Giá Trị Con Người, Giá Trị Hạnh Phúc Gia Đình Bị Coi Thường Từ Những Toan Tính Ích Kỷ

bọn nịnh hót cơ hội tuỳ thời như Phù, Khoái, Tý Hợi luôn rình rập, lợi dụng cơ hội để hại người khác. Cơ quan này đối với chúng là “vương quốc quyền hành tự tung tự tác của chúng và vì quyền lợi chúng có thể bán rẻ cả lương tâm và tình bạn” .

Trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, nhân vật Luông là chủ tịch phường đã bị lên án, vạch mặt vì đủ mọi thứ tội: tham ô, ăn của đút lót, ngu dốt, thiếu tình người, chặn thư tù, ỉm tiền của con cái gửi bố mẹ. Đó là kẻ nhân danh nhà nước, lợi dụng quyền làm xằng bậy, chà đạp lên luân lý đạo đức. Hắn liêm sỉ nói “Tôi là người nắm công tắc điện, cho ai sáng người ấy được sáng” [28,264]. Bên cạnh hắn còn có Hứng - trưởng phòng Hành chính cấu kết với Luông đến thu hồi, thực chất là chiếm riêng cho mình căn hộ của bà cháu Duy. Từ một căn hộ rộng 24 m vuông, giờ đây bà cháu Duy phải ở góc phòng 6 m vuông, chỉ đủ kê một cái giường bên cạnh lối đi chung cho cả hai nhà. Vẫn chưa thoả mãn được lòng tham, hắn còn quyết định đẩy bà cháu Duy ra ngoài “khu chợ phường mới thành lập” để chiếm căn nhà đó. Luông và Hứng là hai đối tượng nhân danh chính quyền nhân dân mà giờ trò đê tiện, chúng luôn cảm thấy “khoái trá trước nỗi đau bại liệt tuổi già” của bà Duy, hành hạ tàn nhẫn bà cháu Duy. Hành động tàn nhẫn và mất tính người của Luông và Hứng đã khiến chuỗi thời gian tuổi già của bà nội bé Duy “chỉ là chuỗi ngày cơ khổ, là cái cuộc đối phó triền miên với các mưu sâu kế hiểm của lũ người lòng lang dạ thú để bảo toàn sinh mệnh và phẩm giá của mình” [28,113]. Côi cút giữa cảnh đời là tiếng nói phê phán lối tư duy giáo điều máy móc, cách suy diễn vô lối, một xã hội không được quản lý chặt bằng luật pháp của những con người có chức sắc trong xã hội đã dồn ép người lương thiện đến những nỗi đau cùng cực trong cuộc sống.

1.2.1.3. Giá trị con người, giá trị hạnh phúc gia đình bị coi thường từ những toan tính ích kỷ

Con người là vật báu của cuộc sống, nhưng đôi khi con người bị coi thường và tự tước đi phẩm giá của mình. Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh là

cuốn tiểu thuyết có số lượng nhân vật phong phú và đa dạng, nhưng họ có chung một đặc điểm tính cách là tham lam, ích kỷ và tàn nhẫn. Tác phẩmThiên thần sám hối phản ánh sâu sắc về tội lỗi của con người. Trong suốt 100 trang truyện, chúng ta lần lượt được chứng kiến những tội ác của con người một cách rất đau lòng. Theo quan niệm của Tạ Duy Anh, tội ác lớn nhất của con người là giết chết mầm mống của sự sống, giết chết cả con đẻ của mình khi chúng mới chỉ là một bào thai. Mục đích của Tạ Duy Anh viết về vấn đề nhức nhối này nhằm tạo sự ám ảnh trong lòng người và mong muốn cái ác trong cuộc sống sẽ giảm đi phần nào. Một cô gái trẻ vì những toan tính ích kỷ mà đã từ chối đứa trẻ trong bụng. Một gã bốc vác thuê vì tham tiền và sợ chết mà phải giết người và rồi chính vợ con hắn phải phải chịu sự trả thù của ả cave mà hắn đã giết chết. Một chàng trai trẻ đã giết cha mình vì người đó đã hãm hiếp mẹ hắn để sinh ra hắn trong sự nguyền rủa; sự thất vọng và ghê tởm với nguồn gốc của chính mình đã dẫn cậu đến tội ác giết cha. Một cô sinh viên vì tính toán, vụ lợi, vì những lời tán tỉnh đường mật mà bị sa bẫy và phải từ bỏ đứa con trong bụng một cách tàn nhẫn: “Một nửa chiếc tay rơi tõm xuống hố phân và bị một con chó chực sẵn tha đi” [3,38]. Một cô nhà báo vì muốn có một công việc ổn định đã trao thân cho ông Tổng biên tập để rồi dằn vặt vì không biết đứa con trong bụng mình là của chồng hay của gã đốn mạt kia, để rồi dẫn đến hành động ăn lá độc để từ bỏ đứa con. Ngay cả người mẹ của nhân vật “tôi” cũng đã từng tính toán, từng lo sợ dư luận mà chối bỏ sự có mặt của con. Chính bản thân người mẹ cũng tự phán xét mình và mong được tha thứ, mong được sám hối.

Văn học thời kỳ đổi mới không chỉ nhấn mạnh việc giải phóng cá nhân, lên tiếng bênh vực quyền lợi và nhân cách con người mà còn phản ánh chân thực những vấn đề nhức nhối nảy sinh trong cuộc sống gia đình. Trong cuộc sống tự do, thoải mái về tình cảm, không ít người đã lạm dụng điều này và đã sa vào cạm bẫy tình ái và gây nên những đổ vỡ trong tình yêu - hôn nhân gia đình. Chạy theo dục vọng cá nhân, lối sống bản năng, coi đồng tiền là chìa khoá vạn năng

mua được tình cảm, nhiều người đã đánh mất phẩm chất của mình, dẫm đạp lên cuộc sống hạnh phúc của gia đình, mang đến đau khổ cho những người xung quanh.

Nhân vật Xuyến, vợ của Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng là một người đàn bà đầy bản năng, thèm khát vật chất mãnh liệt. Vốn là một cô gái thôn quê chân chất, học qua một lớp sơ cấp, cô làm nhân viên thư viện ở một khu phố. Xuyến là người “yêu thích nhục dục. Chuyện chăn gối không bao giờ chán”. [29,293]. Xuyến thô vụng, mang trong mình cái nghèo khó thâm căn, chị chỉ có một nguyện vọng là giàu có, sung sướng. Thua kém ai về vật chất chị cũng buồn, “bị thiệt một xu chị cũng cay cú”… Tồn tại bên cạnh Tự, người chồng liêm khiết không kiếm ra tiền, phải bươn chải kiếm sống, Xuyến càng trở nên chanh chua đáo để. Chính vì vậy, cuộc hôn nhân của Xuyến và Tự luôn phải sống trong chuỗi ngày buồn bã và không có hạnh phúc. Xuyến dè bỉu chồng, chê bai chồng. Chị ta ngang nhiên buôn bán, ngoại tình trâng tráo trước mặt Tự, để tự phải chịu nỗi đau động tới tận cùng sâu thẳm trái tim anh. Anh bị tước đoạn, lừa dối và bị sỉ nhục. Bên cạnh Xuyến vợ Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú còn có Thoa, vợ của Khiêm trong Ngược dòng nước lũ. Ma Văn Kháng đã xây dựng nhân vật Thoa quen với đời sống dung tục, trong lúc chồng cô là Khiêm ốm nặng, Thoa ngang nhiên quan hệ bất chính với những người đàn ông khác mà không hề thấy hổ thẹn.

Trong Người và xe chạy dưới ánh trăng của Hồ Anh Thái, đối lập với những người phụ nữ hiền lành tốt bụng đáng yêu, nhân vật Diệu hiện lên là một người đàn bà đầy mưu mô, nham hiểm với đầy những mánh lới, quỷ quyệt. Với bản tính xấu xa, ác nghiệt, Diệu đã bám hại rất nhiều người, đặc biệt là với chồng và con mình. Giận chồng vì không thật lòng với mình, Diệu đã đổ sự bực tức của mình lên chồng con, trừng trị chồng bằng những điều xấu xa, vô đạo đức. Hay trong Mười lẻ một đêm, nhân vật bà mẹ của người đàn bà tuy không độc ác bằng Diệu, Yên Thanh nhưng lại là người ham hố nhục dục đến vô liêm

sỉ. Trong cuộc đời, bà đã trải qua 5 lần lấy chồng và vô số cuộc phiêu lưu tình ái không đếm xuể. Với đối tượng mới, dù đang tuổi con, bà cũng không nề hà mà đánh gục anh ta bằng sự từng trải của mình. Bên cạnh sự dâm ô, bà cò là người tham lam, ham hố, mê mải sưu tầm nhà đất, để rồi “năm năm lấy chồng, năm lần ly dị, mỗi lần ly dị được một cái nhà”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Coi thường giá trị của con người, không có bản lĩnh, con người tự mình trở nên phó mặc cho số phận và trượt dài trong con đường tha hoá nhân cách. Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái lấy bối cảnh từ một đôi tình nhân bị nhốt ở trong căn phòng của một người bạn để tác giả nhìn nhận các câu chuyện của cả một thời thế, một cõi người nhốn nháo và đầy nghịch lý được miêu tả dưới cái nhìn trào lộng và phóng đại. Ở đó, hình ảnh con người thác loạn được tác giả miêu tả rất sâu sắc. Trong Mười lẻ một đêm, chúng ta thấy hiện rõ bộ mặt của xã hội với những mặt trái cộm lên, với sự kệch cỡm của những phòng khách, sự tẻ nhạt của lớp thị dân, thói trưởng giả của giới thượng lưu, sự mọc lên như nấm của các khách sạn, nhà nghỉ sự lố lăng của con người. Cõi người rung chuông tận thế cũng xây dựng được bức chân dung của ba nhân vật Cốc, Bóp, Phũ là những điển hình cho lối sống thác loạn của một bộ phận thanh niên trong xã hội hiện đại. Ba nhân vật thanh niên trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái là ba sắc diện khác nhau của một cái ác tinh vi: chúng chỉ chăm chăm chiếm đoạt thể xác của Mai Trừng, với dục vọng của những kẻ đầy ham muốn. Tác phẩm khẳng định, cái ác không chỉ nảy sinh trong chiến tranh, mang bộ mặt dễ nhận thấy của chiến tranh, mà nó còn sinh sôi nảy nở bạo tợn sau hòa bình, thậm chí mang bộ mặt trẻ trung của tình yêu lứa đôi, hay là của những dục vọng trẻ trai.

1.2.2. Con người sống trong hận thù và mất niềm tin

Cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái - 5

Bắt nguồn từ những đau khổ chìm đắm trong cuộc sống, hận thù được sinh ra khiến con người luôn sống trong dằn vặt, khổ đau. Trong sáng tác của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, những nhân vật mang nặng lòng hận thù được khắc hoạ một cách rõ nét.

Lão Khổ có thể được xem như một bức tranh toàn cảnh về nông thôn Việt Nam những năm 1940 - 1990, một bức tranh thấm đẫm đau thương và mất mát, nhưng sự mất mát ấy không phải do tiếng súng gây nên mà nó bắt nguồn từ lòng hận thù, mối thù dai dẳng của dòng họ Tạ. Được viết bằng một nhãn quan và tư duy tiểu thuyết mới, tác phẩm là sự mở rộng chủ đề thù hận sau tiểu thuyết Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh. Tác phẩm còn là sự điều tra về tội ác để tìm ra gốc gác những đau khổ của con người, điều tra về những cái chết, những cách chết, điều tra về những lời nguyền, nguyên do nào đã đưa đến những hận thù dòng họ, tiếp sức cho hận thù đấu tranh.

Không gian bao trùm trong tiểu thuyết Lão Khổ là không gian hẹp, chủ yếu xoay quanh những sự việc và con người làng Đồng Trưa. Làng Đồng Trưa, quê hương của nhà văn là một không gian đặc biệt, không gian của sự hận thù. Tiểu thuyết Lão Khổ đã mở rộng bối cảnh của làng quê Việt Nam, đặt nó vào sóng gió của thời cải cách ruộng đất qua đó làm bật lên thân phận từng con người. Đây là cuốn tiểu thuyết viết về người nông dân từng chứng kiến và trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, là câu chuyện của những mảnh đời mang nhiều tâm sự về cõi đời, cõi người. Tác phẩm gợi lên cho ta một bức tranh đầy máu và nước mắt về hậu quả của lòng thù hận giữa gia đình lão Khổ và họ hàng nhà chánh tổng họ Tạ cùng bè lũ hầu cận. Trong tác phẩm này, ta thấy được hình ảnh của một con người đáng thương đến cùng cực đó là lão Khổ. Đây là một nhân vật gặp nhiều bi kịch trong cuộc sống, bi kịch bắt nguồn từ mối thâm thù dòng họ luôn đè nặng trong lòng. Xuất thân từ bần cố nông, từ nhỏ, lão Khổ đã phải đi ở làm thuê trừ nợ cho nhà chánh tổng họ Tạ. Mối thâm thù dòng họ của lão Khổ được tái hiện qua lời kể của Tư Vọc, người cháu hầu cận của chánh tổng họ Tạ: “Thời ấy, chúng tôi là đại diện của một chi họ hùng mạnh. Cha tôi, bác tôi có trong tay cả một vùng đất trù mật, rộng mênh mông. Vùng đất ấy ngày nay là Làng Vực, là làng Đồng …Chúng tôi đã đè bẹp ông anh họ dòng chính tông của mình bằng quyền lực, bằng sự giàu có…Về mặt họ hàng, ông ta (lão Khổ) thuộc

chi đứng chữ Giáp, bề trên của chúng tôi…Nhưng bằng sự giàu có, chúng tôi bắt tất cả chi Giáp phải trở thành kẻ cầm cố, vay mượn cho đến đi ở trừ nợ. Chúng tôi sống bằng những luật lệ khắc nghiệt. Bề ngoài có thể thấy vài nền nếp cổ xưa vẫn được tôn trọng ở cả hai chi. Nhưng thực tế bên trong là cuộc tàn sát huynh đệ không thương xót” [1,171-172]. Chi Giáp của lão Khổ luôn luôn bị hành hạ, bị giết chóc và đây trở thành nỗi ám ảnh trong lòng lão Khổ. Mối thù truyền kiếp ấy được lão Khổ nhớ dai trong lòng và đến khi chính bản thân mình phải chịu nhiều khổ ải khi bị nhà chánh tổng hành hạ, lão Khổ chỉ mong đến một ngày có thể trả được mối hận ấy.

Thời cơ đến với lão Khổ khi cách mạng đến, lão nắm được chính quyền trong tay, lão dùng quyền lực để trả hận mối thâm thù mà lão luôn ghi nhớ. Lão đã lãnh đạo dân làng thiêu cháy cơ ngơi của chánh tổng. Có quyền trong tay, lão luôn dùng nó để thực hiện mong ước được trả thù. Tranh luận với con trai Hai Duy, lão khăng khăng: “Quyền được căm thù là tao!” [1,117]. Lão đã giết người, lão đi đến tột cùng của quyền lực. Mối thâm thù của lão với nhà chánh tổng đã ăn sâu vào máu, để rồi chính lão đã phỉ báng và ngăn cấm tình yêu tha thiết của con trai mình là Hai Duy và Tâm- con gái lão Tư Vọc, kẻ thù thâm sâu của lão. Lão Khổ gieo rắc vào đầu óc con mình mối hận thù truyền kiếp, chính Hai Duy, con trai lão đã buồn bã thốt lên: “Cha dạy con phải biết ghi nhớ kẻ thù của mình. Cha sợ sau một đêm, sáng dậy con quên mất con từng có 4 người thân bị giết”. Trong cuộc sống luôn đi tìm sự trả thù, cũng có lúc lão giành được chiến thắng, nhưng cũng có lúc lão phải chịu thất bại thảm hại và thường là thảm hại nhiều hơn.

Một trong những điều gây nên bi kịch cho cuộc đời lão Khổ là lão sống quá lý trí và khô khan, bảo thủ. Khi tấn bi kịch của cuộc đời đã chạm vào, lão Khổ chỉ còn biết lấy quá khứ làm nguỵ trang mặc dù lão căm ghét kí ức. Quá khứ trở thành sức mạnh, trở thành vị cứu tinh cho cuộc sống của lão: “Dù sao lão Khổ cũng có một điểm tựa để bấu víu. Lão xếp những tờ giấy, dường như vô nghĩa - theo một thứ tự chỉ lão hiểu - giống như người ta bày trận đồ bát quái lừa

đối phương. Lão Khổ cảm thấy lão đã nắm chắc phần thắng. Ông ta sẽ thoát khỏi sự vây bủa của lịch sử. Quá khứ với ông ta là vòng kim cô, mà lão có thể niệm thần chú bất cứ lúc nào” [1,121]. Quá khứ vừa là sức mạnh, nhưng đồng thời càng làm cho lão thêm đau khổ và dằn vặt bởi quá khứ và hiện tại là hai hoàn cảnh đối nghịch nhau hoàn toàn. Lão Khổ của quá khứ oai vệ bao nhiêu thì lão Khổ của hiện tại lại thảm thương bấy nhiêu. Lão Khổ sống trong vô thức, lão không hề ý thức được mình đã làm gì được cho cuộc sống. Lão rơi vào bi kịch chứng kiến những người cuối cùng của thế hệ lão chết và lão cảm thấy cô đơn tuyệt vọng. Tất cả những gì lão Khổ mơ ước và tạo ra trở thành tai vạ cho đời lão, lão luôn bị ám ảnh bởi tội ác của mình: “Lão lẩm bẩm trong cơn mê đang ập đến. Có lúc lão thấy hồn lão lìa khỏi xác. Bằng cớ là chính lão nhìn thấy xác mình, một tấm thân ọp ẹp, tái nhợt bị thời gian băm vằm. Lão còn thấy cả lũ đầu trâu mặt ngựa bu đến, khoa chân, múa tay phun ra từng luồng khí lạnh buốt. Cứ vậy lão bị nhồi lắc điên cuồng, bị vùi lấp bởi hàng trăm đợt sóng” [1,106].

Lão cô đơn vì lão khác với những người khác, lão là người sống bằng lý trí, lão ghét ký ức. Cuộc đời đầy biến động của lão đẩy lão đến với những điều mà lão căm ghét: “Lão bỗng thấy dưới chân lão sụt lở. Lão tụt dần xuống, tụt dần xuống cho đến khi lão biến thành chính cây roi đường. Lão đi khắp thế gian và mời mọc bọn trẻ con, bọn chim chóc nhưng không ai đoái hoài đến [1,91]. Quá khứ đã vây bủa lấy lão Khổ, chi phối đến mọi suy nghĩ và hành động của nhân vật. Lão trở nên mất tự chủ, “Hôm sau con trai lão biến mất. Lão Khổ đổ bệnh, nằm liệt chiếu. Hễ gượng dậy lão lại gầm váng nhà, cười một cách man dại…Lão rút ra một kết luận: Lão sai lầm vì không thấy kẻ thù ở chính ngay những người ruột thịt của lão” [1,118]. Những hồi ức, những dòng độc thoại nội tâm và dòng tâm sự, quá khứ là thời gian hận thù và tội lỗi. Lão thấy chênh vênh khi nhận ra “kiếp người không là gì… Lão vừa ở đỉnh cao tót vời của quyền lực bước xuống, lập tức lũ ưng khuyển giở giọng…Biết bao nhiêu dập vùi! Sự trì níu của vết thương quá khứ còn lê thê hết đời lão. Hình ảnh những người thân của

lão vẫn như nằm ngổn ngang trước mặt lão, ở đủ tư thế chết, làm sao bắt lão quên đi cho được” [1,118].

Cuộc đời lão Khổ là những chuối ngày dài đi tìm gốc gác những khổ đau của con người, điều tra về những lời nguyền đã dẫn đến mối thâm thù trong các dòng họ trong suốt hàng chục năm. Lão Khổ bị guồng máy hận thù ám ảnh. Càng về cuối đời, lão càng nhìn rõ mình trong sự đối diện với nội tâm. Trên hành trình đi tìm chân lý, lão Khổ là một kẻ cô độc, chỉ riêng mình lão chống chọi với cả một dòng họ thù địch, một làng Đồng u mê, tăm tối. lão Khổ đã đi hết kiếp người một cách vô nghĩa và đau đớn nhận ra mình đã thất bại trong chính những guồng máy mà lão cố công tạo ra.

Viết về sự hận thù, tiểu thuyết Đi tìm nhân vật đã xây dựng hết sức thành công nhân vật Chu Quý - nhân vật “tôi” trong tác phẩm. Tiểu thuyết xoay quanh nhân vật Chu Quý, một nhà báo luôn quan tâm đến những vấn đề về cái chết. Mẩu tin một đứa bé đánh giầy bị đâm chết dã man ở phố G đã gây sự chú ý đặc biệt và là khởi đầu cho cuộc tìm hiểu của anh. Đó cũng chính là giờ phút đánh dấu tâm trạng hoang mang của chính anh trong khát vọng tìm một lối thoát ra khỏi mê cung của phần vực tối tâm hồn con người.

Xuất thân từ một gia đình trí thức mà người cha đã bị xử tử, thảm kịch gia đình đã tạo nên một Chu Quý què quặt, bệnh hoạn với tâm hồn tăm tối thăm thẳm. Khi bố anh bị giết chết, mẹ đã dắt díu anh trốn khỏi làng. Sau nhiều năm, anh trở thành một kẻ đắm chìm trong những thú ăn chơi trác táng. Chu Quý muốn thoát ra khỏi bi kịch để để sống nhưng bất lực. Hắn ý thức được bệnh hoạn của mình, muốn chữa bệnh tâm lý cho mình, muốn tìm hiểu sự thực về mình, nhưng cuối cùng, gần tới đích thì hắn sợ. Gần chạm tay đến sự thật thì hắn bỏ cuộc, Chu Quý bị dầy vò giữa hai lực cản: can đảm và hèn nhát. Khi một cô gái trong khu tập thể của anh trao tặng sự trinh trắng, anh đã bất lực. Bản năng đàn ông còn lại sau đó, anh đã bóp chết con bồ câu bị nạn và ăn thịt nó. Ngay sau hành động hiến dâng bị biến thành một cuộc cưỡng hiếp theo suy nghĩ của anh,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023