Hình 4.1:Sơ đồ tuyến du lịch Vân Long – Hang Bóng Kẽm Trăm - Đập Mới
Hình 4.2:Sơ đồ tuyến du lịch Vân Long – chùa Bái Vọng Mèo Cào- Vườn Thị - Hang Cá
Hình 4.3. Sơ đồ tuyến du lịch Vân Long – Đầm Cút – Thung Lá Thung Quèn Cả
+ Tuyến 4 đi thuyền: quan sát đàn Voọc quần đùi trắng. Có thể quan sát được đàn Voọc vào sáng sớm và hoàng hôn ở đây ở núi Đồng Quyển.
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Một Sốvườn Quốc Gia Và Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên
- Điều Kiện Cơ Bản Và Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Tại Kbttn Đất Ngập Nước Vân Long
- Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Của Kbttn Đất Ngập Nước Vân Long
- Tác Động Đến Tài Nguyên Thiên Nhiên Và Môi Trường Tự Nhiên
- Chất Lượng Lao Động Trong Lĩnh Vực Du Lịch Sinh Thái
- Đánh Giá Của Du Khách Về Hệ Thống Csht Vật Chất Tại Khu Du Lịch
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Hình 4.4:Sơ đồ tuyến du lịch quan sát Voọc ở dãy núi Đồng Quyển
c. Tiện nghi sinh hoạt
KBTTN đất ngập nước Vân Long cách Hà Nội 82km về phía Nam, và cách trung tâm Ninh Bình 17km. Có thể đi từ Hà Nội hoặc từ Ninh Bình… đến Vân Long một cách dễ dàng bằng ô tô, hoặc các phương tiện khác.Tại đây hệ thống dịch vụ cho các nhu cầu tham quan, hội họp, nghỉ ngơi và chiêm ngưỡng của các du khách đều được phục vụ một cách nhiệt tình, chu đáo. Với đầy đủ các phương tiện, tiện nghi, nhà hàng khách sạn, sân quần vợt, bể bơi…;
Từ những số liệu về điều kiện cơ bản của KBTTN đất ngập nước Vân Long cho thấy KBT có nhiều tiềm năng phát triển, hấp dẫn kháchdu lịch cả trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên cần có những quan tâm để hướng đến phát triển du lịch bền vững, tăng cường đầu tư phát triển loại hình du lịch mới có khả năng góp phần quan trọng vào phát triển du lịch bền vững.
4.2. Thực trạng phát triển du lịch tại KBTTN đất ngập nước Vân Long
4.2.1. Các loại hình du lịchcó sự tham gia của cộng đồng
Trong những năm gần đây, tại khu du lịch sinh thái Vân Long có một số loại hình du lịch sau:
4.2.1.1.Du lịch Homestay
Hiện nay, loại hình du lịch sinh thái Homestay đang được chú trọng phát triển tại KBTTN ĐNN Vân Long. Homestay là loại hình mà khách du lịch đến nghỉ ngơi sinh hoạt ngay chính tại ngôi nhà của người bản địa trong chuyến đi du lịch của mình. Đây là hình thức du lịch bền vững, đặc biệt phù hợp với các quốc gia đa văn hóa như Việt Nam. Homestay thu hút mạnh khách du lịch là những lớp trẻ ham mê khám phá và trải nghiệm cuộc sống đa dạng. Doanh nghiệp tư nhân Ngôi Sao phối hợp với các công ty lữ hành tổ chức Homestay cho khách đến ở nhà dân, cùng người dân đi làm, tìm hiểu đời sống và những nét văn hóa rất đặc trưng của người dân vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng thông qua loại hình du lịch Homestay.
Bên cạnh việc phục vụ khách tham quan vùng đất ngập nước Vân Long, những năm gần đây tại xã Gia Vân và xã Gia Hòa đã có loại hình du lịch Homestay được du khách quốc tế ưa thích. Các thôn trong vùng vẫn còn lưu giữ được những nét đẹp của làng quê Bắc bộ với nhiều cây đa, bến nước. Đến đây, du khách có thể cưỡi xe do trâu kéo.
Trên hành trình du lịch bằng xe trâu, du khách sẽ được tham quan các di tích xuyên suốt 5 thôn trong xã Gia Vân gồm: Đình và chùa Phù Long - chùa Chi Lễ - đình và chùa Mai Trung - chùa Trung Hòa - chùa Tập Ninh. Sau khi tham quan, du khách sẽ đến nhà người dân để “ba cùng”: cùng ăn, cùng ở, cùng lao động sản xuất. Hiện Tập Ninh là thôn có nhiều hộ dân phối hợp với các hãng lữ hành phục vụ khách du lịch. Tại nhà dân, khách du lịch được sử dụng các vật dụng dân dã như quạt nan, giường tre, uống nước vối hoặc nước chè xanh... và cùng lao động sản xuất với người dân như đi cấy, làm đất trồng màu, bắt cua, tát nước bằng gầu sòng, gầu dây, móc cua ở bờ ruộng, cất vó, đánh giậm, xay lúa, giã gạo hoặc cùng người dân làm cua nấu canh, thổi cơm bằng bếp củi…
Để phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, Đảng bộ các xã đã có Nghị quyết về phát triển du lịch, trong đó chú trọng du lịch cộng đồng, du lịch Homestay. Theo đó, chính quyền địa phương đã tổ chức tương đối tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo vệ sinh môi trường phục vụ du khách. Với nòng cốt là
Hội Người cao tuổi, hầu hết các hộ dân ở các trục đường liên thôn và ở gần các di tích đều tích cực trồng cây xanh, cây cảnh để tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp cho thôn xóm.
Bên cạnh đó, hàng năm, UBND các xã còn phối hợp với Phòng nghiệp vụ du lịch và Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Bình mở các lớp tập huấn về kiến thức du lịch, văn hóa ứng xử đối với du khách cho người dân đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp khai thác du lịch trên địa bàn đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu về du lịch địa phương, giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn. Nhờ phát triển du lịch, các xã vùng dự án đã có nhiều thay đổi; đường giao thông, trường học, các làng nghề được nâng cấp và mở rộng, nhiều khách sạn, khu nhà nghỉ dưỡng cao cấp được xây dựng.
KBT Vân Long được đánh giá là khu du lịch sinh thái đặc sắc, hấp dẫn du khách đến từ Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản và được tỉnh Ninh Bình chọn là một trong những khu du lịch trọng điểm. Theo thống kê của UBND xã Gia Vân, những năm gần đây, trung bình mỗi năm xã đón từ 50.000 đến 55.000 khách du lịch, hoạt động du lịch đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 400 hộ dân trong xã (bao gồm các hộ có người chở đò, bán hàng thủ công, đón khách tại gia đình…) với mức thu nhập cao hơn làm nông nghiệp.
Tuy nhiên, hiện tại số lượng các nhà dân đủ tiêu chuẩn đón khách du lịch tại xã Gia Vân chưa nhiều mới chỉ có 26 nhà dân đủ tiêu chuẩn [22] . Để phát triển loại hình du lịch Homesaty, các hộ dân rất cần sự đầu tư của các doanh nghiệp du lịch để có thể sửa sang nhà cửa, bố trí nhân lực thường xuyên đón tiếp khách, gắn bó với nghề du lịch.Các chương trình này khách du lịch rất ưa thích, khách được trải nghiệm cuộc sống, đặc biệt khách ấn tượng nhất là được tìm hiểu phong tục tập quán của cư dân địa phương, phương thức sản xuất truyền thống cùng với những nông cụ thô sơ nhưng hữu ích đã gắn bó hàng ngàn đời nay tại Vân Long.
4.2.1.2.Phát triển du lịch cộng đồng ở Vân Long
Những năm gần đây, du lịch cộng đồng đang từng bước trở thành điểm nhấn của Khu sinh thái đất ngập nước Vân Long. Nét dân dã, cuộc sống bình dị của
người dân thôn quê hoà quyện với phong cảnh thiên nhiên đặc sắc... đã thu hút đông đảo khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế đến tham quan, trải nghiệm.
Điều đặc biệt ở mô hình này là công tác tổ chức du lịch hoàn toàn do người dân làm chủ, tự quản, tự phục vụ. Họ tận dụng những phương tiện thô sơ như xe trâu, thuyền nan, mang đậm chất dân dã để tổ chức các hoạt động du lịch hướng du khách về với sinh thái, thiên nhiên hoang dã. Trên tuyến du lịch đồng quê qua 5 thôn: Phù Long, Chi Lễ, Mai Trung, Tập Ninh, Trung Hoà, du khách sẽ ở cùng với người dân địa phương trong các ngôi nhà cổ độc đáo đặc trưng của vùng quê Bắc bộ với khung gỗ, nền đất, được trực tiếp lao động, tát nước gầu sòng, gầu dây, đi móc cua, cất vó, đánh giậm; khám phá những phiên chợ quê với các sản phẩm địa phương đặc trưng; cùng người dân làm cua nấu canh, thổi cơm vùi tro, xay lúa, giã gạo...
Sau 8 năm thực hiện, mô hình du lịch tự quản tại Vân Long được nhiều chuyên gia và khách tham quan đánh giá cao. Việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đã mang lại lợi ích thiết thực cho bà con nông dân và chính quyền địa phương. Với khoảng 50.000 lượt khách mỗi năm, du lịch Vân Long đã giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 700 lao động, thu nhập bình quân của những người tham gia đón tiếp và phục vụ khách lưu trú tại gia đạt từ 1-2 triệu đồng/tháng.
Quan trọng hơn, dự án du lịch cộng đồng đã góp phần làm thay đổi ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Nhiều người trước đây sinh sống bằng nghề săn bắn chim, khai thác thủy sản đã chuyển sang làm du lịch hoặc tham gia vào đội bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình này, Gia Vân đang gặp một số khăn như kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch chưa hoàn thiện: một số đoạn đường còn khó đi, chưa có vệ sinh công cộng; dịch vụ lưu trú chỉ đáp ứng được một bộ phận nhỏ nhu cầu của khách,… Nhiều gia đình ở đây mong muốn được hỗ trợ vốn để đầu tư cải tạo lại các phòng ở đủ tiêu chuẩn để đón khách.
Các hoạt động và vai trò của cộng đồng địa phương tham gia phục vụ phát triển du lịch tại KBTTN ĐNN Vân Long:
- Đưa khách đi tham quan trên đầm nước: Du khách sẽ được người dân chèo lái trên các chiếc thuyền nan thô sơ không có động cơ, máy nổ. Trên hành trình tham quan đầm nước, người dân địa phương chính là người hướng dẫn viên du lịch đồng thời là các tuyên truyền viên về giáo dục bảo tồn cũng như giám sát và nhắc nhở du khách các hoạt động gây hại đến môi trường.
- Cung cấp dịch vụ lưu trú: Cộng đồng địa phương sẽ cung cấp các dịch vụ lưu trú cho du khách tại chính ngôi nhà của mình. Qua đó, cộng đồng có thể giới thiệu cho du khách về nét văn hóa của địa phương.
- Tổ chức các hoạt động: Tại Vân Long cộng đồng có thể tổ chức biểu diễn một số loại hình văn hóa dân gian như hát, đốt lửa trại, kéo co, trò chơi dân gian.
- Hướng dẫn viên tại chỗ: Cộng đồng địa phương tuy là những người không có các kỹ năng du lịch nhưng họ lại là người hiểu về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, lễ nghi, các phương thức canh tác, sản xuất,… với hiểu biết của mình họ sẽ lôi cuốn du khách một cách tự nhiên hơn so với các hướng dẫn viên chuyên nghiệp.
- Làm việc tại cơ sở lưu trú, kinh doanh lữ hành.
- Sản xuất mặt hàng thủ công, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng,…
4.2.2. Thực trạng công tác tổ chức quản lý Nhà nước về du lịch
Trong thời gian qua được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền việc quản lý nhà nước về du lịch tại đây đã có nhiều sự chuyển biến rõ nét theo chiều hướng tích cực; tổ chức thực hiện các chương trình hành động theo định hướng chung; kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh nhằm hoàn thành kế hoạch, mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn huyện, phù hợp với định hướng chung của tỉnh, cũng như của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình.
Triển khai Nghị định số 180/2013/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch; Nghị Định 149/2007/NĐ-CP ngày 09/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, tạo hành lang pháp lý để các tổ chức cá nhân tham gia làm du lịch cùng thực hiện.
UBND huyện Gia Viễn đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch, trong đó các thành viên là cán bộ đầu ngành đóng trên địa bàn nhằm tập trung chỉ đạo phát triển du lịch của huyện; phối kết hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy hoạch chi tiết Khu du lịch sinh thái Vân Long - là một trong hai khu du lịch trên địa bàn tỉnh đã thực hiện quy hoạch chi tiết. Tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi, thu hút đầu tư tại khu du lịch.
UBND huyện Gia Viễn đã có quyết định thành lập trạm du lịch Vân Long, nhằm quản lý khai thác tài nguyên du lịch một cách có hiệu quả; hướng dẫn, tư vấn cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về kinh doanh lưu trú du lịch và các loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch khác. Tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển tại Khu du lịch sinh thái Vân Long.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức du lịch cộng đồng cho người dân tại những xã có tiềm năng du lịch trong Khu du lịch sinh thái Vân Long như: Xã Gia Vân, Gia Hưng, Gia Thanh và Gia Hoà. Thông qua chương trình này, ngay từ đầu nhân dân đã được nâng cao nhận thức về ngành kinh tế du lịch, tập trung chú trọng đến công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch
Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh du lịch.
Chính quyền sở tại các xã trong Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long phối hợp với Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long luôn chú trọng, tập trung triển khai thực hiện tốt công tác bảo vệ, công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh du lịch trong khu vực.
4.2.3. Tác động của phát triển du lịchtại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương
4.2.3.1. Tác động đến kinh tế xã hội tại địa phương
Thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch tại KBTTN ĐNN Vân Long, trong những năm vừa qua đã giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động của