Nghiên cứu tính bền vững của mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên - 10

họ, người buôn sau khi mua sản phẩm chè này có thể tự đánh hương sau đó trộn với các loại chè khác và bán với giá cao hơn giá gốc từ 50.000- 100.000/kg và sử dụng những nhãn mác riêng của người buôn tự tạo ra ví dụ như: X, Chè an toàn Tân Cương. Nhưng thực chất có phải hoàn toàn của Tân Cương hay là trộn với chè Đại Từ, Vò Nhai… thì không có cơ quan nào kiểm chứng điều đó.

Hàng năm có các dự án hỗ trợ cho phát triển sản xuất chè an nhưng chủ yếu hướng đến những hộ gia đình có diện tích đồi chè lớn hơn 2000m2, còn những đồi chè có diện tích nhỏ hơn 2000m2 của các hộ gia đình khác thì ít được quan tâm về vấn đề hỗ trợ trang thiết bị như thùng tôn để xao chè, máy vò.Đại diện hộ gia đình có diện tích nhỏ ít được tham gia trực tiếp vào các khóa tập huấn, đồi chè của những hộ gia đình này đang đối mặt với đồi chè bị sâu hại mà ít có cơ hội tiếp xúc với cán bộ khuyến nông. Vì vậy, đứng trước nguy cơ những đồi chè này sẽ bị phá bỏ và lấy lớp cát ở tầng dưới đất mầu để bán với giá 100.000.000 VNĐ/mẫu.

Một vấn đề đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng chè mà 100% người dân được phỏng vấn đều lo sợ trước những sản phẩm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật giả.


Điều kiện tự nhiên

Ảnh hưởng môi trường


Tài nguyên đất

- Phân bón

- Hóa chất bảo vệ thực vật

- Giống

- Vật tư ngành chè

Người trồng chè

Sản phẩm chè

Lao động (Trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến)

Tài nguyên nước Tài nguyên khí hậu Hệ sinh thái

Dư lượng phân bón và hóa

chất bảo vệ thực vật trong nước, đất và sản phẩm chè

Chính sách hỗ trợ

Cơ chế đối với đầu ra

Kỹ thuật, công nghệ


- Xuất khẩu

- Tiêu thụ trong nước

Thị trường

Thị trường

Hình 13: Mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, TP Thái Nguyên


75

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận


Hệ sinh thái nông nghiệp vùng chè của xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên có vai trò rất quan trọng với cuộc sống của người dân địa phương, tạo ra thu nhập chính, nâng cao cuộc sống gia đình, đặc biệt khi các hộ sản xuất chè an toàn sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của chính bản thân và thế hệ con cháu.

Mặc dù cho năng suất cao và ổn định hơn, an toàn đối với sức khỏe con người và môi trường, nhưng mô hình sản xuất chè an toàn tại khu vực nghiên cứu chưa thực sự bền vững xét trên quan điểm hệ thống do thiếu tính công bằng và tính tự trị thấp. Có sự cách biệt đáng kể về nguồn thu nhập và sự tiếp cận với các chương trình hỗ trợ giữanhững gia đình có diện tích trồng chè lớn và gia đình có diện tích trồng chè nhỏ.

Các chương trình hỗ trợ, các lớp tập huấn về sản xuất chè an toàn và các dự án phát triển hệ thống đường giao thông là những cơ hội để phát huy các thế mạnh vốn có của hệ về điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh nghiệm sản xuất lâu đời cũng như thương hiệu chè đã có tiếng trong và ngoài nước. Qua đó khắc phục những điểm yếu của hệ về sự thiếu công bằng, việc làm không ổn định, thiếu lao động và vốn và vượt qua các thách thức do thị trường tiêu thụ không ổn định, sự giả mạo nhãn mác và thương hiệu cũng như mối đe dọa của việc phá đồi chè để khai thác cát.

2. Khuyến nghị


Chính sách đầu tư về vốn: áp dụng chính sách vay vốn ưu đãi, đa dạng hoá nguồn vốn vay phát triển chè (đầu tư cho trồng mới, đối mới công nghệ, xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu).Vốn ngân sách từ địa phương hỗ trợ tiền trồng chè bằng giống mới và phá bỏ diện tích chè già cỗi hoặc năng suất thấp để trồng thay thế, hỗ trợ nhiều hơn đối với những gia đình có diện tích đồi chè nhỏ.

Xây dựng một số trang trại chè khép kín từ sản xuất, chế biến tiêu thụ để ứng dụng các mô hình khuyến nông, khuyến công (trang bị cơ khí hoá trong sản xuất) hình thành phát triển danh trà và thương hiệu.

Xây dựng một số mô hình trang trại khép kín: sản xuất - chế biến - tiêu thụ (ứng dụng mô hình khuyến nông, khuyến công) để xây dựng và khai thác hết tiềm năng của những người giàu kinh nghiệm làm chè.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Trọng Cúc, A. Terry Rambor, 1990, Hệ sinh thái nông nghiệp trung du miền núi phía Bắc

2. Lê Trọng Cúc (1995). Sinh thái học và sinh thái nhân văn, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường

3. Vũ Cao Đàm. Xã hội học môi trường

4. Nguyễn Đình Hòe, 2005, Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường và phát triển,

5. Hiệp hội chè Việt Nam (2007),tạp chí thế giới chè, các số năm 2007, 2008

6. Lê Văn Khoa và cộng sự (1999) Nông nghiệp và môi trường. NXB Giáo dục Hà Nội

7. Nguyễn Ngọc Kính (1979).Giáo trình cây chè, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

8. Đỗ Ngọc Quỹ, 1997, Cây chè Việt Nam, NXB Nông nghiệp

9. Đỗ Ngọc Quỹ (2003),Cây chè, sản xuất, chế biến, tiêu thụ, NXB Nghệ An

10. Phạm Bình Quyền. Hệ sinh thái nông nghiệp, NXB Đại học Quốc gia

11. Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên. 2008. Báo cáo kết quả thực hiện dự án ứng dụng khoa học công nghệ “Xây dựng mô hình sản xuất - chế biến chè an toàn”.

12. Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên 12/2009. 2011. Báo cáo tổng hợp quy hoạch vùng chè đạn sản Tân Cương thành phố Thái Nguyên theo hướng an toàn gian đoạn 2008- 2010 và đến năm 2020.

12. Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên. 2011. Đề án phát triển vùng chè đặc sản Tân Cương thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2015

13. Viên quy hoạch và thiết kế nông nghiệp. 2007. Báo cáo đề tài Hoàn thiện cơ sở dữ liệu và thủ tục bảo hộ “chỉ dẫn địa lý Tân Cương” cho chè Tân Cương Tỉnh Thái Nguyên.

14. Barua. D. N. (1989),Science and Practice in Tea Culture, Calcutta – Jorhat, India, First Published, pp. 81 -82.

15. Conway Gordon R (1985) Agroecosytem analysis, IAR

16.. FAO (1967),A Practical Manual of Soil Microbiology Laboratory Methods, Rome.

17. International Plant Genetic Resources Institute (IPGRI) (March, 1997),Descriptors for Tea (Camellia Sinensis).

18. Đỗ Hương, Vực dậy ngành chè từ chính cây chè. http://baodientu.chinhphu.vn. Ngày truy cập: 17/08/2012.

19. AGROINFO, Chè Việt Nam: “Có tiếng nhưng... ít miếng”. http://agro.gov.vn. Ngày truy cập: 12/10/2012.


PHỤ LỤC


Phụ lục 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ AN TÒAN

PHIẾU PHỎNG VẤN THÔN ...................................................

Ngày ........ /........./2012 Phiếu số:

I- THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HỘ GIA ĐÌNH

1. Họ và Tên chủ hộ: ................................ Dân tộc: .......................

2. Hộ có bao nhiêu người? .................. người

II- THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH

3. Năm 2011 Gia đình được chính quyền địa phương xếp vào loại hộ gì?

Giàu Khá Trung bình Nghèo

4. Các nguồn thu nhập của hộ gia đình:


Ngành nghề sản xuất

Sản lượng

Thành tiền

Ghi chú

Nông nghiệp




Lúa + hoa màu




Chăn nuôi




Chè




Lâm nghiệp (trồng

rừng)




Khác




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tính bền vững của mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên - 10


III- THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN

5. Gia đình có sản xuất chè an toàn không? Có Không Nếu có:

a) Đồi chè của gia đình được bao nhiêu năm?.............................

b) Sản xuất chè an toàn từ năm nào?

................................................................

c) Tổng diện tích chè là trong nhiêu? Trong đó diện tích trồng chè an toàn là bao nhiêu?................................................................................................

d) Trồng giống chè nào?.......................................................

e) Có trồng xen với cây gì không? Trồng xen như thế nào? Mục đích để làm gì?................................................................................................................... f) Sản lượng được bao nhiêu/tháng?.................................


Tên loại chè

Sản lượng sản xuất

được/tháng

Giá bán 1kg

Sản xuất chủ yếu vào thời gian nào

trong năm?

























g) So với trước đây, sản lượng chè mỗi loại được nhiều hơn hay ít hơn? Ít hơn Nhiều hơn

Tại sao lại có sự biến động như vậy?..................................................................

6. Quy trình sản xuất chè an toàn như thế nào? (cắt tỉa chè như thế nào, thu hoạch?)

…………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………

7. Gia đình có sử dụng thuốc BVTV không? Có Không

Nếu có,

a) BVTV loại gì ?....................................................................................................

b) Liều lượng bao nhiêu? ………………………………………………………

c) Phun trước khi hái bao nhiêu ngày? ……………………………….

8. Gia đình có sử dụng phân bón không? Có Không

Nếu có,

Ngày đăng: 15/06/2022