Cây Thiên Niên Kiện (A. Thân Củ Làm Giống; B. Cây Sau 1 Tháng Trồng; C. Cây Sau 2 Tháng Trồng; D. Cây Sau 4 Tháng Trồng)


- Bảo tồn nguyên vị: Dựa trên dữ liệu các loài nguy cấp, quý hiếm đã được trình bày ở bảng 3.9, có 46 loài cây thuốc thuộc diện cần được bảo tồn nguyên vị tại KBT Sao La, Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, nhiều cây thuốc bị khai thác nguyên liệu nhiều cũng cần được đánh giá và cảnh báo về khai thác và có kế hoạch trồng, tái sinh trữ lượng.

Khu vực rừng tự nhiên ở tiểu khu 398 và 402 thuộc xã Thượng Quảng huyện Nam Đông có địa hình khá phức tạp, núi đất xen lẫn núi đá vôi và tạo ra nhiều thung lũng có diện tích rộng, có nhiều suối chảy qua, do được che chắn nên kín gió và hạn chế được mưa bão, các khu vực này rất thuận lợi cho việc nhân trồng và ươm giống các loài thuốc quý như: Phá lửa (T. subflabellata P.P. Ling & C.T.Ting), Bình vôi nhựa đỏ (S. dielsiana Y.C. Wu), Lá khôi (A. gigantifolia Stapf), … Lập địa không quá cao từ khoảng 400 – 800 m, đỉnh cao nhất khu vực cao khoảng 1150 m. Toàn bộ khu vực có độ ẩm tương đối cao và ổn định trong ngày, rất thích hợp cho việc nhân giống tái sinh cây thuốc. Ở xã Thượng Long có tiểu khu 403 có địa hình tương tự có thể triển khai dự án bảo tồn. Toàn bộ khu vực thuộc KBT Sao La ở huyện Nam Đông được bao quanh một diện tích lớn rừng cộng đồng và phải qua nhiều đồi núi, với đường đi hiểm trở. Chính vì vậy, đây là khu vực rất thuận lợi cho công tác bảo tồn tại chỗ cây thuốc.

Khu vực xã A Roàng, huyện A Lưới có tuyến đường HCM nhánh tây đi qua các tiểu khu: 250, 348, 351,352,353 trên một diện tích rộng và có các tuyến đường tiểu ngạch vào các tiểu khu, thích hợp cho việc nhân giống tái sinh một số loại dược liệu như: Lan kim tuyến (A. setaceus Blume), Hoàng đằng (F. recisa Pierre), Ngải tiên (Hedychium coronarium Koenig), Cốt toái bố (Drynaria roosii Nakaike), Lá thông (Psilotum nudum (L.) P. Beauv.), ... Với địa hình dốc với nhiều suối rất thuận lợi cho việc xây dựng mô hình bảo tồn cây thuốc tại KBT. Một số khu vực đã được gắn tên cây gỗ. Tuy nhiên, mô hình cây thuốc chưa được quan tâm đúng mức.

- Bảo tồn chuyển vị: Những cây thuốc được khai thác và thu hái nhiều cần được nhân giống số lượng lớn phục vụ cho công tác trồng phục hồi và phục vụ sản xuất. Hiện nay một số thầy lang và bà con trồng một số cây thuốc tại vườn nhà. Mục đích trồng chủ yếu chữa bệnh cho gia đình và một số người bệnh trong thôn, chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Nhiều loài cây thuốc còn trồng giấu ở rừng hay rẫy xa khu dân cư. Cần có chương trình phát triển các vườn cây thuốc tại


địa phương, để bà con có thể tiếp cận cây thuốc dễ dàng hơn, thay đổi tư duy của một số thầy lang khi chia sẻ thông tin với mọi người.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam làm chủ đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành “Trung tâm Bảo tồn Tài nguyên Thiên nhiên Việt Nam và Cứu hộ Động, Thực vật” (CCRR). Với giai đoạn mở rộng và xây dựng các phân khu chức năng. Trong đó bao gồm Khu vực 4: Vườn thực vật (dự kiến 35 ha) và Khu vực trồng, bảo tồn cây thuốc quý với diện tích nhà kính dự kiến 2000 m2 (Hình 3.34)

Hình 3 34 Phân khu chức năng dự kiến của CCRR Khu vực khoanh nuôi và được bảo 1

Hình 3.34. Phân khu chức năng dự kiến của CCRR

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Khu vực khoanh nuôi và được bảo vệ nghiêm ngặt, có các hệ thống chăm sóc, nước tưới đầy đủ. Đây là khu vực đặc biệt có thể di thực và bảo tồn cây thuốc cho tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cây thuốc ở miền Trung Việt Nam nói chung.Trong thời gian xây dựng và giải phóng mặt bằng, chúng tôi đã tiến hành di thực cây thuốc thiên niên kiện về trung tâm CCRR để trồng, bước đầu cây cho thấy sự thích nghi và phát triển tốt.


a

b

c

d


Hình 3.35. Cây Thiên niên kiện (a. Thân củ làm giống; b. Cây sau 1 tháng trồng; c. cây sau 2 tháng trồng; d. cây sau 4 tháng trồng)

- Để bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc cần bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương: quản lý rừng tự nhiên, hạn chế việc đốt phá rừng để phát triển cây công nghiệp, di cư tự do…

- Có các bộ hướng dẫn về thời vụ thu hái các loài dược liệu cụ thể, giúp cho cây có thể phát tán hạt, tránh thu hái theo kiểu tận diệt, mất khả năng hồi phục.

3.4.2.1. Bảo tồn tri thức bản địa

Nguồn tri thức bản địa về sử dụng cây thuốc của các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Bru Vân Kiều,.... rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên đang đứng trước nguy cơ ngày càng bị mai một do người già biết dùng cây thuốc dần mất đi, trong khi người trẻ có nhiều lựa chọn mới trong sinh kế.

Huyện A Lưới đã đưa ra đề án: “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 -2020”. Dự án đã sưu tầm, trưng bày những hiện vật, chất liệu truyền thống của các dân tộc, nghề đan lát,… tuy nhiên. Tri thức bản địa cây thuốc của các dân tộc chưa được đề cập và nghiên cứu.


Tại khu vực nghiên cứu, NCS nhận thấy mặc dù hệ thống các cơ sở y tế đã phát triển khắp nơi trên địa bàn, mỗi xã đều có trạm xá riêng,... công tác phòng và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân được đảm bảo. Tuy nhiên, vai trò của cây thuốc vẫn được sử dụng song song. Nên có sự đánh giá ở từng xã để xây dựng vườn cây thuốc tại trạm y tế xã, thông qua đó giáo dục cách khai thác và bảo tồn cây thuốc


Hình 3.36. Trạm xá xã Thượng Quảng và mô hình Vườn thuốc nam.

Trên địa bàn huyện A Lưới, mô hình cây thuốc nam đã nhân rộng hơn 30 vườn cây thuốc, trong đó có 21 vườn thuộc trạm Y tế các xã và một số đồn biên phòng trên địa bàn. Một ví dụ điển hình cho phát triển các vườn thuốc nam tại địa phương như mô hình "Vườn thuốc nam" tại xã Thượng Long, huyện Nam Đông của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế. Các loài được trồng trong vườn gồm: Ý


dĩ, Kim ngân, Sả,... tuy nhiên không có cây thuốc bản địa trong vườn. Nên chăng cần có sự xem xét bảo tồn cây thuốc ở những trạm xá ngay tại địa phương để từ đó nhân rộng mô hình tại nhà dân.

Khu vực nghiên cứu có các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Bru Vân Kiều,.... cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có tri thức sử dụng dược liệu, nền văn hóa riêng. Khuyến khích bà con các dân tộc biên soạn sách thuốc cho dân tộc mình. Nên tổ chức lễ tôn vinh các già làng, thầy lang có nhiều đống góp cho công tác chữa bệnh ở địa phương. Cần có các chuyên đề giáo dục tầm quan trọng của cây thuốc bản địa trong chương trình học của con em đồng bào nơi đây.

Đây cũng là kho tàng rất lớn để tạo ra các sản phẩm phục vụ chăm sóc sức khỏe, chữa trị bệnh tật và các dịch vụ du lịch văn hóa. Chính vì vậy, cần phải có nghiên cứu trong thời gian dài, ghi chép và đánh giá.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Qua quá trình điều tra, nghiên cứu đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi thu được kết quả như sau:

1. Xây dựng được danh lục cây thuốc gồm 431 loài thuộc 321 chi, 124 họ. Số lượng cây thuốc phân bố ở các ngành không đều nhau, chủ yếu tập trung ở ngành Ngọc lan với 111 họ, 303 chi, 407 loài. Trong đó, lớp Ngọc lan chiếm tỷ lệ cao, với 90 họ, 241 chi, 311 loài. So sánh với Danh lục cây thuốc cả tỉnh Thừa Thiên Huế do Lê Nguyễn Thới Trung cùng cộng sự tổng hợp và thống kê năm 2015, NCS đã xác nhận lại 219 loài có trong danh lục và bổ sung thêm 212 loài cho danh lục các loài thực vật có giá trị dược liệu ở tỉnh.

2. Đã phát hiện và công bố 03 loài mới cho khoa học có tác dụng làm thuốc là: Tỏi hoa ẩn quả lông (Aspidistra heterocarpa Aver., Tillich & V. T. Pham var. echinata Aver., Tillich & T. A. Le); Acranthera hoangii Hareesh & T.A. Le và đặc biệt loài Thu hải đường (Begonia saolaensis Y.M. Shui, T.A. Le & C.T. Vu) được đặt theo tên khu bảo tồn.

3. Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc được thống kê 10 nhóm gồm: Toàn cây, lá, rễ, thân, quả, vỏ, củ, hoa, hạt và nhựa tinh dầu, trong đó chiếm tỷ lệ cao là bộ phận lá, toàn cây và rễ được dùng nhiều, trong khi các bộ phận như hoa, nhựa, tinh dầu được sử dụng ít.

4. Cây thuốc được phân chia thành 22 nhóm chữa bệnh trong đó nhóm cây chữa bệnh tê thấp, đau nhức, xương khớp, đau xương có số lượng loài cao nhất.

5. Có hơn 46 loài thuộc diện cần bảo tồn, trong đó: 10 loài thực vật thuộc Sách đỏ Việt Nam (2007) với 3 loài (EN) và 7 loài (VU). Theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ (2019) có 24 loài cần được bảo vệ,10 loài thuộc Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2019) với 6 loài (EN) và 4 loài (VU). Theo IUCN (2020) có 10 loài và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ (2021) có 29 loài cần được bảo vệ

6. Đã đánh giá hoạt tính gây độc của cao chiết 12 loài dược liệu tiềm năng trên 5 dòng tế bào ung thư ở người gồm ung thư phổi (SK-LU-1 và A549), ung thư cổ tử cung (Hela), ung thư vú (MCF-7) và ung thư biểu mô (KB). Qua đó xác định được cao chiết của 4/12 loài dược liệu có tác dụng diệt các dòng tế bào ung thư thử


nghiệm là Xà căn ba vì, Bình vôi, Kê huyết đằng, Râu hùm việt. Hoạt tính kháng viêm, có 07/12 cao chiết từ các loài dược liệu tiềm năng gồm: Kê huyết đằng, Cà gai leo, Bá bệnh, Bạch hoa xà, Râu hùm việt, Bình vôi và Xương khỉ.

7. Từ loài Xà căn ba vì đã phân lập được 9 hợp chất gồm 1 hợp chất mới, 3β,23,24–trihydroxyurs-12-en-28-oic acid (OB10); 4 hợp chất lần đầu tiên phân lập được từ chi Ophiorrhiza gồm 3β,19α,23,24–tetrahydroxyurs-12-en-28-oic acid (OB2), 3β,6β,23–trihydroxyolean-12-en-28-oic acid (OB3), rotundic acid (OB5) và blumenol A (OB9); và 4 hợp chất đã biết khác gồm vincosamide (OB1), (5S)-5- carboxystrictosidine (OB11), vegeloside (OB12) và sweroside (OB14).

8. Đã đánh giá hoạt tính chống ung thư và kháng viêm của 9 hợp chất được phân lập từ loài Xà căn ba vì. Trong đó, hợp chất OB5 có tác dụng ức chế cả 5 dòng tế bào ung thư thử nghiệm với giá trị IC50 từ 37,89đến 48,22 μg/mL. Ngoài ra, (OB5) có tác dụng kháng viêm ở mức độ trung bình giá trị IC50 từ 58,25 đến 58,72 μg/mL.

9. Đánh giá hiện trạng khai thác, mối đe dọa, để ra được biện pháp bảo tồn và hướng phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc và tri thức bản địa thực vật làm thuốc.

Kiến nghị

Do thời gian hạn chế nên chúng tôi chưa thể nghiên cứu hết phạm vi KBT Sao La vì vậy để có các thông tin đầy đủ hơn về cấu trúc và động thái của hệ sinh thái KBT Sao La, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

- Mở rộng khu vực nghiên cứu để thống kê đầy đủ về thành phần loài và các kiểu thảm thực vật. Vẽ bản đồ kiểu thảm thực vật để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí.

- Nghiên cứu khả năng tái sinh của một số loài thực vật bản địa nhằm nhân giống phục vụ cho công tác phục hồi rừng ở địa phương. Bên cạnh đó nghiên cứu và bảo tồn các loài dược liệu quí.

- Chọn lựa những loài cây thuốc quý hiếm, và có giá trị cao có thể đưa vào chương trình phát triển sinh kế cho người dân bản địa, giúp tăng nguồn thu và góp phần bảo vệ rừng.

- Tiếp tục nghiên cứu về tác dụng chống ung thư của cao chiết và các hoạt chất chính từ loài Xà căn ba vì trên động vật thí nghiệm. Đồng thời đánh giá độc


tính cấp và độc tính bán trường diễn để làm căn cứ khoa học trong việc phát triển các sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư.

- Nghiên cứu các mô hình trồng thử nghiệm các loài dược liệu tiềm năng này nhằm đánh giá khả năng phát triển vùng dược liệu lớn cũng như xây dựng quy trình công nghệ tách chiết lượng lớn để phục vụ cho việc phát triển và thương mại hóa sản phẩm.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí