Bản Đồ Hành Chính Của Tỉnh Đắk Lắk (2006) [16]


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu


Là người dân tộc Ê đê từ 2 tuổi (24 tháng) trở lên trong các hộ gia đình đang sinh sống tại xã Hòa Xuân của thành phố Buôn Ma Thuột và xã Ea Tiêu huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk, không phân biệt giới tính, tuổi, trình độ văn hóa và nghề nghiệp.

2.2. Thời gian nghiên cứu


Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11 năm 2005 đến tháng 12 năm 2007

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.


2.3. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc, mỏ ở cộng đồng người Êđê tại 2 xã tỉnh Đăk Lăk và hiệu quả của biện pháp truyền thông điều trị nhiễm giun - 9


Tiến hành chọn 2 địa điểm đồng bào dân tộc Ê đê đang sinh sống có tương đồng về tập quán canh tác, điều kiện kinh tế gia đình, văn hóa chưa thay đổi nhiều qua thời gian, còn nhiều tập tục lạc hậu,... Theo đơn vị hành chính của tỉnh Đắk Lắk đây là những địa bàn thuộc vùng khó khăn, và có trên 65% người dân tộc Ê đê trong tổng số dân của xã. (Theo niên giám thống kê 2006) [16].

Cộng đồng người dân tộc Ê đê ở xã Hòa Xuân thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, được áp dụng can thiệp điều trị đặc hiệu là thuốc tẩy giun mebendazol liều duy nhất 500mg/ viên và kết hợp truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) về phòng chống nhiễm giun truyền qua đất.

Cộng đồng người dân tộc Ê đê xã Ea Tiêu thuộc huyện Krông Ana chọn làm chứng (dùng thuốc Bcomplex và acid folic sắt và chỉ được dùng thuốc tẩy giun một lần cho những người nhiễm khi nghiên cứu kết thúc).



Hai địa điểm nghiên cứu trên cùng có điều kiện vệ sinh môi trường chưa tốt như: trâu, bò, lợn thả rông ở trong buôn làng, chuồng gia súc còn ở dưới gầm nhà sàn hoặc gần nhà, nhà tiêu đào nông không hợp vệ sinh phổ biến, tập quán uống nước lã, nước sinh hoạt là giếng đào không hợp vệ sinh, người dân thường xuyên đi chân đất khi làm vườn khá phổ biến ở trong cộng đồng.

Từ năm 2005 về trước cả hai xã chưa được hưởng lợi từ chương trình thực hiện về uống thuốc tẩy giun cũng như thông tin TT-GDSK phòng chống nhiễm giun.


Hình 2.1. Bản đồ hành chính của tỉnh Đắk Lắk (2006) [16]


Tỉnh Đắk Lắk bao gồm một thành phố (thành phố Buôn Ma Thuột), 13 huyện (nay có 14 huyện), 149 xã, 13 phường và 13 thị trấn (nay có 14 thị trấn). Diện tích tự nhiên có 13.125,37 Km2; dân số 1.737.376 người, mật độ


dân số trung bình toàn tỉnh là: 132,37 người/km2 (Theo niên giám thống kê 2006) [16].



Hình 2.2. Bản đồ hành chính của thành phố Buôn Ma Thuột (2006) [16]


Thành phố Buôn Ma Thuột có 13 phường và 8 xã.

Diện tích tự nhiên: 377,18 km2. Dân số là: 321.370 người.

Mật độ dân số là: 852,03 người/km2.

(Theo niên giám thống kê 2006) [16]


Xã Hòa Xuân được chọn từ một trong 21 xã phường của thành phố Buôn Ma Thuột.




Hình 2.3. Bản đồ hành chính của huyện Krông Ana (2006) [16]


Xã Ea Tiêu thuộc một trong một thị trấn và 11 xã của huyện Krông A Na. Huyện Krông A Na hiện nay chia thành 2 huyện mới đó là huyện Krông A Na và huyện Cư Kuin (huyện Cư Kuin được thành lập vào cuối năm 2007), như vậy hiện nay có 2 thị trấn và 14 xã. Diện tích tự nhiên có 1.644,39 km2, dân số là: 197.171 người và mật độ dân số là: 305,98 người/km2. (Theo niên giám thống kê 2006) [16].

2.4. Nội dung nghiên cứu


- Điều tra tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm giun bằng kỹ thuật xét nghiệm phân Kato-Katz (xét nghiệm phân chuẩn của WHO khuyến cáo).



- Điều trị đặc hiệu bằng thuốc tẩy giun mebendazol 500mg, theo phác đồ do Bộ Y tế hướng dẫn với liều duy nhất 500mg đối với giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ cho toàn bộ những trường hợp xét nghiệm phân có trứng giun trong phân. Thuốc mebendazol đã được WHO khuyến cáo dùng điều trị hàng loạt cho người lớn và trẻ em kể cả trẻ nhỏ (24 tháng tuổi, có nước dùng cho cả trẻ 12 tháng tuổi ). Thuốc đã được điều trị áp dụng điều trị cho học sinh tại cộng đồng trên nhiều tỉnh ở Việt Nam trong nhiều năm qua, được nhiều tác giả cho rất hiệu quả và an toàn.

- Đánh giá hiệu quả của thuốc mebendazol sau 21 ngày điều trị.

- Theo dõi tái nhiễm giun ở các cá thể nhiễm giun sau 2 tháng và 4 tháng điều trị.

- Điều tra kiến thức, thái độ, thực hành của người dân trong cộng đồng hai xã nghiên cứu.

- Truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng nhiễm giun cho mọi người dân trong xã Hòa Xuân với nội dung: về vệ sinh cá nhân, thay đổi tập quán không hợp vệ sinh, cung cấp thông tin về tác hại, đường nhiễm giun; hướng dẫn xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, dời chuồng gia súc xa nhà ở. Hướng dẫn qui trình rửa tay sạch trước khi ăn, sau đại tiện, không đi chân đất khi làm rẫy, không uống nước chưa đun sôi, đi đại tiện vào nhà tiêu và cách vệ sinh nhà tiêu. Hướng dẫn cộng tác viên y tế buôn về chọn thuốc, giới thiệu một số tác dụng phụ và cách sử dụng thuốc tẩy giun theo qui định của Bộ Y Tế.

- Phương pháp TT-GDSK là thảo luận nhóm trực tiếp tại hộ gia đình hoặc các buổi sinh hoạt tại nhà cộng đồng của buôn; lặp đi lặp lại nhiều lần để người dân nhớ, giúp người dân từng bước nhận thức đúng và thực hiện hành vi có lợi cho sức khỏe cá nhân và cả cộng đồng. Thông qua truyền thông trực



tiếp đã lôi cuốn được nhiều người dân tham gia, người dân có cơ hội trao đổi với cán bộ Y tế để nhận được tư vấn về tác hại, đường lây của giun, qui trình xây dựng nhà tiêu, qui trình sử dụng nhà tiêu. Ngược lại thông qua thảo luận cán bộ y tế sẽ nhận biết rõ thuận lợi và khó khăn của người dân, để đề ra kiến nghị đúng thực tế tại cộng đồng người dân Ê đê.

2.5. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài này sử dụng hai phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và nghiên cứu can thiệp cộng đồng [5],[43],[85],[86],[100].

2.5.1. Thiết kê nghiên cứu


2.5.1.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang


- Mô tả tỷ lệ và cường độ nhiễm giun.


- Mô tả Kiến thức-Thái độ-Thực hành của người dân về phòng chống nhiễm giun qua điều tra KAP (knowledge, attitude, practice).

- Mô tả một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mức độ nhiễm giun.


2.5.1.2. Nghiên cứu can thiệp cộng đồng


- Điều trị đặc hiệu bằng thuốc mebendazol: xác định tỷ lệ sạch trứng, giảm trứng, tỷ lệ tái nhiễm giun sau 2 tháng và 4 tháng điều trị.

- Áp dụng các biện pháp TT - GDSK về phòng chống nhiễm giun



2.5.1.3. Sơ đồ nghiên cứu


Cộng đồng dân cư nghiên cứu


Điều tra cơ bản

lần 1

Uống thuốc vitamin

Xã can thiệp (Hòa Xuân)

Xã chứng (Ea Tiêu)

Điều tra cơ bản

Trước can thiệp


Can thiệp lần 1 TT-GDSK

Điều trị đặc hiệu


Can thiệp lần 2 TT-GDSK

Điều trị đặc hiệu

Uống thuốc vitamin


Can thiệp lần 3 TT-GDSK

Điều trị đặc hiệu

Uống thuốc vitamin



Điều tra đánh giá

sau can thiệp

Điều tra

lần 2



So sánh kết quả trước và sau can thiệp

So sánh kết quả điều tra lần 1 và lần 2

So sánh

Nhóm can thiệp và nhóm chứng


Hình 2.4. Sơ đồ nghiên cứu


2.5.2. Phương pháp chọn mẫu

2.5.2.1. Chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun [5],[43],[85],[86],[100]

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Toàn bộ người dân tộc Ê đê từ 2 tuổi (trên 24 tháng) trở lên.

+ Sống tại xã Hòa Xuân và xã Ea Tiêu.

+ Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

- Tiêu chuẩn loại trừ (ngay từ đầu nghiên cứu):

+ Không phải là người dân tộc Ê đê.

+ Trẻ em dưới 2 tuổi (dưới 24 tháng).

+ Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú.

+ Đã uống thuốc tẩy giun 6 tháng trước khi đề tài nghiên cứu.

+ Không đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Cỡ mẫu:

Cỡ mẫu được tính theo công thức

2 p(1p)


Trong đó:

+ n: là cỡ mẫu.

n 1/ 2

d 2

(2.1)

+ Ζ(1-α/2): Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% (Ζ(1-α/2)= 1,96).

+ p: Tỷ lệ nhiễm giun ước lượng ở miền Trung - Tây Nguyên 37% (theo WHO 2006).

+ q: Tỷ lệ ước lượng người không bị nhiễm giun 63%

+ d: Độ chính xác (hay là sai số cho phép) 3%. Cỡ mẫu sẽ là:

1,962 x (37 x 63)

n = 32

= 994,97

Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu theo công thức (2.1) là 995 người, nhưng để tăng độ chính xác và trên thực tế nghiên cứu đã lấy toàn bộ người Êđê ở

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 07/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí