Thu Thập, Tổng Hợp Và Xử Lý Thông Tin Về Du Lịch Việt Nam


- Theo loại cơ sở lưu trú

- Theo thời gian lưu trú (7 nhóm)

- Theo mục đích chuyến đi (7 loại)

- Theo nghề nghiệp (6 nhóm)

Riêng với khách du lịch quốc tế đến, thêm các tiêu chí: Quốc tịch (38 quốc tịch), phương tiện đến, số lần đến Việt Nam. Ngoài ra, dữ liệu còn được xử lý kết hợp nhiều tiêu thức và tính riêng cho từng tỉnh, thành phố.

Chi tiêu của khách được phân theo các tiêu chí:

- Chi tiêu bình quân một lượt khách

- Chi tiêu bình quân 1 ngày khách

- Cơ cấu chi tiêu theo 8 khoản chi (thuê phòng, ăn uống, đi lại, tham quan, mua sắm, vui chơi, y tế, khác), tính chung và riêng cho từng loại khách, cho khách đi theo chương trình trọn gói và tự tổ chức, theo tỉnh…

Ngoài ra điều tra còn thu thập các thông tin về đánh giá/cảm nhận của khách về điểm đến.

Cuộc điều tra này còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Điều tra được tiến hành tại các cơ sở lưu trú du lịch, do đó không tính đến khách nghỉ tại các cơ sở lưu trú khác và khách đi trong ngày.

- Đối với khách đi theo chương trình trọn gói chỉ tính được phần chi tiêu của khách ngoài chương trình chứ không tính được tổng chi tiêu cho chuyến đi (cả trong và ngoài chương trình).

Dưới đây là đối chiếu, so sánh phục vụ khai thác thông tin từ hai cuộc điều tra khách du lịch năm 2013 của TCTK và TCDL.

(1) Về thời gian

- Điều tra khách du lịch năm 2013 của TCTK tiến hành vào trong 30 ngày của tháng 7 năm 2013;

- Điều tra khách nội địa 2013 của TCDL tiến hành trong tháng 9 và tháng 10 năm 2013 và tháng 1 và tháng 2 năm 2014.

(2) Về phạm vi

- Điều tra khách du lịch năm 2013 của TCTK thực hiện đối với khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch nội địa nghỉ qua đêm;

- Điều tra khách du lịch nội địa 2013 của TCDL chỉ tiến hành đối với khách du lịch nội địa.


(3) Về địa điểm

- Điều tra khách du lịch năm 2013 của TCTK thực hiện tại cơ sở lưu trú du lịch;

- Điều tra khách nội địa 2013 của TCDL thực hiện tại điểm du lịch.

(4) Về số lượng mẫu

- Điều tra khách du lịch năm 2013 của TCTK:

+ Đối với khách du lịch nội địa: Thưc hiện tại 30 tỉnh, thành phố với số lượng khách du lịch được phỏng vấn là 24,139 khách;

+ Đối với khách du lịch quốc tế: Thực hiện tại 14 tỉnh, thành phố với 9.500 khách du lịch.

- Điều tra khách nội địa 2013 của TCDL: Thực hiện tại 26 tỉnh, thành phố với 54 điểm đến và 23.633 khách du lịch.

(5) Về nội dung

- Điều tra khách du lịch năm 2013 của TCTK tiến hành thu thập thông tin về cơ cấu khách; cơ cấu chi tiêu và đánh giá của khách;

- Điều tra khách nội địa 2013 của TCDL thu thập thêm các thông tin về khách đi trong ngày; khách nghỉ qua đêm không nghỉ tại cơ sở lưu trú so với điều tra của TCTK.

3.1.1.3. Thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin về du lịch Việt Nam

Thông tin về du lịch của Việt Nam cần thu thập, tổng hợp và xử lý gồm: số lượt khách du lịch; chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch và tổng chi tiêu của khách du lịch.

Phần này sẽ căn cứ vào nguồn thông tin hiện có để thực hiện Bước 1 đã đề xuất, tại mục 2.3,Chương 2 để ước tính các chỉ tiêu về du lịch và các chỉ tiêu phục vụ ước tính tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế.

a. Thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin về số lượt khách du lịch và chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch

Sau khi xem xét, đánh giá số liệu từ các nguồn khác nhau, nghiên cứu dựa trên nguyên tắc lựa chọn số liệu để đưa vào tính toán như sau:

- Đối với số liệu thống kê du lịch có từ nhiều nguồn, lựa chọn số liệu đã được công bố chính thức từ TCTK và TCDL;

- Đối với số liệu mà TCTK chưa có, như: Số khách du lịch nội địa, khách qua

đêm, khách đi trong ngày…, tác giả luận án sử dụng thông tin từ điều tra của TCDL.

Theo đó, số liệu về số lượt khách du lịch làm cơ sở xác định tổng chi tiêu của từng loại khách du lịch năm 2013 được tổng hợp trong Bảng 3.2 và Bảng 3.3 dưới đây:


Bảng 3.1: Số lượt khách du lịch tại Việt Nam năm 2013



Chỉ tiêu

Số lượt khách

(Lượt khách)

Tỷ trọng

(%)

Quốc tế

đến

Nội địa

Quốc tế đến

Nội địa

A

1

2

3

4

Tổng số - Total

7.572.352

5.000.000

100,00

100,00

Chia theo loại khách (1)





1. Khách nghỉ qua đêm

7.200.769

25.369.187

95,09

72,48

2. Khách đi trong ngày

371.583

9.630.813

4,91

27,52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thống kê tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - 12

Nguồn: Trung tâm thông tin du lịch -Tổng cục Du lịch (2014).

Bảng 3.2: Chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch quốc tế đến và nội địa tại Việt Nam theo khoản chi năm 2013

Đơn vị tính: 1000 VNĐ



STT


Các khoản chi tiêu

Chi tiêu bình quân 1 lượt khách Quốc tế đến

Chi tiêu bình quân 1 lượt khách Nội địa

Khách nghỉ qua đêm

Khách đi trong ngày

Khách nghỉ qua đêm

Khách đi trong ngày

A

B

1

2

3

4


Tổng chi

24.062

2.645

4.440

944

1

Thuê phòng

6.725

-

1.108

-

2

Ăn uống

5.345

724

1.073

251

3

Đi lại

4.198

462

988

280

4

Thăm quan

1.845

137

294

81

5

Mua hàng

3.193

825

613

182

6

Vui chơi -

1.015

155

114

69

7

Y tế

241

76

56

6

8

Chi khác

1.500

268

195

75

Nguồn:

(Cột 1). Tổng cục Thống kê - Kết quả điều tra về chi tiêu của khách du lịch (2014, 51); (Cột 2, 3 và 4). Trung tâm thông tin du lịch , TCDL - Kết quả điều tra khách du lịch (2014).

Chú ý: Số liệu của TCTK không có phần chi tiêu của khách quốc tế đi theo


chương trình trọn gói và không có tỷ lệ khách quốc tế đi trong ngày. Do tỷ lệ khách quốc tế đi trong ngày không nhiều nên quy ước lấy theo chi tiêu bình quân 1 lượt khách quốc tế qua đêm tự sắp xếp để ước tính tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế năm 2013.

b. Thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin về chi tiêu của khách du lịch

Thông tin đầu vào quan trọng sử dụng trong mô hình gồm chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch nội địa năm 2013 phân theo nhóm ngành đã lựa chọn. Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến và nội địa được tính từ điều tra theo giá sử dụng. Các thông tin này cần được chuyển về giá cơ bản khi sử dụng trong mô hình nghiên cứu.

(1) Tính tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế và nội địa theo giá sử dụng.

Theo số liệu về chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch quốc tế và nội địa; số lượt khách du lịch quốc tế đến và nội địa Việt Nam cho mỗi loại khách nghỉ qua đêm và khách đi trong ngày trong Bảng 3.2 và Bảng 3.3, áp dụng công thức 2.10 tính toán được chi tiêu của khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa cho từng loại khách đối với từng nội dung chi theo giá sử dụng như sau:

- Thuê phòng:

+ Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến nghỉ qua đêm:


Tổng chi tiêu khách

quốc tế đến qua đêm =

(48.428 tỷ đồng)

Chi tiêu bình quân lượt một khách quốc tế đến qua đêm (6.725 nghìn đồng/1 lượt khách)

Tổng số lượt khách quốc tế đến qua đêm

X

(7.200.769

lượt người)

+ Khách du lịch nội địa nghỉ qua đêm

Tổng số lượt

Tổng chi tiêu khách nội địa nghỉ qua đêm

(28.117 tỷ đồng)

Chi tiêu bình quân lượt một

khách nội địa nghỉ qua đêm

= X

(1.108 nghìn đồng/1 lượt

khách)

khách nội địa nghỉ qua đêm (25.369.187

lượt người)


- Bằng cách tính tương tự chi tiêu đối với khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch nội địa nghỉ qua đêm cũng như đi trong ngày theo các nội dung chi còn lại và tổng chi tiêu. Số liệu tính toán được hệ thống ở các cột 2,3 và 5,6 trong Bảng

3.3. Tổng hợp theo quan hệ các cột sẽ có số liệu cột 1 (cột 1 = cột 2+cột 3) và cột 4 (cột 4= cột 5+cột 6).


Bảng 3.3: Chi tiêu của khách du lịch năm 2013 theo giá sử dụng

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ


Các khoản chi tiêu

Chi tiêu của khách

du lịch quốc tế đến

Chi tiêu của khách

du lịch nội địa

Tổng số

Khách qua

đêm

Khách

trong ngày

Tổng số

Khách

qua đêm

Khách

trong ngày

A

1=2+3

2

3

4=5+6

5

6

Tổng chi

174,248

173,265

983

121,743

112,649

9,094

1. Thuê phòng

48,428

48,428

-

28,117

28,117

-

2. Ăn uống

38,757

38,488

269

29,644

27,226

2,418

3. Đi lại

30,400

30,228

172

27,756

25,055

2,701

4. Thăm quan

13,335

13,284

51

8,238

7,454

784

5. Mua hàng

23,297

22,991

306

17,303

15,548

1,754

6. Vui chơi

7,369

7,312

58

3,547

2,887

660

7. Y tế

1,761

1,733

28

1,474

1,418

56

8. Chi khác

10,900

10,800

100

5,665

4,944

721

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả.

(Chi tiêu bình quân của khách quốc tế tính bằng USD nên được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng năm 2013 bằng 21.036 VNĐ/1USD.)

(2) Xác định danh mục ngành sản phẩm

Danh mục các khoản chi tiêu theo sản phẩm du lịch trong điều tra chi tiêu khách du lịch làm cơ sở để xác định các ngành sản phẩm sử dụng thống nhất trong mô hình nghiên cứu. Sau đó, sắp xếp cho phù hợp với trật tự của phân ngành VSIC 2007 cũng như của Bảng I-O 2012, cụ thể như trong Bảng 3.4 dưới đây:

Bảng 3.4: Ngành sản phẩm lựa chọn tương ứng với khoản chi tiêu của khách du lịch

Ngành sản phẩm lựa chọn

Tương ứng với các khoản chi tiêu

của khách du lịch

1. Thương nghiệp

Một phần nhỏ của mua hàng

2. Vận tải

Đi lại

3. Dịch vụ lưu trú

Thuê phòng

4. Dịch vụ ăn uống

Ăn uống

5. Thăm quan

Thăm quan

6. Dịch vụ y tế

Y tế

7. Vui chơi

Vui chơi

8. Khác

Mua hàng và Chi khác

Nguồn: Đề xuất của tác giả


(3) Tính lại chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa theo giá cơ bản Chi tiêu thực tế của khách du lịch khi điều tra và công bố theo giá sử dụng còn

chi tiêu trong Bảng I-O giá cơ bản, không bao gồm thuế sản phẩm, phí thương nghiệp và vận tải. Do đó cần phải chuyển chi tiêu của khách du lịch quốc tế từ giá sử dụng về giá cơ bản. Kết quả tính toán chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến được trình bày trong Bảng 3.5 dưới đây:

Bảng 3.5: Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến theo giá cơ bản

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ



STT


Ngành sản phẩm


Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến theo giá sử dụng

Tách phí lưu thông từ chi mua hàng hóa của khách du lịch

Tách thuế sản phẩm từ chi tiêu của khách du lịch

quốc tế đến


Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến theo giá cơ bản


Tách phí thương nghiệp, vận tải

Chi tiêu của khách sau khi tách phí thương nghiệp,

vận tải

Tỷ lệ thuế sản phẩm so với chi

tiêu

Thuế sản phẩm trong chi tiêu của khách du lịch

(lần)

A

B

1

2

3=1+2

4

5 = 3 x 4

6 = 3 - 5


Tổng số

174.248

23.297

174.248


15.769

158.479

1

Thương nghiệp


3.925

3.925

0,100

392

3.534

2

Vận tải

30.400

397

30.797

0,082

2528

28.269

3

Dịch vụ lưu trú

48.428


48.428

0,091

4391

44.037

4

Dịch vụ ăn uống

38.757


38.757

0,088

3413

35.345

5

Thăm quan

13.335


13.335

0,060

795

12.540

6

Dịch vụ y tế

1.761


1.761

0,045

80

1.681

7

Vui chơi

7.369


7.369

0,116

855

6.514

8

Khác

10.900

18.975

29.875

0,111

3315

26.559


Mua hàng

23.297


Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả.

Cột 1 trong Bảng 3.5 cho biết chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến theo giá sử dụng được sắp xếp lại theo phân ngành sản phẩm đã chọn, trong đó sản phẩm thương nghiệp tại giá này luôn bằng 0 vì trong giá sử dụng hay giá do người mua sản phẩm chi trả đã bao gồm phí thương nghiệp. Ví dụ: Khi đi mua một chiếc cốc người mua phải trả 10 nghìn đồng đó là giá sử dụng. Tuy nhiên người mua không biết được người bán hàng đã bán chiếc cốc đó cao hơn giá khi mua vào là bao nhiêu tiền. Tức là giá sử dụng luôn bao gồm và không tách riêng dịch vụ bán buôn, bán lẻ (hay phí thương


nghiệp) trong giá trị của hàng hóa.

Từ tổng số tiền khách du lịch đã chi mua sắm hàng hóa là sản phẩm vật chất (23.297 tỷ VN đồng), tách phí thương nghiệp và vận tải bằng cách nhân (x) giá trị mua hàng với tỷ lệ phí thương nghiệp (0,168) và tỷ lệ phí vận tải (0,017) tính toán từ kết quả điều tra lập Bảng I-O 2012.

+ Phí thương nghiệp tại dòng 1 cột 2:

23.297 tỷ VN đồng x 0,168 = 3.925 tỷ VN đồng

+ Phí vận tải tại dòng 2 cột 2:

23.297 tỷ VN đồng x 0, 017 = 397 tỷ VN đồng

+ Phần còn lại sau khi đã trừ đi phí thương nghiệp và phí vận tải chính là giá trị thuần của sản phẩm vật chất do du khách mua. Phần này được tính vào sản phẩm khác (dòng 8 cột 2):

23.297 - 3.925 –397 = 18.975 (tỷ VN đồng).

+ Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến sau khi đã phân bổ giá trị mua hàng

được biểu hiện trong cột 3 được tính toán theo từng dòng như sau: Cột 3 = Cột 1 + Cột 2

Trong đó:

Chi tiêu về thương nghiệp (dòng 1 cột 3), bằng phí thương nghiệp đã trả cho việc mua hàng của khách du lịch vừa được phân bổ tại dòng 2 cột 2 (= 3.925 tỷ VN đồng);

Chi tiêu về vận tải (dòng 2 cột 3), bằng chi tiêu về phí vận tải chở khách du lịch đã xác định (tại dòng 2 cột 1) cộng với chi tiêu về phí vận tải trong hàng hóa mà khách du lịch đã mua vừa được phân bổ (tại dòng 2 cột 2):

30.400 + 397 = 30.797 (tỷ VN đồng);

Chi tiêu đối với sản phẩm khác của khách du lịch quốc tế đến (dòng 8 cột 3) được tính bằng số tiền khách du lịch đã mua sản phẩm khác (biểu hiện dòng 8 cột 1, bằng 10.900 tỷ VN đồng) cộng với chi tiêu vừa được phân bổ từ khoản chi mua hàng là sản phẩm vật chất khác (đã tách phí thương nghiệp và vận tải) do khách du lịch mua (dòng 8 cột 2):

10.900 + 18.975 = 29.875 (tỷ VN đồng).

Giá trị các dòng khác của cột 3 không thay đổi so với cột 1 do sản phẩm dịch vụ có quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ nên không có phí thương nghiệp và


phí vận tải. Không phải tiến hành tách và phân bổ phí thương nghiệp và phí vận tải đối với các sản phẩm dịch vụ này.

+ Tiếp theo, tách thuế sản phẩm ra khỏi giá trị sản phẩm mua sắm trong cột 5 theo từng dòng được ước lượng như sau:

Cột 5 = Cột 3 x Cột 4

+ Chi tiêu của khách du lịch quốc tế theo giá cơ bản trong cột 6 được tính cho từng loại sản phẩm theo công thức:

Cột 6 = Cột 3 – Cột 5

Tương tự như vậy, kết quả tính toán chi tiêu của khách du lịch nội địa theo giá cơ bản được trình bày trong Bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6: Chi tiêu của khách du lịch nội địa theo giá cơ bản

Đơn vị tính : Tỷ VN đồng, lần



STT


Ngành sản phẩm


Chi tiêu của khách du lịch nội địa theo giá sử dụng

Tách phí lưu thông từ chi mua hàng hóa của khách du lịch

Tách thuế sản phẩm từ chi tiêu của khách du lịch

nội địa


Chi tiêu của khách du lịch nội địa theo giá

cơ bản


Tách phí thương nghiệp, vận tải và khác

Chi tiêu của khách sau khi tách phí thương nghiệp,

vận tải


Tỷ lệ thuế SP so với chi tiêu

Thuế sản phẩm trong chi tiêu của khách du lịch

(lần)

A

B

1

2

3=1+2

4

5 = 3 x 4

6 = 3 - 5


Tổng số

121.743

17.303

121.743


10.915

110.828

1

Thương nghiệp


2.915

2.915

0,100

291

2.624

2

Vận tải

27.756

295

28.051

0,082

2302

25.748

3

Dịch vụ lưu trú

28.117


28.117

0,091

2550

25.567

4

Dịch vụ ăn uống

29.644


29.644

0,088

2610

27.033

5

Thăm quan

8.238


8.238

0,060

491

7.746

6

Dịch vụ y tế

1.474


1.474

0,045

67

1.408

7

Vui chơi

3.547


3.547

0,116

412

3.136

8

Khác

5.665

14.093

19.758

0,111

2193

17.565


Mua hàng

17.303


Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023