Chọn Mẫu Cho Nghiên Cứu Mô Tả Cắt Ngang Về Điều Tra Kiến Thức, Thái Độ Thực Hành (Kap) Của Người Dân Và Các Yếu Tố Nguy Cơ Nhiễm Giun


hai xã nghiên cứu là 3251 người tham gia vào xét nghiệm phân, trong đó xã Ea Tiêu có 1506 người và xã Hòa Xuân có 1745 người.

- Kỹ thuật chọn mẫu

Dựa vào danh sách số hộ gia đình, được Ủy ban nhân dân xã Ea Tiêu và xã Hòa Xuân cung cấp, tất cả các thành viên của từng hộ gia đình đều đưa vào danh sách xét nghiệm phân sau khi loại bỏ theo tiêu chuẩn chọn mẫu.


2.5.2.2. Chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang về điều tra kiến thức, thái độ thực hành (KAP) của người dân và các yếu tố nguy cơ nhiễm giun [5],[43],[86],[100]

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Chủ hộ gia đình hoặc đại diện gia đình (> 18 tuổi)

+ Sống tại xã Hòa Xuân và xã Ea Tiêu.

+ Là người dân tộc Ê đê

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

+ Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

- Tiêu chuẩn loại trừ (ngay từ đầu nghiên cứu):

Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc, mỏ ở cộng đồng người Êđê tại 2 xã tỉnh Đăk Lăk và hiệu quả của biện pháp truyền thông điều trị nhiễm giun - 10

+ Không phải là người dân tộc Ê đê.

+ Người đại diện chưa đủ 18 tuổi hoặc mắc bệnh tâm thần.

+ Không đồng ý tham gia nghiên cứu đến khi nghiên cứu kết thúc.

Cỡ mẫu được tính theo công thức


2 p(1p)


Trong đó:

- n: là cỡ mẫu.

n 1/ 2

d 2

(2.2)

-Ζ(1-α/2): Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% (Ζ(1-α/2) = 1,96).

- p: Tỷ lệ số người đại diện hộ gia đình trả lời đúng là 50%.

- q: Tỷ lệ ước lượng người đại diện hộ gia đình trả lời không đúng 50%.

- d: Độ chính xác (hay là sai số cho phép) 5 %.



Cỡ mẫu sẽ là:


1,962 x (0,5 x 0,5)

n = 0,052


= 384,16

Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu theo công thức (2.2) là 384 người đại diện cho từng hộ gia đình, để tăng độ chính xác và trên thực tế lấy toàn bộ số hộ người dân Ê đê cả hai xã nghiên cứu là 984 (chủ hộ), trong đó: xã Ea Tiêu có 460 (chủ hộ) và xã Hòa Xuân có 524 (chủ hộ).

- Tiêu chuẩn chọn mẫu

Lấy toàn bộ các hộ gia đình, thông qua danh sách được Ủy ban nhân dân xã cung cấp. Mỗi hộ chỉ chọn ra một người là chủ hộ gia đình hoặc người đại diện ở trong gia đình >18 tuổi, theo tiêu chuẩn loại trừ.

2.5.2.3. Chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp điều trị đặc hiệu bằng thuốc mebendazol viên 500mg, liều duy nhất.

Tiêu chuẩn chọn đối tượng:

- Chọn người nhiễm giun trong xét nghiệm phân đợt I ở xã Hòa Xuân.

- Không phân biệt giới, độ tuổi.

- Người dân tộc Ê đê sống ở xã Hòa Xuân.

- Đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Uống thuốc đủ cả 3 đợt vào tháng 03/2006; 09/2006 và 03/2007;

Tiêu chuẩn loại trừ (ngay từ đầu nghiên cứu):

- Không phải là người dân tộc Ê đê xã Hòa Xuân.

- Trẻ em dưới 24 tháng, phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú.

- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.


Cỡ mẫu:

Toàn bộ những người có nhiễm trứng giun trong xét nghiệm phân đợt I đưa vào danh sách uống thuốc và theo dõi suốt 3 đợt điều trị liên tục (03/2006; 09/2006 và 03/2007).

2.5.2.4. Chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp bằng TT- GDSK

Cỡ mẫu: Truyền thông –GDSK cho toàn bộ người dân và học sinh ở xã Hòa Xuân.

2.5.2.5. Chọn mẫu cho nghiên cứu theo dõi những người đã được điều trị đợt 1: sau 21 ngày, 2 tháng và 4 tháng

Tiêu chuẩn chọn đối tượng:

- Những người nhiễm giun đã được điều trị đợt I ở xã Hòa Xuân.

- Đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Không có trong danh sách điều trị đợt I ở xã Hòa Xuân

- Không đồng ý tham gia nghiên cứu (3 đợt xét nghiệm phân 21 ngày, 2 tháng và 4 tháng).

Cỡ mẫu:

n ( 1

/ 2 ) pqF

Áp dụng công thức:

( P1

P2 ) 2

(2.3)


Trong đó:

- n: là cỡ mẫu.

- α = 0,05 thì Ζα/2 = 2 (thay cho 1,96).

- 1- β = 0,90 thì Ζβ = 1,28 thì F sẽ là 10.5

- p1: Tỷ lệ tái nhiễm sau 4 tháng là 24% và p2 tỷ lệ tái nhiễm sau 6 tháng 46% (theo nghiên cứu của Lê Cao Khải, 2004) [49].

- p = (p1 +p2)/2 = (0,24-0.46)/2= 0,35.

- q = (1-p) = 1 - 0,35 = 0,65.


- d = 0,22 (tỷ lệ tái nhiễm sau 4 tháng, p1 = 24%, tỷ lệ tái nhiễm sau 6 tháng, p2 = 46%).

Thay vào công thức (2.3) ta có:

2 x 0,386 x 0,688 x 10,5

n =

0,1482

= 211


Theo công thức 2.3, cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu là 211 người, nhưng trên thực tế chúng tôi nghiên cứu 216 người bị nhiễm giun đũa và 216 người nhiễm giun móc/mỏ.

Tiêu chuẩn chọn mẫu:

- Chọn ngẫu nhiên những người xét nghiệm phân có trứng giun đũa hoặc giun móc/mỏ trong điều tra đợt I, của danh sách xã Hòa Xuân.

- Mỗi hộ gia đình chỉ chọn một người, không phụ thuộc nghề nghiệp và tuổi đều được đưa vào danh sách nghiên cứu cho tới khi đủ số lượng nghiên cứu theo mẫu đã chọn.

- Người tham gia đồng ý theo dõi liên tục sau 3 đợt xét nghiệm phân.

2.6. Kỹ thuật thu thập thông tin

2.6.1. Kỹ thuật điều tra xã hội học [6],[7],[8],[17],[18],[26],[89]

Sử dụng các thông tin của sở y tế, trạm y tế, ủy ban nhân dân xã, và niên giám thống kê thuộc tỉnh Đắk Lắk để thu thập các dữ liệu: dân số vùng nghiên cứu, mật độ cơ cấu dân số và phân vùng địa dư, ...vào năm 2006. Ngoài ra còn sử dụng phỏng vấn trực tiếp và thảo luận tại cộng đồng theo từng vấn đề có ghi âm và ghi biên bản do thơ ký thực hiện.

2.6.2. Kỹ thuật điều tra kiến thức, thái độ thực hành


Thu thập số liệu về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và chống bệnh giun bằng bộ câu hỏi. Phỏng vấn trực tiếp với 460 chủ hộ xã Ea Tiêu và 524 chủ hộ xã Hòa Xuân về những thông tin liên quan tới nghiên cứu. Đảm nhiệm thực hiện do cán bộ bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Tây Nguyên



kết hợp, trạm y tế xã, y tế thôn buôn tại hai xã nghiên cứu. Tiến hành điều tra sau khi đã được tập huấn và thử nghiệm bộ câu hỏi bao gồm các thông tin sau:

- Thông tin về vệ sinh cá nhân.


- Thông tin hiểu biết về giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ.


- Thông tin về hộ gia đình.


- Quan sát thu thập thông tin cần thiết phục vụ nghiên cứu bằng bản kiểm về vệ sinh cá nhân và thực trạng nhà tiêu của từng hộ gia đình.

Tiến hành phỏng vấn chủ hộ gia đình bằng một bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp gồm những câu hỏi dạng đóng, đơn giản, dễ hiểu. Khi phỏng vấn chúng tôi kết hợp quan sát nhà tiêu của hộ gia đình (có nhà tiêu không? Nhà tiêu loại gì? Nhà tiêu có mùi hôi cách 5 m không? Nhà tiêu có được vệ sinh thường xuyên không? Nhà tiêu có chắn xung quanh và lợp mái không?...).

2.6.3. Can thiệp thuốc điều trị đặc hiệu


Chọn thuốc điều trị là mebendazol liều duy nhất 1 viên 500mg. Điều trị 3 đợt: tháng 3, tháng 9 năm 2006 và tháng 03 năm 2007. Đây là khoảng thời gian mà người dân rảnh rỗi nhất, không bận rộn ngày mùa, mặt khác đây là thời điểm giao mùa giữa mùa mưa và mùa nắng. Liều điều trị duy nhất của mebendazol 500mg/viên. Tiến hành uống thuốc tại hộ gia đình dựa theo danh sách xét nghiệm phân có trứng giun. Uống thuốc dưới sự giám sát của cán bộ nghiên cứu, cán bộ trạm y tế xã và cán bộ của buôn. Tất cả những người uống thuốc được lập danh sách để theo dõi ghi nhận tác dụng phụ và theo dõi tiếp sau 21 ngày, 2 tháng và 4 tháng.

2.6.4. Kỹ thuật can thiệp bằng TT-GDSK về phòng chống nhiễm giun

Thời gian thực hiện từ tháng 12 năm 2005 liên tục đến tháng 11 năm 2007.


Mục đích:

- Tuyên truyền - GDSK cho người dân và học sinh hiểu biết về bệnh giun để giúp họ có ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh gia đình, vệ sinh buôn làng.

- Vận động, khuyến khích và tư vấn các hộ gia đình xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh.

Các bước tiến hành:

- Làm việc với UBND xã về kế hoạch hoạt động nghiên cứu.

- Xây dựng nhóm tuyên truyền viên:

Mỗi buôn: có 01 cán bộ y tế buôn, 01 buôn trưởng, 01 phụ nữ buôn, 01 già làng, 01 cán bộ Đoàn thanh niên tham gia nhóm TT - GDSK về phòng chống nhiễm giun, trong đó cán bộ y tế buôn làm trưởng nhóm. Toàn nhóm được tập huấn kỹ trước khi triển khai nghiên cứu, sau tập huấn tiến hành triển khai thử tại cộng đồng của buôn để rút kinh nghiệm. Hoạt động được báo cáo kết quả tại buổi giao ban trạm y tế xã vào ngày 04 hàng tháng.

Nội dung tuyên truyền cho người dân hiểu biết về giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ; phương thức lây truyền, tác hại của từng loại giun đến sức khỏe khi bị nhiễm giun. Giới thiệu 2 loại thuốc điều trị: mebendazol hoặc albendazol, hướng dẫn chỉ định và chống chỉ định. Giới thiệu mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh, qui trình vệ sinh vào bảo quản các loại nhà tiêu, qui trình rửa tay sạch,...

Tài liệu: 01 bộ tranh lật, 01 bộ poster, 01 băng video cho mỗi tuyên truyền viên.

Thực hiện qua các buổi họp dân hay trao đổi tại nhà, phát tờ rơi về phòng chống giun tới tận các hộ gia đình.

Mỗi trường học: có 01 thành viên trong Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo chủ nhiệm lớp được tập huấn kỹ trước nghiên cứu, sau tập huấn tiến hành triển khai thử tại các lớp học để rút kinh nghiệm.



Hoạt động được thực hiện và báo cáo kết quả tại buổi giao ban trạm y tế xã 01 tháng một lần thông qua kết quả về nội dung vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp của từng lớp học vào buổi chào cờ hàng tuần.

Tại trạm y tế: Trạm trưởng y tế đôn đốc, kiểm tra, báo cáo quá trình hoạt động của các thành viên, vào buổi họp giao ban đầu tháng.

- Thông qua nhóm tuyên truyền viên thực hiện vận động, hướng dẫn hộ gia đình tham gia xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Phổ biến kỹ thuật xây dựng một nhà tiêu mẫu, vị trí xây dựng, cách thức sử dụng, cách thức vệ sinh mỗi loại nhà tiêu qua các buổi họp dân hay trao đổi tại nhà. Báo cáo lại 01 tháng/ lần tại buổi giao ban với trạm y tế hàng tháng cùng cán bộ nghiên cứu.

Hình thức truyền thông (truyền thông trực tiếp) [18],[26]

- Trao đổi tại các buổi họp giao ban ở trạm y tế hoặc ủy ban xã hoặc các buổi sinh hoạt tại trường hoặc sinh hoạt tại nhà cộng đồng nhằm tìm hiểu xem người dân đã biết, tin và làm gì về vấn đề xây dựng nhà tiêu, sự đại tiện ngoài nhà tiêu, đi chân đất trong sinh hoạt hàng ngày, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi cầu, uống nước lã, vệ sinh ăn uống,... Thông qua các buổi sinh hoạt này chúng tôi giải thích lợi ích của hành vi mới, tìm ra các lý do cản trở đến việc thay đổi hành vi, làm cơ sở để xây dựng nội dung truyền thông phù hợp với hiểu biết của người dân.

- Phát tờ rơi đến học sinh và các hộ gia đình hoặc trình chiếu băng video.

- Tổ chức cho học sinh hoặc chủ hộ gia đình tham quan mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh trong buôn, phân tích mặt ưu điểm và nhược điểm từng loại nhà tiêu. Hướng dẫn qui trình sử dụng của từng loại nhà tiêu, qui trình kiểm tra và vệ sinh nhà tiêu hằng tuần.


Đánh giá kết quả TT-GDSK về phòng chống giun [7],[8],[17],[26]:

- Hiểu biết đúng của người dân về đường lây truyền của bệnh giun: trước và sau 2 năm TT-GDSK.

- Hiểu biết đúng của người dân về tác hại khi bị nhiễm bệnh giun: trước và sau 2 năm TT-GDSK.

- Thực trạng sử dụng nhà tiêu của người dân xã Hòa Xuân: trước và sau 2 năm TT-GDSK.

- Hành vi cá nhân về phòng nhiễm giun của người dân sau 2 năm TT- GDSK.

- Đối tượng được đánh giá: Tất cả các chủ hộ gia đình hoặc người trên 18 tuổi đại diện hộ gia đình tham gia nghiên cứu.

2.6.5. Kỹ thuật xét nghiệm phân

Cách lấy bệnh phẩm: [3],[4],[25],[67].

- Phân đựng vào lọ sạch, có dán nhãn để ghi tên, tuổi, mã số (cộng tác viên phải ghi đầy đủ các thông tin trước khi phát cho từng người trong hộ, vào mỗi buổi tối).

- Cộng tác viên hướng dẫn tỷ mỷ cho người dân cách lấy phân (không được dính đất cát, lấy ở nhiều vị trí trên rìa khuôn phân, khối lượng phân cần lấy khoảng 5g (bằng 2 hạt lạc), bằng thanh tre có kèm theo).

- Hẹn người dân nộp lại mẫu bệnh phẩm phân vào ngay sáng hôm sau, cộng tác viên kiểm tra số lượng phân của mỗi lọ, mã số của từng người, thu lại và bàn giao cho nhóm xét nghiệm ngay buổi sáng hôm đó.

Kỹ thuật xét nghiệm áp dụng trong nghiên cứu [126],[137],[157]

Hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật xét nghiệm tìm trứng giun trong phân, mỗi kỹ thuật có những ưu điểm và nhược điểm. Chúng tôi sử dụng kỹ thuật Kato-Katz (theo qui trình của WHO) với các lý do dưới đây:

- Thuận lợi hơn, đơn giản hơn, nhanh hơn so với các kỹ thuật khác.

- Kỹ thuật này có độ chính xác cao, có thể áp dụng tại cộng đồng.

- Định lượng được trứng giun trong phân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2022