Thực Trạng Việc Đánh Giá‌‌‌‌‌


1.6.3.4. Độ giá trị của bài trắc nghiệm

“Độ giá trị nói lên tính chính xác của một tập hợp điểm số trong việc đo lường cái mà nó phải đo lường”. Độ giá trị của một dụng cụ đo lường là tính chất để thể hiện dụng cụ đó có thể đo được cái chúng ta cần đo. Đối với bài trắc nghiệm thì độ giá trị thể hiện hiệu quả của nó trong việc đo lường các mục tiêu đề ra. Do đó, khi xét tính chất gía trị ta cần phải xác định xem bài trắc nghiệm này có giá trị đối với ai, trong mục đích nào? Chúng ta cần xét đến tính chất giá trị nội dung các câu hỏi trong bài trắc nghiệm phải là một mẫu tiêu biểu, nó bao trùm toàn bộ nội dung môn học. Do đó trước khi xác định tính chất này, chúng ta phải làm rò mục tiêu giảng dạy, phân loại khả năng hoặc kiến thức phải nắm sau khi học tập. Vậy độ giá trị được ước lượng bằng cách so sánh nội dung đề cập trong các câu hỏi nào nội dung của chương trình.

1.7. Kết luận chương

Kết quả nghiên cứu chương 1 đã làm rò các vấn đề sau :

Lịch sử vấn đề nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam.

Một số vấn đề lí luận cơ bản trong đó nêu rò 3 khái niệm cơ bản ; Mục đích của KTĐG KQHT ; Ý nghĩa ; Các phương pháp ĐGKQHT

Các kĩ thuật xây dựng các công cụ ĐGKQHT qua bài TNKQ

Quy trình xây dựng một đề thi TNKQ

Cách phân tích và đánh giá một bài trắc nghiệm

Muốn biết trường CĐSPTƯ ĐGKQHT cho sinh viên như thế nào, chúng ta cần tìm hiểu về thực trạng hoạt động ĐGKQHT cho sinh viên.


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC ĐÁNH GIÁ‌‌‌‌‌

KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG

Chương này trình bày việc tổ chức nghiên cứu thực trạng, các số liệu thống kê và phân tích về các thông tin chung và hiện trạng các nhân tố liên quan đến việc ĐGKQHT của sinh viên. Nội dung của chương bao gồm những vấn đề sau:

Tổ chức nghiên cứu thực trạng

Phân tích các thông tin chung của sinh viên và giảng viên tham gia trả lời phiếu khảo sát

Mô tả và phân tích về thực trạng đánh giá kết quả học tâp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Kết luận chương

2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.1.1. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao

đẳng Sư phạm Trung ương.

2.1.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Xem thông tin trong mục 4.2, trang 3, chương1.

2.1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu :

- Tìm hiểu những thông tin chung về giảng viên và sinh viên tại năm khoa trên

- Nghiên cứu thực trạng việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao

đẳng Sư phạm Trung ương

- Tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương chưa khách quan hơn, chưa công bằng và chưa phù hợp với khả năng của sinh viên.

2.1.4. Phương pháp nghiên cứu

2.1.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu lí luận

Xem thông tin chi tiết trong trang 4 phần 4.3.1 ở chương 1.

2.1.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát

Xem thông tin chi tiết trong trang 4 phần 4.3.2 ở chương 1.

2.1.4.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Xem thông tin chi tiết trong trang 5 phần 4.3.6 ở chương 1.

2.1.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Xem thông tin chi tiết trong trang 5 phần 4.3.5 ở chương 1.


2.1.4.5. Phương pháp quan sát

Mục đích: quan sát thái độ làm bài của thí sinh, những hành vi của thí sinh trong quá trình thi cử

Phương tiện: quan sát bằng mắt, ghi chép lại và quan sát qua camera.

Cách tiến hành:Các bước thực hiện quan sát

o Xác định khách thể quan sát

Các sinh viên năm đang học năm thứ hai và thứ 3 khoa Giáo dục Đặc biệt.

o Chọn thời điểm, địa điểm và thời gian quan sát

- Thời điểm: Chiều thứ 3 ngày 16/5/2008.

- Địa điểm: Phòng học của khoa ở tầng 5.

- Thời gian quan sát: 45 phút

o Chọn cách thức quan sát:Dựa vào:

- Đối tượng quan sát là thái độ làm bài và các hành vi thi cử của sinh viên năm thứ 2 khoa Giáo dục Đặc biệt

- Nội dung quan sát: Bao gồm các chỉ báo liên quan đến thái độ làm bài và các hành vi thi cử của sinh viên trong lớp học của mình nên người quan sát chọn cách thức quan sát

o Tiến hành quan sát và thu thập thông tin

Giới thiệu về phòng học của khoa: Phòng học của khoa Giáo dục Đặc biệt ở trên tầng 5 là phòng học duy nhất, nó vừa là hội trường vừa là phòng học. Bởi vậy môi trường xung quanh không ảnh hưởng đến hoạt động quan sát

Nội dung quan sát về các vấn đề có liên quan cụ thể hóa qua phiếu quan sát cụ thể

o Ghi chép

Có thể kết hợp giữa việc quay camera và ghi bằng bút mực tất cả những gì quan sát được

o Tiến hành kiểm tra

Thỉnh thoảng kiểm tra lại tính ổn định thái độ làm bài và các hành vi thi cử của sinh viên trong lớp học để xem nếu có sự thay đổi từ những tác động bên ngoài thì thái độ và hành vi thi cử của sinh viên có thay đổi hay không ?

Ví dụ : Với môn thi khác

Với phương pháp KTĐG KQHT khác., ....

2.1.5. Nội dung điều tra

Phiếu điều tra giảng viên và sinh viên với 5 nhân tố chính sau:


- Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập‌‌

- Nhận thức về việc KT, ĐG KQHT theo quy chế 25 (đánh giá quá trình)

- Đề thi

- Công tác tổ chức thi KT, ĐG KQHT

- Xử lí kết quả thi

2.1.6. Quy trình tiến hành điều tra khảo sát thực trạng Quy trình chung:

Nghiên cứu cơ sở lí luận

Thiết kế mẫu phiếu khảo sát

Điều tra thử và hoàn thiện công cụ

Tiến hành khảo sát chính thức

Xử lí , phân tích số liệu

Viết báo cáo.

2.1.7. Điều tra thử, kiểm tra đặc tính thiết kế và đo lường của bộ công cụ

Sau khi điều tra thử thấy rằng các cần:

Chuyển đổi vị trí câu hỏi để thuận tiện cho người trả lời

Bỏ bớt các câu hỏi ít liên quan đến mục đích của việc điều tra

Chỉnh sửa phiếu điều tra, in phiếu và tiến hành phát phiếu điều tra.

2.2. Thông tin chung về của sinh viên và giảng viên tham gia trả lời phiếu khảo sát Vài nét về trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương ra đời theo quyết định số 509/QĐ- BGD&ĐT ngày 26 tháng 1 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiền thân của trường là Trường Cao đẳng sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo TW1 được thành lập theo nghị định số 93/HĐBT ngày 28 tháng 5 năm 1988 của hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ). Trường là một cơ sở đào tạo đầu ngành, thuộc hệ thống các trường sư phạm của cả nước trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Trường hiện có 5 khoa, 9 chuyên ngành đào tạo, gần 400 giảng viên. Trong đó có 1PGS, 10 TS, 80 Th.S và với lưu lượng đào tạo hàng năm khoảng gần 1.000 sinh viên hệ chính qui.

Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của trường trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế

Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên có trình độ cao đẳng giáo dục mầm non và các trường chuyên biệt


Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn một số chuyên ngành như: Nghệ thuật, Nhân văn, Thông tin- Thư viện, ...

Nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế xã hội

Lập quan hệ hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với các tổ chức khác.

Tổ chức dịch vụ tư vấn, can thiệp sớm, chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp giáo dục cho các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục trẻ khuyết tật

2.2.1. Thông tin chung về các giảng viên

a. Khoa, giới tính, số học phần và số năm kinh nghiệm giảng dạy của giảng viên

Về số lượng giảng viên tham gia khảo sát ở các Khoa

Xem thông tin ở mục 2.1.2 trang 44

Về giới tính

Bảng 2.1 là thống kê vế số lượng giáo viên thuộc các khoa và tỉ lệ giảng viên nam và giảng viên nữ theo mẫu khảo sát

Bảng 2.1:Tỉ lệ giảng viên nam và giảng viên nữ tính theo khoa


Khoa

Giới tính

Nam

Nữ

GDMN

10.5

89.5

GDDB

10.0

90.0

CNTT

57.1

42.9

SPAN

62.5

37.5

MLN

66.7

33.3

Tổng cộng

34.0

66.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thực trạng việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đắng Sư phạm Trung Ương - 7

Số liệu trong bảng 2.1 cũng cho thấy tỷ lệ giáo viên nữ chiếm gấp đôi tỉ lệ giáo viên nam. Cụ thể tỉ lệ giáo viên nữ trong trường chiếm 66% (tương ứng với tỉ lệ giáo viên nam là 34%). Khoa có tỉ lệ giảng viên nữ nhiều nhất là khoa Giáo dục Đặc biệt (chiếm tới 90%). Khoa có số lượng giảng viên nữ ít nhất là khoa Mác Lê-Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh (chiếm 33.3%. Trong đó khoa Giáo dục Mầm non có số lượng 89.5% (tương ứng với tỉ lệ giảng viên nam là 10.5%). Con số này cho thấy có sự chênh lệch khá nhiều về tỉ lệ giữa giảng viên nam và nữ. Điều này cũng phù hợp vì trong thực tế, các trường sư phạm có khoa Giáo dục Mầm non thì giảng viên nữ chiếm đa số còn giảng viên nam thuộc nhóm thiểu số. Tương tự như vậy khoa Giáo dục Đặc biệt- đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật học hòa nhập trong các trường mầm non- cũng có tỉ lệ giảng viên nữ (chiếm tới 90%) chênh lệch nhiều so với giảng viên nam (10%). Các khoa CNTT, MLN và SPAN đào tạo giáo viên dạy ở bậc trung học cơ sở. Nhìn chung các khoa này chênh lệch về tỷ lệ giữa giảng viên nam và nữ là không nhiều.


Về số học phần/ môn học giảng viên tham gia giảng dạy

Bảng 2.2: Số môn học giảng viên tham gia giảng dạy


Giáo viên khoa

Trung bình

Độ lệch chuẩn

GDMN

2.26

1.098

GDDB

2.70

1.160

CNTT

2.00

0.816

SPAN

1.63

1.061

MLN

1.44

0.726

Tổng cộng

2.01

0.972

Mỗi giảng viên trong trường tham gia giảng dạy đến thời điểm khảo sát trung bình là 2.01 môn. Với độ lệch chuẩn là 0.972. Có sự khác nhau về giá trị trung bình của số môn học mà giảng viên các khoa giảng dạy. Khoa GDDB mỗi giáo viên dạy trung bình là 2.7 môn (nhiều nhất). Điều này được giải thích là do ngành đào tạo này đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật học hòa nhập ở trường mầm non. Giáo viên tốt nghiệp vừa có kiến thức về ngành giáo dục đặc biệt và kiến thức về giáo dục mầm non. Bởi vậy tổng số đơn vị học trình trong chương trình đào tạo của khoa là 174 chưa tính 135 tiết Giáo dục Quốc phòng nhiều hơn so với các chuyên ngành đào tạo khác từ 10 đến 26 đơn vị học trình. Với số lượng giảng viên của khoa hiện nay thì mỗi giảng viên dạy trung bình 2.7 môn học là đúng với thực tế. Khoa MLN có giá trị trung bình số môn học mà một giảng viên dạy thấp nhất. Khoa này, mỗi giảng viên dạy trung bình là 1.44 môn.

Về số năm kinh nghiệm giảng dạy

Bảng 2.3: Số năm kinh nghiệm giảng dạy


Số năm kinh nghiệm giảng dạy

N

Phần trăm

Dưới 5 năm

26

49.1

Từ 5 - 9 năm

15

28.3

Từ 10 - 15 năm

5

9.4

Trên 15 năm

7

13.2

Tổng số

53

100.0

Số liệu bảng 2.3 cho thấy có khoảng 49% giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy dưới 5 năm. Có nghĩa là số giáo viên trẻ có số năm giảng dạy dưới 5 năm chiếm gần một nửa số giáo viên trong trường tham gia trong nghiên cứu này. Có hơn 77% giáo viên có số năm kinh nghiệm giảng dạy dưới 10 năm. Điều này cũng cho thấy trường CĐSPTƯ có nhiều khoa mới mở nên đã tuyển một lượng lớn cán bộ giáo viên trẻ. Chỉ có 22,6% giáo viên có số năm kinh nghiệm giảng dạy từ 10 trở lên trong tổng số


giáo viên tham gia đợt khảo sát này. Số lượng giáo viên có kinh nghiệm trên 15 năm giảng dạy phần lớn đều thuộc về khoa GDMN, khoa được thành lập đã lâu và đồng thời là khoa lớn mạnh nhất của trường.

2.2.2. Thông tin chung về các sinh viên

Về số lượng sinh viên tham gia khảo sát ở các Khoa

Số liệu ở hình 2.1 phía dưới là thống kê số lượng SV các khoa tham gia trả lời phiếu.

MLN

SPAN

MAM NON

CNTT

GDDB

9.39%

9.8%

42.86%

14.69%

23.27%

Đợt khảo sát này có 255 phiếu của sinh viên tham gia khảo sát, tuy nhiên có 10 phiếu không xác định được sinh viên khoa nào (mã được nhập 9) nên đã loại xóa khỏi file dữ liệu. Sau khi xóa còn lại 245 phiếu. Trong đó, khoa Giáo dục Mầm non chiếm 42.86% tổng lượng sinh viên các khoa tham gia đợt khảo sát này. Đây là khoa có số lượng giảng viên và sinh viên đông nhất trường. Khoa có trên 40 lớp học với số lượng SV đào tạo ở trong

Hình 2.1: Thống kê về số lượng SV

tham gia trả lời phiếu của các khoa

và ngoài trường tới gần 1000 SV thuộc các hệ đào tạo khác nhau. Chỉ tính riêng sinh viên hệ cao đẳng chính quy đào tạo tại

trường cũng tới hơn 20 lớp. Chiếm gần ½ tổng lượng sinh viên chính quy trong trường. Khoa Giáo dục Đặc biệt có 57 sinh viên chiếm 23,27% tổng lượng sinh viên tham gia khảo sát. Đứng thứ ba là khoa Công nghệ Thông tin có 39 sinh viên chiếm 14.69% tổng lượng sinh viên tham gia khảo sát. Hai khoa có lượng sinh viên tham gia khảo sát thấp là khoa Sư phạm Âm nhạc với 24 sinh viên chiếm 9.8% và khoa Mác –Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh có 23 sinh viên tham gia chiếm 9.39%.

Về giới tính:

Bảng 2.4:Tỉ lệ sinh viên nam và sinh viên nữ tính theo khoa


Khoa

Giới tính

Nam

Nữ

GDMN


100.0

GDDB

3.5

96.5

CNTT

5.6

94.4

SPAN

8.3

91.7

MLN

4.3

95.7

Tổng cộng

4.34

95.66


Số liệu trong bảng 2.4 cũng cho thấy sự chênh lệch rất lớn giữa tỉ lệ sinh viên nam so với sinh viên nữ tham gia khảo sát. Cụ thể, tỷ lệ sinh viên nam là quá nhỏ (chỉ có 4.34%) so với tỉ lệ sinh viên nữ (chiếm 95.66%). Đặc biệt là trong ngành Sư phạm Giáo dục Mầm non thì hầu như không có sinh viên nam, nếu có chỉ là xác xuất rất thấp và điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế thể hiện nay ở các khoa Sư phạm đào tạo giáo viên ra dạy trẻ mầm non. Do đó, khoa có tỉ lệ sinh viên nữ nhiều nhất so với các khoa khác trong trường chắc chắn sẽ là khoa Giáo dục Mầm Non (với 100 % sinh viên nữ). Tương tự như vậy khoa Giáo dục Đặc biệt- đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật học hòa nhập trong các trường mầm non- cũng có tỉ lệ sinh viên nữ rất cao (chiếm tới 96.5%) chênh lệch nhiều so với tỉ lệ sinh viên nam (chỉ có 3.5%). Khoa có tỉ lệ sinh viên nam cao nhất trong đợt khảo sát này là khoa SPAN (hơn 8%) tương ứng với tỉ lệ sinh viên nữ là 91.7%. Các khoa Mác Lê-Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh và khoa Công nghệ thông tin có tỉ lệ sinh viên nữ là 95.7% và 94.4%. Ta thấy rằng các khoa khác trong trường có tỉ lệ sinh viên nam nhiều hơn 2 khoa Giáo dục Mầm non và khoa Giáo dục Đặc biệt. Xu hướng chung của các sinh viên nam đều muốn trở thành giáo viên dạy trường cấp 2 hơn là trở thành giáo viên mầm non.

Tuổi của các sinh viên

Bảng 2.5: Độ tuổi của sinh viên tham gia khảo sát


Độ tuổi

Tần suất

Phần trăm

20

2

0.8

21

37

15.1

22

176

71.8

23

19

7.8

24

11

4.5

Total

245

100.0

Số liệu ở trên cho biết có 245 sinh viên tham gia khảo sát có độ tuổi dao động từ 20 đến 24 năm với số trung bình là 22 năm, đồng thời cũng là độ tuổi phổ biến nhất trong mẫu khảo sát. Trong số các sinh viên tham gia khảo sát, có tới 71.8% sinh viên có độ tuổi là 22 năm. Có 2 sinh viên có độ tuổi thấp nhất là 20 chiếm 0.8%. Sinh viên có độ tuổi cao nhất là 24 tuổi chiếm 4.5% tương ứng với 11 sinh viên trong tổng số sinh viên tham gia khảo sát. Điều này cho thấy các em đều có độ tuổi cao hơn những sinh viên thi đỗ vào trường năm đầu từ 1-3 tuổi tính đến thời điểm khảo sát. Trên thực tế hiện nay ở Việt Nam các học sinh sau khi tốt nghiệp Trung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022