phải cam kết giao nộp toàn bộ sản phẩm cho doanh nghiệp. Nếu không doanh nghiệp có thể thu hồi lại đất giao. Doanh nghiệp có thể có đội kỹ thuật chuyên để hỗ trợ và giám sát kỹ thuật cho nông hộ.

Mô hình doanh nghiệp ký hợp đồng với HTX hoặc nhóm nông dân về vốn, về nguyên vật liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra. Quy mô và phạm vi của hợp đồng phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ và năng lực của phía công ty. Mô hình này liên quan đến nhiều loại nông sản khác nhau. Sản phẩm đa dạng từ cây ngắn ngày


(như lúa, rau, bông) cho đến cây dài ngày (cây ăn quả, hạt điều và cà phê). Loại hợp đồng này rất thích hợp cho nông hộ quy mô nhỏ sản xuất các mặt hàng nông sản có tính rủi ro cao (như rau an toàn), cần có nhu cầu tạo lập thương hiệu. Trong mô hình này, các hợp đồng thường có đầu tư ứng trước vật tư của doanh nghiệp thông qua HTX hoặc nhóm nông dân, đặc biệt đối với cây dài ngày và cần đầu tư lớn. Đối với cây ngắn ngày, hoặc doanh nghiệp hoặc HTX cũng có đầu tư ứng trước cho hộ xã viên.

2.1.5.2. Kinh nghiệm thế giới

a) Kinh nghiệm của Trung Quốc

Sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng và liên kết bốn nhà là hình thức khá mới ở Trung Quốc nhưng được phát triển rất nhanh chóng trong thời gian gần đây và đã trở thành công cụ khuyến khích các thành phần công, thương nghiệp tham gia nhiều hơn nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo liên kết chặt chẽ giữa sản xuất – chế biến và tiêu thụ nông sản. Trung Quốc gọi là “kinh doanh sản nghiệp hóa nông nghiệp”. Đây là phương thức kinh doanh nông nghiệp kiểu mới, trong đó nhà nước phối hợp với các xí nghiệp và các nhà khoa học trong các khâu tác nghiệp trước sản xuất, trong sản xuất và sau sản xuất của hàng triệu hộ nông dân, nhằm hướng vào thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, thực hiện nhất thể hóa sản xuất – chế biến – tiêu thụ, đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng quy mô hóa, chuyên môn hóa và thâm canh hóa.

Trong chương trình hiện đại hóa nông nghiệp, Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng chính sách hỗ trợ và khuyến khích sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng nhằm mục đích giúp cho ngành sản xuất nông nghiệp thu được nhiều lợi nhuận và có sức cạnh tranh. Sản xuất theo hợp đồng được xem là hình thức hiệu quả để liên kết nông dân sản xuất nhỏ lẻ với các doanh nghiệp chế biến lớn. Chính quyền địa phương cũng nhận thấy tiềm năng của sản xuất theo hợp đồng trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Do đó, chính quyền địa phương thực hiện nhiều chính sách khuyến khích như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế nếu thực hiện sản xuất theo hợp đồng.

Để thúc đẩy sản xuất theo hợp đồng và tạo ra sự liên kết giữa “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp, Chính phủ Trung Quốc đã lựa chọn và chỉ định các


doanh nghiệp trung ương hoặc địa phương có tiềm lực kinh tế, quy mô lớn, có kỹ thuật và công nghệ ký kết hợp đồng trực tiếp với nông dân. Ủy ban phối hợp phát triển công nghiệp hóa nông nghiệp quốc gia (The National Agricultural Industrialisation Development Joint Committee) đưa ra tiêu chuẩn và giám sát việc thực hiện của các doanh nghiệp này. Nhờ đó việc sản xuất theo hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, hình thức hợp đồng giữa nông dân và người mua gom trung gian cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Các hình thức khác là tổ chức hợp tác của nông dân (Village cooperative organization) và HTX. Về cơ bản, có 4 hình thức chính của sản nghiệp hóa nông nghiệp ở Trung Quốc là:

Thứ nhất, hình thức doanh nghiệp chế biến, gia công là chủ thể: tức là doanh nghiệp tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước rồi thông qua hình thức ký hợp đồng, khế ước, cổ phần... rồi liên hệ với nông dân và vùng sản xuất nguyên liệu. Trong đó doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, định hướng sản xuất, thu mua nông sản cho nông dân. Nông dân đảm bảo nguyên liệu ổn định cho doanh nghiệp sản xuất. Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nông dân vay vốn, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và nông dân trước những thay đổi của thị trường nhằm làm cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư và người nông dân yên tâm sản xuất.

Thứ hai, hình thức hợp tác xã nông nghiệp là chủ thể: các tổ chức hợp tác nông dân đứng ra liên hệ với các doanh nghiệp gia công, chế biến, các đơn vị kinh doanh nông sản; mặt khác, tiến hành tổ chức nông dân sản xuất hàng hóa nông sản theo nhu cầu của doanh nghiệp. Họ đóng vai trò như chiếc cầu nối liên kết giữa người nông dân và các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản.

Thứ ba, hình thức hiệp hội nông dân chuyên nghiệp: đây là hình thức chia sẻ thông tin, hỗ trợ nhau về tiền vốn, kỹ thuật sản xuất, tiêu thụ... giữa các hộ gia đình nông dân trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi.

Thứ tư, hình thức mắt xích của thị trường bán buôn: ở hình thức này, hạt nhân trung tâm là các chợ buôn bán, các công ty thương mại nông sản. Tức là các chợ, công ty này tác động hướng nông dân sản xuất các mặt hàng riêng biệt, từ đó hình thành các khu chuyên canh cung cấp đầu vào cho kinh doanh của mình.

Sản xuất theo hợp đồng giữa nông dân với người mua gom trung gian, chính quyền địa phương, tổ chức hợp tác và HTX chủ yếu là hợp đồng miệng. Giá cả

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí