Ảnh Hưởng Của Naa, Iba Đến Sự Phân Nhánh Rễ, Ở Môi Trường ½Ms, 21 Nsc.

117


bào vùng trụ bì (pericycle) ở gốc đoạn thân – kết quả tác động của mức auxin tăng lên trong vòng 1 h sau cắt đoạn. Có sự phân bố auxin gia tăng ở pha khởi tạo rễ, tập trung ở mô phân sinh đang phát triển. Tương tự, Guan và cộng sự (2020) [13] cho rằng sự hình thành rễ bất định ở đoạn thân táo lùn Malus domestica bắt đầu bằng sự phân chia và kéo dài của các tế bào tượng tầng, ở vị trí gần kề hai bó mạch; quá trình này xảy ra ở điều kiện có mức tương đối cao của IAA trong mô.

Ở tạo rễ bất định từ chồi đốt thân cây vườn ươm/cây in vitro và từ chồi có nguồn gốc phôi vô tính NGBCC, theo chúng tôi, cũng có cơ chế sinh lý tạo rễ tương tự như ở kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên với hai hệ thống vận chuyển auxin riêng biệt nhưng có liên kết với nhau tương tự như: Hệ thống 1: Vận chuyển auxin nhanh, không định hướng trong mô li-be cùng với sản phẩm quang hợp, và hệ thống 2: Vận chuyển phân cực của auxin từ tế bào này sang tế bào khác dẫn đến sự phân phối auxin không cân xứng, chậm, cần năng lượng, và có định hướng. Hệ thống vận chuyển auxin trong mô li-be cung cấp auxin từ các vị trí tổng hợp (chủ yếu là ở lá non) cho các cơ quan nhận; còn sự vận chuyển phân cực phân phối auxin một cách chính xác cho tế bào, điều này cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành ‘cực đại auxin cục bộ’ (local auxin maxima), xảy ra chủ yếu trong các mô đang phát triển mạnh dẫn đến kết quả tạo rễ bất định.

3.4. Nhân rễ bất định trong môi trường lỏng

3.4.1. Ảnh hưởng của NAA, IBA đến sự phân nhánh rễ

Ở thí nghiệm này, các rễ sơ cấp đơn (20 ngày tuổi, có nguồn gốc từ nuôi cấy mảnh lá) sử dụng làm vật liệu nuôi cấy (Hình 3.49)

Hình 3 49 Vật liệu rễ bất định sơ cấp ở 20 NSC A Rễ đơn B Cụm 2 rễ C 1

Hình 3.49. Vật liệu rễ bất định sơ cấp ở 20 NSC

A. Rễ đơn; B. Cụm 2 rễ; C. Cụm 3 rễ; D. Cụm 4 rễ (vạch ngang và dọc chỉ vị trí cắt thu rễ đơn, thanh ngang 1 cm).

118


Bảng 3.24. Ảnh hưởng của NAA, IBA đến sự phân nhánh rễ, ở môi trường ½MS, 21 NSC.

Nồng độ (mg/L)

Chiều dài RSC

(mm)

Số RN

cấp 1

Chiều dài

RN cấp 1 (mm)

Số RN

cấp 2

Đặc điểm hình thái, màu sắc rễ

NAA

1

18,20 d*

10,36b

3,40c

0,20c

RN cấp 1 to, ngắn; đầu tròn, có

lông hút, rễ màu trắng xám.


2

19,72c

12,44a

3,90b

7,20b

RN cấp 1 to, ngắn; đầu tròn, có lông hút, rễ màu trắng xám. Có sự

hình thành RN cấp 2.


3

20,11c

12,95a

4,20a

7,33a

RN cấp 1 to, ngắn; đầu tròn, có lông hút; gốc, thân rễ sơ cấp và đầu RN bị phù, rễ màu trắng xám.

Có sự hình thành RN cấp 2.

IBA

1

15,33e

2,62e

2,00e

0,10e

RN cấp 1 nhỏ, dài; đầu RN thon, không có lông hút, rễ màu hơi

vàng.


2

21,11b

4,43d

3,00d

3,33d

RN cấp 1 nhỏ, dài, không có lông

hút, rễ màu hơi vàng. Có sự hình thành RN cấp 2


3

22,43a

5,20c

3,00d

3,60c

RN cấp 1 nhỏ, dài, không có lông hút; gốc và thân rễ sơ cấp bị phù,

rễ hơi vàng. Hình thành RN cấp 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

*Các chữ cái khác nhau trong một cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở mức p ≤ 0,05 trong phép thử Duncan.

Kết quả (Bảng 3.22) cho thấy, nói chung rễ trong môi trường không bổ sung NAA/IBA (đối chứng) không có khả năng phân nhánh (do vậy không đưa số liệu và bảng), rễ nhánh trong môi trường có bổ sung NAA hình thành tốt hơn so với rễ trong môi trường có IBA ở cả ba chỉ tiêu là số rễ nhánh cấp 1, cấp 2 và chiều dài rễ nhánh cấp 1 ở 20 NSC. Lông hút rễ bị thoái hóa trong môi trường có IBA. Ở môi trường có 3 mg/L NAA, số rễ nhánh cấp 1 là cao nhất - 12,95 so với số rễ trong hai môi trường có 1 mg/L, 2 mg/L NAA lần lượt là l0,36; 12,44. Đối với hai chỉ tiêu số RN cấp 1 và


cấp 2, các giá trị ghi nhận được ở hai nghiệm thức 2 mg/L và 3 mg/L là tương đương nhau. Ở các nghiệm thức IBA, số RN cấp 1 ở nghiệm thức 3 mg/L là cao nhất – 5,20. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rễ trong môi trường có NAA và IBA với 3 mg/L đều có hiện tượng phù ở gốc rễ (Hình 3.50C,H); riêng ở trường hợp 3 mg/L NAA, cũng ghi nhận được hiện tượng phù ở các đầu rễ (Hình 3.50C). Do vậy, nồng độ 2 mg/L NAA/IBA được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo. Thời gian nuôi lâu hơn, 30 NSC và 45 NSC, ở cả hai nghiệm thức NAA/IBA (2 mg/L), rễ phân nhánh nhiều hơn (Hình 3. 50D,I) và bước đầu hình thành dạng rễ cụm (Hình 3.50E,J), theo thứ tự.

Hình 3 50 Ảnh hưởng của NAA IBA đến hình thành rễ nhánh từ rễ đơn ở môi 2

Hình 3.50. Ảnh hưởng của NAA, IBA đến hình thành rễ nhánh từ rễ đơn, ở môi trường lỏng ½MS.

A,B,C. Hình thành rễ nhánh ở môi trường có 1, 2, 3 mg/L NAA, ở 20 NSC; D. Rễ nhánh dài ở môi trường có 2 mg/L NAA, 30 NSC; E. Cụm rễ nhỏ hình thành ở môi trường có 2 mg/L NAA, 40 NSC; F,G,H. Hình thành rễ nhánh ở môi trường có 1, 2, 3 mg/L IBA, NSC; I. Rễ nhánh dài ở môi trường có 2 mg/L IBA, 30 NSC; J. Cụm rễ nhỏ hình thành ở môi trường có 2 mg/L IBA, 45 NSC (Mũi tên chỉ lên: RN cấp 1, mũi tên chỉ ngang: RN cấp 2, thanh ngang 0,5 cm).

Quá trình phân nhánh dẫn đến tăng trưởng sinh khối trong môi trường có NAA/IBA tạo thành cụm rễ to (Hình 3.51 A,B,C,D,E,F). Các cụm rễ to tiếp theo được nhân lên trong cùng môi trường nhằm thu vật liệu cho các nghiên cứu tiếp theo (Hình 3.51G,H).


Hình 3 51 Rễ tăng trưởng sinh khối liên tục qua quá trình phân nhánh của rễ 3

Hình 3.51. Rễ tăng trưởng sinh khối liên tục qua quá trình phân nhánh của rễ đơn. A,B. Bình rễ sơ cấp nuôi trong môi trường có 2 mg/L NAA, 2 mg/L IBA, 20 NSC (thanh ngang 2 cm); C,D. Rễ đơn phân nhánh tạo cụm, sau cấy chuyền, 30 NSC, (thanh ngang 1 cm); E,F. Cụm rễ to, sau cấy chuyển, 60 NSC (thanh ngang 2 cm); G,H. Rễ được nhân sinh khối, sau cấy chuyền, 60 NSC (thanh ngang 2 cm).

Trong nuôi cấy in vitro, khả năng nhân rễ bất định phụ thuộc vào việc bổ sung auxin (loại và nồng độ) vào môi trường nuôi cấy [98] trong đó các auxin như IBA và NAA được sử dụng phổ biến ở dạng riêng rẽ hoặc phối hợp với nhau; ngoài ra, nhân rễ còn phụ thuộc vào yếu tố quan trọng khác là họ/ loài thực vật nghiên cứu [198]. Tác động lắc cơ học tạo điều kiện cho mô hấp thu chất ĐHST, chất dinh dưỡng, nước,… đồng đều (không tạo gradient phân bố), trao đổi khí đều hơn, khác với trường hợp mô nuôi cấy trên môi trường đặc [142]. Đáp ứng phân nhánh của rễ trong nuôi cấy mang tính quyết định đối với tăng trưởng sinh khối [184]. Hiện tượng phù ở gốc rễ hoặc/và đầu rễ trong trường hợp dùng NAA, IBA với nồng độ 3 mg/L ở nghiên cứu này, theo chúng tôi, sẽ dẫn đến giảm năng suất sinh khối rễ tương tự như kết quả ghi nhận được ở nuôi lỏng rễ Cichorium intybus [184]. NAA được ghi nhận là thích hợp trong kích thích phân nhánh rễ đối với khá nhiều loài cây dược liệu như Andrographis paniculata [199], Eurycoma longifolia [181]. NAA 1 mg/L, 2 mg/L là các nồng độ tối ưu cho nhân rễ Fagonia indica [200], rễ Boesenbergia rotunda [195], theo thứ tự. IBA cũng rất thích hợp cho nuôi cấy rễ bất định; nhận thấy 2 mg/L IBA là nồng độ tối ưu cho phát triển sinh khối rễ khá nhiều loài cây dược liệu như Vernonia amygdalina [185]. Ở NGBCC, kết quả nghiên cứu ở thí nghiệm này phù hợp với kết quả công bố của một số tác giả đã sử dụng 2 mg/L NAA/IBA như đã nêu trên để nhân rễ thông qua hiện tượng tạo rễ nhánh.


3.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ đường đến sự tăng trưởng sinh khối rễ

Kết quả (Bảng 3.25) cho thấy trong môi trường có NAA, khối lượng tươi rễ rễ đạt giá trị cao 2,10 g; 2,16 g lần lượt ở hai nghiệm thức có 30 g/L; 40 g/L sucrose; hệ số nhân tương ứng là 7,00 và 7,20; tuy nhiên các giá trị sinh khối và hệ số nhân giữa hai nghiệm thức này khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Khối lượng rễ, hệ số nhân thấp nhất lần lượt là 1,62 g; 5,40 ở nghiệm thức 20 g/L sucrose. Tương tự ở môi trường có IBA, khối lượng tươi đạt 1,80 g; 1,86 g lần lượt ở hai nghiệm thức 30 g/L, 40 g/L sucrose; hệ số nhân tương ứng là 6,00; 6,21 – cao hơn so với nghiệm thức 30 g/L sucrose (1,45 g; 4,85). Do vậy, 30 g/L sucrose được sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Bảng 3.25. Ảnh hưởng của nồng độ đường đến sự tăng trưởng sinh khối rễ, ở môi trường ½MS, 30 NSC.

Chất ĐHST

Nồng độ

sucrose (g/L)

KLT rễ

thu nhận (g)

Hệ số

nhân sinh khối (lần)

Đặc điểm hình thái, màu sắc rễ, cụm rễ

NAA

20

1,62c*

5,40c

Rễ nhỏ, có lông hút; cụm rễ màu

trắng xám, mềm


30

2,10a

7,00a

Rễ to, có lông hút; cụm rễ màu

trắng xám, mềm


40

2,16a

7,20a

Rễ to, có lông hút; cụm rễ màu

trắng xám, mềm

IBA

20

1,45d

4,83d

Rễ nhỏ, không có lông hút; cụm

rễ màu hơi vàng đục, cứng


30

1,80b

6,00b

Rễ to, không có lông hút; cụm rễ

màu hơi vàng đục, cứng


40

1,86b

6,20b

Rễ to, không có lông hút; cụm rễ

màu hơi vàng đục, cứng

*Các chữ cái khác nhau trong một cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở mức p ≤ 0,05 trong phép thử Duncan.

