Kết Quả Phân Tích Hồi Quy Tuyến Tính Về Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Đời Sống Của Các Hộ Gia Đình Bị Thu Hồi Đất Tại Thành Phố Vinh


Biến

đo lường


Nhóm yếu tố tác động


1

2

3

4

5

SI3



0,891



SI1



0,862



SI2



0,836



SI4



0,789



PL1




0,867


PL5




0,842


PL2




0,768


PL3




0,733


PL4




0,618


HO3





0,837

HO4





0,806

HO1





0,735

HO2





0,711

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

2

Giá trị R điều chỉnh dao động từ 0,801 (bảng 4.25) cho thấy các biến độc

lập đưa vào hồi quy có tác động đến đời sống hộ gia đình với 80,1%, 19,9% còn lại là do các biến phi mô hình và sai số ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, hệ số Durbin Watson là 1,736 trong khoảng từ 1,5 đến 2,5 nên không có hiện tượng tự tương quan dãy bậc nhất (bảng 4.26).

Bảng 4.26. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính về các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của các hộ gia đình bị thu hồi đất tại Thành phố Vinh



chuẩn hóa


Sai số (Sig.)

VIF

(%)


Hằng số

- 3,481






HO

0,957

6,852

0

1,723

29,79

1

PL

0,783

4,627

0

1,680

24,38

2

UR

0,574

5,682

0

1,774

17,87

3

TI

0,482

3,721

0

1,672

15,01

4

SI

0,416

2,548

0

1,841

12,95

5

Nhóm yếu tố

Hệ số

hồi quy t

Thống kê đa cộng tuyến

Tỷ lệ tác động


Thứ tự tác động



Sig. F = 0,000 Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,801

R2 = 0,872 Durbin-Watson = 1,736

Độ phóng đại phương sai (hệ số tăng phương sai - VIF) của tất cả các biến đưa vào mô hình đều nhỏ hơn 2 nên mô hình nghiên cứu không có hiện tượng đa cộng tuyến. Ngoài ra, các biến được đưa vào nghiên cứu có ý nghĩa thống kê (Sig. Bằng 0 và nhỏ hơn 0,05 . Từ hệ số hồi quy chuẩn hóa, nghiên cứu xác định được phương trình hồi quy có dạng sau:

Y = 0,957*HO + 0,783*PL + 0,574*UR + 0,482*TI + 0,416*SI - 3,481

Tất cả 21 yếu tố thuộc 5 nhóm yếu tố đã được xác định tại bước 1 đều tác động đến đời sống của các hộ gia đình; không có yếu tố nào hay nhóm yếu tố nào bị loại do không thỏa mãn các yêu cầu của phân tích hồi quy đa biến. Trong 5 nhóm yếu tố tác động thì nhóm yếu tố hộ gia đình tác động mạnh nhất với tỷ lệ phần trăm tác động 29,79%, tiếp theo là nhóm yếu tố chính sách và pháp luật, nhóm yếu tố đô thị hóa, nhóm yếu tố hạ tầng kỹ thuật và nhóm yếu tố hạ tầng xã hội với tỷ lệ tác động tương ứng 24,38%, 17,87%, 15,01%, 12,95% (hình 4.10).

Hình 4 10 Tỷ lệ phần trăm tác động của các nhóm yếu tố đến đời sống 1

Hình 4.10. Tỷ lệ phần trăm tác động của các nhóm yếu tố đến đời sống của các hộ gia đình

Trong nhóm hộ gia đình tất cả 4 yếu tố đều rất tác động đến đời sống của hộ gia đình với chỉ số tác động từ 4,31 đến 4,62. Yếu tố thu nhập trên đầu người trên tháng có chỉ số tác động lớn nhất tiếp theo mức chi tiêu trên đầu người trên tháng và chất lượng bữa ăn, chỗ ở của các hộ gia đình. Theo điều tra chất lượng bữa ăn của đại đa số hộ gia đình đã được cải thiện; chỗ ở cũng tốt hơn trước khi bị thu hồi đất

Nhóm yếu tố chính sách, pháp luật có 5 yếu tố tác động với mức độ tác động khác nhau (từ 3,22 đến 4,65 đến đời sống của các hộ gia đình bị thu hồi đất. Yếu tố quy định bồi thường về đất tác động nhất với chỉ số tác động 4,65. Nguyên nhân chính là giá bồi thường về đất còn thấp và không đủ để các hộ gia đình chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới để bảo đảm thu nhập và ổn định đời sống. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ ổn định đời sống cũng rất tác động đến đời sống do mức hỗ trợ cũng còn thấp và chưa tính hết các thiệt hại do thu hồi đất gây ra đối

với đời sống của các hộ gia đình. Yếu tố bồi thường về tài sản gắn liền với đất tác động ở mức khá đến đời sống do giá đất tính bồi thường đã phù hợp với những thiệt hại. Yếu tố quy định về môi trường và an ninh trật tự có tác động thấp hơn 3 yếu tố kể trên do các quy định này đã được người dân thực hiện tốt.

