Nghiên cứu thống kê tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - 15


3.3.3. Khuyến nghị về tăng cường công tác thống kê đánh giá tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế

Để phục vụ cho việc quản lý, đánh giá và định hướng hoạt động du lịch, công tác thống kê đánh giá tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế cần được thực hiện hàng năm trên cơ sở thống nhất về lý thuyết các khái niệm có liên quan cũng như phương pháp đo lường. Từ đó phối hợp, chia sẻ, xây dựng nguồn thông tin phù hợp và phân công thực hiện công việc tính toán, công bố chỉ tiêu đánh giá tác động của du lịch vào tăng trưởng kinh tế đảm bảo tính chính xác, kịp thời và đầy đủ của chỉ tiêu này. Để thực hiện được công việc này trong thời gian tới cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

3.3.3.1. Thống nhất và chuẩn hóa các khái niệm có liên quan

- Trước hết, cần thống nhất và chuẩn hóa các khái niệm về khách du lịch nội địa để xác định và đo lường chi tiêu của khách này làm cơ sở tính toán tác động của nó đối với tăng trưởng và tạo việc làm trong nền kinh tế. Khách nội địa được xác định là khách đến thăm một nơi khác ngoài môi trường thường xuyên trong phạm vi đất nước mà họ đang cư trú. Tuy nhiên phạm vi được gọi là ngoài môi trường thường xuyên như thế nào chưa được đề cập đến. Cụ thể, có phân biệt về gianh giới hành chính (khác tỉnh, huyện hoặc xã), hoặc cách bao xa so với ngôi nhà họ đang sinh sống, … Đây chỉ là một tiêu chí cần xác định rõ để xác định, nhận dạng và thống kê đối với khách nội địa. Bên cạnh đó còn một số khái niệm có liên quan chưa được hiểu và sử dụng thống nhất trong các văn bản và tài liệu của Việt Nam.

Vì vậy, cần xây dựng và ban hành tài liệu như một cuốn từ điển du lịch về các khái niệm cơ bản nhằm xác định đúng, đủ và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho công tác thống kê du lịch nói chung và đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nói riêng trong thời gian tới.

- Việc chi tiết các phân tổ trong nội hàm của các chỉ tiêu có liên quan nhằm xác định và đo lường chi tiêu của du khách chi tiết nhất có thể cũng là một nội dung cần quan tâm ngay từ khi xây dựng khái niệm. Đây là cơ sở quan trọng để xác định ảnh hưởng của du lịch đối với hoạt động nào, quy mô là bao nhiêu cho từng hoạt động của nền kinh tế. Đây cũng là cơ sở quan trọng để xác định việc tăng cường hoạt động du lịch từ xây dựng các hoạt động hỗ trợ du lịch có liên quan trong mối quan hệ liên ngành của toàn nền kinh tế. Ví dụ, cần bóc tách được chi tiêu của du khách đối với vận tải thành: vận tải hàng không, vận tải đường thủy, đường bộ hay đường sắt; mua sắm mặt hàng nông sản hay thủ công mỹ nghệ,…


- Bên cạnh đó cần làm rõ hơn một số chỉ tiêu thống kê du lịch phản ánh kết quả hoạt động du lịch và phản ánh tác động của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế. Cụ thể: đối với chỉ tiêu chi tiêu của khách du lịch cần làm rõ hơn các cách phân tổ theo thời gian lưu lại (khách nghỉ qua đêm và khách đi trong ngày) và phân tổ theo hình thức tổ chức chuyến đi (khách đi theo chương trình, tự sắp xếp) và phân tổ chéo giữa hai nhóm này. Cần xây dựng tiêu chí để xác định và phân biệt khi tiến hành điều tra, đảm bảo vừa đầy đủ về phạm vi, vừa kiểm tra chéo giữa các chỉ tiêu phản ánh du lịch.

- Đối với chỉ tiêu phản ánh tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế cần xây dựng và thống nhất về phạm vi và cách tính chỉ tiêu VA, GDP, thu nhập của người lao động và lao động của du lịch. Chỉ tiêu này được xác định theo phân ngành kinh tế của SNA, theo TSA hay theo cách đánh giá từ tính toán tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp đối với toàn nền kinh tế như đã thực hiện trong nghiên cứu. Các chỉ tiêu thống kê phản ánh tác động của du lịch cần được tính toán chi tiết theo du lịch quốc tế và du lịch nội địa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

- Hiện nay số lượt khách du lịch nội địa đang được tổng hợp còn bị tính trùng giữa các tỉnh, thành phố khác nhau (vì số liệu toàn quốc được tổng hợp từ số liệu của các tỉnh). Tuy TCDL đã dùng hệ số để loại bỏ sự tính trùng này, nhưng dù sao cũng là cách làm theo phương pháp gián tiếp nên có những hạn chế nhất định. Về lâu dài, đề nghị cần tiến hành điều tra khách du lịch nội địa từ đơn vị điều tra là hộ gia đình như khuyến nghị của UNWTO.

