Biểu Đồ Biểu Diễn Hành Vi Không Đúng Trong Phòng Chống Nhiễm Giun Của 984 Chủ Hộ Gia Đình Ở 2 Xã Nghiên Cứu


Tỷ lệ (%)

79.4

81.8

71.5

68.1

57.1

43

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Không TX dùng BHLĐ

Không TX đi giày Thường xuyên

UNL

Không TXRT trước khi ăn & sau đại tiện

Không tẩy giun định kỳ

Không sử dụng NTHVS


Hình 3.10. Biểu đồ biểu diễn hành vi không đúng trong phòng chống nhiễm giun của 984 chủ hộ gia đình ở 2 xã nghiên cứu

Bảng 3.13 và Hình 3.10 khi phân tích từ 984 chủ hộ, biết được số người dân không thường xuyên dùng bảo hộ lao động (Bảo hộ lao động là sử dụng găng tay khi tiếp xúc với phân hoặc rác) chiếm 71,5%. Tỷ lệ người dân không đi giày hoặc dép trong lao động chiếm 68,1%. Tỷ lệ người dân uống nước lã thường xuyên khá cao chiếm 43,0%. Tỷ lệ người dân không thường xuyên rửa tay trước khi ăn và sau đại tiện để phòng nhiễm giun chiếm 79,4%. Tỷ lệ người dân không uống thuốc tẩy giun định kỳ cho bản thân và gia đình để phòng nhiễm giun là 57,1%. Tỷ lệ hộ gia đình không dùng nhà tiêu hợp vệ sinh khá phổ biến chiếm 81,8%.


3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm giun

3.2.3.1. Yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm giun đũa

Bảng 3.14. Mối liên quan giữa vệ sinh cá nhân và hành vi nhiễm giun đũa (n=984)


Yếu tố nguy cơ vệ sinh Cá nhân

Nhiễm

Không nhiễm

OR

95% CI

SL

%

SL

%

Dùng găng tay tiếp







xúc phân, rác







- Không

391

55,5

313

44,5

1


- Có

139

49,6

141

50,4

1,27

0,96-1,67

Đi giày hoặc dép







- Không thường xuyên

372

55,5

298

44,5

1


- Thường xuyên

158

50,3

156

49,7

1,23

0,94-1,61

Uống nước lã







-Thường xuyên

298

70,4

125

29,6

1


- Không thường xuyên

232

41,4

329

58,6

3,38

2,59-4,42

Rửa tay trước khi ăn,







sau đại tiện







- Không thường xuyên

445

57,0

336

43,0

1


- Thường xuyên

85

41,9

118

58,1

1,84

1,34-2,51

Tẩy giun định kỳ







- Không

373

66,4

189

33,6

1


- Có

157

37,2

265

62,8

3,33

2,56-4,34

Sử dụng nhà tiêu hợp







vệ sinh







- Không

438

54,4

367

45,6

1


- Có

92

51,4

87

48,6

1,13

0,82-1,56

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc, mỏ ở cộng đồng người Êđê tại 2 xã tỉnh Đăk Lăk và hiệu quả của biện pháp truyền thông điều trị nhiễm giun - 14


Qua Bảng 3.14 cho biết mối liên quan giữa yếu tố vệ sinh cá nhân và hành vi nhiễm giun đũa: Những người thường xuyên uống nước lã có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao hơn những người không uống nước lã (70,4% so với 41,4%). Sự khác biệt này mang ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao động từ 2,59-4,42. Những người không rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau đại



tiện có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao hơn những người thường xuyên rửa tay trước khi ăn và sau đại tiện (57,0% so với 41,9%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao động từ 1,34-2,51. Những người thường xuyên uống thuốc tẩy giun định kỳ có tỷ lệ nhiễm giun thấp hơn những người không uống thuốc tẩy giun định kỳ (37,2% so với 66,4%). Sự khác biệt này mang ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao động từ 2,56-4,34. Một số yếu tố khác dùng bảo hộ lao động (găng tay tiếp xúc phân hoặc rác), sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và đi giầy dép trong khi lao động chưa có mối liên quan với tỷ lệ nhiễm giun đũa.

Bảng 3.15. Phân tích đa biến mối liên quan giữa nhiễm giun đũa và các yếu tố nguy cơ (đặc trưng hành vi vệ sinh cá nhân các chủ hộ gia đình, n=984)

STT

Các yếu tố nguy cơ

p

1

Dùng găng tay tiếp xúc phân, rác (có/không)

>0,05

2

Đi giày hoặc dép trong lao động (có/không)

>0,05

3

Uống nước lã (có/không)

<0,05

4

Rửa tay trước khi ăn, sau đại tiện (có/không)

<0,05

5

Tẩy giun định kỳ (có/không)

<0,05

6

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (có/không)

>0,05

Theo kết quả Bảng 3.15 khi phân tích đa biến về mối liên quan nhiễm giun đũa và một số yếu tố nguy cơ (đặc trưng vệ sinh cá nhân của các chủ hộ gia đình), có 6 yếu tố được đưa vào phương trình hồi qui đa biến, 3 yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ nhiễm giun đũa (với p<0,05). Uống nước lã, không rửa tay trước khi ăn, không rửa tay sau đại tiện và không tẩy giun định kỳ có nguy cơ nhiễm giun đũa cao hơn những người khác.


3.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm giun tóc

Bảng 3.16. Mối liên quan giữa hành vi vệ sinh cá nhân và nhiễm giun tóc (n=984)


Yếu tố nguy cơ vệ sinh

Cá nhân

Nhiễm

Không nhiễm

OR

95% CI

SL

%

SL

%

Dùng găng tay tiếp







xúc phân, rác

- Không

- Có

9

6

1,3

2,1

695

274

98,7

97,9

1

0,59


0,21-1,68

Đi giày hoặc dép







- Không thường xuyên

12

1,8

658

98,2

1


- Thường xuyên

3

1,0

311

99,0

1,89

0,53-6,75

Uống nước lã







-Thường xuyên

12

2,8

411

97,2

1


- Không thường xuyên

3

0,5

558

99,5

5,43

1,52-19,37

Rửa tay trước khi ăn,







sau đại tiện







- Không thường xuyên

13

1,7

768

98,3

1


- Thường xuyên

2

1,0

201

99,0

1,70

0,38-7,60

Tẩy giun định kỳ







- Không

7

1,2

555

98,8

1


- Có

8

1,9

414

98,1

0,65

0,23-1,81

Sử dụng nhà tiêu hợp







vệ sinh







- Không

13

1,6

792

98,4

1


- Có

2

1,1

177

98,9

1,45

0,32-6,49


Khi phân tích kết quả tại Bảng 3.16 cho thấy những người thường xuyên uống nước lã có tỷ lệ nhiễm giun tóc cao hơn những người không uống nước lã (2,8% so với 0,5%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao động từ 1,52-19,37. Những người không rửa tay thường xuyên trước



khi ăn và sau khi đi đại tiện có tỷ lệ nhiễm giun tóc cao hơn so với những người thường xuyên có rửa tay trước khi ăn và sau đại tiện (1,7% so với 1,0%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao động từ 0,38-7,60. Những yếu tố không dùng găng tay tiếp xúc với phân hoặc rác, không đi giày hoặc dép trong lao động, không uống thuốc tẩy giun định kỳ chưa có mối liên quan với tỷ lệ nhiễm giun tóc.

Bảng 3.17. Phân tích đa biến mối liên quan giữa nhiễm giun tóc và các yếu tố nguy cơ (hành vi vệ sinh cá nhân các chủ hộ gia đình, n=984)

STT

Các yếu tố nguy cơ

P

1

Dùng gang tay tiếp xúc phân, rác (có/không)

>0,05

2

Đi giày hoặc dép trong lao động (có/không)

>0,05

3

Uống nước lã (có/không)

<0,05

4

Rửa tay trước khi ăn, sau đại tiện (có/không)

<0,05

5

Tẩy giun định kỳ (có/không)

>0,05

6

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (có/không)

>0,05


Bảng 3.17 cho biết khi phân tích đa biến về mối liên quan giữa nhiễm giun tóc và một số yếu tố nguy cơ (đặc trưng vệ sinh cá nhân các chủ hộ gia đình) đã chỉ ra 2 trong 6 yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ hiện nhiễm giun tóc với, (p<0,05). Yếu tố uống nước lã và yếu tố không rửa tay trước khi ăn; sau đại tiện có nguy cơ nhiễm giun tóc cao hơn những người khác.


3.2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm giun móc/mỏ

Bảng 3.18. Mối liên quan giữa vệ sinh cá nhân và hành vi nhiễm giun móc/mỏ

(n=984)


Yếu tố vệ sinh Cá nhân

Nhiễm

Không nhiễm

OR

95% CI

SL

%

SL

%

Dùng găng tay tiếp xúc







phân, rác







- Không

334

47,4

370

52,6

1


- Có

83

29,6

197

70,4

2,14

1,59-2,88

Đi giày hoặc dép







- Không thường xuyên

316

47,2

354

52,8

1


- Thường xuyên

101

32,2

213

67,8

1,88

1,42-2,49

Uống nước lã







-Thường xuyên

176

41,6

247

58,4

1


- Không thường xuyên

241

43,0

320

57,0

0,95

0,73-1,22

Rửa tay trước khi ăn, sau







đại tiện







- Không thường xuyên

319

40,8

462

59,2

1


- Thường xuyên

98

48,3

105

51,7

0,74

0,54-1,01

Tẩy giun định kỳ







- Không

237

42,2

325

57,8

1


- Có

180

42,7

242

57,3

1,02

0,79-1,32

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ







sinh







- Không

370

46,0

435

54,0

1


- Có

47

26,3

132

73,7

2,39

1,67-3,43


Tại Bảng 3.18 cho thấy những người không dùng găng tay tiếp xúc phân hoặc rác có tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao hơn so với những người có dùng bảo hộ lao động (47,4% so với 29,6%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao động từ 1,59-2,88. Số người không đi giày dép thường xuyên có tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao hơn nhóm thường xuyên đi



giày dép (47,2% so với 32,2%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao động từ 1,42-2,49. Hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ thấp hơn so với hộ gia đình không sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (26,3% so với 46,0%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao động từ 1,67-3,43. Những yếu tố uống nước lã, không rửa tay trước khi ăn, không tẩy giun định kỳ chưa có mối liên quan với tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ.

Bảng 3.19. Phân tích đa biến mối liên quan giữa nhiễm giun móc/mỏ và các yếu tố nguy cơ (hành vi cá nhân các chủ hộ gia đình, n=984)


STT

Các yếu tố nguy cơ

p

1

Dùng găng tay tiếp xúc phân, rác (có/không)

<0,05

2

Đi giày hoặc dép trong lao động (có/không)

<0,05

3

Uống nước lã (có/không)

>0,05

4

Rửa tay trước khi ăn, sau đại tiện (có/không)

>0,05

5

Tẩy giun định kỳ (có/không)

>0,05

6

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (có/không)

<0,05


Bảng 3.19 cho thấy kết quả phân tích đa biến về mối quan hệ giữa nhiễm giun móc/mỏ và một số yếu tố nguy cơ (đặc trưng về thực hành cá nhân), trong 6 yếu tố đưa vào phương trình hồi qui đa biến có 3 yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ với (p<0,05). Những người không dùng găng tay tiếp xúc phân hoặc rác, không đi giày dép trong lao động, không sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ cao hơn những người khác.


3.3. Đánh giá hiệu quả biện pháp truyền thông và điều trị nhiễm giun tại cộng đồng nghiên cứu

3.3.1. Hiệu quả dùng thuốc mebendazol điều trị các loại giun

Bảng 3.20. Tỷ lệ sạch trứng, giảm trứng giun đũa, giun móc/mỏ sau điều trị 21 ngày bằng thuốc mebendazol 500 mg liều duy nhất (n=216) ở xã Hòa Xuân


Loài giun

Số người theo dõi

Số người sạch trứng

(%)

sạch trứng (a)

Cường độ nhiễm trước

ĐT

Cường độ nhiễm sau ĐT

(%)

giảm trứng (b)

G.đũa (1)

216

193

89,4

332,68

15,60

95,3

G.móc/mỏ (2)

216

164

75,9

29,38

6,12

79,2


p(1a,2a) <0,05

p(1b,2b) <0,05



Bảng 3.20 cho biết sau khi chọn ngẫu nhiên ra được 216 người nhiễm giun đũa và 216 người nhiễm giun móc/mỏ (không phân biệt nam giới hay nữ giới; không phân biệt trẻ em hay người lớn) dựa trên danh sách xét nghiệm dương tính trong phân đợt I tại xã Hòa Xuân và đã uống thuốc mebendazol 500mg liều duy nhất để theo dõi sau 21 ngày điều trị cho thấy: Đối với giun đũa tỷ lệ sạch trứng 89,4% và tỷ lệ giảm trứng là 95,3%. Đối với giun móc/mỏ, tỷ lệ sạch trứng 75,9% và tỷ lệ giảm trứng là 79,2%. Tỷ lệ sạch trứng đối với giun đũa cao hơn tỷ lệ sạch trứng giun móc/mỏ, (89,4% so với 75,9%); sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ giảm trứng giun đũa cao hơn giun móc/mỏ (95,3% so với 79,2%), với (p<0,05).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2022