Nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ của cha mẹ ở Hà Nội - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------


PHẠM THỊ HÒA


NGHIÊN CỨU SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOÀN CẢNH CÓ CON TỰ KỶ CỦA CHA MẸ Ở HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ của cha mẹ ở Hà Nội - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------


PHẠM THỊ HÒA


NGHIÊN CỨU SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOÀN CẢNH CÓ CON TỰ KỶ CỦA CHA MẸ Ở HÀ NỘI


Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 80


LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Văn Thị Kim Cúc

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép em được gửi lời cảm ơn đến:

Ban lãnh đạo khoa Tâm lý học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn- Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.

Các anh chị, các chuyên gia, cùng các thầy cô làm việc tại khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi TW (Hà Nội), trường chuyên biệt Minh Đức (Hà Nội), Trung tâm giáo dục hoà nhập Sơn Ca (Hà Nội).

Cảm ơn các anh chị là phụ huynh của các bệnh nhi bị hội chứng tự kỷ đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, chia sẻ với chúng tôi một cách chân thành, trung thực trong quá trình nghiên cứu.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – PGS. TS. Văn Thị Kim Cúc, người đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội ngày 10, tháng 10, năm 2014


Tác giả


Phạm Thị Hòa

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 6

1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1. Vấn đề thích ứng 6

1.1.2 Về hội chứng tự kỷ 12

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 14

1.2.1. Khái niệm “ thích ứng” 14

1.2.2. Phân biệt “thích ứng” và “thích nghi” 16

1.2.3. Thích ứng tâm lý 16

1.2.4. Thích ứng tâm lý- xã hội 16

1.2.5. Khái niệm Tự kỷ 19

1.2.6. Khái niệm “thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ” 27

1.2.7. Đặc điểm tâm lý của cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ 28

1.2.8. Vai trò của cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ 30

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng lên quá trình thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỷ. 32

1.3.1. Các yếu tố khách quan 32

1.3.2. Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng lên quá trình thích ứng ở cha mẹ 33

Tiểu kết chương 1 34

Chương 2: 35

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.1. Mục đích nghiên cứu 35

2.2. Nội dung nghiên cứu 35

2.3. Tiến trình nghiên cứu 35

2.3.1. Giai đoạn nghiên cứu lí luận 35

2.3.2. Giai đoạn khảo sát thực trạng, xử lý số liệu 36

2.4. Các phương pháp nghiên cứu 37

2.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu 37

2.4.2. Nhóm nghiên cứu thực tiễn 38

Tiểu kết Chương 2 41

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42

3.1.Thực trạng thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỷ 42

3.1.1. Thực trạng nhận thức về căn nguyên của bệnh tự kỉ 42

3.1.2. Thực trạng nhận thức về các mức độ của bệnh 43

3.1.3. Thực trạng tìm hiểu về các liệu pháp, phương pháp can thiệp dành cho trẻ tự kỉ trong và ngoài nước 45

3.1.4. Thực trạng tìm hiểu các cơ sở thăm khám, chăm chữa dành cho trẻ tự kỉ trên địa bàn thành phố Hà nội 46

3.1.5. Thực trạng thích ứng về thái độ - tình cảm của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỉ...50

3.1.6. Thực trạng thích ứng về mặt hành vi của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỉ 55

3.1.7. Thực trạng thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ ở cha mẹ Hà Nội 64

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng của các bậc cha mẹ có con tự kỉ 65

3.2.1. Các yếu tố khách quan 65

3.3.2. Các yếu tố chủ quan 69

3.4. Một số chân dung tâm lý điển hình 70

3.4.1. Trường hợp thứ nhất 70

3.4.2. Trường hợp thứ hai 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC 85

DANH MỤC BẢNG

Bảng số liệu 1: Ý kiến phụ huynh về nguyên nhân dẫn đến trẻ tự kỉ 42

Bảng số liệu 2: Thực trạng nhận thức của phụ huynh về mức độ bệnh 44

Bảng số liệu 3: Thực trạng về việc tìm hiểu các cơ sở thăm khám của phụ huynh 46

Bảng số liệu 4: Thực trạng về cách thức chẩn đoán bệnh cho bé: (khách thể được chọn nhiều phương án) 47

Bảng sô liệu 5: Công cụ sử dụng để chẩn đoán trẻ tự kỉ 48

Bảng số liệu 6: Thực trạng về việc tìm hiểu thông tin bệnh của con (khách thể được chọn nhiều phương án) 49

Bảng số liệu 7: Thực trạng tình cảm mà cha mẹ dành cho con sau khi phát hiện con mắc chứng tự kỉ 51

Bảng số liệu 8: Thực trạng cảm xúc khi nói về con với người khác của cha mẹ trong hoàn cảnh có con mắc chứng tự kỉ 54

Bảng số liệu 9: Thực trạng về cách giao tiếp của trẻ với cha mẹ 56

Bảng số liệu 10: Thực trạng giao tiếp của cha mẹ với đứa con mắc chứng tự kỉ 57

Bảng số liệu 11: Cách ứng xử của cha mẹ khi con rối loạn cảm xúc ... 59 Bảng số liệu 12: Cách hành xử của cha mẹ khi con rối loạn cảm xúc chốn đông người 60

Bảng số liệu 13: Thực trạng cách xử lí hành vi của cha mẹ với đứa con tự kỉ 61

Bảng số liệu 14: Thực trạng thích ứng của cha mẹ với hoàn cảnh có con tự kỉ.. 64 Bảng số liệu 15: Thực trạng về thời gian phát bệnh của trẻ 66

Bảng số liệu 16: Thực trạng mức độ bệnh của trẻ 68

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Cặp vợ chồng nào khi kết hôn cũng mong muốn kết quả tình yêu của mình là những đứa con xinh xắn, thông minh và đáng yêu. Bao ấp ủ cho tương lai của con, bao dự định, kế hoạch được những bậc cha mẹ suy nghĩ, tưởng tượng từng ngày để làm sao con có được sự chăm sóc tốt nhất, một cơ thể khỏe mạnh nhất, một trí tuệ minh mẫn nhất và một sự phát triển toàn diện nhất.

Nhưng chẳng may, đứa trẻ mắc phải một chứng bệnh hay một rối nhiễu nào đó, đặc biệt khi bị rối loạn tự kỷ hay còn gọi là hội chứng tự kỷ thì đa phần những bậc cha mẹ sẽ buồn phiền. Có những người chán nản, buông xuôi gửi con đến bác sỹ y khoa, nhà tâm lý hay giao phó con cho cô trông trẻ nhưng cũng có những người rất tích cực trong việc phối hợp để khắc phục những khó khăn mà trẻ gặp phải.

Đối với các chứng bệnh có thể được cảnh báo trước ngay khi đứa trẻ sinh ra như hội chứng down, câm, điếc hoặc các tật về vận động khác, thì dù đau đớn, bố mẹ cũng đã được chuẩn bị tâm lý trước với tương lai của con. Nhưng với hội chứng tự kỉ thì khác. Lúc sinh ra đứa trẻ cũng bình thường, đáng yêu như bao đứa trẻ khác. Chúng cũng trải qua các giai đoạn phát triển tuần tự hoặc bỏ qua giai đoạn nào đó. Chúng cũng bập bẹ những âm tiết đầu đời như “ba”, “bà”, “mẹ”… Không có gì khác thường cho tới khi đứa trẻ 1,5 – 2 tuổi.

Mọi chuyện như thay đổi hoàn toàn khi bố mẹ nhận ra trẻ hầu như chỉ sống trong thế giới riêng của chúng và các kỹ năng dường như dừng hẳn, thậm chí kém đi. Nhiều bậc cha mẹ, do không biết sự thay đổi của con, nghĩ rằng đó là vì chúng ngoan, hay do chúng nhút nhát… Nhưng khi đến tuổi mà những trẻ bình thường đã có thể nói được thì các cha mẹ mới phát hiện ra rằng con mình hầu như không thể chủ động sử dụng ngôn ngữ để nói chuyện cho dù có thể đôi lúc tự nhiên phát

ra những âm thanh khó hiểu. Hoặc ngày càng xuất hiện những hành vi kì lạ như chạy liên tục, xoay tròn, đập phá đồ đạc… Chúng không có phản ứng gì khi người khác gọi tên… Đến lúc này, các gia đình mới đưa trẻ đi chẩn đoán và đánh giá.

Khi được các bác sỹ hoặc các nhà chuyên môn chẩn đoán, đánh giá và thông báo về kết quả tự kỷ, phản ứng chung của các bậc làm cha làm mẹ là sốc, thất vọng, hoang mang lo lắng, không tin vào tình trạng của con, phủ nhận sự thật, cảm thấy xấu hổ, hối hận… Nhưng sau một thời gian, có một số bậc làm cha làm mẹ phần nào chấp nhận thực tế của con mình. Tuy vậy, sự chấp nhận vấn đề của trẻ chỉ là về mặt lý trí, trong thực tế, tình cảm của họ thường là bối rối, buồn bã, chán nản, đôi khi cảm thấy bực tức, thịnh nộ, ghen tức và giận dữ. Sự thích ứng của họ về mặt nhận thức, thái độ- tình cảm, hành vi kể từ khi con họ được chẩn đoán là có rối nhiễu tự kỉ mang nhiều sắc thái và nhiều cấp độ khác nhau. Có những cha mẹ có thể thích ứng được ngay sau một khoảng thời gian ngắn, nhưng cũng có những cha mẹ cùng với sự phát triển của đứa trẻ vẫn luôn cảm thấy dai dẳng đau đớn, không thể chấp nhận được thực tế bệnh tình của con mình.

Theo báo cáo công bố ngày 27- 3-2014 của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết tại nước này cứ 68 trẻ em thì một trẻ mắc chứng tự kỉ, tăng 30% so với tỉ lệ của năm 2012 là 88 trẻ thì có 1 trẻ mắc tự kỷ. Tỷ lệ bé trai mắc căn bệnh cao gấp 5 lần so với bé gái. Cụ thể: cứ 42 trẻ nam thì có 1 trẻ mắc tự kỷ, với nữ thì 89 trẻ lại có 1 trẻ mắc tự kỷ (Nguồn: Vietnamnet- số ra ngày 08/07/2014).

Hiện tại ở Việt Nam chưa có con số nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ có rối loạn tự kỷ, tuy nhiên số trẻ được chẩn đoán là mắc hội chứng tự kỷ ngày càng nhiều.

Thực tế ở Việt nam các nghiên cứu về trẻ tự kỉ nói chung và những nghiên cứu về sự thích ứng của cha mẹ có con mắc hội chứng tự kỉ chưa được quan tâm và còn nhiều bỏ ngỏ. Chính vì thế việc trợ giúp các bố mẹ - những người vừa phát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024