Phân Biệt Du Lịch Quốc Tế Và Du Lịch Nội Địa


người khác trong thời gian du lịch của khách. Nó bao gồm chi tiêu của du khách cũng như chi phí được trả hoặc hoàn trả bởi người khác.

Như vậy, sự khác biệt giữa tiêu dùng và chi tiêu du lịch là ở các loại sản phẩm vật chất và dịch vụ không phải trả tiền. Theo khuyến nghị quốc tế hiện nay, giới hạn phạm vi tiêu dùng du lịch gắn với các hoạt động của khách du lịch khi vào hoặc ra khỏi phạm vi lãnh thổ của nước nghiên cứu. Việc tiêu dùng của khách du lịch mà không có bất kỳ hoạt động chi tiêu nào tại lãnh thổ nước nghiên cứu sẽ không được xem xét để đưa vào tiêu dùng du lịch liên quan tới lãnh thổ nước đó. Ví dụ như vé máy bay của khách du lịch Mỹ bay trực tiếp từ New york tới Paris trên hãng hàng không Anh quốc sẽ không được tính vào tiêu dùng du lịch của nước Anh.

b. Các khái niệm khi xem xét từ phía cung

(8) Sản phẩm du lịch là tất cả các sản phẩm tiêu dùng hoặc phi tiêu dùng có mối quan hệ với du lịch trong nền kinh tế. Các sản phẩm này được phân loại chi tiết trong Bảng 1.3 dưới đây:

Bảng 1.3: Bảng phân loại sản phẩm du lịch


Tên, loại sản phẩm

Nội dung

1.

Các sản phẩm tiêu dùng

Là các sản phẩm sẽ sử dụng trong chuyến đi của khách du lịch.

1.1.

Các sản phẩm tiêu dùng đặc trưng, gồm các sản phẩm đại diện để so sánh quốc tế về chi phí du lịch, gồm:

Là các sản phẩm chiếm một tỷ lệ lớn trong tiêu dùng của khách du lịch. Khi không có khách du lịch, các sản phẩm này có thể sẽ không còn tồn tại nữa, hoặc mức độ tiêu

dùng sẽ giảm đáng kể.

1.1.1.

Dịch vụ lưu trú du lịch

Hoạt động của các cơ sở lưu trú.


- Dịch vụ lưu trú có đăng ký kinh doanh

- Dịch vụ chỗ ở tư nhân, hộ gia đình, nhà ở thứ hai, …


1.1.2.

Dịch vụ ăn uống

Hoạt động của các cơ sở ăn uống.

1.1.3.

Dịch vụ vận tải khách đường sắt

Hoạt động của doanh nghiệp vận tải hành khách đường sắt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thống kê tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam - 5


Tên, loại sản phẩm

Nội dung

1.1.4.

Dịch vụ vận tải hành khách

đường bộ

Hoạt động của cơ sở vận tải hành khách

đường bộ.

1.1.5.

Dịch vụ vận tải hành khách

đường thủy

Hoạt động của cơ sở vận tải hành khách

đường thủy.

1.1.6.

Dịch vụ vận tải hành khách

đường không

Hoạt động của cơ sở vận tải hành khách

đường hàng không.

1.1.7.

Dịch vụ cho thuê trang thiết bị phụ trợ

Hoạt động của cơ sở cho thuê máy móc, thiết bị (không kèm người điều khiển); cho thuê đồ dùng cá nhân gia đình; cho thuê tài sản vô

hình phi tài chính.

1.1.8.

Dịch vụ lữ hành

Hoạt động của doanh nghiệp lữ hành, đại lý du lịch, văn phòng du lịch.

1.1.9.

Dịch vụ văn hóa

Hoạt động của các cơ sở, trung tâm văn hóa, thư viện, bảo tàng, nhà hát, …

1.1.10.

Dịch vụ thể thao, giải trí

Hoạt động của các cơ sở, trung tâm thể thao, vui chơi, giải trí.

1.1.11.

Dịch vụ bán lẻ hàng hóa đặc trưng riêng của từng quốc gia

Bao gồm các hoạt động bán lẻ hàng hóa tiêu dùng cho khách du lịch.

1.1.12.

Dịch vụ khác đặc trưng riêng của từng quốc gia

Bao gồm các dịch vụ khác (ngoài 11 dịch vụ đã kể) có tại quốc gia nghiên cứu.

1.2.

Các sản phẩm tiêu dùng khác

Các sản phẩm khác các loại kể trên.

2.

Sản phẩm phi tiêu dùng đặc trưng riêng của từng quốc gia

- Những đồ vật có giá trị.

- Các sản phẩm phi tiêu dùng khác: các sản phẩm hình thành tài sản cố định du lịch và tiêu dùng du lịch công (của doanh nghiệp,

nhà nước).

Nguồn: Tổng cục Du lịch (2011)

(9) Ngành du lịch thể hiện nhóm các đơn vị cơ sở có hoạt động chính mang tính chất du lịch. Hoạt động mang tính chất du lịch là hoạt động tạo ra các sản phẩm du lịch được phân loại trong bảng nói trên.


Như vậy, khái niệm ngành du lịch là ý niệm hình thành một ngành tổng hợp, bao gồm nhiều ngành hoạt động tạo ra các sản phẩm du lịch trong nền kinh tế. Theo đó, du lịch được xem xét trên phạm vi hoạt động rộng hơn, tổng hợp hơn và toàn diện hơn. Khái niệm này là cơ sở để xem xét nhóm các ngành hoạt động cung cấp các sản phẩm vật chất và dịch vụ được khách du lịch sử dụng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế.

1.1.2. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu thống kê du lịch

Hoạt động du lịch được phản ánh thông qua các chỉ tiêu tiếp cận từ phía người sử dụng du lịch (gồm các chỉ tiêu về khách du lịch) hoặc từ phía sản phẩm do khách du lịch sử dụng (gồm các chỉ tiêu về sản phẩm du lịch) hoặc kết hợp cả hai loại chỉ tiêu nói trên.

Để đánh giá tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế cần xác định các chỉ tiêu và cách đo lường các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động du lịch. Trong phạm vi của Luận án, nội dung của tiểu mục này chỉ giới thiệu về cách xác định một số chỉ tiêu thống kê du lịch có liên quan.

Kết quả hoạt động du lịch được tổng hợp từ hai thành phần chính, đó là du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Du lịch quốc tế và du lịch nội địa được xác định và đo lường qua các chỉ tiêu riêng biệt.

1.1.2.1. Phân biệt du lịch quốc tế và du lịch nội địa

Du lịch được phân chia thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa theo thường trú và không thường trú. Bảng 1.4 dưới đây cho thấy rõ hơn cách phân chia du lịch theo thường trú, không thường trú của khách du lịch và theo điểm đến du lịch trong nước hay nước ngoài.

Bảng 1.4: Bảng phân loại du lịch theo phạm vi thường trú



Trong nước

Ngoài nước

Tổng

A

1

2

3

Thường trú

Du lịch nội địa

Du lịch quốc tế đi

Du lịch quốc gia

Không thường trú

Du lịch quốc tế đến

X


Tổng

Du lịch trong nước



Nguồn: United Nation (2008)

Phạm vi của du lịch quốc tế được xác định dựa trên sự liên quan của khách du lịch tới quốc gia đang được quan sát. Trong mối quan hệ với quốc gia đang quan sát,


trước hết khách du lịch được xem xét là thường trú hoặc không thường trú của quốc gia đó. Tiếp theo, dựa trên việc đến hoặc đi quốc gia đang quan sát khi thực hiện chuyến du lịch, khách du lịch quốc tế của quốc gia đang quan sát được phân chia thành khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch quốc tế đi.

- Khi khách du lịch không là thường trú và từ nước khác đến đất nước đang quan sát được gọi là Khách du lịch quốc tế đến.

- Khi khách du lịch là thường trú và từ đất nước đang quan sát đi tới nước khác

được gọi là Khách du lịch quốc tế đi.

Khi xem xét trong mối quan hệ với quốc gia đang quan sát, phạm vi về khách du lịch quốc tế sẽ hẹp hơn, không bao gồm các khách du lịch không thường trú và có cả điểm đến, điểm đi bên ngoài quốc gia đang quan sát (ô gạch chéo trong bảng trên).

Theo cột 1 của Bảng 1.4 cho thấy du lịch trong nước được quan sát chi tiết theo du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa. Theo dòng 1 của bảng này, du lịch quốc gia được chi tiết theo du lịch quốc tế đi và du lịch nội địa. Tuy nhiên, để đo lường, nghiên cứu và phân tích du lịch một cách toàn diện cần được quan sát và đánh giá chi tiết theo du lịch quốc tế (gồm du lịch quốc tế đến, du lịch quốc tế đi) và du lịch nội địa.

1.1.2.2. Các chỉ tiêu thống kê về du lịch quốc tế và du lịch nội địa

a. Các chỉ tiêu phản ánh du lịch quốc tế

Các chỉ tiêu phản ánh du lịch quốc tế gồm các chỉ tiêu về khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch quốc tế đi.

- Các chỉ tiêu về khách du lịch quốc tế đến

Khách du lịch quốc tế đến là khách du lịch đang thực hiện chuyến đi du lịch đến đất nước không phải nơi cư trú của họ. Khách du lịch quốc tế đến gồm khách du lịch quốc tế đến nghỉ qua đêm khách du lịch quốc tế đến trong ngày.

+ Số lượt khách quốc tế đến là tổng số chuyến đi hoặc một phần chuyến đi của khách du lịch quốc tế đến, từ khi bắt đầu nhập cảnh vào đến khi xuất cảnh ra khỏi đất nước đang nghiên cứu.

+ Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến là số tiền chi trả cho các sản phẩm du lịch thuộc lãnh thổ kinh tế của đất nước đến du lịch được khách du lịch quốc tế đến sử dụng. Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến bao gồm các khoản chi tiêu trực tiếp từ bản thân họ và các chi phí được chi trả bởi người khác.

+ Tiêu dùng của khách du lịch quốc tế đến gồm toàn bộ việc sử dụng các sản


phẩm trong chuyến du lịch của khách thuộc lãnh thổ nước đang nghiên cứu, tính từ khi nhập cảnh đến khi xuất cảnh khỏi nước đang nghiên cứu (không bao gồm chi phí vận chuyển đến và rời khỏi đất nước nghiên cứu).

Các chỉ tiêu số lượt khách, chi tiêu và tiêu dùng của khách du lịch quốc tế đến được chi tiết theo khách du lịch quốc tế đến nghỉ qua đêm khách du lịch quốc tế đến trong ngày.

- Các chỉ tiêu về khách du lịch quốc tế đi

Khách du lịch quốc tế đi là khách du lịch quốc tế đi từ đất nước mà họ đang thường trú đến một đất nước khác.

+ Số lượt khách du lịch quốc tế đi là tổng số chuyến đi của khách du lịch quốc tế đi từ trong nước ra nước ngoài, tính từ khi xuất cảnh đến khi nhập cảnh trở về đất nước đang nghiên cứu.

+ Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đi là số tiền chi trả cho các sản phẩm du lịch bên ngoài lãnh thổ kinh tế của đất nước mà họ đang sinh sống được khách du lịch quốc tế đi sử dụng. Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đi bao gồm các khoản chi tiêu trực tiếp từ bản thân họ và các chi phí được chi trả bởi người khác.

+ Tiêu dùng của khách du lịch quốc tế đi bao gồm việc sử dụng tất cả các sản phẩm trong chuyến đi du lịch của khách du lịch quốc tế đi, tương ứng với các khoản chi tiêu trước (chi chuẩn bị cho chuyến đi), trong chuyến đi (chi cho ăn, ở, đi lại, tham quan, mua sắm,…) và sau chuyến đi (chi trả phí du lịch sau, chi mua quà,…).

b. Các chỉ tiêu phản ánh du lịch nội địa

Khách du lịch nội địa là khách du lịch đến thăm một nơi khác ngoài môi trường thường xuyên trong phạm vi đất nước mà họ đang thường trú. Khách du lịch nội địa bao gồm khách du lịch nội địa nghỉ qua đêm khách du lịch nội địa trong ngày.

Các chỉ tiêu phản ánh du lịch nội địa gồm: số lượt khách du lịch nội địa, chi tiêu và tiêu dùng của khách du lịch nội địa.

- Số lượt khách du lịch nội địa là số chuyến đi không thường xuyên của khách du lịch nội địa ra khỏi môi trường sống thường xuyên, trong một khoảng thời gian nhất định, có sử dụng dịch vụ lưu trú, vận chuyển hành khách, tham quan, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng,… tại nơi đến.

- Chi tiêu của khách du lịch nội địa gồm tất cả các khoản chi phí phục vụ cho chuyến du lịch của khách du lịch nội địa, gồm các chi phí trả trước, trong và sau


chuyến đi.

- Tiêu dùng của khách du lịch nội địa bao gồm việc sử dụng tất cả các sản phẩm cho chuyến đi của khách du lịch nội địa, tương ứng với các khoản chi tiêu trước, trong và sau chuyến đi.

Các chỉ tiêu số lượt khách, chi tiêu và tiêu dùng du lịch nội địa đều được chi tiết theo khách du lịch nội địa nghỉ qua đêm khách du lịch nội địa trong ngày.

c. Các chỉ tiêu phản ánh du lịch trong nước

Theo Bảng 1.4, du lịch trong nước bao gồm du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa. Các khoản tiêu dùng của hai loại khách du lịch này tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế chủ yếu thông qua chỉ tiêu xuất khẩu trực tiếp hàng hóa và dịch vụ và chỉ tiêu tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình. Cụ thể:

- Các khoản tiêu dùng của du lịch quốc tế đến, ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trực tiếp của nền kinh tế ;

- Các khoản tiêu dùng của du lịch nội địa ảnh hưởng đến tiêu dùng cuối cùng của nền kinh tế.

Tổng tiêu dùng của khách du lịch quốc tế đến và tiêu dùng của khách du lịch nội

địa được gọi là tiêu dùng du lịch trong nước.

Chỉ tiêu chi tiêu du lịch trong nước được xác định tương tự như đối với chỉ tiêu

tiêu dùng du lịch trong nước.

1.1.2.3. Phương pháp tính chỉ tiêu thống kê về du lịch quốc tế và du lịch nội địa

Việc xác định chỉ tiêu thống kê du lịch quốc tế và du lịch nội địa được xây dựng trên cơ sở lý thuyết, tuy nhiên để đảm bảo tính khả thi việc xây dựng phương pháp tính các chỉ tiêu này cần dựa trên cơ sở thực tiễn. Do tính phức tạp của việc quan sát và đo lường tiêu dùng du lịch đối với trường hợp có tiêu dùng nhưng không có chi tiêu (không có giao dịch về tiền như: ở nhà thứ hai; được cho không, biếu, tặng, … khi đi du lịch) nên trên thực tế ở Việt Nam và nhiều nước chỉ xây dựng phương pháp tính chỉ tiêu chi tiêu du lịch thông qua điều tra chi tiêu của khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. Hơn nữa, xét trên phạm vi toàn nền kinh tế, sự khác biệt về lượng giữa hai chỉ tiêu này là không đáng kể. Do đó, Luận án thống nhất sử dụng quy ước dùng chỉ tiêu chi tiêu du lịch thay thế cho chỉ tiêu tiêu dùng du lịch.

Trên cơ sở hướng dẫn tính toán các chỉ tiêu trong Tài khoản vệ tinh du lịch 2008 của United Nation (2009), Luận án đã lựa chọn, trình bày phương pháp tính chỉ tiêu về


số lượt khách và chi tiêu của du lịch quốc tế và du lịch nội địa.

a. Phương pháp tính chỉ tiêu phản ánh du lịch quốc tế

- Đối với khách du lịch quốc tế đến

+ Tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến được đo lường theo số lượt khách du lịch quốc tế đến có nghỉ qua đêm và số lượt khách du lịch quốc tế đến trong ngày, như sau:

Tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến

Số lượt khách du lịch quốc

= +

tế đến có nghỉ qua đêm

Số lượt khách du lịch quốc tế đến trong ngày

+ Tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến được đo lường theo chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến có nghỉ qua đêm và chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến trong ngày, như sau:

Tổng chi tiêu của khách

=

du lịch quốc tế đến

Trong đó:

Tổng chi tiêu của khách

Chi tiêu của khách du lịch

+

quốc tế đến có nghỉ qua đêm


Chi tiêu bình quân của một

Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến trong ngày


Số lượt khách du lịch quốc

du lịch quốc tế đến có nghỉ qua đêm

= lượt khách du lịch quốc tế x

đến có nghỉ qua đêm

tế đến có nghỉ qua đêm


Tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến trong ngày

Chi tiêu bình quân của

= một lượt khách du lịch quốc tế đến trong ngày


Số lượt khách du lịch

x

quốc tế đến trong ngày

- Đối với khách du lịch quốc tế đi, các chỉ tiêu tổng số lượt khách du lịch quốc tế đi và tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đi cũng được đo lường tương tự như đối với khách du lịch quốc tế đến. Tuy nhiên, ở một số nước số lượng khách du lịch quốc tế đi trong ngày chiếm tỷ lệ rất nhỏ nên tổng số lượt khách du lịch quốc tế đi và tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đi chỉ tính cho khách du lịch quốc tế đi có nghỉ đêm.

b. Phương pháp tính chỉ tiêu phản ánh du lịch nội địa

+ Tổng số lượt khách du lịch nội địa được đo lường theo số lượt khách du lịch nội địa có nghỉ qua đêm và số lượt khách du lịch nội địa trong ngày:

Tổng số lượt khách du lịch nội địa

Số lượt khách du lịch

= +

nội địa có nghỉ qua đêm

Số lượt khách du lịch nội địa trong ngày


+ Tổng chi tiêu của khách du lịch nội địa được đo lường theo chi tiêu của khách du lịch nội địa có nghỉ qua đêm và chi tiêu của khách du lịch nội địa trong ngày:

Tổng chi tiêu của khách du lịch nội địa

Trong đó:

Tổng chi tiêu của

Chi tiêu của khách du lịch

= +

nội địa có nghỉ qua đêm


Chi tiêu bình quân của

Chi tiêu của khách du lịch nội địa trong ngày

khách du lịch nội

địa có nghỉ qua đêm

Tổng chi tiêu của khách du lịch nội địa trong ngày

= một lượt khách nội địa x có nghỉ qua đêm

Chi tiêu bình quân của

= một lượt khách du lịch x nội địa trong ngày

Số lượt khách du lịch nội địa có nghỉ qua đêm


Số lượt khách du lịch nội

địa trong ngày

Như vậy, có thể nói rằng chi tiêu của khách du lịch quốc tế và chi tiêu của khách du lịch nội địa được lựa chọn là chỉ tiêu thống kê tổng hợp phản ánh quy mô của hoạt động du lịch quốc tế và du lịch nội địa trong nền kinh tế.

1.2. Lý luận về tăng trưởng kinh tế và phương pháp xác định một số chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế

Để đánh giá tác động của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế, tác giả luận án đã xác định một số chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế và một số chỉ tiêu có liên quan như sau:

1.2.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế

Trong lịch sử phát triển kinh tế, lý luận về tăng trưởng gắn liền với việc xác định và đánh giá thu nhập quốc gia.

Ý tưởng đánh giá thu nhập quốc gia bắt đầu hình thành ngay từ thế kỷ thứ XVII. Năm 1665, Wiliam Petty và năm 1668, Gregory King đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá thu nhập quốc gia và chi tiêu dùng cuối cùng.

Vào thế kỷ 18, các nhà kinh tế Pháp theo trường phái trọng nông quan niệm rằng chỉ có ngành nông nghiệp và ngành có hoạt động khai thác trực tiếp từ thiên nhiên mới tạo ra thu nhập quốc gia và thuộc phạm trù sản xuất. Adam Smith đã bổ sung thêm vai trò của công nghiệp chế biến trong nền kinh tế. Tuy nhiên, Adam Smith và Karl Marx, đã không thừa nhận vai trò của các ngành dịch vụ trong nền kinh tế. Quan điểm này được thể hiện trong “Hệ thống các bảng kinh tế quốc dân - MPS” và được áp dụng tại các nước xã hội chủ nghĩa những năm 90 của thế kỷ XX.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023