Có sự khác biệt về hình thái, màu sắc rễ/cụm rễ nuôi trong môi trường có NAA, IBA. Nói chung, ở cả hai trường hợp môi trường có NAA, IBA với nồng độ sucrose cao (30 - 40 g/L), sợi rễ to so với rễ ở môi trường có 20 g/L sucrose. Như đã nêu ở


trên, rễ ở môi trường bổ sung NAA có nhiều lông hút ở phần đầu rễ; ngược lại, lông hút rễ khó quan sát ở môi trường có IBA; cụm rễ ở môi trường bổ sung NAA có màu trắng xám, cụm rễ ở môi trường chứa IBA có màu hơi vàng đục (Hình 3.52).

Hình 3 52 Ảnh hưởng của nồng độ đường đến tăng trưởng sinh khối rễ 4

Hình 3.52. Ảnh hưởng của nồng độ đường đến tăng trưởng sinh khối rễ ở môi trường ½MS, 30 NSC.

A,B,C. Cụm rễ nuôi ở môi trường ½MS bổ sung 2 mg/L NAA, có sucrose 20, 30, 40 g/L; D,E,F. Cụm rễ nuôi ở môi trường bổ sung 2 mg/L IBA, có sucrose 20, 30, 40 g/L. Thanh ngang 2 cm.

Ngoài môi trường khoáng và chất ĐHST, sự tăng trưởng của rễ bất định còn chịu ảnh hưởng của đường - nguồn carbon quan trọng trong trao đổi chất nhằm tăng sinh khối thông qua sự hình thành rễ nhánh và nồng độ sử dụng thích hợp tùy thuộc vào loài thực vật. Theo nhiều tài liệu, nồng độ đường sử dụng dao động từ 20 - 50 g/L, trường hợp cao hơn thường tạo áp suất thẩm thấu bất lợi cho tăng trưởng rễ [100]. Nồng độ đường 20 g/L là tối ưu đối với nuôi rễ Gynura procumbens [182], 30 g/L thích hợp cho nuôi rễ khá nhiều loài thực vật như Hypericum perporatum [100]. Nồng độ đường sucrose khá cao (50 g/L) lại thích hợp cho nuôi lỏng rễ bất định Eurycoma longifolia [181], rễ Boesenbergia rotunda [195]. Rễ NGBCC tăng trưởng tốt trong môi trường có 30 g/L sucrose - phù hợp với kết quả công bố của một số tác giả trên. Ngoài ra, nồng độ đường khác nhau còn ảnh hưởng đến sinh tổng hợp hợp chất thứ cấp đối với cây dược liệu [98], do vậy kết quả này cũng tạo tiền đề cho nghiên cứu tiếp theo về hợp chất thứ cấp ở rễ NGBCC.


3.4.3. Ảnh hưởng của khối lượng rễ nuôi cấy đến tăng trưởng sinh khối của rễ

Kết quả (Bảng 3.26, Hình 3.53) cho thấy trong môi trường có 2 mg/L NAA, ở nghiệm thức cấy 2% (w/v) rễ đạt hệ số nhân sinh khối cao nhất (9,96) so với các nghiệm thức cấy 0,5%, 1% và 3% (hệ số nhân tương ứng là 6,74; 8,13 và 9,15). Ở nghiệm thức 3% tuy thu được khối lượng tươi rễ cao nhất (19,22 g) nhưng hệ số nhân thấp hơn so với nghiệm thức cấy 2%. Tương tự, trong môi trường có 2 mg/L IBA, kết quả cũng cho thấy hệ số nhân sinh khối rễ đạt cao nhất ở trường hợp cấy 2% (khối lượng tươi rễ và hệ số nhân sinh khối lần lượt là 12,85 g và 9,18) so với các trường hợp còn lại.

Bảng 3.26. Ảnh hưởng của khối lượng rễ nuôi cấy đến tăng trưởng sinh khối rễ, ở môi trường ½MS, 45 NSC.

Chất ĐHST

KLR nuôi cấy ban đầu

(g)

KLT rễ thu nhận

(g)

Hệ số nhân sinh

khối (lần)

Đặc điểm hình thái, màu sắc rễ, cụm rễ

NAA

0,35 (0,5%)

2,36g*

6,74g

Rễ dài, có lông hút; cụm rễ màu

trắng xám, mềm


0,70 (1%)

5,69e

8,13e

Rễ dài, có lông hút; cụm rễ màu

trắng xám, mềm


1,40 (2%)

13,95c

9,96a

Rễ dài, có lông hút; cụm rễ màu

trắng xám, mềm


2,10 (3%)

19,22a

9,15c

Rễ dài, có lông hút, cụm rễ màu

trắng xám, mềm

IBA

0,35 (0,5%)

2,22g

6,34g

Rễ ngắn, không có lông hút;

cụm rễ màu hơi vàng đục, cứng


0,70 (1%)

5,16f

7,37f

Rễ ngắn, không có lông hút;

cụm rễ màu hơi vàng đục, cứng


1,40 (2%)

12,85d

9,18b

Rễ ngắn, không có lông hút;

cụm rễ màu hơi vàng đục, cứng


2,10 (3%)

18,03b

8,58d

Rễ ngắn, không có lông hút;

cụm rễ màu hơi vàng đục, cứng

*Các chữ cái khác nhau trong một cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở mức p ≤ 0,05 trong phép thử Duncan.


Hình 3 53 Ảnh hưởng của khối lượng rễ nuôi cấy đến tăng trưởng sinh 5

Hình 3.53. Ảnh hưởng của khối lượng rễ nuôi cấy đến tăng trưởng sinh khối rễ, ở môi trường ½MS, 45 NSC.

A,B,C,D. Khối lượng rễ nuôi cấy ban đầu 0,5%, 1%, 2%, 3% trong môi trường có 2 mg/L NAA; E,F,G,H. Khối lượng rễ nuôi cấy ban đầu 0,5%, 1%, 2%, 3%, trong môi trường có 2 mg/L IBA. Thanh ngang 2 cm.

Khối lượng rễ ban đầu dùng nuôi cấy (inoculum density/size) là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chỉ số tăng trưởng (growth index) của vật liệu nuôi cấy, chỉ số tăng trưởng giảm ở trường hợp dùng khối lượng rễ cao không phù hợp [201]. Ngoài ra, khối lượng rễ cấy còn ảnh hưởng đến sự tích lũy hợp chất thứ cấp trong điều kiện nuôi cấy nhất định [202]. Đối với nuôi lỏng lắc, khối lượng rễ sử dụng thường dao động từ 0,1% đến 5% (w/v) tùy thuộc vào loài thực vật nghiên cứu. Cụ thể khối lượng rễ 0,1% là thích hợp để nuôi rễ Mondia whitei [198], 1% cho nuôi rễ cây dược liệu Echinacea angustifolia [202]; 1,6% đối với rễ sâm Panax ginseng [203], khối lượng rễ 2% là tốt nhất đối với nuôi rễ Panax ginseng,Gynura procumbens, theo thứ tự [182]. Nhưng ở trường hợp Curcuma amada, rễ đạt tỷ lệ tăng trưởng sinh khối cao nhất khi được nuôi cấy với khối lượng rễ nuôi cấy cao là 5% [93]. Kết quả khối lượng rễ 2% là thích hợp đối với nhân rễ NGBCC và cũng phù hợp với kết luận về thông số nuôi cấy này của một số tác giả đã nêu ở trên.

3.4.4. Khảo sát diễn biến tăng trưởng sinh khối rễ theo thời gian

Kết quả (Biểu đồ 3.1, Hình 3.54) cho thấy rễ nuôi trong môi trường NAA tăng sinh khối chậm ở giai đoạn 7 NSC (sinh khối đạt 2,62 g, hệ số nhân 1,87), tăng trưởng rất nhanh ở ba giai đoạn 21, 28 và 35 NSC, khối lượng tươi rễ đạt lần lượt 7,90 g; 13,92 g và 17,42 g; hệ số nhân tương ứng là 5,64; 9,94 và 12,44. Ở các thời điểm 42 và 49 NSC, rễ đạt giá trị khối lượng tối đa lần lượt là 18,26 g và 18,47 g, tuy nhiên khối lượng tươi rễ ở thời điểm 49 NSC khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 16/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí