So Sánh Giữa Khái Niệm Du Lịch Trong Tsa Và Hoạt Động Du Lịch Của Sna


Như vậy, với mỗi cách tiếp cận có một định nghĩa khác nhau về du lịch. Các khái niệm trên cho phép xác định du lịch gắn với hoạt động đi lại, (di chuyển) để đáp ứng một số nhu cầu của du khách, và chỉ xem xét du lịch trên giác độ định tính.

Nghiên cứu thống kê đòi hỏi một định nghĩa mà qua đó vừa mô tả, vừa làm cơ sở để nghiên cứu lượng hóa được hoạt động du lịch, đồng thời thống nhất với các khái niệm của các chuyên ngành khác có liên quan. Từ yêu cầu này, Hội nghị Quốc tế về Thống kê Du lịch tại Ottawa-Canada từ ngày 24-28/6/1991 và sau đó Đại Hội đồng của UNWTO họp phiên thứ 9 tại Buenos Aires – Agentina từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 04 tháng 10 năm 1991 đã thông qua Nghị quyết, trong đó thống nhất khái niệm về du lịch như sau:

“Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để thực hiện hoạt động kiếm tiền trong phạm vi của vùng tới thăm”.

Hội nghị lần thứ 27 của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc năm 1993 đã thông qua một số định nghĩa về du lịch do UNWTO đề nghị. Theo đó, “du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm”.

Tài khoản vệ tinh du lịch là một hệ thống chỉ tiêu, phương pháp luận tính toán các giá trị của hoạt động du lịch trong một quốc gia và quốc tế. Tại mục 2.2 của TSA: RMF 2008 phát hành bởi United Nation (2009, tr.12), một lần nữa định nghĩa về du lịch:“Du lịch là các hoạt động của du khách ở nơi ngoài môi trường sinh hoạt hàng ngày trong thời gian không quá một năm liên tục với mục đích chính không liên quan tới hoạt động kiếm tiền ở nơi họ đến”.

Theo đó, du lịch được xác định khi có đủ ba điều kiện sau:

- Về không gian, du khách phải đi ra ngoài môi trường thường xuyên của mình, không bao gồm các chuyến đi trong phạm vi nơi ở, các chuyến đi có tính chất định kỳ giữa nơi ở và nơi làm việc và các chuyến đi thường xuyên khác;

- Về thời gian hoạt động du lịch của du khách diễn ra ít hơn một năm;

- Về mục đích, chuyến đi không phải là hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm.

Phân biệt khái niệm du lịch của TSA với khái niệm hoạt động du lịch trong


phân ngành hoạt động của SNA

Theo Phân ngành chuẩn quốc tế (ISIC) áp dụng trong SNA, hoạt động du lịch chỉ được xem xét trong phạm vi “hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch”.

Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 (VSIC 2007) ban hành theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, hoạt động du lịch thuộc ngành kinh tế cấp 1 có mã số và tên gọi: “N. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ” và mã số 79 theo phân ngành cấp 2 của VSIC 2007. Phân ngành chi tiết của hoạt động du lịch theo VSIC 2007 được trình bày trong Bảng 1.1 dưới đây.

Bảng 1.1: Mã số và nội dung hoạt động du lịch theo VSIC 2007


Cấp

1

Cấp

2

Cấp

3

Cấp

4

Cấp

5

Tên ngành

Nội dung ngành


N





HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH VÀ DỊCH VỤ HỖ

TRỢ

Ngành này gồm: Hoạt động hỗ trợ hoạt động kinh doanh thông thường, mục đích đầu tiên của chúng không phải là chuyển giao những kiến thức chuyên môn.







79




Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du

lịch

Ngành này gồm: Hoạt động của các cơ quan chủ yếu thực hiện việc bán các sản phẩm du lịch, tua du lịch, dịch vụ vận tải và lưu trú cho khách du lịch và các hoạt động thu xếp, kết nối các tua đã được bán thông qua các đại lý du lịch hoặc trực tiếp bởi các đại lý như điều hành tua, các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch. Ngành này cũng gồm: Hoạt động hướng dẫn

du lịch.




791




Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch

Nhóm này gồm: Hoạt động của các cơ quan chủ yếu thực hiện việc bán các sản phẩm du lịch, tua du lịch, dịch vụ vận tải và lưu trú cho khách du lịch và các hoạt động thu xếp, kết nối các tua đã được bán thông qua các đại lý du lịch hoặc trực tiếp bởi các đại lý

như điều hành tua.





