Cách Khai Thác Và Chế Biến Cây Thuốc Của Người Dân Tại Khu Vực Nghiên Cứu



34

Naravelia laurifolia Wall. ex Hook. f. & Thoms.

Mơ rơ chat (Vân Kiều)

Đau nhức cơ xương, bệnh phụ nữ.


T


2


35

Rubus cochinchinensis

Tratt.

Chạp ra; Ber (Cơ Tu)

Người phù, đái vàng, ho khan, đái khó.


T,L


1


36

Mussaenda cambodiana

Pierre ex Piard

Mu ta bang (Cơ Tu)

Chữa sốt, thông tiểu


L


2


37


Mycetia balansae Drake

Prieng (Cơ Tu);

Ra cơ pua (Vân Kiều)


Chừa loét miệng, giải độc cơ thể, bồi bổ


T,L


2


38


Murraya glabra

(Guillaum.) Guillaum.


Pi mờ ghi (Cơ Tu)

Đau xương khớp, đắp khi ngã, cảm mạo, đau bụng, rắn cắn.


R,Ht


2


39


Sambucus javanica

Reinw. ex Blume

Xa ra cang (Cơ Tu)

Tắm ghẻ, đau khớp, đái khó, người phù, tiểu khó, bệnh phụ nữ.


C, L,Q,R


1


40

Brucea javanica (L.) Merr.

Cờ r đun (Cơ Tu)

Đau bụng tiêu chảy do lỵ, trị giun trẻ em.


Ht


3


41


Solanum torvum Sw.

Chong benh, Me dờ ( Cơ Tu)

Đau răng, ngã tổn thương, đau lưng, dạ dày


R,Q,L


2


42

Solanum procumbens

Lour.

A ra he dơ (Cơ Tu)

Da lở ngứa, vàng da, rắn cắn, đau xương khớp


R,C


1


43


Stachytarpheta jamaicensis (L.) Vahl

Phơi xoong đon (Cơ Tu)

Đau khớp xương, tiểu tiện khó, đau bụng đi ngoài, cảm


R,L


2

44

Ampelopsis cantoniensis ( Hook. & Arn.) Planch.

Cờ ra dé (Cơ Tu)

Đau dạ dày, bệnh phụ nữ

L,C

3


45


Homalomena occulta

(Lour.) Schott


Pờ păng (Cơ Tu)

Bồi bổ, giúp ăn ngon, bổ gân cốt, chữa đau bụng, đắp mụt nhọt


R,C,Td


3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững - 13



46

Lasia spinosa (L.) Thwaites

A chóc (Cơ Tu)

Dùng sau sinh, tiêu đờm, viêm vết thương


C,R


2

47

Arenga caudata (Lour.) H. Moore

Pờ tim (Cơ Tu)

Đau ho ra máu, bệnh phụ nữ

R

1

48

Amischotolype mollissima

(Blume) Hassk.

Ché lưa (Cơ Tu)

Chữa đái, ỉa ra máu

H

3

49

Costus speciosus (Koenig) Smith

La loong (Cơ Tu)

Hạ sốt, chữa đau khớp, đau lưng

L,T

2

50

Curculigo capitulata

(Lour.) Kuntze

A loong (Cơ Tu)

Đắp chống viêm, bồi bổ cơ thể

R

2


51


Musa coccinea Andr.

Ri cru (Cơ Tu)

Chữa ngứa, mụt nhọt, nước trong thân uống giải khát


T


2

52

Anoectochilus setaceus

Blume

Da vơ rờ (Cơ Tu)

Dạ dày, đau phổi, ho khan

C

2


53


Dendrobium nobile Lindl.

Tòm me lọc (Cơ Tu)

Tăng cường sinh lực nam giới


C


1

54

Thrixspermum centipeda

Lour.

Dứt dây (Cơ Tu)

Chữa viêm vết thương, cây sinh đẻ

L

2

55

Smilax perfoliata Lour.

A lìm (Cơ Tu)

chữa đau nhức khớp và mụt nhọt

R,T

1


56


Tacca chantrieri Andre

Nghẹ kéo (Cơ Tu)

Đau dạ dày, đau xương cột sống, vàng da, ngứa da


U


3


57

Alpinia zerumbet (Pers.) Burtt & R. M. Smith

Za năng ma rieng (Cơ Tu)

Dạ dày, sốt rét, giúp ăn uống ngon, bồi bổ


U,C


3

58

Amomum villosum Lour.