Chính vì vậy, môi trường và an ninh trật tự về cơ bản được bảo đảm, ít xảy ra các hiện tượng gây ô nhiễm môi trường sống, các tệ nạn xã hội ít xảy ra. Nhóm yếu tố đô thị hóa có tỷ lệ phần trăm tác động đến đời sống đứng ở vị trí thứ ba (tỷ lệ phần trăm tác động 17.87%) với 2 yếu tố tác động có chỉ số tác động ở mức khá, trong đó tốc độ đô thị hóa tác động mạnh hơn tỷ lệ đô thị hóa với chỉ số tác động tương ứng 3,85; 3,53.

Nhóm yếu tố hạ tầng kỹ thuật có tỷ lệ phần trăm tác động 15,01 và đứng ở vị trí thứ tư nhưng rất tác động đến đời sống của các hộ gia đình với chỉ số tác động 4,24. Nhóm yếu tố này có 6 yếu tố tác động, trong đó 3 yếu tố rất tác động và 3 yếu tố khá tác động. Yếu tố giao thông tác động nhất do giao thông là cơ sở hạ tầng cần được thực hiện đầu tiên để có cơ sở thực hiện các công trình hạ tầng kỹ thuật khác và cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống. Mặc dù vậy, một số tuyến đường còn được xây dựng chậm tiến độ do khó khăn giải phóng mặt bằng và thiếu vốn

Yếu tố cấp điện năng lượng và xử lý chất thải cũng rất tác động vì điện và xử lý chất thải tác động trực tiếp đến sinh hoạt và môi trường sống nhưng các vấn đề này tại một số thời điểm chưa được thực hiện tốt. Tại nhiều nơi rác thải chưa được thu gom và xử lý theo quy định. Các yếu tố cấp thoát nước, chiếu sáng và thông tin liên lạc tác động thấp hơn đến đời sống do tại địa bàn nghiên cứu vấn đề thông tin liên lạc, chiếu sáng và cấp nước, thoát nước đã được thực hiện khá tốt và cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình.

Nhóm yếu tố hạ tầng xã hội có tỷ lệ phần trăm tác động nhỏ nhất nhưng mức độ tác động của nó đến đời sống ở mức khá. Trong nhóm yếu tố này, yếu tố y tế tác động lớn nhất do số lượng và chất lượng cơ sở y tế còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Yếu tố giáo dục tác động ở mức khá. Các yếu tố thể dục, thể thao, vui chơi giải trí tác động ở mức trung bình do các công trình liên quan đã được đầu tư xây dựng và cơ bản đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình

Kết quả nghiên cứu cho thấy, còn thiếu các công trình vui chơi, giải trí, chăm sóc ý tế về cả số lượng và chất lượng. Nhiều công trình xây dựng phục vụ

đời sống của người dân còn chậm tiến độ do khó khăn giải phóng mặt bằng và thiếu vốn đầu tư. Ngoài ra, mức độ quan tâm giải quyết các vấn đề tác động đến đời sống của các hộ gia đình cũng chưa đáp ứng yêu cầu.

Trong quá trình đô thị hóa từ 2008 đến 2019 tại thành phố Vinh có 21 yếu tố thuộc 5 nhóm yếu tố có tác động đến đời sống của các hộ gia đình bị thu hồi đất với mức độ tác động khác nhau. Các yếu tố có chỉ số tác động từ 3,08 đến 4,67. Các nhóm yếu tố có chỉ số tác động từ 3,63 đến 4,55. Yếu tố thu nhập trên đầu người trên tháng và nhóm yếu tố hộ gia đình tác động lớn nhất đến đời sống của hộ gia đình. Nhóm yếu tố hộ gia đình cũng chiếm tỷ lệ phần trăm tác động lớn nhất (29,79%), tiếp theo là các nhóm yếu tố: chính sách, pháp luật; đô thị hóa; cơ sở hạ tầng kỹ thuật; cơ sở hạ tầng xã hội với tỷ lệ phần trăm tác động tương ứng 24,38%; 17,87%; 15,01%; 12,95%.

Trong giai đoạn này những hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp được Nhà nước bồi thường về đất và tài sản găn liền với đất. Ngoài ra, Nhà nước còn hỗ trợ các hộ gia đình ổn định đời sống, sản xuất, tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp. Một số hộ gia đình khi có khoản tài chính từ bồi thường, hỗ trợ đã chuyển đổi nghề nghiệp vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp. Nhiều hộ gia đình bị thu hồi hết đất nông nghiệp nên phải chuyển đổi nghề vào lĩnh vực phi nông nghiệp. Thu hồi đất đã làm thay đổi đời sống và việc làm của các hộ gia đình, có họ gia đình có đời sống tốt hơn trước khi bị thu hồi đất do đã sử dụng hiệu quả tiền bồi thường, hỗ trợ và điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi khi thực hiện các dự án đầu tư trên đất bị thu hồi. Bên cạnh đó, cũng có những hộ gia đình có đời sống kém hơn trước lúc bị thu hồi đất do sử dụng không hiệu qủa các khoản tiền bồi thường, hỗ trợ và không có khả năng tham gia vào thị trường lao động phi nông nghiệp. Một số hộ gia đình có thành viên đã sử dụng khoản tiền nhận được để tham gia vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, cá cược, nghiện hút.. thu hồi đất đã tác động cả tích cực và tiêu cực đến đời sống của các hộ gia đình

Để bảo đảm đời sống cho các hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp cần thực hiện các giải pháp bao gồm hoàn thiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; dự báo chính xác tốc độ đô thị hóa, tỷ lệ đô thị hóa; xác định chính xác diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi và số hộ gia đình bị ảnh

hưởng; bảo đảm đủ vốn thực hiện các dự án xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ đời sống của các hộ gia đình; thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, giám giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống của các hộ gia đình.

4.3.4. Đánh giá tác động của đô thị hóa đến việc làm của người dân tại thành phố Vinh

4.3.4.1. Biến động cơ cấu việc làm của người dân tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2019

Bảng 4.27. Cơ cấu lao động trong giai đoạn 2008-2019



Năm

Lao động

nông nghiệp

Lao động công

nghiệp, xây dựng

Lao động thương mại,

dịch vụ


(người)

Tỷ lệ (%)

(người)

Tỷ lệ (%)

(người)

Tỷ lệ (%)

2008

25102

19,11

37330

28,41

68948

52,48

2009

24680

18,25

39772

29,41

70792

52,34

2010

23451

16,28

45914

31,88

74668

51,84

2011

22412

14,35

51068

32,70

82680

52,95

2012

22510

14,23

51532

32,57

84198

53,20

2013

22675

14,16

51824

32,37

85621

53,47

2014

23432

14,35

53021

32,48

86807

53,17

2015

23210

14,12

53400

32,48

87824

53,40

2016

23054

13,90

54001

32,56

88804

53,54

2017

25077

13,96

51773

28,83

102727

57,21

2018

25032

13,65

53357

29,10

104971

57,25

2019

24520

13,03

56255

29,88

107476

57,09

Nguồn: UBND thành phố Vinh (2020)

Trong giai đoạn 2008-2019, cơ cấu lao động tại thành phố Vinh có sự thay đổi rõ rệt (bảng 4.27). Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 19,11% xuống 13,03%; tỷ lệ lao động công nghiệp, xây dựng và lao động thương mại, dịch vụ đều tăng mặc dù trong một số năm có sự tăng giảm không đồng đều. Tỷ lệ lao động thương mại, dịch vụ luôn trên 51% trong cả giai đoạn 2008-2019.

Điều này cho thấy, thành phố Vinh là thành phố mang tính chất của thành phố thương mại, dịch vụ và có tỷ lệ tăng song hành cùng tăng tỷ lệ đô thị. Nói cách khác, đô thị hóa thành phố Vinh đã làm thay đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động phi nông nghiệp, đặc biệt là lao động thương mại, dịch vụ.

Kết quả điều tra các hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa cho thấy, tỷ lệ có việc làm trước và sau khi thu hồi đất đều cao (tương ứng là 93% và 87%), tỷ lệ thiếu việc làm tăng 1,86 lần so với trước khi thu hồi đất (Hình 4.11). Nguyên nhân chính là do một số hộ có nhân lực không có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp sang lĩnh vực phi nông nông nghiệp do tuổi tác, trình độ hay do vốn đầu tư thiếu. Nhưng hộ này sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất nông nghiệp còn lại, nhưng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không đảm bảo đời sống cho gia đình họ. Mặc dù, vậy cũng không có hộ gia đình nào trả lời điều tra cho rằng không có việc làm sau khi Nhà nước thu hồi đất. Các hộ gia đình sau khi thu hồi đất đã được sử tiền bồi thường, hỗ trợ để chuyển đổi nghề nghiệp thông hoạt đồng thương mại, dịch vụ hoặc hoặc các lớp học ngắn hạn để chuyển sang lĩnh vực công nghiệp - xây dựng. Kết quả điều tra cho thấy, trước khi thu hồi đất, tất cả 100% số hộ đều tham gia vào sản xuất nông nghiệp, ngoài ra, còn tham gia vào các hoạt động thương mại dịch vụ và công nghiệp - xây dựng với tỷ lệ tương ứng là 23% và 16% (Hình 4.12.). Sau thu hồi đất cơ cấu việc làm có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể, tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm 36%, tỷ lệ lao động thương mại – dịch vụ tăng 36 , tỷ lệ lao động công nghiệp - xây dựng tăng 32 .

Hình 4 11 Biến động việc làm sau thu hồi đất nông nghiệp của các hộ gia 2

Hình 4.11. Biến động việc làm sau thu hồi đất nông nghiệp của các hộ gia đình

Có thể thấy, lao động động công nghiệp – xây dựng tăng mạnh nhất (3,0 lần so với trước khi khu hồi đất nông nghiệp) do nhiều hộ đã chuyển sang hoạt động xây dựng và tham gia sản xuất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hay các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp khác. Hình 4.12 cũng cho thấy sự chênh lệch giữa

lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp sau khi thu hồi đất cũng giảm (chỉ còn 16% so với 84 trước khi thu hồi đất).

Hình 4 12 Cơ cấu việc làm trước và sau thu hồi đất nông nghiệp của các hộ 3

Hình 4.12. Cơ cấu việc làm trước và sau thu hồi đất nông nghiệp của các hộ gia đình

Cơ cấu thu nhập của các hộ trả lời điều tra cũng có sự thay đổi sau khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Cụ thể, trước khi thu hồi đất có 81% tổng số hộ có thu nhập trên 70% từ sản xuất nông nghiệp, 6% tổng số hộ có thu nhập trên 70% từ hoạt động thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng; còn lại tỷ lệ thu nhập đều dưới 15 theo cơ cấu và tỷ lệ thu nhập (Hình 4.13.). Sau khi thu hồi đất, tỷ lệ thu nhập trên 70% từ sản xuất nông nghiệp giảm rõ rệt, thay vào đó là tỷ lệ tăng của thu nhập từ hoạt động thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng. Đối với tỷ lệ thu nhập đối với các ngành nghề ở các nhóm dưới 70% tổng thu nhập của hộ gia đình thì tỷ lệ thu nhập từ nông nghiệp lớn hơn tỷ lệ thu nhập từ hoạt động thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng, nhưng trong nhóm tỷ lệ thu nhập trên 70% tổng thu nhập của các hộ thì ngược lại. Cụ thể, số hộ có thu nhập từ hoạt động công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ gần bằng nhau (tương ứng 42, 41 hộ , trong khi đó số hộ có thu nhập trên 70% từ sản xuất nông nghiệp chỉ là 28 hộ (bằng 0,7 lần tổng số hộ tham gia hoạt động công nghiệp – xây dựng (Hình 4.13.).


Hình 4 13 Cơ cấu thu nhập trước và sau thu hồi đất của các hộ gia đình Như 4


Hình 4.13. Cơ cấu thu nhập trước và sau thu hồi đất của các hộ gia đình

Như vậy, có thể thấy, sau khi thu hồi đất nông nghiệp cơ cấu lao động của các hộ gia đình đã giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động thương mại – dịch vụ và công nghiệp – xây dựng. Bên cạnh đó, cơ cấu thu nhập theo tỷ lệ thu nhập đối với từng ngành nghề cũng có sử thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ thu nhập từ công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ đối với nhóm tỷ lệ thu nhập trên 70%. Trong giai đoạn 2008-2019, tỷ lệ đô thị hóa của thành phố Vinh tăng nhanh, từ 37,21% lên 68,30%, tốc độ đô thị hóa 102,94%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 19,11% xuống 13,03%; tỷ lệ lao động công nghiệp, xây dựng và lao động thương mại, dịch vụ đều tăng mặc dù trong một số năm có sự tăng giảm không đồng đều. Tỷ lệ lao động thương mại, dịch vụ luôn ở mức trên 51%. Tất cả 17 yếu tố đưa vào mô hình nghiên cứu có tác động đến việc làm, trong đó nhóm yếu tố đô thị hóa có tác động lớn thứ hai sau nhóm nhóm yếu tố thu hồi đất với tỷ lệ tác động từ 21,63 đến 21,56%, tiếp theo là nhóm yếu tố lao động và hỗ trợ.

4.3.4.2. Đánh giá mức độ tác động đô thị hóa đến việc làm của người dân tại thành phố Vinh

Kết quả xử lý số liệu cho thấy có 18 yếu tố tác động, được chia thành 05 nhóm yếu tố tác động theo đặc điểm của yếu tố (bảng 4.28). Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc làm tại thành phố Vinh được thể hiện tại (hình 4.14).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2022