7911


79110


Đại lý du lịch

Nhóm này gồm: Hoạt động của các cơ quan chủ yếu thực hiện việc bán các sản phẩm du

lịch, tua du lịch, dịch vụ vận tải và lưu trú

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thống kê tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam - 4


Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

Cấp 5

Tên ngành

Nội dung ngành

cho khách du lịch…







Nhóm này gồm: Hoạt động thu xếp, kết nối




các tua đã được bán thông qua các đại lý du




lịch hoặc trực tiếp bởi điều hành tua. Các




tua du lịch có thể bao gồm một phần hoặc


7912


79120

Điều hành tua du lịch

toàn bộ các nội dung: vận tải, dịch vụ lưu trú, ăn, thăm quan các điểm tham quan du

lịch như bảo tàng, di tích lịch sử, di sản văn




hóa, nhà hát, ca nhạc hoặc các sự kiện thể




thao.




Nhóm này cũng gồm: Hoạt động hướng dẫn




du lịch.







Nhóm này gồm: Hoạt động nghiên cứu thị





trường, xúc tiến và quảng bá du lịch cho các





mục đích hội nghị, tham quan thông qua





việc cung cấp thông tin, trợ giúp tổ chức tại





các cơ sở lưu trú trong nước, các trung tâm





hội nghị và các điểm giải trí; dịch vụ trao





đổi khách, kết nối tua và các dịch vụ đặt chỗ


792


7920


79200

Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch

khác có liên quan đến du lịch như vận tải, khách sạn, nhà hàng, cho thuê xe, dịch vụ giải trí, thể thao. Hoạt động bán vé xem tại các nhà hát, xem các sự kiện thể thao, tham quan bảo tàng, dịch vụ giải trí.

Loại trừ:





- Đại lý du lịch và điều hành tua được phân





vào các nhóm 79110 (Đại lý du lịch) và





nhóm 79120 (Điều hành tua du lịch);





- Tổ chức và điều hành các sự kiện như họp,





hội nghị, họp báo được phân vào nhóm





82300 (Tổ chức giới thiệu và xúc tiến





thương mại)

Nguồn: Tổng hợp của Tác giả

Theo phân ngành hoạt động của SNA, khái niệm du lịch được tiếp cận từ phía cung - chỉ xem xét từ phía đơn vị hỗ trợ việc cung cấp các sản phẩm du lịch; TSA chủ yếu tiếp cận du lịch từ phía cầu - từ khách du lịch, người sử dụng hay tiêu dùng các sản phẩm du lịch. Sau đó TSA cũng đề cập đến xem xét du lịch từ phía cung qua việc xác định và phân loại các sản phẩm du lịch.

Theo United Nation (2008) về phân ngành theo chuẩn quốc tế (ISIC) áp dụng


trong SNA, khi xem xét du lịch từ phía cung, chỉ tiêu GO của ngành 79 (Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch) chỉ bao gồm phần phí thu được của các công ty du lịch do xây dựng, tổ chức và hỗ trợ các chuyến đi cho khách du lịch. Do đó GO của các ngành này không bao gồm các phần chi hộ khách như mua vé máy bay, ô tô, đặt phòng nghỉ, đặt ăn, ... Những khoản này không tính vào GO đồng thời cũng không tính vào chi phí sản xuất hay đầu vào của ngành 79. Điều đó có nghĩa là các khoản đó cũng không tạo nên VA của ngành 79.

Trong khi đó, TSA khi xem xét từ phía cầu hay từ phía khách du lịch, chỉ tiêu tiêu dùng của khách du lịch bao gồm tất cả các khoản nói trên. Tiêu dùng của khách du lịch bao gồm tất cả các loại sản phẩm vật chất và dịch vụ (cho ăn, nghỉ, vui chơi giải trí, vận tải, dịch vụ lữ hành,... ) được sử dụng cho chuyến du lịch. Do đó, TSA coi tổng GO du lịch là tổng cộng của tất cả phần GO được tạo ra trong các ngành kinh tế tương ứng với lượng sản phẩm được khách du lịch tiêu dùng. Từ đó tổng giá trị tăng thêm du lịch (GVATI) được tính từ tổng VA thuộc tất cả các ngành cung cấp các sản phẩm du lịch. Đây là cách tiếp cận xuất phát từ phía người sử dụng và có phạm vi rộng hơn, liên quan đến nhiều ngành kinh tế.

Luận án so sánh và khái quát khái niệm du lịch trong TSA và hoạt động du lịch trong SNA như Bảng 1.2. như sau:

Bảng 1.2: So sánh giữa khái niệm du lịch trong TSA và hoạt động du lịch của SNA


Tiêu chí so sánh

TSA

SNA

1.Mục đích

Đánh giá du lịch là một ngành kinh tế

đa ngành, với vai trò là ngành tổng hợp của các ngành kinh tế.

Đánh giá du lịch là một hoạt

động riêng, với vai trò là một ngành dịch vụ hỗ trợ.

2. Cách tiếp cận

Xuất phát từ phía cầu và xem xét trong

mối quan hệ với cung

Xuất phát từ phía cung.

3.Đối tượng

quan sát

Hoạt động kinh tế của khách du lịch.

Hoạt động của các đại lý du

lịch, kinh doanh tua du lịch, ...

4. Phạm vi

Nhiều ngành kinh tế.

Một ngành kinh tế (ngành 79).

5. Chỉ tiêu đo lường đại diện

- Số lượt khách du lịch;

- Chi tiêu và tiêu dùng của khách du lịch;

- Tổng giá trị tăng thêm trực tiếp của du lịch (TDGVA); Tổng sản phẩm trong nước trực tiếp của du lịch (TDGDP);

Lao động du lịch.

- Giá trị sản xuất (GO) ngành 79.

- Giá trị tăng thêm (VA) ngành ngành 79.


Nguồn: So sánh của Tác giả

Luận án sử dụng khái niệm du lịch và các khái niệm liên quan đến du lịch theo TSA phục vụ việc xem xét ảnh hưởng của du lịch đến tất cả các hoạt động kinh tế, từ đó có thể đo lường tác động tổng hợp đến tăng trưởng kinh tế một cách đầy đủ và toàn diện.

1.1.1.2. Các khái niệm về thống kê du lịch

Khái niệm du lịch được hiểu rõ hơn sau khi xem xét và thống nhất với các khái niệm có liên quan trong hệ thống chỉ tiêu thống kê du lịch. Hệ thống khái niệm và định nghĩa về thống kê du lịch được đề cập đầy đủ và khoa học trong Tài khoản vệ tinh du lịch.

Tài khoản vệ tinh du lịch là một hệ thống các chỉ tiêu thống kê du lịch do UNWTO đề xuất vào năm 2001. Để đảm bảo tính so sánh quốc tế trong thống kê du lịch trên toàn thế giới, UNWTO khuyến khích các nước áp dụng. Từ khi trở thành cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc vào năm 2001, UNWTO tích cực, chủ động thực hiện lồng ghép hệ thống khái niệm và định nghĩa trong thống kê du lịch phù hợp với tiêu chuẩn thống kê quốc tế. Tháng 2 năm 2008 tại New York, tiêu chuẩn thống kê quốc tế mới đã được Uỷ ban Thống kê của Liên Hợp Quốc phê duyệt, đồng thời Tài khoản vệ tinh du lịch mang tên “Khuyến nghị về Thống kê du lịch năm 2008” đã được UNWTO hoàn thiện và giới thiệu. Tài liệu này đưa ra hệ thống các khái niệm, định nghĩa, cách thức phân loại và chỉ tiêu thống nhất với nhau, đồng thời có liên hệ với hệ thống tài khoản quốc gia, cán cân thanh toán và số liệu thống kê về lao động, …

Dưới đây là một số khái niệm của TSA được sử dụng để phản ánh, đo lường các chỉ tiêu thống kê du lịch đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.

a. Các khái niệm khi xem xét từ phía cầu

(1) Khách du lịch: Là người ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định (thường là một năm), mục đích chính của chuyến đi không phải là để thực hiện hoạt động kiếm tiền tại nơi đến. Khách du lịch là người trực tiếp thực hiện chuyến đi du lịch. (Viện khoa học Thống kê, 2012).

Căn cứ vào phạm vi di chuyển, thời gian lưu lại và hình thức tổ chức chuyến đi để phân chia khách du lịch thành các nhóm khác nhau.

(a) Theo phạm vi di chuyển ở trong hay ngoài biên giới quốc gia, phân chia khách du lịch thành khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa.


- Khách du lịch quốc tế là khách đến thăm một đất nước không phải là nước họ đang cư trú thường xuyên. Khách du lịch quốc tế chia thành khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch quốc tế đi.

+ Khách du lịch quốc tế đến: Là khách du lịch quốc tế đang thực hiện chuyến đi du lịch đến đất nước không phải nơi cư trú của họ.

+ Khách du lịch quốc tế đi: Là khách du lịch quốc tế đi từ đất nước mà họ đang cư trú đến một đất nước khác.

- Khách du lịch nội địa là khách đến thăm một nơi khác ngoài môi trường sống thường xuyên trong phạm vi đất nước họ đang cư trú.

(b) Theo thời gian lưu lại, chia khách du lịch thành khách nghỉ qua đêm và khách đi trong ngày.

- Khách nghỉ qua đêm: Là khách du lịch trong chuyến đi của họ có chi phí cho việc nghỉ (ít nhất một đêm) tại cơ sở lưu trú thương mại. Như vậy, có thể khách đi chưa đủ 24 giờ nhưng có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú vẫn được tính là khách nghỉ qua đêm.

- Khách trong ngày (hay còn được gọi là Khách tham quan): Là khách không nghỉ qua đêm tại cơ sở lưu trú thương mại, mặc dù chuyến đi có thể kéo dài nhiều ngày. Khách du lịch quốc tế cũng như khách du lịch nội địa đều có khách nghỉ qua đêm và khách trong ngày. Tuy nhiên, phần lớn khách du lịch trong ngày là khách du lịch nội địa, nhưng cũng có trường hợp khách quốc tế là khách trong ngày, đặc biệt tại các quốc gia nhỏ hoặc đi lại giữa các cửa khẩu đường bộ dễ dàng. Đối với một số nước, tiêu dùng của nhóm khách du lịch trong ngày chiếm một phần quan trọng trong tiêu dùng du lịch.

(c) Theo hình thức tổ chức chuyến đi, chia khách du lịch thành khách du lịch đi theo chương trình (khách đi theo tour) và khách đi tự sắp xếp.

- Khách đi theo chương trình (khách đi theo tour): Là khách du lịch trong chuyến đi của mình có mua toàn bộ hoặc một phần chương trình du lịch (tour) của doanh nghiệp lữ hành.

- Khách tự sắp xếp chuyến đi (khách đi tự sắp xếp), là khách du lịch trong chuyến đi của mình tự sắp xếp, không mua toàn bộ hoặc một phần chương trình du lịch của bất kỳ doanh nghiệp lữ hành nào.

(2) Môi trường sống thường xuyên được định nghĩa là một khu vực địa lý (ranh giới địa lý vẫn chưa xác định) khi các cá nhân thực hiện cuộc sống của mình


thường xuyên ở đó. Việc xác định môi trường sống thường xuyên để loại các chuyến đi có tính chất thường xuyên, hàng ngày. Về ý nghĩa sâu xa, môi trường sống thường xuyên khác với nơi cư trú (dùng trong thống kê quốc gia, lập cán cân thanh toán hay thống kê hộ gia đình và gắn liền với hộ gia đình) ở đặc tính gắn với cá nhân. Hai cá nhân, đều là thành viên trong cùng một hộ gia đình, nhất thiết phải có cùng nước cư trú hoặc nơi cư trú trong một nước, nhưng có thể khác nhau về môi trường sinh hoạt hàng ngày. Trong thống kê du lịch, khái niệm nước cư trú được sử dụng khi xác định khách du lịch quốc tế và khái niệm nơi cư trú được sử dụng khi xác định khách du lịch nội địa

(3) Nhà ở thứ hai: Mỗi hộ gia đình sẽ luôn có một nơi ở được xem là ngôi nhà thứ nhất (thời gian sống chủ yếu ở đó) và là nơi cư trú của hộ gia đình. Tất cả các nơi ở khác (chủ sở hữu hoặc đi thuê trung và dài hạn) đều được xem như là nhà ở thứ hai. Nhà ở thứ hai có thể là ở trong cùng một quốc gia với nơi mà hộ sinh sống hoặc cũng có thể là khác quốc gia.

(4) Độ dài chuyến đi: Chuyến đi được tính từ khi khách du lịch bắt đầu rời khỏi nơi cư trú thường xuyên, cho đến khi trở lại nơi xuất phát. Độ dài chuyến đi được tính theo ngày có nghỉ qua đêm tại cơ sở lưu trú du lịch. Việc xác định độ dài chuyến đi được sử dụng để chia khách du lịch thành: khách nghỉ qua đêm và khách đi trong ngày.

(5) Mục đích chính của chuyến đi: Được xác định là nếu thiếu mục đích đó thì chuyến đi không thực hiện được. Mục đích chính của chuyến đi là một trong những tiêu chuẩn để xác định xem chuyến đi đó có được coi là chuyến đi du lịch và du khách có được coi là khách du lịch hay không. Ví dụ, xác định chuyến đi với mục đích chính thăm người thân, khách du lịch có thể kiếm được thu nhập trong thời gian họ đến (ví dụ các bạn trẻ có một việc nhỏ trong chuyến đi có thể đem lại thu nhập và một phần để giảm bớt chi phí chuyến đi), đó là chuyến đi du lịch. Nếu mục đích chính là đi làm để có thu nhập, thì chuyến đi đó không được gọi là chuyến đi du lịch và các cá nhân tham gia chuyến đi đó cũng không được tính là khách du lịch nhưng được xem là “du khách” khác.

Dựa vào mục đích chính của chuyến đi, khách du lịch có thể được phân vào các nhóm như sau:

- Nghỉ ngơi, giải trí;

- Thăm bạn bè, người thân;

- Hành hương trong tôn giáo;


- Học tập, hội thảo, hội nghị;

- Chữa bệnh, trị liệu;

- Mua sắm, hội chợ thương mại;

- Khác.

(6) Chi tiêu du lịch là tổng số tiền thanh toán cho việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ trong toàn bộ chuyến du lịch. Chi tiêu du lịch bao gồm các khoản chi tiêu trực tiếp từ bản thân họ và các chi phí đã được chi trả bởi người khác (có thể là bạn bè, người thân, cơ quan, doanh nghiệp, bảo hiểm, chính phủ,…).

(7) Tiêu dùng du lịch là việc khách du lịch sử dụng các sản phẩm vật chất và dịch vụ phục vụ cho chuyến đi du lịch. Tiêu dùng du lịch gồm từ chi tiêu của khách du lịch và từ tài trợ của các tổ chức và cá nhân khác cho chuyến du lịch. Các giao dịch về nhà ở, đồ ăn, quà tặng, các dịch vụ cá nhân do chính phủ hoặc tổ chức xã hội, doanh nghiệp cung cấp miễn phí hoặc phí rất thấp,… được xem là chuyển nhượng bằng hiện vật.

Với mỗi loại chi tiêu của khách du lịch sẽ có chỉ tiêu tiêu dùng tương ứng. Như vậy, ảnh hưởng đến tiêu dùng trong nước có tiêu dùng của khách du lịch quốc tế đến và tiêu dùng của khách du lịch nội địa. Từ đó tiêu dùng du lịch trong nước được xác định bằng tổng tiêu dùng của khách du lịch quốc tế đến và tiêu dùng của khách du lịch nội địa.

Phân biệt giữa tiêu dùng du lịch và chi tiêu du lịch

Tiêu dùng du lịch và chi tiêu du lịch là hai cách phản ánh đối với việc sử dụng và chi trả các sản phẩm vật chất và dịch vụ của khách du lịch cho chuyến đi du lịch.

- Tiêu dùng du lịch được xem xét từ phía sử dụng các sản phẩm vật chất và dịch vụ của khách du lịch. Tiêu dùng du lịch có phạm vi rộng hơn chi tiêu du lịch bởi vì trong tiêu dùng du lịch bao gồm các sản phẩm vật chất dịch vụ không phải trả tiền (không có trong số tiền chi trả của khách du lịch). Phần tiêu dùng du lịch này không tương ứng với giao dịch bằng tiền của chi tiêu du lịch. Ví dụ: Việc sử dụng nhà ở thứ hai hoặc sử dụng các sản phẩm từ chuyển nhượng xã hội bằng hiện vật cho hoạt động du lịch. Tiêu dùng của khách du lịch được ước tính phức tạp hơn và cần thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

- Chi tiêu du lịch là khái niệm tiếp cận từ phía chi trả cho các sản phẩm vật chất và dịch vụ của khách du lịch. Chi tiêu du lịch được định nghĩa là số tiền chi trả cho việc mua hàng hoá và dịch vụ cũng như các vật để sử dụng riêng hoặc để tặng cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023