Rê bloc (Cơ Tu)

Dau bụng khó tiêu, dưỡng thai

R,Q,Ht

3

59

Curcuma zedoaria (Berg.) Rosc.

Rề ti (Cơ Tu)

Ung thư, dạ dày, giúp ăn ngon

U,C

2


60


Zingber zerumbert Sm.

Za năng ma rieng (Cơ Tu)

Kích thích tiêu hóa, dùng cho phụ nữ sau sinh, ăn ngon


C


2


Chú thích: 1: sử dụng ít; 2: sử dụng mức trung bình; 3 sử dụng nhiều; Bộ phận làm thuốc: C: toàn cây; R: rễ; T: thân; Q: quả; V: vỏ; U: củ; H:hoa; Ht: hạt; Td: nhựa, tinh dầu.


Trong tổng số 60 loài cây thuốc được sử dụng thì có 17 loài được khai thác với tần số cao. Số lượng loài khai thác không lớn, tuy nhiên bộ phận khai thác có tính bền vững thấp (toàn cây, củ, rễ, thân ngầm, hạt...) có liên quan đến vấn đề tái sinh của cây nên dễ làm giảm số lượng cây thuốc trong tự nhiên, cần có nghiên cứu đánh giá trữ lượng để có biện pháp khai thác và kế hoạch phục hồi phù hợp.

Trong số các loài cây dược liệu đã được người dân sử dụng và buôn bán. Một số loài có tần suất sử dụng cao và có giá trị kinh tế đáng kể trên thị trường như: Khúc khắc, Sa nhân, Lan kim tuyến, Thiên niên kiện,... Qua khảo sát người dân, có 66% người dân mong muốn được hỗ trợ nguồn giống, kĩ thuật trồng các cây dược liệu bản địa, được giới thiệu nguồn ra ổn định cho người dân địa phương.

Việc quan tâm điều tra cây thuốc bản địa giúp lưu giữ tri thức cây thuốc bản địa của địa phương, góp phần gìn giữ các tri thức mà hiện nay đang dần bị mất đi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

3.3.2. Cách khai thác và chế biến cây thuốc của người dân tại khu vực nghiên cứu

Việc nghiên cứu cách thức khai thác và chế biến cây thuốc có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc.

* Khai thác:

- Người dân khai thác cây thuốc để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng là tập quán lâu đời của các dân tộc thiểu số. Các loài cây thuốc quý và hiếm gặp được các thầy thuốc bản địa đem trồng vào các hốc cây chết do mục nát để bảo tồn và giấu đi các cây thuốc quý này, và khi khai thác đều rất thận trọng cho việc phát triển và bảo tồn cây thuốc, kinh nghiệm này được cả dân tộc Cơ Tu và Vân Kiều tuân theo.

- Dân tộc Cơ Tu có kinh nghiệm sử dụng cây thuốc phong phú, do tập quán canh tác, sản xuất dựa chủ yếu vào núi rừng. Theo sự phát triển chung của xã hội, khi cộng đồng Cơ Tu tiếp cận với các phương thức chữa bệnh mới từ trạm xá, bệnh viện thuận tiện hơn trong khám chữa bệnh. Đặc biệt các tầng lớp trẻ, tiếp xúc nhiều với internet đã xa rời các bài thuốc, kinh nghiệm xưa của các người già. Chính vì vậy, việc khai thác cây thuốc cũng dần mai một, chỉ giữ lại một số cây thuốc bồi bổ, phục vụ sinh nở, và cầm máu thông thường là chủ yếu. Những loài này chính là đối


tượng được người dân chú ý khai thác và sử dụng thường xuyên. Một số gia đình đã mang trồng ở nương rẫy của họ hoặc vị trí đánh dấu để tiện cho việc thu hái.

- Trong quá trình điều tra phỏng vấn người dân, những thầy lang, người dân có chút hiểu biết về cây thuốc thường ít có ý thức về bảo vệ cây thuốc vì phần lớn họ thu hái cây thuốc để bán hoặc thu gom theo đặt hàng của thương lái. Qua khảo sát, có 36% người dân có thu hái cây thuốc để mang bán. Chính vì vậy, những đối tượng cây thuốc này mất đi cơ hội tái sinh phục hồi, do không có kĩ thuật khai thác hợp lý dược liệu. Mặt khác, do khai thác chế biến không đúng kĩ thuật, bị thương lái ép giá thấp, nên cây thuốc càng bị khai thác triệt để càng tăng nguy cơ biến mất của loài trong khu vực.

* Chế biến cây thuốc:

Phương thức chế biến cây thuốc của dân tộc Cơ Tu, Pa Cô và Vân Kiều khá đơn giản.

- Cây thuốc được sử dụng ngay không chế biến: những cây có sẵn hoặc trồng gần nhà được rửa nấu tươi, giã vò nát hoặc đun nước rửa hoặc đắp trực tiếp vết thương, một số thường được giã chung với muối ăn trước khi đắp vết thương. Nhiều cây thuốc được nghiền thành bột cho vào thức ăn như gia vị để chữa bệnh

- Cây thuốc được sơ chế biến trước khi dùng: bà con sau khi khai thác về thường rửa sạch cắt nhỏ bằng dao rồi phơi khô. Loài thân củ được rửa sạch trước khi thái lát phơi khô hoặc sao tẩm với trường hợp trời mưa dài ngày. Các cây thuốc này được gói kĩ và được gác bếp. Tuy nhiên, cách chế biến sơ sài nên tỷ lệ nguyên liệu bị ẩm mốc, hư hỏng còn khá cao.

+ Những vị thuốc khó tìm được làm sạch, sơ chế trước khi cho vào ngâm rượu để dùng dần. Có hai loại, cây có độc tính dùng để xoa bóp và nhóm rượu ngâm khác có thể uống được. Một số bà con có thể nấu cao, tuy nhiên theo điều tra, kinh nghiệm này được bà con học hỏi từ người làm kinh tế mới (dân tộc Kinh).

Những vị thuốc quý thường được giấu cách thức chế biến, nhiều loài được sử dụng nhưng chỉ có thầy lang mới biết cách chế biến và sử dụng cùng với cây thuốc. Kinh nghiệm sử dụng cây thuốc được bí truyền cho thầy lang sau, không chia sẻ ra ngoài.


3.4. Các giải pháp quản lý, bảo tồn và khai thác bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc ở Khu bảo tồn Sao La

3.4.1. Giải pháp quản lý, khai thác bền vững tài nguyên cây thuốc

3.4.1.1. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý sử dụng đất của chính quyền địa phương.

Giao đất, giao rừng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, theo hướng phân quyền quản lý, góp phần nâng cao chất lượng tài nguyên rừng, đảm bảo chức năng phòng hộ, đa dạng sinh học và tạo nguồn sinh kế cho người dân sống bằng nghề rừng. Trong giai đoạn 2011-2015, đất rừng lâm nghiệp huyện A Lưới được điều chỉnh tăng 4.979,9 ha so với hiện trạng đất lâm nghiệp năm 2008. Trong đó, đất rừng đặc dụng giảm 100,1 ha, đất rừng phòng hộ tăng (+ 146,9 ha) và đất rừng sản xuất tăng (+4.933,1 ha). Kết quả điều chỉnh đất lâm nghiệp của huyện A Lưới đến năm 2020 tăng 623,1 ha. Trong đó đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất tăng, đất rừng đặc dụng không tăng [160].

Rừng giao cho cộng đồng không ngừng tăng trong những năm qua, giai đoạn 2009-2020, diện tích được giao 25000 ha[161]. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, chúng tôi thấy rừng giao bị khai thác và thay đổi hiện trạng khá lớn. Chính vì vậy, cần tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện giao đất khoán rừng để thu hồi những diện tích đất lâm nghiệp đã nhận nhưng không sử dụng để giao cho người khác, đặc biệt là có sự đánh giá theo các thời kỳ, các hộ có mô hình phát triển tốt.

Để làm tăng giá trị của rừng sản xuất, căn cứ Quyết định số 1622/QĐ-UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, phê duyệt Đề án Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 [161]. Các cấp chính quyền cần có nghiên cứu đánh giá để đưa ra mô hình kết hợp trồng rừng và dược liệu phù hợp, vừa tăng giá trị lợi nhuận vừa đảm bảo đa dạng sinh học nơi đây.

3.4.1.2. Tăng cường hoạt động giáo dục, tuyên truyền thay đổi nhận thức.

Khu Bảo tồn Sao La nằm trong hành lang đa dạng sinh học, có nhiều hoạt động của dự án "Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng Mê Kông mở rộng giai đoạn 2", nguồn vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á, trong giai đoạn 2011-2019. Trong các hợp phần của dự án có phục hồi hành lang đa dạng sinh học,


bảo vệ hệ sinh thái và quản lý bền vững nguồn tài nguyên,... Hệ thống biển báo, bảng tuyên truyền được xây dựng trong khu vực.

Dự án CarBi giai đoạn I (2011-2017) đã mang lại nhiều kết quả trong việc hỗ trợ sinh kế cho người dân, nhằm giảm động cơ khai thác tài nguyên thiên nhiên bất hợp pháp. Với thành công bước đầu. Dự án "Dự trữ carbon và Bảo tồn đa dạng sinh học rừng" - CarBi giai đoạn 2 được khởi động. Quỹ phát triển nông thôn sẽ được quản lý bởi chính người dân để thay đổi sinh kế hay gia tăng thu nhập từ hoạt động nông lâm kết hợp hoặc sinh kế khác.

Trong những năm qua, các cấp chính quyền và các dự án đã có các chương trình tập huấn, hội thảo để phổ biến kiến thức về đa dạng sinh học, về hoạt động chăn nuôi sản xuất, giúp ổn định sinh kế, người dân đã có cuộc sống ổn định hơn.

Bên cạnh đó, nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng cũng nên được tổ chức thông qua các tư liệu, tranh ảnh, chiến dịch truyền thông đại chúng, phương tiện truyền thông, tấm gương tiêu biểu, các cuộc thi viết, vẽ, tìm hiểu pháp luật về môi trường, các cuộc vận động bà con trong khu vực tham gia ...

3.4.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nhân lực khoa học công nghệ phục vụ công tác điều tra, phát triển tài nguyên cây thuốc còn thiếu ở địa phương. Ban quản lý KBT Sao La chủ yếu bảo vệ rừng và quản lý rừng về hành chính. BQL đã phối hợp tạo một số hoạt động sinh kế cho người dân. Tuy nhiên, tài nguyên cây thuốc nơi đây chưa được quan tâm đúng mức. Các hình thức trồng, nhân giống, buôn bán thường có tính tự phát, hoặc theo đặt hàng của một nhóm, tổ chức doanh nghiệp đơn lẻ.

Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cho các cán bộ y tế phụ trách ở địa phương, các già làng, người cao tuổi có kinh nghiệm dùng cây thuốc, cán bộ kiểm lâm địa bàn về nhận dạng, giá trị sử dụng, các bài thuốc đã được công bố, tình hình sử dụng và khai thác ở địa phương. Soạn thảo các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng, thu hái, chế biến, bảo quản nhằm đảm bảo dược liệu được thu hái sạch và đúng cách.

Chính quyền và các tổ chức dự án nên tạo điều kiện cho cán bộ và người dân được đi thăm quan, học hỏi các mô hình trồng dược liệu thâm canh, mang lại hiệu


quả cao ở một số tỉnh ở trong nước. Từ đó, thúc đẩy mong muốn và quyết tâm xây dựng dược liệu của địa phương.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều trường Đại học, các Viện nghiên cứu chuyên ngành, nên cần phát huy nguồn lực này để phát triển và tư vấn hướng phát triển cho dược liệu tỉnh, cũng như các đánh giá, nghiên cứu liên quan về dược liệu. Xây dựng quy trình, tài liệu hướng dẫn phù hợp điều kiện các vùng.

Trong việc đào tạo nhân lực, cần chú ý đến sự tham gia của các độ tuổi, các dân tộc, để có sự kết nối và kế thừa. Cần có sự thông hiểu đối tượng tham gia, để có hình thức truyền đạt và cách thức tiến hành phù hợp.

3.4.1.4. Thu hút nguồn vốn đầu tư

Có các chính sách, chế độ ưu đãi để thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp, nhà khoa học, người dân nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm các giống cây thuốc. Thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, kêu gọi sự hỗ trợ hợp tác quốc tế, nhằm tranh thủ sự viện trợ về tài chính, trang thiết bị nghiên cứu khoa học và sự giúp đỡ đào tạo, kinh nghiệm nghiên cứu… Đặc biệt quan tâm tới quan hệ bốn nhà: nhà khoa học, nhà quản lí, nhà nông, nhà doanh nghiệp để tổ chức mô hình bảo tồn và phát triển.

Để đảm bảo cho sự phát triển vững chắc vùng trồng dược liệu, chính quyền từng địa phương cần có sự định hướng cho người dân lấy ngắn nuôi dài, tích lũy và tái đầu tư sản xuất. Thành lập các tổ nhóm sản xuất giỏi, để hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Có chính sách kêu gọi các Chương trình, dự án, doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu phát triển dược liệu, để có tính định hướng tốt cho sản phẩm và vận dụng được nguồn tiền đầu tư.

3.4.1.5. Giải pháp phát triển thị trường dược liệu

Kết nối sản xuất và sử dụng dược liệu với vấn đề sinh kế, phát triển được chuỗi giá trị, nâng cấp sản phẩm và tiếp cận thị trường và quan hệ đối tác. Cụ thể là: xây dựng mạng lưới giao thông, chợ, điểm văn hóa, mở thêm chợ phiên hàng hóa, trung tâm giao lưu,… xây dựng biểu tượng hàng hóa đặc trưng, hội chợ thảo dược của tỉnh, các mặt hàng. Tích cực tham gia các phiên chợ quảng bá sản phẩm nông lâm sản trong cả nước, trưng bày. Dự án đầu tư chợ Bốt Đỏ, A Lưới với tổng mức


đầu tư 9,3 tỷ đồng, đường giao thông, nhà làm việc và công viên, ... sớm được đưa vào sử dụng, sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện A Lưới.

Khu vực Nam Đông, A Lưới có phong cảnh đẹp, nhiều hệ thống sông suối có thể phát triển hình thức du lịch sinh thái. Xu hướng phát triển du lịch sinh thái, mạo hiểm có thể vừa đóng góp ngân sách cho địa phương, đồng thời là cơ hội cho sự quảng bá sản phẩm cây thuốc đặc trưng của địa phương.

Việc xây dựng thương hiệu cây thuốc cần có sự đồng bộ và thống nhất của các cấp chính quyền. Giáo dục và tuyên truyền để cho mỗi người dân hiểu rõ về sản phẩm, có thể giới thiệu và truyền đạt đến người mua một cách chính xác và đầy đủ nhất. Huế có nhiều danh lam thắng cảnh, là điểm đến của các khách du lịch trong nước và thế giới, nên việc xây dựng các hình ảnh pano, áp phích quảng cáo ở các khu vực công cộng hợp lý sẽ đưa lại hiệu quả rất cao.

3.4.2. Bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc

3.4.2.1. Bảo tồn đa dạng tài nguyên cây thuốc

Theo nghiên cứu có 431 loài thực vật bậc cao có mạch làm thuốc tại khu vực, tuy nhiên chỉ có hơn 60 loài hay được sử dụng thường xuyên, nên cần có nghiên cứu đánh giá tìm hiểu, để có danh lục hoàn chỉnh. (bảng 3.10). Các loài thuốc được ưu tiên bảo tồn được phân chia theo các cấp độ và giá trị sử dụng, giá trị nguồn gen để dễ trong việc quản lý và bảo tồn loài cây thuốc:

- Nhóm cây dễ bị tổn thương: nhóm cây đang bị người dân khai thác cạn kiệt và thu mua với khối lượng lớn như: Thiên niên kiện (H. occulta (Lour.) Schott), Kê huyết đằng (Millettia reticulata Benth), Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume),…

- Nhóm cây có khả năng cho năng suất, giá trị kinh tế và có thị trường ổn định: Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino), Bình vôi (S. dielsiana Y.C. Wu), Hoàng đằng (Fibraurea recisa Pierre), Chè dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook. & Arn.) Planch.) ,…

- Nhóm cây thuốc quý hiếm có trong Danh lục đỏ Việt Nam, Thế giới và cây thuốc quý của đồng bào. Vương tùng (Murraya glabra (Guillaum.) Guillaum.), Thất diệp chi hoa (Paris chinensis Franch.), Giác đế đài to (Goniothalamus macrocalyx Ban),…

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí