17.445 lượt. Con số này tăng lên 66.071 lượt năm 1999. Sự gia tăng về số lượng du khách kéo theo sự gia tăng đồng thời về cơ sở vật chất kỹ thuật như tàu thuyền, khách sạn, v.v. Điều này có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đến công tác bảo tồn ở VQG (Buckley. R, 2003).
Năm 1971, VQG Galápagos đặt ra các quy tắc bảo tồn cho vườn bao gồm (IUCN tại Việt Nam, 2008).
- Các tàu du lịch được thiết kế để đáp ứng tất cả các nhu cầu của du khách với ý tưởng giữ chân họ trên tàu nhằm giảm thiểu nhu cầu về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật trên đảo và đồng thời hạn chế được những tác động xấu của du khách lên môi trường và dân trên đảo.
- Tất cả các nhóm du khách phải có hướng dẫn viên được đào tạo bài bản đi
cùng.
- Khu tham quan thường chỉ có những đường mòn ngắn có ranh giới rõ ràng,
khách tham quan được yêu cầu không vượt ra ngoài các đường mòn tự nhiên này.
- Các tàu thủy tham quan không được phép đến những đảo chưa bị xâm nhập bởi những loài nhập từ nội địa.
VQG Galápagos có thu phí vào cổng, hoặc phí sử dụng của du khách. Theo hệ thống giá có sự phân biệt. Khách du lịch nước ngoài sẽ trả phí cao hơn so với người dân Ecuador (IUCN tại Việt Nam, 2008).
Bảng 1.1: Phí tham quan đối với du khách ở VQG Galápagos
Đối tượng khách | Lệ phí (USD) |
Khách nước ngoài (không phải cư dân quốc gia) | 100 |
Khách nước ngoài dưới 12 tuổi | 50 |
Công dân hoặc cư dân của Ecuador | 6 |
Công dân hoặc cư dân của Ecuador dưới 12 tuổi | 3 |
Trẻ em trong và ngoài nước dưới 2 tuổi | Miễn phí |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Về Du Lịch Sinh Thái
- Dựa Trên Các Hệ Sinh Thái Tự Nhiên Điển Hình Với Tính Đa Dạng Sinh Thái Cao
- Quan Hệ Giữa Du Lịch Sinh Thái Với Bảo Tồn Tự Nhiên Ở Các Vườn Quốc Gia
- Tiềm Năng Và Hiện Trạng Phát Triển Dlst Vườn Quốc Gia U Minh Thượng Tỉnh Kiên Giang
- Danh Sách Các Loài Thú Ăn Thịt Ở Vqg U Minh Thượng
- Dân Số Các Xã Vùng Đệm Và Vùng Lõi Vqg U Minh Thượng
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Nguồn: (IUCN tại Việt Nam, 2008).
Trong quá trình phát triển, DLST ở VQG Galápagos mang lại những nguồn kinh phí quan trọng có lợi cho việc quản lý và bảo tồn của nó. Thông qua phí sử dụng của du khách, du lịch đã đóng góp kinh tế quan trọng cho quần đảo: 95% lợi nhuận từ du lịch được giữ lại cho tỉnh Galápagos (45% được dùng trực tiếp vào việc quản lý VQG và việc bảo tồn biển), 5% dành cho hệ thống thanh tra và kiểm dịch.
Nhận thức được vấn đề nếu cộng đồng địa phương không được hưởng lợi từ du lịch họ có thể tạo nguồn kinh tế bằng việc chuyển sang các hoạt động gây hại cho môi trường. Vì vậy trong phát triển DLST ở VQG Galápagos, Ban quản lý đã tạo điều kiện cho người dân địa phương được tham gia vào hoạt động du lịch như: làm hướng dẫn viên, cung cấp phương tiện vận chuyển khách tham quan, cung cấp thức ăn cho du khách, v.v.
Ngày nay VQG Galápagos đã trở thành một điểm DLST nổi tiếng nhất trên thế giới (IUCN tại Việt Nam, 2008).
1.2.1.2. Du lịch sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên Annapurna
KBTTN Annapurna là khu bảo tồn có diện tích lớn nhất ở Nepal (7.629 km2). KBT được thành lập năm 1992 (Buckley. R, 2003).
Được bao quanh bởi một số ngọn núi cao nhất trên thế giới và bị chia cắt bởi những thung lũng sâu, vùng Annapurna là một vùng đất có địa hình và khí hậu đa dạng. Do được thiên nhiên ưu ái nên vùng Annapurna có các loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Chẳng hạn như: báo tuyết, cừu xanh, hươu xạ, khỉ châu á, hơn 100 loại phong lan và rừng đỗ quyên lớn nhất trên thế giới, các loại thực vật khác bao gồm tre, thông, sồi, linh sam (Buckley. R.2003).
Có hơn 40.000 người thuộc các dân tộc và tôn giáo khác nhau sống ở đây từ nhiều thế kỷ nay. Hầu hết cư dân sống ở khu bảo tồn là nông dân, họ sống nhờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú trong vùng và họ tự phát triển kiểu quản lý truyền thống của riêng họ (Phạm Trung Lương, 2006).
Năm 1980, Du lịch đi bộ (trekking tourism) đã phát triển mạnh ở vùng này. Mỗi năm có hơn 36.000 du khách loại ưa hiểm trở và hơn 36.000 người khuân vác đi kèm đã tới tham quan vùng Annapurna. Họ chỉ tập trung tham quan ở một số địa
điểm nhất định do vậy đã gây nên những ảnh hưởng mang tính phá hủy nghiêm trọng lên cả môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa địa phương (Buckley. R, 2003).
Do nhu cầu của du khách không ngừng gia tăng và cùng với sự phát triển dân số trong vùng đã làm cho nguồn tài nguyên rừng dần cạn kiệt và đặt vùng đất trong tình trạng khủng hoảng. Hàng năm có đến 400.000 ha rừng bị chặt đi để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ và tiện nghi trong nhà, cung cấp củi đốt cho việc nấu thức ăn, nấu nước nóng, đốt lửa trại (Annalisa Koeman, 1998).
Các tiện nghi vệ sinh không thích hợp và việc sử dụng không đúng của các du khách. Ngay cả những người khách đi bộ cũng để lại những bãi phân và giấy vệ sinh khổng lồ. Các nhà vệ sinh (nếu có) thường rất gần các nguồn nước. Các loại rác không phân hủy như: nhựa, thiếc và vỏ chai do du khách sử dụng cũng vứt xuống những con suối gần đường đi bộ gây ô nhiễm nguồn nước (Annalisa Koeman, 1998).
Nhằm giảm thiểu những tác động của du lịch lên vùng đất, cũng như để tạo ra sự bền vững du lịch, chính phủ Nepal đã đưa ra một số biện pháp (Phạm Trung Lương, 2006):
Đào tạo các chủ nhà trọ:
Hầu hết các chủ nhà trọ ở Annapurna đều mù chữ, nghề nghiệp của họ trước đây chỉ là chăn cừu. Do vậy họ chỉ biết cung cấp hơi ấm, nước nóng cho du khách bằng cách dùng củi. Họ cũng dùng củi để xây dựng các lều du lịch. Trong một vài trường hợp, sự an toàn của du khách không được đảm bảo.
Ban Giám đốc KBT Annapurna (ACAP) đã đưa ra chương trình giảng dạy hợp nhất về các vấn đề chuẩn bị thức ăn, cải thiện điều kiện vệ sinh, các thiết bị tiết kiệm nhiên liệu phù hợp, chú trọng sự an toàn và an ninh của du khách. Một khóa đào tạo dài ngày cho người dân ở nhiều khu vực của vùng Annapurna được thực hiện.
Kiểm soát ô nhiễm và rác thải:
Hầu hết các nhà trọ du lịch ở Annapurna đều không có phòng vệ sinh và hầm
chứa chất thải, ngay cả ở khu nhà trọ du lịch lớn nhất Annapurna. Các loại rác thải như các loại chai và vỏ hộp cũng bị vứt bừa bãi. Để giải quyết vấn đề này, đầu tiên Ban Giám đốc quản lý khu bảo tồn Annapurna lập quỹ và cho các chủ nhà trọ du lịch vay tiền để xây dựng phòng vệ sinh.
Ban Giám đốc quản lý khu bảo tồn Annapurna còn bắt đầu một chiến dịch về vấn đề vệ sinh, môi trường, tuyên truyền cho dân địa phương, học sinh, sinh viên ở các trường học địa phương và các nhân viên của Ban Giám đốc quản lý khu bảo tồn Annapurna. Ban Giám đốc cũng đưa ra bộ luật về giảm thiểu tác động môi trường và sách hướng dẫn phân phát cho tất cả các du khách tới vùng Annapurna. Thêm vào đó, Ban Giám đốc còn lập ra các trung tâm thông tin cho du khách ở nhiều địa điểm khác nhau nơi có đầy đủ các thông tin cần thiết bao gồm cả việc chiếu các băng video cho du khách.
Sau khi hoạt động được hơn 5 năm, có rất nhiều vấn đề được cải thiện trong bảo vệ môi trường tự nhiên và văn hóa ở Annapurna như: các nhà trọ sạch sẽ và thoải mái hơn; người ta sử dụng lượng củi ít hơn, họ chuyển sang sử dụng các loại phương tiện dùng năng lượng mặt trời; vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm cho du khách cũng được cải thiện; việc săn bắn bị cấm hoàn toàn; người dân địa phương được cung cấp các công việc tạo thu nhập như nuôi gia cầm, dệt thảm, trồng rau, v.v.
1.2.1.3. Du lịch sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên Tangkoko DuaSudara
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Tangkoko DuaSudara nằm ở phía bắc tỉnh Sulawesi với tổng diện tích 88.000 ha. Khu bảo tồn đáp ứng được một số tiêu chí có thể giúp cho loại hình DLST phát triển thành công. Đặc biệt khu bảo tồn nằm rất gần trung tâm tỉnh Sulawesi và có thuận lợi là có thể quan sát được các loài động vật hoang dã (trâu, chim maleo, khỉ đuôi ngắn) một cách dễ dàng. Du khách nước ngoài đến khu bảo tồn gia tăng từ 50 người/năm vào những năm 1970 đã lên đến 634 du khách năm 1990 và 1.515 du khách năm 1993 (Buckley. R, 2003).
Sự thiếu tổ chức, quản lý và cách phân chia lợi ích du lịch không phù hợp ở khu bảo tồn đã dẫn đến nhiều tác động tiêu cực:
- Các hoạt động săn bắn động vật không được kiểm soát tốt. Do các nhân viên bảo vệ khu bảo tồn kiêm luôn vai trò hướng dẫn viên để kiếm thêm thu nhập đã sao lãng nhiệm vụ bảo vệ khu bảo tồn của mình.
- Lợi ích mà cộng đồng địa phương được hưởng không được bao nhiêu và mang tính thời điểm. Có 3 nhà trọ nằm trong một làng, tất cả đều do các nhân viên bảo vệ khu bảo tồn sở hữu. Những người dân địa phương cũng có lúc làm việc như những hướng dẫn viên nếu nơi đó không có nhân viên bảo vệ và thậm chí săn bắn động vật hoang dã.
- Thu nhập du lịch chưa có sự phân bổ đều cho các đối tượng có liên quan đến công tác bảo tồn và phát triển du lịch ở KBT: 47% thu nhập được giữ bởi các công ty du lịch địa phương, 44% thuộc về các khách sạn địa phương, 7% trả lương cho hướng dẫn địa phương, còn 2% khu bảo tồn giữ lại và sau đó chuyển lên chính quyền phía bắc tỉnh Sulawesi (Buckley. R, 2003).
- Kinh phí phục vụ cho hoạt động bảo tồn ở Tangkoko hoàn toàn do chính phủ Indonesia hỗ trợ theo định mức hàng năm. Nguồn kinh phí này không đủ để tiến hành các hoạt động ngăn chặn nạn săn bắn động vật hoang dã (Buckley. R, 2003). Kết quả trong 15 năm qua số lượng khỉ đuôi ngắn giảm đi còn 75% (Phạm Trung Lương, 2006).
Hiện nay ở khu bảo tồn Tangkoko DuaSudara không hề có sự phát triển nào trong các kế hoạch quản lý để kiểm soát hoặc thu lợi ích từ du lịch. Người ta kết luận rằng: “ mặc dầu các hoạt động du lịch đang được mở rộng nhanh chóng nhưng người ta vẫn không nhận thức được đầy đủ những lợi ích địa phương do du lịch mang lại; khu bảo tồn không tạo ra đủ số tiền để thực hiện việc quản lý và các động vật hoang dã đang bị ảnh hưởng xấu” (Phạm Trung Lương, 2006). Vì thế, cho thấy rằng khu bảo tồn Tangkoko có tiềm năng to lớn cho DLST nhưng hiện tại du lịch đã mang lại cho khu bảo tồn kết quả tiêu cực hơn là những tác động tích cực và ít đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng địa phương (Buckley. R, 2003).
1.2.2. Du lịch sinh thái trong các vườn quốc gia của Việt Nam
1.2.2.1. Tiềm năng du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam
Theo số liệu thống kê, đến năm 2008 ở Việt Nam có 30 VQG. Các VQG phân bố tương đối đồng đều trên phạm vi cả nước và hầu hết nằm trong các vùng sinh thái tương đối điển hình.
Nhờ vào các điều kiện thuận lợi như sau đã tạo cho các VQG ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển DLST (Nguyễn Bá Thụ, Nguyễn Hữu Dũng, 1998):
Phần lớn các VQG tọa lạc ở vị trí không quá xa các tuyến đường giao thông chính, trung tâm đô thị. Ngày nay với sự đa dạng về các loại phương tiện đi lại làm cho việc tiếp cận các địa bàn này khá thuận lợi cho du khách.
Mỗi VQG đều có hệ sinh thái đa dạng cùng với các loài động thực vật đặc sắc, điển hình cho các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam. VQG còn là nơi sinh trưởng của nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm như: sao la, mang lớn, tê giác, voi, hổ, trầm hương, cẩm thị, kim giao, thủy tùng, v.v.
Hầu hết các VQG có cảnh quan thiên nhiên đẹp có khả năng hấp dẫn khách du lịch nội địa và quốc tế. Bên cạnh đó, ở nhiều VQG còn có các di tích lịch sử văn hóa, các yếu tố văn hóa bản địa đặc sắc. Tất cả các điều kiện đó góp phần tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn du khách đến các VQG vì mục đích du lịch.
1.2.2.2. Hoạt động du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam
Thị trường khách DLST ở Việt Nam bao gồm nhiều thị phần nhưng chung một mục đích là có nhu cầu tới các vùng thiên nhiên.
Số lượng khách DLST ở Việt Nam trong những năm gần đây có sự gia tăng nhanh. Nếu coi khách du lịch đến các điểm du lịch có ưu thế nổi trội về môi trường tự nhiên là khách DLST thì con số này ước chiếm khoảng gần 50% tổng lượng khách du lịch nội địa và trên 30% tổng lượng khách du lịch quốc tế (Phạm Trung Lương, 2002).
Khách du lịch nội địa là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu. Thông thường các tour được thực hiện do các trường học tổ chức cho các đoàn sinh viên, học sinh hoặc các đơn vị khác tổ chức cho nhân viên thông qua công ty điều hành
tour (Phạm Trung Lương, 2002). Khách du lịch nội địa đi du lịch dựa vào thiên nhiên nhiều hơn là DLST. Khách thường có số ngày lưu trú trung bình từ 1 đến 3 ngày. Tại các VQG khách chỉ sử dụng các cơ sở lưu trú loại trung bình như nhà sàn và chi cho lưu trú từ 40.000 đồng đến 120.000 đồng/ngày. Khách tới các VQG đóng góp mức vé vào cửa từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng (Phạm Trung Lương, 2002).
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tham gia vào các hoạt động DLST thường ở độ tuổi từ 20 đến 40, tỷ lệ nam và nữ ngang nhau. Họ thường có thời gian lưu trú trung bình từ 17 đến 25 ngày và có nhu cầu kết hợp nhiều điểm du lịch trong cùng một chuyến đi. Khách du lịch quốc tế đến VQG chi cho các dịch vụ lưu trú thường từ 100.000 đến 150.000 đồng/phòng/đêm. Chi cho ăn uống trung bình trên
50.000 đồng/ngày. Khách quốc tế đóng góp mức vé vào cửa tại các VQG là 10.000
- 60.000 đồng/người (Phạm Trung Lương, 2002).
Nhìn chung, sự phát triển DLST ở các VQG Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi:
- Nhu cầu mong muốn trở về thiên nhiên ngày càng trở nên bức bách. Do đó, DLST đang được Nhà nước đặc biệt quan tâm, đầu tư nhằm mục đích vừa thúc đẩy phát triển ngành du lịch, vừa để bảo vệ hệ sinh thái và phát triển bền vững.
- Nước ta có nhiều VQG có vị trí thuận lợi, với hệ sinh thái đa dạng, phong phú, đặc trưng, là nơi tập trung các loài động thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ thế giới.
- Việc tiếp tục nâng cấp các KBTTN thành các VQG của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển DLST.
Khó khăn:
- Các VQG vẫn bị tác động mạnh bởi các hoạt động khai thác lâm sản, săn bắn, v.v, của dân cư đang sống trong phạm vi vùng đệm.
- Việc thiết lập các VQG dẫn đến việc thay đổi nơi cư trú và điều kiện sản xuất của dân cư sống trong VQG, trong khi họ chưa được cung cấp đủ điều kiện để thay thế phương thức sống vốn dựa vào rừng.
- Trình độ nhận thức chưa cao về giá trị của môi trường tự nhiên và lợi ích lâu dài trong việc bảo vệ môi trường của người dân địa phương cũng như của đa số khách tham quan gây khó khăn trong việc nâng cao chất lượng môi trường du lịch cũng như công tác bảo tồn.
- Thiếu đội ngũ cán bộ điều hành, quản lý và nghiệp vụ được đào tạo chính quy về DLST để đáp ứng yêu cầu trong việc đảm bảo vận hành du lịch hòa hợp với công tác bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương.
- Các dịch vụ du lịch như thông tin du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo yêu cầu của DLST còn hạn chế và chưa đồng bộ.
- Thu nhập của cán bộ, nhân viên phục vụ du lịch, nhân viên bảo vệ và chăm sóc rừng còn thấp.
- Người dân sống ở gần VQG có trình độ dân trí thấp, lại nghèo nàn lạc hậu gây ra không ít khó khăn cho việc bảo vệ rừng và phát triển DLST.
- Lực lượng kiểm lâm còn ít so với diện tích rừng quá lớn ở các khu DLST hiện nay.