3.3.3.2. Thống nhất về phương pháp tính và nguồn thông tin

Nghiên cứu thống kê tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - 15

Cần thống nhất phương pháp đánh giá tác động của du lịch xuất phát từ phía cầu (từ chi tiêu của khách du lịch) và từ phía cung (ảnh hưởng lan tỏa) của du lịch thông qua chi tiêu của du khách đến tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Từ đó xây dựng các bước tính cụ thể rõ ràng, tường minh cách ước lượng chỉ tiêu này.

Trên cơ sở việc xác định phương pháp tính chi tiết theo từng bước, xây dựng nguồn thông tin dựa trên danh mục các chỉ tiêu qua việc rà soát theo từng nhóm thông tin: Thông tin đầu vào, nhóm thông tin được sử dụng làm công cụ tính toán và các thông tin hỗ trợ khác.

3.3.3.3. Phân công và phối hợp thực hiện

Việc thực hiện chỉ tiêu này gắn liền với việc biên soạn TSA và SNA, vì vậy cần có sự phân công và phối hợp thực hiện gắn với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan, chủ yếu là giữa TCTK và TCDL. Trước tiên, xây dựng cơ chế phối hợp


thông qua thông tư liên Bộ hoặc quy định về chia sẻ và cung cấp thông tin đối với hệ thống chỉ tiêu cùng quan tâm được thể hiện qua các bảng, biểu cụ thể về nội dung, phạm vi, thời hạn gửi báo cáo và hình thức chia sẻ. TCTK và TCDL cần thống nhất về nội hàm, nguồn thông tin, phương pháp tính; phối hợp thực hiện trong thu thập thông tin, tổng hợp, xử lý và tính toán và công bố các chỉ tiêu có liên quan phục vụ tính toán chỉ tiêu chi tiêu của khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa.

TCTK chịu trách nhiệm tính toán và công bố chỉ tiêu đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế cũng như tạo việc làm cho xã hội chi tiết theo du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa. Việc biên soạn được tiến hành thường xuyên hàng năm cùng với báo cáo thường niên về du lịch của Việt Nam.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 tác giả Luận án đã làm rõ nguồn thông tin cần thiết từ TCTK và TCDL về tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó Chương 3 cũng trình bày cách nhìn nhận hoạt động du lịch từ cách tiếp cận khác nhau. Đó là cách tiếp cận từ phía cung và từ phía cầu, từ tác động trực tiếp đến tác động gián tiếp. Một cách xem xét hoạt động du lịch chi tiết hơn, cụ thể hơn qua việc phân chia du lịch thành du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Với cách nhìn nhận này nghiên cứu sẽ trình bày một cách đánh giá mới, chi tiết hơn nhằm đánh giá toàn diện, đầy đủ tác động của du lịch nội địa và du lịch quốc tế đến tăng trưởng kinh tế.

Trên cơ sở xây dựng mô hình và nguồn thông tin hiện có, Chương 3 trình bày các bước xử lý, hoàn thiện nguồn thông tin và công cụ để thử nghiệm tính toán Chương 3 đã thực hiện tính toán các chỉ tiêu phản ánh tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đối với tăng trưởng kinh tế, gồm: VA, GDP, thu nhập của người lao động và lao động của du lịch năm 2013.

Kết quả tính toán ở Chương 3 cho thấy vai trò của du lịch nói chung và ảnh hưởng ở mức cao hơn của du lịch quốc tế đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua số liệu năm 2013. Việc tính toán thử nghiệm vừa cung cấp những thông tin đánh giá tác động của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế năm 2013 vừa để khẳng định tính khả thi của phương pháp luận tác giả Luận án đề xuất.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Chương 3 đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện nhằm tăng cường tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế và tăng cường công tác thống kê đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới.

Để tăng tác động tổng hợp của du lịch tới tăng trưởng kinh tế, Chương 3 đề nghị tập trung thu hút nhằm tăng số lượng du khách nói chung và khách quốc tế nói riêng. Tuy nhiên cũng cần quan tâm đến chất lượng khách thông qua mức chi tiêu bình quân và cơ cấu chi tiêu của khách theo quốc gia và hoặc nhóm quốc gia của khách quốc tế đến Việt Nam.

Để tăng cường công tác thống kê du lịch nói chung và công tác đánh giá tác động tổng hợp của du lịch nói riêng cần tập trung giải quyết vấn đề về lý thuyết: Khái niệm, phương pháp tính, nguồn thông tin và phân công thực hiện giữa TCTK và TCDL trên cơ sở xây dựng quy chế phối hợp, chia sẻ thông tin và phân công thực hiện cụ thể và hợp lý.


KẾT LUẬN

Nhu cầu về du lịch của người dân trong nước và quốc tế có xu hướng ngày càng tăng lên đã cho thấy vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế xã hội. Chi tiêu của du khách đã ảnh trực tiếp đến sự phát triển không chỉ của các hãng, các công ty du lịch mà còn tác động đến nhiều hoạt động kinh tế khác có liên quan. Tính liên ngành, liên vùng, liên quốc gia của hoạt động du lịch được hình thành và phát triển. Sự cần thiết tiến hành nghiên cứu đo lường và đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tăng trưởng kinh tế trong mối liên hệ với tất cả các ngành có liên quan và các thành phần chính của hoạt động du lịch để có thể đánh giá, phân tích đầy đủ, toàn diện nhưng cũng tương đối cụ thể phục vụ cho việc nghiên cứu, quản lý và đưa ra các chính sách tốt hơn hỗ trợ cho hoạt động này trong thời gian tới.

Để đánh giá đúng và đầy đủ hơn vai trò của hoạt động du lịch quốc tế và du lịch nội địa, tăng cường hiệu quả của từng loại du lịch, luận án đã vận dụng lý thuyết thống kê của SNA để đánh giá tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa vào tăng trưởng kinh tế. Nhằm thực hiện mục tiêu đó luận án đã thực hiện một số nội dung sau:

(1) Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số lý luận cơ bản về du lịch, về tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ của du lịch và tăng trưởng kinh tế từ phía cung, phía cầu trong tác động, ảnh hưởng liên ngành của toàn bộ nền kinh tế trên cơ sở lý thuyết của TSA và SNA. Trong nội dung này Luận án đã làm rõ cách xác định và phương pháp tính đối với nhóm chỉ tiêu phản ánh du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Đồng thời, Luận án đã đề xuất nhóm chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ và nhóm chỉ tiêu phản ánh tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch quốc tế, du lịch nội địa đến tăng trưởng kinh tế.

(2) Xây dựng phương pháp đánh giá tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa trên chi tiêu của khách quốc tế, khách nội địa và Bảng I-O. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, Luận án đã xây dựng nguồn thông tin phù hợp cho từng nhóm chỉ tiêu phản ánh du lịch, nhóm chỉ tiêu phục vụ cho tính toán đánh giá tác động và nhóm chỉ tiêu phản ánh tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Từ đó đề xuất 6 bước tính toán cụ thể để lượng hóa tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến tăng trưởng kinh tế.

(3) Trên cơ sở phương pháp đánh giá đã đề xuất, Luận án thử nghiệm tính toán tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến tăng trưởng đối với trường hợp của Việt Nam năm 2013. Qua đó nhận xét, đánh giá kết quả tính toán và đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh tác động tổng hợp của du lịch vào tăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường công tác thống kê đánh giá tác động tổng hợp của du lịch vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Hương (2011), Chủ nhiệm đề tài cơ sở “Hoàn thiện nội dung của hệ thống tài khoản quốc gia theo khuyến nghị sửa đổi của cơ quan thống kê Liên hợp quốc (SNA) 2008”; Viện Khoa học Thống kê;

2. Nguyễn Thị Hương (2012), “Nghiên cứu và đề xuất áp dụng một số nội dung đổi mới của SNA 2008 ở Việt Nam” Tờ Thông tin Khoa học Thống kê, số 2;

3. Nguyễn Thị Hương (2013), “Quy trình biên soạn chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm áp dụng cho trung ương và địa phương, Thông tin Khoa Học Thống kê” Tờ Thông tin Khoa học Thống kê, số 3;

4. Nguyễn Thị Hương (2014), Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu hoàn thiện và tin học hóa các quy trình tổng hợp chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm áp dụng cho trung ương và địa phương", Viện Khoa học thống kê;

5. Nguyễn Thị Hương (2015), “Ứng dụng bảng I-O đánh giá tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học của đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình biên soạn chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước xanh (GDP xanh) ở Việt Nam; Viện Khoa học thống kê;

6. Nguyễn Thị Hương (2015), “Ứng dụng bảng I-O trong nghiên cứu tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế” Tạp chí Con số và Sự kiện, số 6;

7. Nguyễn Thị Hương (2015), “Phương pháp xây dựng bảng I-O phi cạnh tranh ở

Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 7;

8. Nguyễn Thị Hương (2015), “Phương pháp đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế theo mô hình I-O phi cạnh tranh”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Khoa Thống kê, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, tháng 10.

9. Nguyễn Thị Hương (2016), “Đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thông qua bảng cân đối liên ngành ”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Số 232(II), Tháng 10/2016.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Ahlert, G. (2007), Methodological aspects of preparing the German TSA, empirical findings and initial reactions, Tourism Economics, 13(2), 275-287.

(2) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê (2010), Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam (VCPA), Nhà xuất bản Thống kê.

(3) Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Tổng cục Thống kê (2014), Kết quả điều tra chi tiêu của khách Du lịch năm 2013, Nhà xuất bản Thống kê.

(4) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê (2015), Bảng cân đối liên ngành của Việt Nam (Input-Output:I/O) năm 2012, Nhà xuất bản Thống kê.

(5) Bryan, J., Jone, C.,& Munday, M. (2006), The contribution of tourism to the UK economy: Satellite account perspectives, Service Industry Journal, 26, 493-511

(6) Công cụ để khẳng định vai trò của ngành Du lịch VN trong nền kinh tế (2016), truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2016 từ http://www.vietnamhotel.org.vn/vn/news/3962/208/Cong-cu-de-khang-dinh-vai-tro-cua-nganh-Du-lich-VN-trong-nen-kinh-te.vha>

(7) Danh hiệu UNESCO ở Việt Nam (2016), Wikipedia, truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2015 từ https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_hi%E1%BB%87u_UNESCO_%E1%BB%9F

_Vi%E1%BB%87t_Nam.

(8) Fleetwood, S. (2004), Tourism satellite Accounts: The australian experience’, Estudios Turisticos, 161-162 (2004), pp. 43-53.

(9) Frechtling, D. (1999), The Tourism Satellite Account : Foundations, progress and issues. Tourism Management, 20, 163-170

(10) Frechtling, D. (2008), Measurement and analysis of tourism economic contributions for sub-national region through the Tourism Satellite Account, Paper delivered to the International Tourism Conference on Knowlegde as Value Advantage for Tourist Destination, Malaga, Spain, October 29-31.

(11) Heerschap, N., de Boer, B., Hoekstra, R., van Loon, A. & Tromp, L. (2005), A Tourism Satellite Account for the Netherlands: Approach and results’, Tourism Economics, 11, 393-409.

(12) Nguyễn Lê Anh (2010), Phương pháp thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ.


(13) Nguyễn Thị Hương (2012), Nghiên cứu hoàn thiện và tin học hóa các Quy trình Tổng hợp chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm áp dụng cho Trung ương và địa phương, Đề tài cấp Bộ, Viện Khoa học Thống Kê.

(14) Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2010), Nghiên cứu thống kê Tài khoản vệ tinh du lịch

ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ.

(15) Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế du lịch Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

(16) Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Du lịch, Luật số 44/2005/QH 11;

(17) Riveta, G. (1999), Mexico’s experience in setting up its tourism satellite account. Tourism Economics, 5, 345-351.

(18) Smith, S. (2000), New development in measuring tourism as an area of economic activity, In W. Gartner & D.Line (Eds.), Trend in outdoor recreation, leisure and tourism (pp, 225-234). Wallingford, UK: CAB International.

(19) Tadayuki Hara (2008), Quantitative Tourism Industry Analysis of the Tourism Industry, The Dick Pope Sr.Institute for Tourism Studies.

(20) Thijs ten Raa (2005), The Economics of Input-Output Analysis, Cambridge University Press.

(21) Tổng cục Du lịch (2011), Báo cáo đề án“Triển khai áp dụng Tài khoản vệ tinh du lịch tại Việt Nam”.

(22) Tổng cục Thống kê (2007), Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007, Nhà xuất bản Thống kê.

(23) Tổng cục Thống kê (2012), Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2012, truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2015 từ http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/10976.

(24) Tổng cục Thống kê (2016), Niên giám Thống kê năm 2015, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

(25) Tổng cục Thống kê (2003), Phương pháp biên soạn Hệ thống tài khoản quốc gia

ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê.

(26) United Nations (1993), System of National Accounts 1993, United Nations Publication.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023