Thẩm Định Phương Pháp Định Lượng Oxostephanin Bằng Hplc

- Thời gian chiết mỗi lần: 1 giờ

3.2.2.2. Thẩm định phương pháp định lượng oxostephanin bằng HPLC

* Độ phù hợp hệ thống

Kết quả độ phù hợp hệ thống khi tiêm lặp lại 6 lần dung dịch chuẩn oxostephanin với nồng độ khoảng 25 µg/ml được thể hiện ở Bảng 3.19.

Bảng 3.19. Kết quả độ phù hợp hệ thống


STT

Thời gian lưu

(phút)

Diện tích pic

(mAU.s)

Số đĩa

lý thuyết

Hệ số đối

xứng

1

14,11

1214153

4235

1,442

2

14,15

1219037

4247

1,444

3

14,33

1215144

4246

1,442

4

14,32

1227682

4253

1,446

5

14,31

1240081

4252

1,448

6

14,30

1227474

4246

1,450

Trung bình

14,25

1223929

4247

1,445

RSD (%)

0,68

0,80

0,2

0,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 368 trang tài liệu này.


RSD thời gian lưu và diện tích pic của oxostephanin thấp hơn 2,0%. Số đĩa lý thuyết trung bình của oxostephanin khoảng 4247 (> 3000). Điều kiện sắc ký lựa chọn có độ lặp lại tốt về thời gian lưu, diện tích pic, số đĩa lý thuyết và hệ thống HPLC sử dụng phù hợp và đảm bảo để phân tích định lượng oxostephanin, do đó phương pháp đạt về độ phù hợp hệ thống theo AOAC và “Hướng dẫn của ASEAN về thẩm định quy trình phân tích” [107].

* Độ đặc hiệu

Chuẩn bị độc lập các mẫu dung môi, các mẫu chuẩn, mẫu thử và các mẫu thử thêm chuẩn (như trình bày ở mục 2.2.2.2). Tiến hành sắc ký trong điều kiện đã chọn. Kết quả được trình bày ở hình 3.17.

Oxostephanin được tách hoàn toàn khỏi chất khác trên sắc ký đồ dung dịch chuẩn và dung dịch thử từ thân lá củ dòm. Thời gian lưu của pic oxostephanin trên sắc ký đồ mẫu thử tương tự như thời gian lưu của pic chuẩn tương ứng trên sắc ký đồ dung dịch chuẩn. Trên sắc ký đồ dung dịch thử, pic của oxostephanin

được tách hoàn toàn khỏi các pic khác. Như vậy, phương pháp đủ đặc hiệu để định lượng oxostephanin trong thân lá cây củ dòm

Hình 3 17 Sắc ký đồ thẩm định độ đặc hiệu Chú thích Data 1 SKĐ mẫu trắng 1

Hình 3.17. Sắc ký đồ thẩm định độ đặc hiệu

Chú thích:

Data 1: SKĐ mẫu trắng Data 3: SKĐ dung dịch thử

Data 2: SKĐ oxostephanin chuẩn Data 4: SKĐ dung dịch thử thêm chuẩn

* Khoảng tuyến tính và đường chuẩn

Tiến hành sắc ký dãy dung dịch chuẩn (chuẩn bị như trình bày ở mục 2.2.2.2) theo điều kiện sắc ký đã chọn. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.20 và hình 3.18.

Bảng 3.20. Kết quả khảo sát độ tuyến tính


STT

Nồng độ (µg/ml)

S (mAu.s)

Độ chệch (%)

1

3,125

272443

11,54

2

6,25

418469

6,18

3

12,5

696245

0,24

4

25

1214153

-6,12

5

50

2506725

0,58

6

100

4900220

0,20


y = 48390x + 65108

R2 = 0,9993


mAU.s

6000000

Đường chuẩn oxostephanin

5000000

y = 48390x + 65108 R² = 0.9993

4000000


3000000


2000000


1000000


0

0

20

40

60

Nồng độ μg/ml

80

100

120

Hình 3.18. Đồ thị biểu diễn mối tương quan tuyến tính giữa diện tích pic và nồng độ của oxostephanin

Trong khoảng nồng độ khảo sát đã có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ và diện tích pic của oxostephanin. Đường chuẩn của oxostephanin có hệ số tương quan 0,995 ≤ R ≤ 1, độ chệch (bias) tại các điểm đều không quá ± 15%. Như vậy độ tuyến tính của oxostephanin phù hợp với yêu cầu của “Hướng dẫn của ASEAN về thẩm định quy trình phân tích” và AOAC.

* Độ lặp lại

Chuẩn bị các mẫu thử như mục 2.2.2.2. Tiến hành sắc ký, mỗi ngày 6 mẫu thử độc lập kết quả thẩm định độ lặp lại giữa các ngày phân tích được thể hiện ở Bảng 3.21.

Bảng 3.21. Kết quả độ lặp lại giữa các ngày phân tích



Ngày


STT

Lượng

cân dược liệu (g)

Diện tích pic (mAU.s)

Hàm lượng (%)

Trung

bình (%)

RSD (%)


1

1

0,5001

1424964

0,281


0,285


1,6

2

0,5002

1444767

0,285

3

0,5007

1475847

0,291

4

0,5001

1465971

0,289



5

0,5003

1447025

0,286



6

0,5001

1414563

0,279


2

1

0,5001

1424964

0,281


0,282


1,0

2

0.5002

1444767

0,285

3

0,5005

1447125

0,280

4

0,5001

1414563

0,280

5

0,4999

1414231

0,280

6

0,5001

1414565

0,286


3

1

0,5071

1424964

0,281


0,283


1,7

2

0,5022

1455390

0,287

3

0,5032

1409751

0,278

4

0,5074

1407767

0,277

5

0,5018

1450319

0,286

6

0,5041

1460461

0,288

Trung bình 3 ngày

0,283

1,4


RSD của oxostephanin trong cùng ngày, khác ngày phân tích đều thỏa mãn yêu cầu: RSD của oxostephanin ≤ 3,7%. Phương pháp đạt yêu cầu về độ chính xác theo yêu cầu của “Hướng dẫn của ASEAN về thẩm định quy trình phân tích” và AOAC.

* Độ đúng

Mẫu thân lá cây củ dòm có nồng độ oxostephanin 28,02µg/ml. Chuẩn bị các mẫu thử thêm chuẩn như mục 2.2.2.2. Tiến hành sắc ký theo điều kiện đã chọn. Kết quả độ thu hồi của oxostephanin trình bày ở bảng 3.22.

Kết quả thỏa mãn yêu cầu phần trăm tìm lại của oxostephanin từ 95,0 % – 105,0 %. Phương pháp đã xây dựng đạt yêu cầu về độ đúng của “Hướng dẫn của ASEAN về thẩm định quy trình phân tích” và AOAC.

Bảng 3.22. Kết quả độ thu hồi của oxostephanin



Mức thêm chuẩn


Mdược liệu (g)


Nồng độ thực của dược liệu (µg/ml)

Nồng độ chuẩn thêm vào

(µg/ml)

Nồng độ mẫu khi thêm chuẩn (µg/ml)

Nồng độ chuẩn tìm lại được

(µg/ml)


Độ thu hồi (%)


Trung bình (%)


80%

0,5001


28,02


22,0

49,88

21,86

99,36


99,45

0,5002

49,92

21,90

99,55

0,5001

49,90

21,88

99,45


100%

0,5001


28,02


28,0

55,46

27.44

98,00


98,29

0,5002

55,68

27,66

98,79

0,5001

55,48

27,46

98,07


120%

0,5001


28,02


33,0

60,88

32,86

99,56


99,57

0,5002

60,90

32,88

99,64

0,5001

60,86

32,84

99,52


* Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)

Hình 3 19 Sắc ký đồ HPLC của oxostephanin ở nồng độ 0 002441 µg ml Mẫu chuẩn 2

Hình 3.19. Sắc ký đồ HPLC của oxostephanin ở nồng độ 0,002441 µg/ml

Mẫu chuẩn với nồng độ oxostephanin được pha loãng dần đến khi trên sắc kí đồ tại thời điểm quan sát thấy tỷ lệ S/N trong khoảng 2 - 11. Từ đó, xác định

giá trị của LOD và LOQ. Mỗi mẫu lặp lại 3 lần và lấy kết quả trung bình. Kết quả cho thấy dung dịch có nồng độ 0,002441 µg/ml cho đáp ứng pic gấp khoảng 3 lần so với độ nhiễu đường nền (hình 3.19). LOQ được tính toán dự kiến gấp 3 lần LOD là 0,007323 µg/ml. Từ thực nghiệm, dung dịch có nồng độ 0,0079 µg/ml cho đáp ứng pic gấp khoảng 10 lần so với độ nhiễu đường nền.

3.2.3. Đánh giá sự thay đổi hàm lượng oxostephanin theo thời gian thu hái

Ứng dụng phương pháp đã thẩm định để định lượng oxostephanin có trong dược liệu được thu hái ở các thời điểm khác nhau tại Bắc Giang và các mẫu được thu hái từ Quản Bạ - Hà Giang, Ba Vì – Hà Nội.

Kết quả định lượng oxostephanin trong dược liệu được thể hiện trong bảng

3.23 bảng 3.24.

Bảng 3.23. Kết quả định lượng oxostephanin trong mẫu dược liệu thu hái tại Bắc Giang

Ký hiệu

Địa điểm

Thời gian

thu hái

Hàm lượng

trung bình (%)

RSD (%)

D1

TP Bắc Giang

1/2/2020

0,353

4,1

D2

TP Bắc Giang

29/2/2020

0,611

2,0

D3

TP Bắc Giang

29/3/2020

0,337

7,4

D4

TP Bắc Giang

3/5/2020

0,430

1,4

D5

TP Bắc Giang

31/5/2020

0,597

3,9

D6

TP Bắc Giang

6/9/2020

0,873

2,3

D7

TP Bắc Giang

8/10/2020

0,819

0,5

D8

TP Bắc Giang

14/11/2020

0,501

1,4

D9

TP Bắc Giang

14/12/2020

0,525

2,9


Kết quả sơ bộ có thể thấy rằng các thời điểm thu hái khác nhau có thể dẫn đến sự khác biệt về hàm lượng oxostephanin trong củ dòm. Dược liệu trồng tại TP Bắc Giang thu hái tại thời điểm thích hợp nhất vào khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 10. Khi đó sẽ thu được hàm lượng oxostephanin cao nhất lần lượt là 0,873 % và 0,819 %.

Trong khi đó, kết quả định lượng mẫu thân lá thu hái ở Hà Giang và Ba Vì cho thấy rằng: (1) oxostephanin tập trung nhiều ở lá và cao gấp khoảng 40 lần so

với thân; (2) hàm lượng oxostephanin thu mẫu ở Ba Vì (0,340 % (lá) và 0,008 % (thân)), cao hơn ở mẫu thu ở Hà Giang (0,320 % (lá) và 0,004 % (thân)) là khoảng 6% đối với lá và cao gấp 2 lần đối với thân vào thời điểm thu hái 3/2019. Nhưng do trữ lượng oxostephanin trong thân thấp nên nhìn chung sự khác biệt này không đáng kể giữa hai vùng thu hái mẫu trên; (3) Đối với mẫu toàn bộ thân lá thu hái vào hai mùa tháng 5 và tháng 10 ở Ba Vì lại không cho sự khác biệt rõ ràng nào về hàm lượng oxostephanin. Nhưng lại khác biệt đáng kể so với thời điểm tương tự thu hái ở Bắc Giang.

Bảng 3.24. Đánh giá hàm lượng oxostephanin trong một số mẫu thân lá củ dòm thu hái tại Quản Bạ - Hà Giang và vườn giống Ba Vì - Hà Nội


Ký hiệu


Địa điểm

Thời gian thu hái

Hàm lượng

trung bình (%)

RSD (%)

QB – phần lá

Quản Bạ - Hà Giang

3/2019

0,320

1,7

QB – phần thân

Quản Bạ - Hà Giang

3/2019

0,004

2,5

BV – phần lá

Ba Vì – Hà Nội

3/2019

0,340

2,2

BV – phần thân

Ba Vì – Hà Nội

3/2019

0,008

1,9

BV1

Ba Vì – Hà Nội

5/2020

0,556

2,3

BV2

Ba Vì – Hà Nội

10/2020

0,553

3,4


3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT ĐÃ PHÂN LẬP VÀ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ KHÁNG UNG THƯ CỦA OXOSTEPHANIN

3.3.1. Đánh giá tác dụng gây độc tế bào của một số hợp chất đã phân lập

3.3.1.1. Ảnh hưởng của các hợp chất SD1, SD2, SD3, SD4, SD5 tới hình thái tế bào

Sự biến đổi hình thái đặc trưng của tế bào là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độc tính của các chất lên các tế bào ung thư nuôi cấy.

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của dung môi 0,5% DMSO đến hình thái tế bào được thể hiện trong các hình 3.20 – 3.24 trong đó (a) Tế bào đối chứng sinh học; (b) Tế bào trong dung môi 0,5% DMSO tại thời điểm 48h (VK 10X, Zoom 5.6))


a

b

Hình 3.20. Hình thái tế bào Hela


a

b

Hình 3.21. Hình thái tế bào HepG2

a

b

Hình 3.22. Hình thái tế bào MCF7

a

b

Hình 3.23. Hình thái tế bào N87

Xem tất cả 368 trang.

Ngày đăng: 16/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí